Kỹ năng, kỹ thuật dạy học: Đây là một trong những việc đầu tiên cần hình thành và nâng cao cho đội ngũ, sao cho mỗi cá nhân giáo viên phải có những kỹ thuật dạy học thành các kỹ năng, kỹ xảo, xử lí tốt các tình huống trong dạy học, không đơn thuần chỉ là giảng dạy đúng quy trình, phương pháp theo như lí thuyết đã được học tập đào tạo nữa. Để đạt được những điều đó nhà trường đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn hằng tháng thực hiện tổ chức các chuyên đề dạy học các môn học, thực hành giảng dạy, đặc biệt chú trọng đến các dạng bài mới, bài khó, quan tâm chú trọng đến các giáo viên mới, giáo viên còn có tay nghề chưa vững vàng, còn lúng túng trong phương pháp tổ chức dạy học (Cho thực hành giảng dạy nhiều), từ đó, chia sẽ thật tỉ mỉ cho giáo viên. Mặt khác cường công tác dự giờ đột xuất để kiểm soát việc dạy của giáo viên, việc làm này cũng khiến cho giáo viên nâng cao ý thức chuẩn bị bài và thường xuyên có những nghiên cứu, tìm tòi để có những tiết dạy sáng tạo.
11 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 617 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Tối ưu hóa năng lực đội ngũ trong trường Tiểu học hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Sự cần thiết, mục đích của việc Tối ưu hóa năng lực đội ngũ trong trường Tiểu học hiện nay.
1.1. Sự cần thiết
Từ ngàn đời nay, thầy giáo luôn được tôn vinh và có một vị trí vô cùng quan trọng trong xã hội. Trong lịch sử Việt Nam, người thầy giáo là người chăm lo, dẫn dắt thế hệ trẻ; là người có lòng yêu nghề tha thiết, luôn coi trọng tri thức, lấy dạy chữ, dạy người làm lẽ sống của mình. Đó là người truyền đạt kiến thức, là nhà giáo dục trong việc hình thành và phát triển kỹ năng sống, đạo đức cho học sinh, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Đây là những người coi trọng danh dự, lương tâm, gìn giữ khí tiết, xác lập vị trí của mình trong xã hội bằng tài năng, đức độ, học vấn, cống hiến
Trước sự thay đổi như vũ bão của khoa học công nghệ người thầy giáo không phải chỉ đơn thuần là người truyền thụ kiến thức mà là người thúc đẩy việc học hành. Kỷ nguyên thông tin cũng có ảnh hưởng đến giáo dục và đào tạo theo nghĩa dựa trên việc khai thác các công nghệ thông tin hiện đại để xử lý và quản trị thông tin. Vì vậy, giáo dục cũng phải thích ứng nhanh với các thay đổi liên quan đến thế giới việc làm.
Như vậy, giáo viên không chỉ là người dạy học trên lớp học, một người làm nhiệm vụ truyền thụ kiến thức là chính, người cung cấp thông tin, mà trở thành người tổ chức, hướng dẫn quá trình học của học sinh. Những thay đổi về vai trò, vị trí của người học và người dạy trong những hoàn cảnh biến đổi nhanh, phức tạp đòi hỏi những thầy giáo phải có khả năng đáp ứng linh hoạt và hiệu quả trước những yêu cầu mới.
Đối với tiêu chuẩn đổi mới và phát triển nhà trường, các nhà lãnh đạo trường học hiệu quả hoạt động với tư cách các nhà quản lý để làm cho các nhà trường liên tục đổi mới và phát triển nhằm thúc đẩy sự thành công học tập và phát triển của mỗi học sinh. Theo đó, người lãnh đạo hiệu quả phải:
Thiết lập, quản lý và giám sát các hoạt động và hệ thống hành chính để thúc đẩy sứ mệnh và tầm nhìn của nhà trường.
Quản lý chiến lược nguồn nhân lực, phân công và lập kế hoạch cho giáo viên, nhân viên theo vai trò và trách nhiệm từ đó tối ưu hóa năng lực chuyên môn của họ để giải quyết nhu cầu học tập của mỗi học sinh.
Quản lý tài chính, vật chất, và các nguồn lực khác để hỗ trợ chương trình giảng dạy, hướng dẫn, và đánh giá; quản lý cộng đồng học tập của học sinh, năng lực nghề nghiệp của GV, NV, sự tham gia của gia đình và cộng đồng. Tuy nhiên công tác bồi dưỡng đội ngũ vẫn chưa đạt được một cách tối ưu nhất, chưa phát huy cao được năng lực thực sự của mỗi cá nhân trong nhà trường, một số ít cá nhân vẫn còn làm việc theo kiểu bị bắt ép mới làm, làm còn có tư tưởng cho xong nhiệm vụ, chưa phát huy cao được tính tích cực, năng lực thực sự của chính bản thân họ. Trên thực tế nhà trường muốn có chất lượng Giáo dục tốt thì trước tiên phải bồi dưỡng được chất lượng đội ngũ tốt, muốn bồi dưỡng được chất lượng đội ngũ tốt thì người quản lí phải biết khai thác, phát huy được năng lực của từng cá nhân trong đội ngũ của mình. Vì vậy tôi đã quyết định lựa chọn, nghiên cứu tìm tòi sáng kiến về lĩnh vực “Biện pháp tối ưu hóa năng lực đội ngũ” với mong muốn phát huy được hết khả năng, năng lực của mỗi cá nhân trong nhà trường để nhà trường có một đội ngũ vững mạnh đáp ứng được những yêu cầu về đổi mới Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ đất nước hội nhập, từ đó nhà trường có một môi trường, chất lượng giáo dục thật sự hiệu quả và mang tính chiến lược lâu dài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Giúp toàn thể cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên trong nhà trường có kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn chắc chắn, vững vàng. Đội ngũ được trang bị kiến thức về hiểu biết xã hội, các chủ trương của Đảng và Nhà nước; Mỗi cá nhân có kiến thức vững vàng theo vị trí việc làm của mình.
Giúp cho mỗi cá nhân có những kỹ năng cơ bản từ đó áp dụng trong lĩnh vực, nhiệm vụ mình được phân công: Kỹ năng quản lí, kỹ năng dạy học, kỹ năng lao động, giao tiếp ứng xử,...
Giúp cho mỗi cá nhân trong nhà trong nhà trường có phẩm chất trung thực, trung thành; có ý thức, tinh thần trách nhiệm cao trong công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, phát huy năng lực của mình phục vụ cho tập thể nhà trường, giúp chất lượng nhà trường được ngày một nâng cao, tạo được mối đoàn kết tập thể, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, phát triển toàn diện.
Từ việc bồi dưỡng, phát huy năng lực của đội ngũ, đi đến tối ưu hóa năng lực của từng cá nhân dẫn đến chất lượng đội ngũ vững mạnh, có chất lượng. Từ đó phát huy năng lực của học sinh dẫn đến chất lượng giáo dục trong nhà trường được nâng cao một cách toàn diện.
2. Phạm vi triển khai thực hiện.
Nâng cao kiến thức, năng lực cho giáo viên là nội dung rất phong phú, đòi hỏi rất nhiều thời gian và cách thức tổ chức. Vì vậy trong sáng kiến này chúng tôi chỉ tập trung đi nghiên cứu nội dung cơ bản đó là: Biện pháp tối ưu hóa năng lực đội ngũ cho 62 cán bộ, giáo viên, nhân viên ở trường Tiểu học xã Pắc Ta.
3. Tình trạng giải pháp đã biết
3.1. Mô tả ngắn gọn giải pháp đã biết
Lĩnh vực về công tác bồi dưỡng đội ngũ trong nhà trường là lĩnh vực được nhiều nhà quản lí nghiên cứu tìm tòi, thực nghiệm với mong muốn sẽ có cách thức bồi dưỡng, quản lí, chỉ đạo đem lại hiệu quả Giáo dục tại mỗi đơn vị trường học. Với kinh nghiệm của bản thân trong công tác quản lí tôi cũng đã tìm tòi, nghiên cứu và thực nghiệm tại đơn vị nơi công tác về các giải pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nói chung, chất lượng đội ngũ giáo viên nói riêng. Qua quá trình thực nghiệm cũng đã đưa ra được các giải pháp, cách làm của mình cơ bản đem lại được những kết quả khá khả quan, những giải pháp đã nghiên cứu và thực hiện như: Đưa ra được các tiêu chí, phẩm chất người quản lí cần phải có? Cách thức xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ; công tác về bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên; việc kiểm tra nội bộ, kiểm soát chất lượng giáo dục,...Tuy nhiên công tác bồi dưỡng đội ngũ vẫn chưa đạt được một cách tối ưu nhất, chưa phát huy cao được năng lực thực sự của mỗi cá nhân trong nhà trường, một số ít cá nhân vẫn còn làm việc theo kiểu bị bắt ép mới làm, làm còn có tư tưởng cho xong nhiệm vụ, chưa phát huy cao được tính tích cực, năng lực thực sự của chính bản thân họ. Trên thực tế nhà trường muốn có chất lượng Giáo dục tốt thì trước tiên phải bồi dưỡng được chất lượng đội ngũ tốt, muốn bồi dưỡng được chất lượng đội ngũ tốt thì người quản lí phải biết khai thác, phát huy được năng lực của từng cá nhân trong đội ngũ của mình. Vì vậy tôi đã quyết định lựa chọn, nghiên cứu tìm tòi sáng kiến về lĩnh vực “Biện pháp tối ưu hóa năng lực đội ngũ” với mong muốn phát huy được hết khả năng, năng lực của mỗi cá nhân trong nhà trường để nhà trường có một đội ngũ vững mạnh đáp ứng được những yêu cầu về đổi mới Giáo dục và Đào tạo trong thời kỳ đất nước hội nhập, từ đó nhà trường có một môi trường, chất lượng giáo dục thật sự hiệu quả và mang tính chiến lược lâu dài.
3.2. Ưu điểm, hạn chế của giải pháp đã biết
* Ưu điểm:
Các giải pháp đã biết và áp dụng đã đem lại hiệu quả tương đối khả quan trong quá trình bồi dưỡng chất lượng đội ngũ, nâng cao hiệu quả giáo dục trong nhà trường.
* Hạn chế:
Năng lực của từng cá nhân trong đội ngũ chưa được phát huy một cách triệt để, còn có cá nhân chưa tự giác, tích cực trong việc học tập bồi dưỡng để phát huy năng lực của mình (còn làm việc theo kiểu bị gò ép); có những giáo viên có năng lực nhưng chưa có ý thức, thái độ tích cực để phát huy hết khả năng, năng lực của mình phục vụ cho tập thể.
3. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
3.1. Mô tả chi tiết nội dung của giải pháp
Qua thực trạng tình hình của đội ngũ tại đơn vị và sự cấp thiết phải đổi mới, nâng cao năng lực của đội ngũ, để đáp ứng được yêu cầu hội nhập về Giáo dục hiện đại. Muốn tối ưu hóa năng lực đội ngũ thì trước tiên ta phải bồi dưỡng, phát huy được năng lực của từng cá nhân. Để hình thành, phát huy năng lực bản thân, tôi đã nghiên cứu và thực nghiệm các giải pháp để bồi dưỡng, tối ưu hóa năng lực đội ngũ cụ thể như sau:
* Giải pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức
Kiến thức là nhân tố đầu tiên của năng lực, nên trước tiên tôi quan tâm việc xác định khả năng kiến thức của từng cá nhân trong nhà trường (Thông qua khảo sát, kiểm tra, nắm bắt,...). Từ việc xác định được kiến thức của từng cá nhân, với cương vị là thủ trưởng đơn vị tôi đưa ra các việc làm cụ thể trong công tác quản lí, chỉ đạo như sau:
- Công tác tự bồi dưỡng: Yêu cầu mỗi cá nhân phải xác định rõ những điểm mạnh, điểm yếu, mức độ về khả năng kiến thức của mình để từ đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho cá nhân (xây dựng kế hoạch theo các modun). Mặt khác yêu cầu mỗi cá nhân phải tự bồi dưỡng để nâng cao kiến thức xã hội, hiểu biết cho mình thông qua các kênh như nghiên cứu tài liệu, sách báo, thời sự, khai thác mạng Internet,...
- Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên: Nhà trường từ việc xác định tình hình thực tế đã lựa chọn các modun hợp lí, thiết thực phù hợp với thực tế ở đơn vị, tiến hành xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên và tổ chức thực hiện theo hằng tuần, hằng tháng theo kế hoạch.
- Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nâng cao năng lực kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ: Tập trung chủ yếu bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức hiểu biết xã hội, kiến thức nâng cao về môn Toán, Tiếng việt, sử dụng CNTT... cụ thể như sau:
+ Các chuyên đề dạy học: Tổ chức các chuyên đề về dạy học theo các môn học để giáo viên được chia sẻ, tìm tòi ra các phương pháp dạy học tích cực, hiệu quả nhất
+ Các chuyên đề nâng cao kiến thức: Giải các bài toán, tiếng việt mới, bài khó, các sân chơi như giải toán qua mạng Internet, Trạng nguyên Tiếng việt qua Internet,.. (Giáo viên được trực tiếp tham gia và thực hiện)
+ Chuyên đề về công nghệ thông tin: Thực tế trình độ về việc sử dụng công nghệ thông tin của đội ngũ trong nhà trường rất yếu kém, nhiều cán bộ viên không biết sử dụng tin học cơ bản nên nhà trường đã tổ chức chuyên đề về sử dụng tin học cơ bản, hướng dẫn cho quản lí, giáo viên, nhân viên những kiến thức cơ bản về tin học. Từ đó phục vụ thiết thực cho từng cá nhân trong việc phục vụ cho bản thân theo vị trí việc làm (Quản lí cần phải có được những kiến thức, kỹ năng cơ bản gì? Công tác văn thư cần làm gì? ; giáo viên cần có những kiến thức, khả năng cơ bản gì để phục vụ cho việc giảng dạy, hệ thống hồ sơ,...).
- Công tác kiểm soát kiến thức, tạo ý thức tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức:
+ Nhà trường đã chỉ đạo các giáo viên trước khi lên lớp phải có sự chuẩn bị bài chu đáo: Giải trước các bài tập khó (giải các bài tập khó tại các môn Toán, Tiếng việt, Khoa học, Lịch sử, Địa lí), nghiêm cứu rõ mục tiêu bài dạy, có phương án điều chỉnh phương án lên lớp. Hằng ngày nhà trường chỉ đạo các lực lượng (Ban kiểm tra nội bộ) kiểm tra thường xuyên về việc chuẩn bị bài của giáo viên trước khi lên lớp (như: Kiểm tra kế hoạch bài dạy xem có giải các bài tập không, có sự nghiên cứu điều chỉnh bài dạy không?; phỏng vấn về mục tiêu, nội dung bài dạy xem giáo viên có nghiên cứu nắm được không?...)
+ Hằng tháng tổ chức khảo sát kiến thức: Cuối mỗi tháng Hiệu trưởng trực tiếp ra bài kiểm tra kiến thức và tổ chức cho các cán bộ viên chức trong nhà trường thực hiện làm. Lấy bài kiểm tra kiến thức tháng là một trong những lĩnh vực để đánh giá, xếp loại chuyên môn tháng của cán bộ viên chức.
* Giải pháp 2: Bồi dưỡng, rèn kỹ năng
Kỹ năng là phạm trù thứ hai của năng lực. Kỹ năng bản chất là có làm được cái gì không? Rất nhiều người sự hiểu biết và nói rất tốt nhưng khi thực tế vào làm thì không làm được. Muốn dạy, giáo dục cho học sinh có kỹ năng thì trước tiên người thầy phải có kỹ năng vì vậy tôi đã chú trọng đến kỹ năng của đội ngũ, cụ thể chú trọng đến những việc làm cụ thể sau:
- Kỹ năng, kỹ thuật dạy học: Đây là một trong những việc đầu tiên cần hình thành và nâng cao cho đội ngũ, sao cho mỗi cá nhân giáo viên phải có những kỹ thuật dạy học thành các kỹ năng, kỹ xảo, xử lí tốt các tình huống trong dạy học, không đơn thuần chỉ là giảng dạy đúng quy trình, phương pháp theo như lí thuyết đã được học tập đào tạo nữa. Để đạt được những điều đó nhà trường đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn hằng tháng thực hiện tổ chức các chuyên đề dạy học các môn học, thực hành giảng dạy, đặc biệt chú trọng đến các dạng bài mới, bài khó, quan tâm chú trọng đến các giáo viên mới, giáo viên còn có tay nghề chưa vững vàng, còn lúng túng trong phương pháp tổ chức dạy học (Cho thực hành giảng dạy nhiều), từ đó, chia sẽ thật tỉ mỉ cho giáo viên. Mặt khác cường công tác dự giờ đột xuất để kiểm soát việc dạy của giáo viên, việc làm này cũng khiến cho giáo viên nâng cao ý thức chuẩn bị bài và thường xuyên có những nghiên cứu, tìm tòi để có những tiết dạy sáng tạo.
- Kỹ năng thực hành các công việc từ cuộc sống đời thường: Trên thực tế nhiều giáo viên chỉ dạy trên lí thuyết, nhưng khi thực hành các công việc đời thường thì lại không biết làm hoặc làm một cách lúng túng (như: nhiều người không biết mổ con gà, dạy kỹ thuật trồng, chăm sóc rau nhưng giáo viên không biết trồng...). Vì vậy trong công tác chỉ đạo, yêu cầu các giáo viên trong quá trình dạy học phải kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, và tổ chức các tiết học rèn kỹ năng cho học sinh, trước khi tổ chức giáo dục kỹ năng cho học sinh thì giáo viên phải nghiên cứu học hỏi và thực hành làm trước (Thầy phải biết làm thì mới hướng dẫn được học sinh làm).
Một số việc làm cụ thể giáo viên và học sinh cùng làm để rèn, nâng cao kỹ năng như: Cách ăn mặc, chăm sóc bản thân; Kỹ thuật trồng và chăm sóc rau xanh (mỗi cá nhân viên chức, mỗi lớp có 2 luống rau tại vườn trường thực hành trồng và chăm sóc rau xanh); Kỹ thuật nấu cơm, rửa bát, mổ gà, làm các ngành nghề tại địa phương (xây, đan lát, làm ang chậu cảnh,..),...
* Giải pháp 3: Giáo dục ý thức, thái độ
Thái độ là yếu tố thứ ba của năng lực, thái độ. Về bản chất thái độ chính là động cơ hành động, thái độ là ý trí, là sự chăm chỉ, thái độ là trung thành, là trung thực, là kỹ năng tương tác,..Nếu một người có kiến thức, có kỹ năng mà thái độ không tốt thì cũng không giúp gì được cho tập thể, ngượi lại còn có hại cho tập thể nếu như ý thức thái độ không tích cực. Vì vậy giáo dục ý thức thái độ cho đội ngũ là yếu tố vô cùng cần thiết và không thể thiếu để dẫn đến sự thành bại của đơn vị. Một số việc làm cụ thể như sau:
- Giáo dục nâng cao nhận thức: Ngay từ đầu năm học nhà trường tổ chức Hội nghị triển khai, học tập nhiệm vụ năm học. Tập trung triển khai về tư tưởng, quan điểm đổi mới trong công tác giáo dục, những việc cần tập trung phải làm, những việc tuyệt đối phải tránh không để mắc phải.
Triển khai và thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về Đẩy mạnh Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; gắn liền với việc thực hiện Nghị quyết TW4 khóa XII, các Chỉ thị của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Huyện ủy về: Nâng cao đạo đức nhà giáo, đạo đức công vụ; Cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” thông qua hình thức: Tự nghiên cứu học tập các tài liệu, thảo luận, lồng ghép trong sinh hoạt Đảng, sinh hoạt chuyên môn, hoạt động tập thể, sinh hoạt lớp, qua các hoạt động Đội, sinh hoạt chủ điểm; chú trọng vào trọng tâm của việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là: Nâng cao lòng yêu nước, trách nhiệm của nhà giáo, lòng tự hào nghề nghiệp, rèn luyện phẩm chất, đạo đức nhà giáo; trung thực, trách nhiệm, gắn bó với nhân dân, thường xuyên tự học, nâng cao trình độ; yêu trường, yêu lớp, thương yêu học sinh, thi đua làm việc tốt.
- Thực hiện việc cam kết không vi phạm đạo đức nhà giáo, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho học sinh; Không vi phạm các biểu hiện suy thoái trong Nghị quyết TW4 khóa XII đã nêu, những trường hợp có dấu hiệu suy thoái được đưa vào đánh giá, xếp loại đạo đức, chuyên môn, mức độ hoàn thành nhiệm vụ ngay trong tháng.
- Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá, xếp loại đạo đức, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng tháng: Việc đánh giá, xếp loại hằng tháng được cụ thể hóa bằng các tiêu chí cụ thể và đảm bảo sự công bằng, tính khích lệ, như để đánh giá, xếp loại đạo đức không đơn thuần xét cá nhân đó không vi phạm gì mà quan tâm đến cá nhân đó làm được cái gì, hiệu quả của việc thực hiện nhiệm vụ đến đâu? Hiệu quả của việc thực hiện nhiệm vụ chưa tốt thì đánh giá, xếp loại đạo đức cũng kéo theo không xếp loại tốt. Mọi đánh giá mức độ hoàn thành công việc căn cứ vào hai yếu tố chính đó là thái độ làm việc và tiến độ, hiệu quả công việc được giao.
Khi cá nhân đã có năng lực ( Kiến thức, kỹ năng, thái độ) thì tiến tới tối ưu hóa năng lực. Trong ba lĩnh vực của năng lực thì mỗi cá nhân sẽ có một năng lực sở trường (năng lực mạnh nhất), năng lực mình đam mê nhất, từ đó chọn cho mình lĩnh vực năng lực mạnh nhất để phát huy, để tối ưu nó và dùng năng lực mạnh nhất của mình.
Ngoài việc các nhân phát hiện và xác định được năng lực của mình để phát huy, người quản lí cũng phải có sự nhìn nhận tinh tường để giúp từng cá nhân trong đội ngũ phát huy được những năng lực mạnh nhất của mình.
Yế tố ghi nhận, thúc đẩy là yếu tố không thể thiếu trong việc phát huy năng lực cá nhân cũng như trong công tác quản lí, chỉ đạo: Về tâm lí chung ai cũng muốn được khen thưởng, được ghi nhận, được tin tưởng, được khẳng định giá trị bản thân cho nên người quản lí phải có sự khéo léo trong công tác quản lí, chỉ đạo, phải biết động viên kịp thời, khích lệ những gì cá nhân, tập thể làm được, cho họ thấy được giá trị bản thân, tạo được môi trường thi đua tích cực. Từ đó mỗi cá nhân sẽ làm việc một cách hăng say, không tính toán thiệt hơn, sẽ hết mình về công việc, việc thực hiện nhiệm vụ theo hướng tự giác, tự nguyện từ đó hiệu quả công việc sẽ có những kết quả cao. Tuy nhiên trong công tác quản lí, chỉ đạo, người quản lí vẫn phải làm chủ được việc kiểm soát mọi hoạt động của cá nhân, đoàn thể trong nhà trường để từ đó có những đánh giá công tâm (Tin tưởng không đồng nghĩa với bỏ mặc cho cá nhân, tổ chức muốn làm gì thì làm).
3.2. Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với giải pháp đã biết
- Mỗi cá nhân trong đội ngũ được bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để hình thành năng lực của mình thông qua 03 phạm trù kiến thức, kĩ năng và thái độ từ đó xác định được năng lực (sở trường) mạnh nhất của mình để phát huy, tối ưu hóa nó.
- Từ việc tối ưu hóa năng lực đội ngũ, các giáo viên có khả năng áp dụng trong việc giáo dục phát huy được năng lực cho học sinh để học sinh phát huy được năng lực, sở trường của mình góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
- Cán bộ quản lí có được kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng, phát huy được năng lực đội ngũ để có được một đội ngũ có chất lượng, một tập thể lành mạnh, đoàn kết, có những cá nhân tâm huyết, nhiệt tình, hăng say trong công việc,.. giúp chất lượng nhà trường ngày một mạnh mẽ, nâng cao và toàn diện.
4. Khả năng áp dụng triển khai
Sáng kiến được áp dụng trong công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực, để có được đội ngũ có chất lượng. Từ đó phục vụ cho công tác quản lí, chỉ đạo trong nhà trường một cách có hiêu quả. Các giải pháp thực hiện của sáng kiến được áp dụng có hiệu quả tại trường Tiểu học xã Pắc Ta và có thể áp dụng rộng rãi tại các đơn vị trường Tiểu học.
5. Hiệu quả, lợi ích thu được khi áp dụng giải pháp mới so với giải pháp đã biết sau khi áp dụng sáng kiến
- Hiệu quả kinh tế: Giúp cho mỗi cá nhân trong nhà trường có cách làm việc khoa học, biết xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng một các hợp lí với điều kiện bản thân và tình hình thực tế của đơn vị. Giảm thiểu tối đa thời gian bị lãng phí trong công tác quản lí, chỉ đạo, các giáo viên tích cực, tự nguyện làm việc ngoài giờ để bồi dưỡng chất lượng học sinh mà không đòi hỏi chế độ.
- Hiệu quả xã hội: Đội ngũ có lập trường, tư tưởng vững vàng, an tâm công tác, có tinh thần đoàn kết và tinh thần trách nhiệm cao. Luôn gương mẫu chấp hành mọi Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước. Đội ngũ hiểu và thực hiện đúng theo quan điểm chỉ đạo của ngành, cấp trên, kết quả giáo dục có tính tuyên truyền cao trong xã hội.
- Hiệu quả trong công tác chuyên môn, công tác quản lý: Năng lực mỗi cá nhân trong đội ngũ được phát huy và tối ưu hóa giúp cho hiệu quả công việc đạt kết quả cao; Công tác quản lí, chỉ đạo của nhà trường được thực hiện một cách khoa học, hoạch định được những việc làm thiết thực để nâng cao chất lượng đội ngũ dẫn đến nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
Một số kết quả cụ thể như sau:
+ Về chất lượng đội ngũ: Từ việc bồi dưỡng năng lực đội ngũ thông qua ba phạm trù Kiến thức – Kỹ năng – Thái độ, năng lực đội ngũ đã được nâng cao và tối ưu hóa, mỗi cá nhân đã được phát huy năng lực, sở trường của mình dẫn tới chất lượng đội ngũ ngày một ổn định và có chất lượng cao. Mỗi cá nhân trong nhà trường đều nhiệt tình, hết mình vì công việc, đặc biệt rất tích cực trong công tác bồi dưỡng chất lương học sinh.
Bảng đánh giá, nhận xét về các lĩnh vực năng lực đội ngũ
TT
Thời gian KS
TS đội ngũ
Kết quả nhận định, đánh giá
Kiến thức
Kỹ năng
Thái độ
Tốt
Khá
TB
Kém
Tốt
Khá
TB
Kém
Tốt
Khá
TB
Kém
1
Đầu năm
65
2
Cuối HKI
62
Bảng tổng hợp đánh giá, xếp loại giáo viên
TT
Thời gian KS, ĐG
TS đội ngũ
Kết quả đánh giá, xếp loại
Kết quả thi đua GVG các cấp
Ghi chú
Đạo đức
Chuyên môn
Trường
Huyện
Tỉnh
Tốt
Khá
TB
Kém
Giỏi
Khá
TB
Kém
1
Đầu năm
65
65
25
35
5
5
2
Cuối HKI
62
60
02
30
30
2
41/51
22/51
5
+ Về chất lượng giáo Giáo dục học sinh: HS được giáo dục trong một môi trường lành mạnh, an toàn, có được các điều kiện học tập tốt nhất. Ngoài việc học tập khám phá tri thức học sinh được chú trọng rèn luyện để phát huy năng lực và phẩm chất, đặc biệt là việc phát triển năng lực của học sinh, mỗi học sinh đều nhận ra được năng lực, sở trường mạnh nhất của mình để phát huy. Từ đó chất lượng học sinh ngày một nâng cao một cách toàn diện, chất lượng mũi nhọn luôn khẳng định được vị thế của nhà trường so với các trường có chất lượng cao trong toàn huyện.
Thời gian KS, ĐG
TSHS ĐG
Kết quả đánh giá các mặt Giáo dục
Kết quả chất lượng HS mũi nhọn (HS tham gia, đạt giải hội thi các cấp)
Về học tập các môn học và các HĐGD
Về năng lực
Về phẩm chất
T
HT
CHT
T
Đ
CCG
T
Đ
CCG
Đầu năm
733
Cuối HKI
733
126
598
8
208
517
8
215
512
6
6. Tài liệu minh chứng: Không.
Trên đây là một số những kinh nghiệm, cách làm về công tác bồi dưỡng, nâng cao và Tối ưu hóa năng lực đội ngũ tại trường Tiểu học xã Pắc Ta. Qua áp dụng, thực nghiệm đã đạt được những kết quả rất khả quan, chất lượng đội ngũ, chất lượng học sinh đã được nâng cao rõ nét. Tuy nhiên việc Tối ưu hóa năng lực đội ngũ là một lĩnh vực mới mà năm nay bản thân tôi mới bắt đầu nghiên cứu thực nghiệm chắc hẳn sẽ có những thiếu sót, hạn chế, mong bạn bè đồng nghiệp tham khảo, suy ngẫm có thể áp dụng ở đơn vị trường bạn những điều phù hợp với thực tế đơn vị trường và rất mong những ý kiến đóng góp, chia sẻ của đồng nghiệp để tôi tiếp tục hoàn thiện hơn, có những giải pháp tối ưu hơn trong quá trình thực hiện công tác bồi dưỡng chất lượng đội ngũ nói chung, việc Tối ưu hóa năng lực đội ngũ nói riêng trong những năm học tiếp theo để có chất lượng về đội ngũ ngày một có chất lượng và vững chắc./.
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Pắc Ta, ngày 18 tháng 02 năm 2019
NGƯỜI BÁO CÁO
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- SKKN TOI UU HOA NANG LUC DOI NGU.docx