Mặc dù từ năm học 2013 – 2014, bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao quyền tự
chủ xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục, giáo dục định hướng PTNL HS,
phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng của HS,
song thực tế có rất ít các trường chủ động thực hiện theo các chủ đề này. Để
hình thành được các năng lực của học sinh qua môn học, giáo viên cần xác định
được các chủ đề, xác định được mục tiêu mỗi chủ để cần hướng tới, từ đó trong
mỗi chủ đề sẽ hình thành được năng lực gì cho mỗi học sinh. Trong quá trình
dạy học, tôi nhận thấy môn GDCD lớp 11 ngoài cắt ngang, phân bổ chương
trình theo các bài như hiện tại trong sách giáo khoa, tôi mạnh dạn đưa ra các chủ
đề theo hướng “bổ dọc” và phân ra thành một số các chủ đề sau:
30 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng chủ đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong môn GDCD 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trước khi có sự đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục trên phương diện nội
dung, đó là: cơ cấu lại môn học sau năm 2015. Đây cũng là bước đệm quan
trọng của Bộ GD & ĐT nhằm trang bị cho giáo viên những kỹ năng, thao tác,
quy trình để giáo viên có thể áp dụng trước vào khâu kiểm tra đánh giá học sinh
khi các em tham gia vào một tiết học theo chủ đề.
+ Bên cạnh đó, trong năm 2014, việc triển khai Hướng dẫn sinh hoạt chuyên
môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo công văn số
5555/ BGDĐT, ngày 18/10/2014 của Bộ giáo dục và Đào tạo, theo đó; mỗi tổ
chuyên môn (trong đó có môn GDCD) xây dựng ít nhất một học kỳ 02 chủ đề để
giảng dạy thử, dự giờ, phân tích, rút kinh nghiệmcũng là khởi đầu quan trọng
giúp giáo viên có được vốn hiểu biết nhất định về thế nào là xây dựng tiết dạy,
bài dạy theo chủ đề trước khi có khung chương trình cụ thể.
+ Ở Đà Nẵng các nội dung trên cũng đã được tổ chức, các buổi sinh hoạt
chuyên môn, một số triển khai ở các trường như THPT kèm theo đó là Kế hoạch
tổ chức Hội thi Sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết nội dung bài dạy ở các
bộ môn năm 2014 (trong đó có môn GDCD) cũng là minh chứng cho thấy tình
hình ứng dụng dạy học theo chủ đề hiện nay là có cơ sở và được quan tâm nhiều
từ các phía ban ngành.
Các hoạt động trên, chính là tiền đề thuận lợi giúp giáo viên bộ môn có cơ
hôi tiếp cận mô hình dạy học này trong giai đoạn sắp tới mà không vấp phải sự
bỡ ngỡ, khó khăn ngay khi chúng ta bước vào giai đoạn thực hiện khung chương
trình đổi mới giáo dục.
1. 2.2. Xây dựng chủ đề dạy họctheo định hướng phát triển năng lực của
học sinh trong bộ môn GDCD và những điểm cần chú ý
Trước tiên, cần tái khẳng định lại rằng; dạy học theo chủ đề là một cách tiếp
cận hoàn toàn mới mẻ. Do đó, việc đưa ra những định hướng trong quá trình xây
dựng chủ đề, bao gồm cách thức, quy trình và những nguyên tắc xây dựng chủ
đề chỉ là những gợi mở, tham khảo và chờ đợi sự đóng góp tích cực từ kinh
8
nghiệm giảng dạy của giáo viên trực tiếp tham gia thực hiện mô hình này để
chuyên đề có tính khả dụng.
Tuy nhiên, từ các dữ liệu nghiên cứu, hầu hết đều cho rằng, trước khi bắt tay
vào xây dựng chủ đề học (không chỉ đối với môn GDCD mà còn cả đối với các
môn học khác) cần nắm vững những điểm sau:
Một là; Chủ đề tích hợp được soạn theo yêu cầu hình thành một năng lực nào
đó cho học sinh trong thực tiễn. Các năng lực này tùy vào tình hình thực tế tại cơ
sở có thể thay đổi tùy vào trình độ của học sinh.
Hai là; Công cụ của dạy học theo chủ đề là: giáo án về chủ đề đó, có liên
quan đến ít nhất kiến thức của hai đơn vị nội dung học hoặc bài trong một bộ
môn hoặc hai bộ môn trở lên. Trong quá trình này, phương pháp dạy học có thể
sử dụng chính các phương pháp tích cực trong dạy học hiện nay để khai thác chủ
đề (phương pháp dự án, thảo luận). Đồng thời, chú trọng đến yếu tố Công
nghệ thông tin như một phương tiện hỗ trợ đắc lực khi khai thác chủ đề.
Ba là; Kết quả chủ yếu, căn bản cần đạt được khi dạy học theo chủ đề phải
trả lời cho câu hỏi: Sau chủ đề học, học sinh biết làm gì? Hình thành năng lực
gì?
Bốn là; Tùy theo nội dung chương trình sách giáo khoa hiện nay mà việc xây
dựng chủ đề dạy học có thể là:
Chủ đề tích hợp: dành cho giáo viên (đưa kiến thức từ đời sống đến bài dạy);
Chủ đề liên môn: dành cho học sinh (đưa kiến thức từ nhiều môn học để giải
quyết các tình huống trong thực tiễn cuộc sống).
Chủ đề dạy học: tập hợp các đơn vị kiến thức gần nhau để xây dựng thành
một chủ đề.
Tuy nhiên, ranh giới giữa các hình thức chủ đề trên cũng tương đối. Đôi khi,
một chủ đề dạy học vẫn có thể bao gồm cả những đặc điểm của hai chủ đề còn
lại (cách phân loại này chỉ có tác dụng đối với giáo viên khi muốn xác định cấp
độ đơn giản hay phức tạp của nội dung tích hợp trong chủ đề, ứng với trình độ,
năng lực cụ thể của học sinh).
9
Năm là; Hình thức dạy học chủ đề tích hợp có thể được tiến hành dạy luôn
trong chương trình. Quỹ thời gian lấy ở các bài đơn lẻ, đã được dạy trong bài
dạy tích hợp. Có thể dạy trong nhiều tiết, nên từ 2-3 tiết/chủ đề. Không gian tổ
chức có thể tại lớp, sân trường khuyến khích không gian trải nghiệm (các hoạt
động thực hành, trải nghiệm, xưởng sản xuất, đi thực tế, tham quan) .
Sáu là; đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu
thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình của môn đó và không dạy lại ở các
môn khác.
Trường hợp nội dung kiến thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thành
các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, song
song với quá trình dạy học các bộ môn liên quan.
1. 2.3. Các bước cơ bản xây dựng chủ đề và tiến trình soạn giảng chủ đề
học môn GDCD bậc THPT
Khó khăn nhất hiện nay của giáo viên bộ môn chính là việc định hình quy
trình xây dựng và tiến hành soạn giảng một chủ đề.Trong thực tế, chưa có sự
thống nhất cuối cùng để đưa ra một hướng dẫn cụ thể, tất cả mới dừng lại ở việc
tìm tòi, vừa thử nghiệm vừa rút kinh nghiệm.
Theo tìm hiểu bước đầu của tác giả, để xây dựng một chủ đề đảm bảo tính
khoa học và đáp ứng các mục tiêu dạy học, có thể tiến hành tuần tự theo các
bước sau:
Bước 1: Xác định nội dung, phạm vi kiến thức muốn đưa vào chủ đề. Nội
dung có thể là sự tích hợp một đơn vị kiến thức trong một bài, nhiều bài, một
môn, nhiều môn.
Yêu cầu: Có sự liên hệ tri thức gần nhau, giao thoa hoặc trùng lặp hay có độ
liên đới lũy tiến, đi lên phù hợp trình độ nhận thức của học sinh.
Bước 2: Căn cứ các nội dung đã được xác định tích hợp, giáo viên tiến hành
xây dựng chủ đề.
Yêu cầu: Tên chủ đề bao quát các đơn vị kiến thức muốn tích hợp, kết cấu
nội dung chủ đề phải hợp lý, các đơn vị kiến thức trong chủ đề phải theo trình tự
10
nhận thức từ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp hoặc nhóm thành các chủ đề
nhỏ phù hợp với nhiệm vụ học tập được giao cho học sinh.
Chủ đề xây dựng vừa đúng, đủ, phù hợp và đảm bảo các yêu cầu về chuẩn
kiến thức, kĩ năng trong chương trình chuẩn, cũng như các năng lực cần xây
dựng, kiểm tra, đánh giá đối với học sinh.
Bước 3: Tiến hành soạn giáo án theo chủ đề đã xây dựng. Có thể tham khảo
theo mẫu sau:
Ngày soạn: Tuần: từ tuần đến tuần..
Ngày dạy: từ ngày đến ngày. Tiết: từ tiết.. đến tiết.
TÊN CHỦ ĐỀ:
Số tiết:
I. MỤC TIÊU (chung cho cả chủ đề)
1.Kiến thức:
2.Kỹ năng: ..
Lưu ý: Đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng theo chương trình hiện hành, trên
quan điểm phát triển năng lực học sinh[10].
3. Năng lực cần phát triển
Lưu ý:
a. Bao gồm những năng lực chuyên biệt ở từng đơn vị kiến thức, bài hoặc
chương cần phát triển cho học sinh khi học xong chủ đề.
b. Trong số các năng lực cần phát triển đó, giáo viên sắp xếp theo thứ tự ưu
tiên từ trên xuống dưới tùy vào mục đích, yêu cầu và dung lượng của các đơn vị
kiến thức được tích hợp trong chủ đề đó.
II. BẢNG MÔ TẢ CÁC NĂNG LỰC CẦN PHÁT TRIỂN
Nội dung chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
.. .
Lưu ý:
1. Giáo viên mô tả chi tiết các mức độ cần đạt để phát triển năng lực cho
HS, cơ sở của bảng mô tả này là các năng lực mà giáo viên đã đưa ra ở mục 3
phần I (mục tiêu).
11
2. Giáo viên không nhầm lẫn giữa bảng mô tả với ma trận đề kiểm tra.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Đối với chủ đề là một bài dạy với thời lượng là 1 tiết (45 phút ) hoặc
nhiều tiết (bài có nhiều nội dung) giáo viên thiết kế hoạt động dạy học tương tự
hoạt động dạy học trong các giáo án theo quy định hiện hành, như sau:
TL HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG ĐẠT ĐƯỢC
Hoạt động 1: Nội dung
1
Nhiệm vụ a, b,c
I. Nội dung
1: .
Hoạt động 2: Nội dung
2
Nhiệm vụ a, b,c
..
II. Nội dung
2: .
Hoạt động 3: Nội dung
3
Nhiệm vụ a, b, c
III. Nội dung
3: .
..
2. Đối với chủ đề có nhiều bài dạy (có thể các bài dạy trong 1 chương hoặc
không phải là 1 chương nhưng có nhiều nội dung liên quan) giáo viên có thể
tham khảo mẫu thiết kế như sau:
TL HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG ĐẠT ĐƯỢC
Hoạt động 1: Nội dung
1(bài 1)............
Nhiệm vụ a, b, c
................
I. Nội dung
1:
Hoạt động 2: Nội dung
2(bài 2)
Nhiệm vụ a, b, c
II. Nội dung
2: .
Hoạt động 3: Nội dung
3(bài 3)
Nhiệm vu a, b, c
III. Nội dung
3: .
.....
Ngoài ra, các bước còn lại như củng cố, chuẩn bị nội dung học mới tương tự
như giáo án theo quy định hiện hành.
Lưu ý: Về thời gian dạy dạng chủ đề có nhiều bài dạy
12
Giáo viên tự bố trí thời gian hợp lý cho từng nội dung nhưng phải đảm bảo
cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng và những năng lực cần phát
triển như đã yêu cầu ở phần mục tiêu và không được ít hơn hoặc nhiều hơn thời
gian dành để dạy cho một chương hoặc cho nhiều bài (đã gộp lại thành một chủ
đề) theo tổng số tiết đã được quy định trong phân phối chương trình.
Bước 4: Dựa trên các nhiệm vụ học tập được đưa ra theo kế hoạch, giáo viên
tiến hành thực hiện dự án dạy. Ở bước này, giáo viên cần bám sát những nhiệm
vụ học của học sinh, đề ra các phương pháp phù hợp khai thác hiệu quả nội dung
chủ đề. Tiết dạy học theo chủ đề thường được tiến hành giống như một tiết học
bình thường ngay tại lớp học hoặc ngoài trời, nơi không gian trải nghiệm. Tuy
nhiên, dạy học theo chủ đề thường gắn với các nhiệm vụ học tập và gắn với giải
quyết các vấn đề thực tiễn nên khâu chuẩn bị có thể sẽ phải tiến hành trước tiết
dạy nhiều tuần. Các dự án cần có kế hoạch theo dõi tiến trình thực hiện để có cơ
sở kiếm tra, đánh giá các năng lực học sinh ngay trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ học tập.
Bước 5:Sau khi dạy học theo chủ để giáo viên có thể tiến hành kiểm tra đánh
giá việc học theo chủ đề với những câu hỏi/ bài tập phù hợp.
Thông thường trong dạy học chủ đề có một số lưu ý về câu hỏi/ bài tập như
sau:
Một, phải căn cứ vào bảng mô tả ở trên giáo viên mới tiến hành xây dựng các
câu hỏi và bài tập tương ứngđể khai thác và kiểm tra đánh giá học sinh.
Hai, câu hỏi/ bài tập đưa ra nhằm kiểm tra, đánh giá việc tiếp thu kiến thức,
kỹ năng trong đó chú ý đến các năng lực cần phát triển sau khi học sinh học
xong chủ đề (tương tự như câu hỏi/bài tập mà giáo viên dùng để củng cố bài
trong các tiết dạy hiện nay).
Ba, đối với câu hỏi/ bài tập liên quan đến phát triển năng lực học sinh yêu
cầu câu hỏi/bài tập đưa ra phải đánh giá được 4 mức độ như trong bảng mô tả
(nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao) trong đó ưu tiên những câu
hỏi/bài tập gắn liền với thực tiễn đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng,
kinh nghiệm của bản thân để giải quyết các tình huống thực tiễn đó.
13
Bốn, sau mỗi chủ đề giáo viên có thể kiểm tra học sinh dưới dạng đề kiểm tra
15 phút. Nếu sau chương hoặc sau các bài không nằm trong một chương nhưng
giáo viên đã gộp lại để dạy dưới dạng một chủ đề mà có bài kiểm tra 1 tiết theo
quy định của phân phối chương trình thì giáo viên xây dựng đề kiểm tra 1 tiết.
Trong đề kiểm tra 1 tiết cũng phải đảm bảo các yêu cầu như ở mục 2, 3 của
bước 5 này. Đề kiểm tra 15 phút hoặc một tiết giáo viên vẫn phải xây dựng ma
trận đề.
14
CHƯƠNG II: THIẾT KẾ CÁC CHỦ ĐỀ DẠY HỌC MÔN GDCD 11 THEO
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH
2.1. Phân bố các chủ đề dạy học trong môn GDCD 11.
Mặc dù từ năm học 2013 – 2014, bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao quyền tự
chủ xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục, giáo dục định hướng PTNL HS,
phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng của HS,
song thực tế có rất ít các trường chủ động thực hiện theo các chủ đề này. Để
hình thành được các năng lực của học sinh qua môn học, giáo viên cần xác định
được các chủ đề, xác định được mục tiêu mỗi chủ để cần hướng tới, từ đó trong
mỗi chủ đề sẽ hình thành được năng lực gì cho mỗi học sinh. Trong quá trình
dạy học, tôi nhận thấy môn GDCD lớp 11 ngoài cắt ngang, phân bổ chương
trình theo các bài như hiện tại trong sách giáo khoa, tôi mạnh dạn đưa ra các chủ
đề theo hướng “bổ dọc” và phân ra thành một số các chủ đề sau:
STT
TÊN CHỦ ĐỀ
ĐỊA CHỈ BÀI
NĂNG LỰC CẦN
PHÁT TRIỂN
1 Phát triển kinh tế trong
thời kì Công nghiệp 4.0
Bài 1, bài 6, bài 7 - Năng lực tự chủ
& tự học
- Năng lực giao
tiếp, hợp tác
- Năng lực giải
quyết vấn đề, sáng tạo
- Năng lực tìm
hiểu xã hội
- Năng lực công
nghệ, tin học
2 Quy luật kinh tế và các
yếu tố trong nền kinh tế
thị trường
Bài 2, 3, 4, 5 - Năng lực giải
quyết vấn đề sáng tạo:
Năng lực giải quyết
vấn đề về kinh tế, pháp
15
luật.
- Năng lực tự chủ:
Năng lực tự nhận thức,
đánh giá và điều chỉnh
hành vi
- Năng lực giao
tiếp: Năng lực giao
tiếp, ứng xử.
- Năng lực thẩm
mĩ: Nhận thức được cái
đẹp, các giá trị trong
cuộc sống. Thực hiện
các hành vi chuẩn, phù
hợp với lối sống đẹp.
- Năng lực hợp
tác, năng lực sử dụng
CNTT và truyền thông,
năng lực sử dụng ngôn
ngữ, năng lực tính toán
3 Lý luận chung về Chủ
nghĩa xã hội
Bài 8, bài 9, bài 10 - Năng lực tự chủ
& tự học
- Năng lực giao
tiếp, hợp tác
- Năng lực giải
quyết vấn đề, sáng tạo
- Năng lực tìm
hiểu xã hội
- Năng lực ngôn
ngữ
16
4 Nguồn nhân lực và các
chính sách phát triển
nguồn nhân lực trong tình
hình mới.
Bài 11, bài 13 - Năng lực giải
quyết vấn đề sáng tạo:
Năng lực giải quyết
vấn đề về đạo đức, xã
hội.
- Năng lực tự chủ:
Năng lực tự nhận thức,
đánh giá và điều chỉnh
hành vi
- Năng lực giao
tiếp: Năng lực giao
tiếp, ứng xử.
- Năng lực hợp
tác, năng lực sử dụng
CNTT và truyền thông,
năng lực sử dụng ngôn
ngữ, năng lực tính
toán, xã hội
5 Một số chính sách để phát
triển kinh tế - xã hội
Bài 12, 14, 15 - Năng lực tự chủ
& tự học
- Năng lực giao
tiếp, hợp tác
- Năng lực giải
quyết vấn đề, sáng tạo
- Năng lực tìm
hiểu xã hội
- Năng lực tìm
hiểu tự nhiên
17
Căn cứ vào các chủ đề đã xây dựng trên, tôi đưa ra thiết kế minh họa về một
chủ đề trong các chủ đề đã xây dựng.
2. 2. Thiết kế minh họa chủ đề dạy học theo định hướng phát triển năng
lực của học sinh trong môn GDCD 11
Tên chủ đề: Nguồn nhân lực và các chính sách để phát triển nguồn nhân
lực.
Ngày soạn: Tuần: từ tuần đến tuần..
Ngày dạy: từ ngày đến ngày. Tiết: từ tiết.. đến tiết.
Số tiết: 04
Gồm: Phần kiến thức:
- Địa lý 12: Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta và bài 17:
Lao động và việc làm (đọc thêm)
- Phần kiến thức môn GDCD 10: bài 1 (phần sức lao động); phần 2b bài 6
(Công nghiệp hóa – hiện đại hóa); Phần kiến thức bài 11: Chính sách dân số và
giải quyết việc làm; Phần kiến thức bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo.
I. MỤC TIÊU (chung cho cả chủ đề)
1.Kiến thức:
- Nêu được khái niệm về nguồn nhân lực, sức lao động, tình hình dân số, việc
làm, giáo dục, đào tạo.
- Nêu được các chính sách để phát triển nguồn nhân lực trong thời kì hiện
nay.
- Hiểu được vai trò của nguồn nhân lực, sức lao động trong sự phát triển đất
nước, trong nền kinh tế tri thức. Hiểu được trách nhiệm của công dân trong phát
triển nguồn nhân lực hiện nay.
- Biết đánh giá việc thực hiện các chính sách phát triển nguồn nhân lực.
- Tin tưởng, ủng hộ các chính sách phát triển nguồn nhân lực của đất nước.
- Biết tham gia tuyên truyền các chính sách phát triển nguồn nhân lực
2.Kỹ năng:
- kỹ năng tìm kiếm, xử lý thông tin.
- Kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng phân tích.
18
- Kỹ năng giải quyết vấn đề trong xử lý tình huống.
- Kỹ năng hợp tác trong công việc, thảo luận nhóm.
- Kỹ năng quản lý thời gian khi trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
- Kỹ năng phản hồi/ lắng nghe tích cực khi phát biểu.
Lưu ý: Đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng theo chương trình hiện hành, trên
quan điểm phát triển năng lực học sinh.
3. Năng lực cần phát triển
- Năng lực hợp tác, tư duy logic, tư duy phê phán,
- Năng lực phân tích và tổng hợp, sáng tạo và tự ra quyết định.
- Năng lực giao tiếp, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ.
- Năng lực tìm kiếm và xử lý thông tin.
Lưu ý:
a. Bao gồm những năng lực chuyên biệt ở từng đơn vị kiến thức, bài hoặc
chương cần phát triển cho học sinh khi học xong chủ đề.
b. Trong số các năng lực cần phát triển đó, giáo viên sắp xếp theo thứ tự ưu
tiên từ trên xuống dưới tùy vào mục đích, yêu cầu và dung lượng của các đơn vị
kiến thức được tích hợp trong chủ đề đó.
II. BẢNG MÔ TẢ CÁC NĂNG LỰC CẦN PHÁT TRIỂN
Nội dung
chủ đề
Nhận biết Thông
hiểu
Vận dụng
thấp
Vận dụng
cao
Tìm hiểu
nguồn nhân
lực (NNL) ,
vai trò và sự
phát triển của
NNL trong
nền kinh tế.
KTDH: Bản
đồ tư duy
-NL tìm
kiếm và xử lý
thông tin
-NL tư duy
logic
- NL giải
quyết vấn đề
- NL phân
tích và tổng
hợp
- NL hợp tác - NL sáng tạo
19
Tìm hiểu
chính sách
dân số
(tích hợp
kiến thức Địa
lí 12)
KT bản đồ tư
duy:
NL giải
quyết vấn đề,
tìm kiếm xử lí
thông tin, tư
duy logic
NL phân
tích và tổng
hợp
KT: phòng
tranh:
NL tư duy phê
phán, NL sáng
tạo, NL giải
quyết vấn đề
KT trình bày 1
phút:
NL tư du
logic,NL ra
quyết định, NL
tự làm chủ
Tìm hiểu
chính sách
giải quyết
việc làm
KT bản đồ
tư duy: NL
giải quyết vấn
đề, tìm kiếm
xử lí thông
tin, tư duy
logic
KT động
não:
NL tư
duy logic,
sáng tạo
KT hỏi đáp:
NL hợp tác,
lắng nghe tích
cực, tư duy
logic.
PP đóng
vai:
NL sáng
tạo, giải quyết
vấn đề, hợp
tác, giao tiếp
Tìm hiểu
chính sách
giáo dục và
đào tạo
KT bản đồ tư
duy: NL giải
quyết vấn đề,
tìm kiếm xử lí
thông tin, tư
duy logic
KT viết tích
cực:
NL tư duy
logic, tự làm
chủ, ra quyết
định, phân tích
tổng hợp
TL HOẠT ĐỘNG
CỦA GV
HOẠT ĐỘNG
CỦA HS
NỘI DUNG
Tiết
1:
Hoạt động 1: Nội
dung 1
(Bài 1: 2a: Sức lao
động và Bài 6: 2b:
Học sinh tìm hiểu
các khái niệm trên bài
giảng đã học ở nhà.
Học sinh thảo luận
I. Nội dung 1:
Nguồn nhân lực:
nguồn lực con
người, là một trong
20
chuyển dịch cơ cấu lao
động)
Giáo viên đưa nội
dung các khái niệm về
Nguồn nhân lực, sức lao
động, lao động, kinh tế
tri thức; đưa ra xu
hướng chuyển dịch cơ
cấu lao động trong thời
kì CNH – HĐH để học
sinh tự nghiên cứu bài
học ở nhà trước
GV phân công
nhóm, đưa ra các câu
hỏi thảo luận.
- So sánh Lao động
và SLD.
- SLD có vai trò gì
trong nền sản xuất. Lấy
ví dụ chứng minh
- Chuyển dịch cơ
cấu lao động theo
hướng hợp lý, hiện đại
cần thực hiện như thế
nào?
- Bản thân học sinh
có nhiệm vụ gì trong sự
phát triển nền kinh tế tri
thức
các câu hỏi được giáo
viên đưa ra, phân công
người trình bày
Học sinh trình bày
câu trả lời. Học sinh
các nhóm khác lắng
nghe, bổ sung ý kiến
những động lực để
phát triển.
Sức lao động:
toàn bộ năng lực thể
chất, tinh thần được
vận dụng trong quá
trình sản xuất
Lao động: hoạt
động có ý thức, có
mục đích của con
người nhằm biến đổi
tự nhiên để phù hợp
với nhu cầu của con
người.
Kinh tế tri thức:
“Là nền kinh tế
trong đó việc tạo ra,
truyền bá và sử dụng
tri thức là động lực
chủ yếu của sự tăng
trưởng, của quá trình
tạo ra của cải và việc
làm trong tất cả các
ngành kinh tế”.
Xu hướng chuyển
dịch cơ cấu lao động
hợp lý, hiện đại, gắn
với phát triển kinh tế
tri thức.
21
Nhận thức được
vai trò của nguồn
nhân lực, thấy được
nhiệm vụ phải học
tập để nâng cao trình
độ hoc vấn, chuyên
môn,theo hướng
hiện đại, đáp ứng
nguồn lao động có kĩ
thuật, gắn với phát
triển kinh tế tri thức.
Tiết
2
Hoạt động 2: Các
chính sách phát triển
nguồn nhân lực: chính
sách dân số và giải
quyết việc làm, chính
sách giáo dục và đào
tạo.
Giáo viên yêu cầu
học sinh vẽ sơ đồ tư duy
các chính sách để phát
huy nguồn nhân lực
gồm: tình hình dân số
(dùng từ ngắn gọn.tìm
hiểu ở sách địa lý 12),
mục tiêu, phương hướng
thực hiện chính sách
dân số.
Đưa tình huống để
Học sinh chia nhóm
hoàn thành các nhiệm
vụ của mình:
Vẽ sơ đồ tư duy, nội
dung về chính sách dân
số. Sau thời gian quy
định, học sinh treo kết
quả thảo luận của nhóm
mình lên quanh lớp
học, các học viên khác
và giáo viên sẽ chốt lại
kết quả.
Trên cơ sở nhiệm vụ
gv đưa ra, học sinh xây
dựng tiểu phẩm kịch để
tuyên truyền chính sách
dân số, lồng ghép nội
dung về mục tiêu,
II. Nội dung 2:
Tình hình dân số
(sách địa lý 12)
Mục tiêu cơ bản
thực hiện chính sách
dân số: tiếp tục giảm
tốc độ gia tăng dân
số, sớm ổn định quy
mô, cơ cấu dân số và
phân bố dân cư hợp
lí , nâng cao chất
lượng nguồn nhân
lực cho đất nước.
Phương hướng:
Tăng cường công tác
lãnh đạo và quản lí;
Làm tốt công tác
thông tin, tuyên
22
học sinh xây dựng kịch
bản về tuyên truyền
chính sách dân số nhằm
đưa chất lượng nguồn
nhân lực nâng cao.
Nhận xét việc thực
hiện của học viên
nhiệm vụ của chính
sách dân số
truyền, giáo dục;
Nâng cao sự hiểu
biết của người dân;
Nhà nước đầu tư
đúng mức
T
iết
3:
Hoạt động 3: Tìm
hiểu chính sách việc
làm
Yêu cầu học sinh tìm
hiểu về tình hình việc
làm ở nước ta hiện nay,
các mục tiêu và phương
hướng cơ bản của chính
sách giải quyết việc làm
ở nhà
Đưa các câu hỏi thảo
luận để học sinh trình
bày suy nghĩ của mình
xung quanh chính sác
giải quyết việc làm
Thực hiện nội dung
tìm hiểu kiến thức ở
nhà.
Thảo luận và đưa ra
ý kiến về các câu hỏi:
1. Đánh giá tình
trạng “thừa thầy thiếu
thợ” của lao động VN
hiện nay. Hướng giải
quyết
2. Em lựa chọn
nghề nghiệp dựa vào
những tiêu chí nào?
III. Nội dung 3:
Tình hình việc làm
ở nước ta hiện nay
Mục tiêu:..
Phương hướng:..
Tiết
3
15’
Hoạt động: đưa tình
huống để học sinh xử lí
tình huống, từ đó học
sinh rút ra được trách
nhiệm của bản thân
trong chính sách giải
Học sinh xử lý tình
huống, trình bày suy
nghĩ của mình về
nhiệm vụ của hs trong
chính sách giải quyết
việc làm
.
.
23
quyết việc làm. Hoặc sử
dụng phương pháp đóng
vai để lồng ghép trách
nhiệm của hs trong giải
quyết việc làm
Tiết
4:
Đưa các câu hỏi
phỏng vấn:
Yêu cầu học sinh tự
tìm hiểu các khái niệm:
Giáo dục, đào tạo
Tại sao nói GD &
ĐT là quốc sách hàng
đầu? đưa dẫn chứng.
Giải thích các nhiệm
vụ của giáo dục.
Tổ chức trao đổi
kinh nghiệm học tập,
phương pháp học tập
tích cực cho hs.
1. Cho học sinh thảo
luận câu hỏi: Em suy
nghĩ như thế nào về
hiện tượng chảy máu
chất xám của VN hiện
nay, hướng khắc phục?
1. Học sinh trình
bày kết quả động não
của mình với các câu
hỏi gv đưa ra.
2. Học sinh chủ trì
chỉ đạo buổi thảo luận
để tìm ra được phương
pháp học tập hiệu quả
Khái niệm
Nhiệm vụ của gd &
đt:.
Phương hướng:.
Lưu ý về thời gian dạy dạng chủ đề
Giáo viên tự bố trí thời gian hợp lý cho từng nội dung nhưng phải đảm bảo
cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng và những năng lực cần phát
triển như đã yêu cầu ở phần mục tiêu và không được ít hơn hoặc nhiều hơn thời
24
gian dành để dạy cho một chương hoặc cho nhiều bài (đã gộp lại thành 1 chủ đề)
theo tổng số tiết đã được quy định trong phân phối chương trình.
IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ
Lưu ý:
1. Căn cứ vào bảng mô tả ở trên giáo viên tiến hành xây dựng các câu hỏi và
bài tập tương ứng.
2. Câu hỏi/ bài tập đưa ra nhằm kiểm tra, đánh giá việc tiếp thu kiến thức, kỹ
năng trong đó chú ý đến các năng lực cần phát triển sau khi học sinh học xong
chủ đề (Tương tự như câu hỏi/bài tập mà giáo viên dùng để củng cố bài trong
các tiết dạy hiện nay).
3. Đối với câu hỏi/ bài tập liên quan đến phát triển năng lực học sinh yêu cầu
câu hỏi/bài tập đưa ra phải đánh giá được 4 mức độ như trong bảng mô tả (nhận
biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao) trong đó ưu tiên những câu
hỏi/bài tập gắn liền với thực tiễn (câu hỏi Pisa) đòi hỏi học sinh vận dụng kiến
thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân để giải quyết các tình huống thực
tiễn đó.
- Sau mỗi chủ đề giáo viên có thể kiểm tra học sinh dưới dạng đề kiểm tra 15
phút. Nếu sau chương hoặc sau các bài không nằm trong một chương nhưng
giáo viên đã gộp lại để dạy dưới dạng một chủ đề mà có bài kiểm tra 1 tiết theo
quy định của phân phối chương trình thì giáo viên xây dựng đề kiểm tra 1 tiết.
Trong đề kiểm tra 1 tiết cũng phải đảm bảo các yêu cầu như ở mục 2, 3 của
phần IV này. Đề kiểm tra 15 phút hoặc một tiết giáo viên phải xây dựng ma
trận đề.
Lưu ý:
- GV mô tả chi tiết các mức độ cần đạt để phát triển năng lực cho học
sinh, cơ sở của bảng mô tả này là các năng lực mà giáo viên đã đưa ra
ở mục 3 phần I (mục tiêu).
- GV không nhầm lẫn giữa bảng mô tả với ma trận đề kiểm tra.
25
2. 2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện dạy học chủ đề theo
định hướng phát triển năng lực của học sinh đối với bộ môn GDCD bậc
THPT
Về mặt thuận lợi:
Một, n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xay dung chu de day hoc theo DHPTNL cua hoc sinh_12354709.pdf