Hoạt động luyện tập.
Câu 1. Đột biến điểm là những biến đổi
A. kiểu gen của cơ thể do lai giống.
B. trong vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.
C. trong cấu trúc của gen, liên quan đến một số cặp nuclêôtit.
D. trong cấu trúc của gen, liên quan đến một cặp nuclêôtit.
Câu 2. Một gen sau đột biến có chiều dài không đổi nhưng tăng thêm một liên kết hiđrô. Gen này bị đột biến thuộc dạng
A. mất một cặp nuclêôtit.
B. thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X.
C. thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T.
D. thêm một cặp nuclêôtit.
Câu 3. Dạng đột biến nào sau đây gây hậu qủa lớn nhất về mặt di truyền ?
A. Mất 1 cặp nuclêôtit trước mã kết thúc. B. Mất 1 cặp nuclêôtit sau bộ 3 mở đầu
C. Thay 1 cặp nuclêôtit ở giữa đoạn gen. D. Thay thế 1cặp nuclêôtit ở trước bộ ba kết thúc.
5 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 756 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sinh học - Tiết 5 - Bài 4: Đột biến gen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/9/2018
Tiết 5- Bài 4: ĐỘT BIẾN GEN
I. Mục tiêu bài học: Sau khi học song bài này, học sinh cần:
1. Về kiến thức:
- Nêu được các khái niệm: Đột biến gen, đột biến điểm và thể đột biến.
- Phân biệt được các dạng đột biến gen.
- Nêu được nguyên nhân, hậu quả và vai trò của đột biến gen.
2. Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng làm việc độc lập với SGK, kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng tính toán làm bài tập về đột biến gen.
3. Về thái độ: Có ý thức học tập, tìm tòi, liên hệ thực tiễn và ý thức bảo vệ vốn gen của tế bào và cơ thể.
4. Năng lực hướng tới:
Năng lực giao tiếp: Trình bày ý kiến trong nhóm và trình bày trước lớp.
Năng lực tự nghiên cứu, tự tìm tòi.
Năng lực tính toán: Làm các bài toán về đột biến gen.
II. Phương pháp dạy học: Hỏi đáp, hoạt động nhóm.
III. Chuẩn bị của GV và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK; bảng phụ (Giấy A1), bút dạ, nam châm, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị nội dung bài 4 – SGK.
IV. Tiến trình bài học:
1. ổn định tổ chức:
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
Tên học sinh vắng
12A2
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động khởi động:
GV chiếu bài tập lên bảng.
Bài tập: Cho một đoạn mạch của gen:
Mạch gốc 3/ ... -T-A-A-X-X-G-G-G-A-T-T-X-5/
Mạch bổ sung 5/ ...- A-T-T-G-G-X-X-X-T-A-A-G-...3/.
Hãy xác định trình tự các bộ 3 mã sao trên mARN và trình tự các axitamin trong chuỗi polipeptit được tổng hợp từ đoạn gen nói trên. Biết 5/AUU 3/ - Ile, 5/GGX 3/ - Gly, 5/ XXU 3/ - Pro, 5/AAG 3/ - Lys.
HS. Một HS lên bảng làm bài tập, các HS khác ở dưới cùng làm.
GV. Gọi HS khác nhận xét, chữa nội dung bài sau đó hỏi: Điều gì sẽ xảy ra khi trình tự nu trên gen bị biến đổi?
HS. Nêu ý hiểu của mình.
GV: Để trả lời câu hỏi đó chúng ta tìm hiểu bài 4: Đột biến gen.
Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
GV yêu cầu học sinh nghiên cứu độc lập mục I.1 SGK nêu các khái niệm:
Đột biến gen.
Đột biến điểm.
Trong tự nhiên, đột biến gen xảy ra như thế nào?
Thể đột biến.
Học sinh đọc SGK trình bày các khái niệm.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập, yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trao đổi nhóm hoàn thành nội dung phiếu học tập vào giấy A1 (thời gian 5 phút).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập.
HS các nhóm quan sát sơ đồ mô tả các dạng đột biến gen, nghiên cứu SGK, trao đổi nhóm hoàn thành nội dung PHT
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận.
- GV lấy đại diện 1 sản phẩm của nhóm 1 gắn lên bảng, sản phẩm của các nhóm khác hoán đổi vị trí giữa các nhóm (Nhóm 2 -> Nhóm 3 -> Nhóm 4 –> Nhóm 2).
- Đại diện HS nhóm 1 lên báo cáo nội dung của nhóm đã chuẩn bị, HS nhóm khác theo dõi, lắng nghe.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV gọi các nhóm nhận xét, bổ sung, đánh giá cho nhóm bạn.
- GV: Kết luận, chốt kiến thức trọng tâm và mở rộng kiến thức.
- GV chiếu một số hình ảnh về hậu quả của đột biến gen, yêu cầu HS quan sát, vận dụng kiến thức về mối liên quan giữa ADN, ARN và Protein nêu hậu quả của đột biến gen.
- HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.
- Tại sao nhiều ĐB điểm như ĐB thay thế cặp nu lại hầu như không có hại đối với thể đột biến?
- HS. Vận dụng đặc tính của mã di truyền trả lời câu hỏi.
- GV: Hậu quả của đột biến gen phụ thuộc và những yếu tố nào?
- HS: Phụ thuộc vào điều kiện môi trường và loại tổ hợp gen, vị trí xảy ra đột biến gen và dạng đột biến gen.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, nêu vai trò của ĐBG?
- HS: Nêu vai trò của ĐBG.
- GV: Trong thực tiễn, ĐBG được con người ứng dụng như thế nào?
- HS trả lời theo ý hiểu.
- GV: Con người có thể dùng các tác nhân vật lý, hóa học gây đột biến nhân tạo để tạo nên các chủng VSV và các giống cây trồng.
I/ Khái niệm và các dạng ĐBG
1/ Khái niệm.
+ ĐBG: là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới 1 hoặc 1 số cặp nu.
+ Đột biến điểm: là dạng đột biến chỉ liên quan tới 1 cặp nu.
+ Trong tự nhiên
- ĐBG có thể xảy ra ở tất cả các gen, mọi loại tế bào.
- Tần số ĐBG rất nhỏ (10-6 – 10-4).
- Tần số ĐBG phụ thuộc vào các tác nhân gây đột biến.
+ Thể đột biến là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.
2/ Các dạng ĐBG:
(Đáp án PHT)
II/ Hậu quả và ý nghĩa của ĐBG:
1. Hậu quả của đột biến gen:
- ĐBG có thể có hại, có lợi hoặc trung tính.
- Đa số đột biến điểm vô hại( trung tính).
- Mức độ gây hại của đột biến gen phụ thuộc vào: + Tổ hợp gen.
+ Môi trường sống.
+ Vị trí xảy ra ĐBG và dạng ĐBG.
2.Vai trò và ý nghĩa của đột biến gen:
a) Đối với tiến hoá và chọn giống.
- Đột biến gen tạo ra các alen mới cung cấp nguồn nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống.
b) Đối với thực tiễn:
- Gây đột biến nhân tạo để tạo nên các chủng VSV có khả năng sản xuất sinh khối, các giống cây trồng có năng suất cao, phẩm chất tốt, có khả năng kháng sâu bệnh,......
Hoạt động luyện tập.
Câu 1. Đột biến điểm là những biến đổi
A. kiểu gen của cơ thể do lai giống.
B. trong vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.
C. trong cấu trúc của gen, liên quan đến một số cặp nuclêôtit.
D. trong cấu trúc của gen, liên quan đến một cặp nuclêôtit.
Câu 2. Một gen sau đột biến có chiều dài không đổi nhưng tăng thêm một liên kết hiđrô. Gen này bị đột biến thuộc dạng
mất một cặp nuclêôtit.
B. thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X.
C. thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T.
D. thêm một cặp nuclêôtit.
Câu 3. Dạng đột biến nào sau đây gây hậu qủa lớn nhất về mặt di truyền ?
A. Mất 1 cặp nuclêôtit trước mã kết thúc. B. Mất 1 cặp nuclêôtit sau bộ 3 mở đầu
C. Thay 1 cặp nuclêôtit ở giữa đoạn gen. D. Thay thế 1cặp nuclêôtit ở trước bộ ba kết thúc.
Câu 4. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm ở người là do đột biến gen thuộc
A. dạng đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp T-A.
B. dạng đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.
C. dạng đột biến thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp X-G.
D. dạng đột biến mất 1 cặp A-T.
Câu 5. Hình vẽ sau mô tả dạng đột biến gen nào ?
G A T G X A A T G X
X T A X G T T A X G
A. Mất 1 cặp G - X. B. Thay thế cặp A - T bằng cặp G - X.
C. Thêm 1 cặp A - T. D. Thay thế cặp G -X bằng cặp A - T.
Hoạt động vận dụng.
Câu 6. Phân tử mARN được tổng hợp từ một gen bị đột biến chứa 150 uraxin, 301 guanin, 449 ađênin, và 600 xytôzin. Biết rằng trước khi chưa bị đột biến, gen dài 0,51 micrômét và có A/G = 2/3 . Dạng đột biến ở gen nói trên là
A. thay thế một cặp G - X bằng một cặp A – T.
B. thay thế một cặp A - T bằng một cặp G – X.
C. mất một cặp A – T.
D. thêm một cặp G - X .
Câu 7. Gen B có 400 nuclêôtit loại G và có tổng số liên kết hiđrô là 2200, bị đột biến thay thế 1 cặp nucleôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác thành gen b. Gen b nhiều hơn gen B 1 liên kết hiđro. Số nuclêotit mỗi loại của gen b là
A. A=T=402; G=X=401. B. A=T= 499; G=X=401.
C. A=T=590; G=X=410. D. A=T=501; G=X=399.
Câu 8. Đột biến gen được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá vì:
1. Mang tính phổ biến.
2. Thường ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể.
3. Xảy ra do các tác nhân của môi trường bên ngoài và bên trong cơ thể.
4. Thời điểm xảy ra đột biến.
Số câu trả lời đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 9. Tại sao ĐBG thường có hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa?
Câu 10. Tại sao phần lớn các đột biến gen đều có hại cho cơ thể sinh vật nhưng đột biến gen vẫn được coi là nguồn phát sinh các biến dị di truyền cho quá trình chọn lọc tự nhiên?
Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
Sưu tầm các thành tựu về các giống cây trồng ở Việt Nam và trên thế giới được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến gen?
4/ HDVN: Chuẩn bị nội dung chủ đề: Biến dị ở cấp độ tế bào.
Viết sơ đồ cấu trúc siêu hiển vị của NST.
Ôn lại kiến thức phần phân bào – Sinh học 10.
Nếu kỳ sau của quá trình phân bào bị rối loạn thì sẽ gây hậu quả gì?
PHỤ LỤC
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP
CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN GEN
Thay thế một cặp nu
Mất một cặp nu
Thêm một cặp nu
Tổng số nu
Không đổi
Giảm 2 nu
Tăng 2 nu
Chiều dài (A0)
Không đổi
Giảm 3,4A0
Tăng 3,4A0
Khối lượng (đvC)
Không đổi
Giảm 600đvC
Tăng 600đvC
Sơ lượng từng loại nu
- Cùng loại: Không đổi.
- Khác loại: Thay đổi.
+ Mất cặp A-T: A, T giảm 1, G, X không đổi.
+ Mất cặp G-X: A, T không đổi, G, X giảm 1.
+ Thêm cặp A-T: A, T tăng 1, G, X không đổi.
+ Thêm cặp G-X: A, T không đổi, G, X tăng 1.
Số liên kết Hidro
- Cùng loại: Không đổi.
- Khác loại: Thay đổi.
(Tăng 1 hoặc giảm 1)
Giảm 2 hoặc 3
Tăng 2 hoặc 3
Hậu quả
Làm thay đổi một bộ 3 - > có thể làm thay đổi 1 aa.
Làm thay đổi các bộ 3 kể từ điểm xảy ra đột biến - > thay đổi các aa
Làm thay đổi các bộ 3 kể từ điểm xảy ra đột biến - > thay đổi các aa
Ngày 24 tháng 9 năm 2018
DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
Phạm Thị Lan
PHIẾU HỌC TẬP BÀI 4 – SINH HỌC 12.
Cho hình vẽ sau:
Quan sát hình vẽ mô tả về các dạng đột biến điểm, hoàn thành nội dung bảng sau.
Thay thế một cặp nu
Mất một cặp nu
Thêm một cặp nu
Tổng số nu
Chiều dài (A0)
Khối lượng (đvC)
Số lượng từng loại nu
Số liên kết Hidro
Hậu quả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sinh- Hồ Ngọc Thanh.doc