SKKN Một số phương hướng dẫn học sinh đọc hiểu thơ trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn Lớp 10 THPT

MỤC LỤC

Nội dung

Trang

I. Lí do chọn đề tài 1

2.Mục đích nghiên cứu 1

3.Đối tượng nghiên cứu 1

4.Phương pháp nghiên cứu 2

II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2

1 . Cơ sở lí luận 2

2. Thực trạng vấn đề 2

3. Giải pháp 4

Giáo án thể nghiệm 11

4 Hiệu quả của sáng kiến 17

III. .Kết luận , kiến nghị 18

1.Kết luận 18

2.Kiến nghị 19

Tài liệu tham khảo 21

Mục lục 22

 

doc25 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 05/09/2024 | Lượt xem: 62 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu SKKN Một số phương hướng dẫn học sinh đọc hiểu thơ trung đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn Lớp 10 THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của điển cố nghĩa là làm cho học sinh hiểu biết rõ nguồn gốc của điển cố. Sau khi chú giải nghĩa đen giáo viên cần phân tích giá trị thẩm mỹ của điển cố bằng việc đặt vào trong câu thơ, trong văn bản để cắt nghĩa ý của câu thơ từ đó tìm ra ẩn ý mà nhà thơ gửi gắm. Ví dụ khi dạy bài thơ Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão cần giúp học sinh làm rõ điển cố trong câu “ Luống thẹn tai nghe chuyên Vũ Hầu ”(Vũ hầu tức Gia Cát Lượng người thời Tam Quốc có nhiều công lao giúp Lưu Bị khôi phục nhà Hán - Chú giải SGK ngữ văn 10 trang 115 ). Mượn điển cố để bộc lộ vẻ đẹp nhân cách của Phạm Ngũ Lão. Đó là cách nói khiêm nhường bộc lộ khát vọng hoài bão mãnh liệt của Phạm Ngũ Lão, thể hiện trách nhiệm với đất nước với nhân dân. Như vậy chú giải là biện pháp quan trọng trong quá trình dạy văn học trung đại nói chung và thơ trữ tình trung đại lớp 10 nói riêng. Biện pháp này bước đầu giúp học sinh khám phá thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn chương, góp phần kích thích sự hứng thú và khả năng chủ động, tích cực suy nghĩ, tìm hiểu bài thơ. Chú giải góp phần làm cho hàm ý nghệ thuật trở nên dễ hiểu, cụ thể hơn. 3.2.2.Cắt nghĩa Thơ trữ tình trung đại là loại hình văn học có khoảng cách lớn với học sinh về cả không gian và thời gian, tư duy nghệ thuật, quan điểm thẩm mỹ. Do vậy bên cạnh việc chú giải từ ngữ, điển cố thì công việc tiếp theo để giải mã văn bản đó là cắt nghĩa. Nếu đọc văn mà không hiểu nghĩa của từ, ngữ, câu và mối quan hệ của chúng trong văn bản thì các em không thể nào tiếp nhận được ý đồ nghệ thuật của tác giả. Quá trình cắt nghĩa là làm cho ý nghĩa của từ, ngữ, câu, ý nghĩa của hình ảnh nổi bật trong văn bản, làm sáng tỏ hình tượng Ví dụ: Trong bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi có dùng một số từ cổ . Nếu giáo viên không cắt nghĩa thì học sinh sẽ khó có thể hiểu đúng ý nghĩa, cái hay cái đẹp của từ ngữ. Từ rồi trong câu thơ mở đầu có nghĩa là nhàn rỗi nhưng là sự nhàn rỗi bất đắc dĩ khi Nguyễn Trãi phải về nghỉ ở Côn Sơn vì thế câu thơ có cái mỉm cười tự trào. Hoặc câu thơ Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ / Hồng liên trì đã tiễn mùi hương. Phun thức đỏ , tiễn mùi hươnglà những từ cổ là biểu hiện sức sống của thiên nhiên đang ở độ căng đầy viên mãn chất chứa từ bên trong và trong trạng thái sẵn sàng phun ra, trào ra. Cắt nghĩa hình ảnh trong thơ trữ tình trung đại. Hình ảnh trong thơ trữ tình trung đại thường cô đọng, súc tích, gợi nhiều liên tưởng ở người đọc. Thêm vào đó các nhà thơ thường sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật tu từ, nhiều hình ảnh ước lệ, tượng trưng mang tính công thức. Đây là điều gây trở ngại cho việc tiếp nhận văn bản cho học sinh ngày nay. Vì vậy mục đích cắt nghĩa hình ảnh là làm bật sáng hình ảnh, làm rõ dụng ý nghệ thuật của tác giả bài thơ. Mỗi hình ảnh được sử dụng là sự sáng tạo của người nghệ sĩ thông qua đó họ gửi gắm một thông điệp nhất định. Nếu không cắt nghĩa hình ảnh thì khó có thể hiểu thông được dụng ý nghệ thuật đó, hoặc nếu có hiểu thì cũng rất hời hợt. Cắt nghĩa câu trong thơ trữ tình trung đại. Lời thơ trong thơ trữ tình trung đại phải đẹp đẽ, trau chuốt, giàu hình ảnh, lời thơ phải đa nghĩa có như vậy mới hấp dẫn. Do vậy người làm thơ chịu sự quy định chặt chẽ về niêm luật (số tiếng, số câu, nhịp điệu, hài thanh). Thơ trữ tình trung đại lớp 10 chủ yếu là thể tài tự tình, do vậy không được phép dài dòng, kể lể, miêu tả quá cụ thể, chi tiết. Việc cắt nghĩa câu là để học sinh hiểu ý cơ bản của câu thơ, điều mà nhà thơ định nói. 3.2.3. Phân tích văn bản “Phân tích là hoạt động chia nhỏ đối tượng để có cái nhìn cụ thể về những yếu tố làm nên chỉnh thể sâu hơn. Đó là sự mổ xẻ chỉnh thể tác phẩm, tháo gỡ tất cả những tương quan vốn không tách rời nhau trong chỉnh thể nghệ thuật, để khi ghép hợp lại những yếu tố đã phân tích theo cách hoàn toàn khác thường sẽ phát hiện ra những khía cạnh hoàn toàn bất ngờ của chỉnh thể tác phẩm” Đối với môn ngữ văn, thì phân tích chính là cách để giáo viên và học sinh tiêp cận văn bản ở góc độ sâu nhất. Tuy nhiên với thơ trữ tình trung đại lớp 10 thì đây được coi là con đường chính để chiếm lĩnh tác phẩm. Phân tích thơ trữ tình trung đại Việt Nam lớp 10 cần tập trung vào các thao tác sau: Phân tích từ ngữ. Khi phân tích từ ngữ trong thơ trữ tình trung đại cũng cần chú ý tới sự sáng tạo trong việc lựa chọn từ ngữ của các tác giả. Phân tích các lớp nghĩa trong văn bản trữ tình trung đại Từ hiện thực khách quan nhà văn bằng nhận thức chủ quan và tư duy nghệ thuật của mình sáng tạo nên hình tượng văn học. Khi tiếp nhận tác phẩm văn chương, người đọc lại đi theo hành trình ngược lại, nghĩa là thông qua hình tượng nghệ thuật để khám phá hiện thực khách quan. 3.2.4.Bình giá thơ trữ tình trung đại Theo GS.TS Nguyễn Thanh Hùng “Hoạt động bình giá tác phẩm văn chương là vấn đề cái đẹp được nhận thức và đánh giá như thế nào”. Nội dung bình giá cần tập trung vào một số vấn đề sau: - Thứ nhất là cần bình giá cái đẹp trong ngôn từ và trong tư duy nghệ thuật của thơ trữ tình trung đại. Cái hay, cái đẹp của văn chương cần bình là ở “cái bề sâu, cái bề sau, cái bề xa” (Chế Lan Viên) của ngôn từ, của tất cả các yếu tố, bộ phận làm nên một tác phẩm văn chương. Ngôn từ trong tác phẩm văn chương không phải là ngôn từ trong lời nói tự nhiên, ngôn từ trong thơ trữ tình trung đại, thơ Hán-Nôm lại càng không phải lời nói thông thường hàng ngày, nó gần với những mỹ từ và nặng tính chất sách vở hơn. Bình cái đẹp trong ngôn từ của thơ Hán - Nôm phụ thuộc vào từng bài, từng từ, chữ cụ thể. Nhưng nhìn chung phải bám sát vào những đặc trưng thi pháp về ngôn từ của văn học trung đại nói chung, thơ trữ tình trung đại nói riêng. Về ngôn từ, người đọc có trình độ mới hiểu được ngôn ngữ nghệ thuật như một kiểu lời nói xa xôi, ý vị, mới mẻ để điều cần nói tự bật và sáng long lanh hơn. Ví dụ: Khi bình về từ phun trong “Cảnh ngày hè ” của Nguyễn Trãi PGS. TS Lã Nhâm Thìn đã viết: “Cùng viết về cảnh mùa hè, cùng với sự giao cảm mạnh mẽ bộc trực, các tác giả thời Hồng Đức đem đến cho người đọc một bức tranh với vẻ đẹp mộc mạc và có phần thô tháp” Ông biết hoà màu sắc, âm thanh, đường nét theo quy luật của cái đẹp trong hội hoạ, âm nhạc làm cho bức tranh thiên nhiên vừa có hồn, vừa gợi tả, vừa sâu lắng. Khi nhà thơ viết: Thạch lựu hiên/còn phun thức đỏ, thì sự kết hợp giữa động từ mạnh phun với từ thức (dáng vẻ, màu vẻ chứ không phải chỉ là màu sắc đơn thuần), thì câu thơ lại nghiêng về diễn tả trạng thái tinh thần của cảnh vật. Nguyễn Trãi giao cảm với thiên nhiên mạnh mẽ, nhưng tinh tế và sâu sắc là thế” - Thứ hai là tập trung bình giá cái mới, cái độc đáo, cái riêng của mỗi tác phẩm và mỗi tác giả. Trọng tâm của hoạt động bình giá là phải tìm cho ra cái mới trong nội dung tư tưởng và những tri thức nghệ thuật có khả năng thức tỉnh cái đẹp, cái cao thượng của con người. - Thứ ba là bình giá về những cách tân nghệ thuật là những đóng góp vào nền văn học dân tộc của mỗi tác giả qua từng tác phẩm. Thơ trữ tình trung đại Việt Nam, có những ảnh hưởng sâu sắc bởi văn học và văn hoá Trung Hoa. Song do ý thức dân tộc và do cá tính sáng tạo của mỗi bản thân người nghệ sĩ nên trong mỗi bước đường hình thành và phát triển thơ trữ tình trung đại Việt Nam, đều có những cách tân nghệ thuật đáng kể. Những cách tân ấy góp phần khẳng định tên tuổi và vị trí của mỗi nhà thơ nhà văn vào nền văn học dân tộc. Khi bình giá về tác phẩm không thể không nhắc đến và đưa ra những lời thẩm bình xác đáng về những cách tân và sự đóng góp này. Tóm lại bình giá văn học là hoạt động đầy trách nhiệm với văn học và có bản lĩnh nghệ thuật của người tiếp nhận. Bình giá văn học đòi hỏi phải có tri thức sâu sắc, có hiểu biết phong phú về văn hóa nghệ thuật và phải có tấm lòng chính trực. Cần tránh sự bình giá phiến diện chủ quan, chỉ lấy sự hiểu biết rất có giới hạn của mình làm thước đo duy nhất. Bình giá tác phẩm văn chương phải coi trọng tư tưởng những cái hay của bình giá không phải chỉ thấy tư tưởng trần trụi mà còn thấy sự phản ánh sinh động tư tưởng ấy theo đặc trưng nghệ thuật. 3.3.Xây dựng hệ thống câu hỏi sáng tạo Để phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong giờ đọc văn thì thì cần xây dựng hệ thống câu hỏi thích hợp phù hợp với trình độ HS. Khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu thơ trữ tình trung đại lớp 10 chúng tôi tập trung vào xây dựng các dạng câu hỏi theo các mức độ khác nhau : Câu hỏi nhân biết; câu hỏi vận dụng thấp, vận dụng cao. Và tập trung chủ yếu vào một số dạng : - Câu hỏi nêu vấn đề - Câu hỏi bình luận - Câu hỏi khái quát - Câu hỏi so sánh liên hệ : Ví dụ khi phân tích cảnh Thúy Kiều và Kim trọng thề nguyền dưới ánh trăng có thể nêu câu hỏi : Trăng - người bạn muôn đời thủy chung của thơ ca, nghệ thuật, người bạn tri kỷ của nhà . Em hãy tìm những câu thơ mà em biết có mối tương đồng với cảnh ngộ của nhân vật trữ tình ? Trăng tròn xưa nay tượng trưng cho đoàn viên, trọn vẹn trong tình yêu «vầng trăng vằng vặc giữa trời - đinh ninh 2 mặt một lời song song», «vầng trăng ai xẻ làm đôi - nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường» (Nguyễn Du). Còn với HXH, trăng không đem lại niềm vui cũng không đưa đến sự cảm nhận về hạnh phúc tròn đầy mà trăng có sự tương đồng về thân phận - vầng trăng xế bóng đã sắp tàn cũng giống như nữ sĩ tuổi xuân đã qua mà hạnh phúc còn dang dở. Hoặc hình ảnh ánh trăng ở đoạn 1 “ Nhặt thưa trăng giọi đầu cành ” với hình ảnh ánh trăng ở đoạn 2 “ Vừng trăng vằng vặc giữa trời ” Có dụng ý nghệ thuật khác nhau như thế nào ? Văn học trung đại nói chung và thơ trữ tình trung đại lớp 10 nói riêng là một giai đoạn văn học quan trọng trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc. các tác phẩm được tuyển chọn trong chương trình Ngữ văn 10 là những tác giả, tác phẩm tiêu biểu cho cả một thời kì văn học. Vấn đề đặt ra là dạy học như thế nào để người học phát huy được tính chủ động, sáng tạo. Đặc biệt là để học sinh không quay lưng lại với văn học nói chung và văn học trung đại nói riêng là một bài toán khá nan giải của những giáo viên trực tiêp giảng dạy. Do vậy để có thể tiếp nhận chính xác nội dung, tư tưởng của tác phẩm thì nhất thiết phải có những biện pháp dạy học phù hợp. Việc đưa ra những biện pháp hướng dẫn đọc hiểu thơ trữ tình trung đại lớp 10 cũng là một cách chúng tôi góp thêm một tiếng nói của người trực tiếp tham gia giảng dạy vào công việc chung của những người giảng dạy môn Ngữ văn ở nhà trường THPT. Với mục đích nâng cao chất lượng dạy học, kích thích hứng thú, khả năng độc lập tự chủ và lòng ham học của học sinh trong quá trình học tập. Trong quá trình giảng dạy người giáo viên cần lựa chọn, kết hợp hài hòa các biện pháp trên để đạt hiệu quả cao nhất. GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM Vận dụng các phương pháp đọc hiểu thơ trữ tình trung đại đã đề xuất ở mục 2 vào thực tế thiết kế bài học và thực tế dạy học văn bản ( Thề nguyền ) Tiết 87 . Đọc Văn (Trích Truyện Kiều) THỀ NGUYỀN - Nguyễn Du - I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Kiến thức . Giúp HS - Hiểu được bài ca tình yêu đầy lãng mạn , ước mơ táo bạo của Nguyễn Du qua đêm thề nguyền thơ mộng và thiêng liêng của Thuý Kiều và Kim Trọng. - Thấy được nghệ thuật kể tả kết hợp ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật, không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật mang những đặc tính riêng. - Liên hệ để hiểu đoạn trích Trao duyên đã học. 2. Kỹ năng . Biết cách đọc hiểu văn bản thơ trung đại theo đặc trưng thể loại. Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình. 3. Thái độ Trân trọng mối tình đẹp giữa Thúy Kiều với Kim trọng và khát vọng hạnh phúc lứa đôi của con người II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV: - Phương tiện SGK, SGV, thiết kế bài học, một số lời bình, nhận xét về đoạn trích thề nguyền - Phương pháp : dạy học theo cách kết hợp các phương pháp: đọc sáng tạo, gợi tìm, tái hiện, thuyết trình, kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. 2. Chuẩn bị của HS. Soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK. Tìm thêm nhưng tài liệu liên quan đến bài thơ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Ổn định tổ chức Ngày dạy Lớp dạy 10A3 Sĩ số 43 Vắng Ghi chú 10A2 42 2.Kiểm tra bài cũ : Nêu đặc sắc nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Chí khí anh hùng trích Truyện Kiều của nguyễn Du 3. Giới thiệu bài mới Trong tác phẩm truyện Kiều của ND mỗi nhân vật xuất hiện đều thể hiện một quan điểm tư tưởng của nhà văn. Nếu như Từ Hải xuất hiện thể hiện khát vọng về người anh hùng lý tưởng, về ước mơ công lý. Thì Kim Trọng xuất hiện cùng với Kiều để thể hiện một tình yêu sâu sắc mãnh liệt, đỉnh cao của mối tình say đắm ấy là đêm thề nguyền. Bài học hôm nay cô sẽ cùng các em tìm hiểu nội dung này qua đoạn trích Thề nguyên Hoạt động của GV & HS YÊU CẦU cần đạt Hoạt động 1 I. Tìm hiểu chung - GV hướng dẫn HS làm việc với SGK 1. Vị trí CH. Bằng việc hiểu biết về tác phẩm truyện - Đoạn trích Thuộc phần 1 của tác Kiều cùng với phần giới thiệu trong SGK em phẩm: Gặp gỡ và đính ước. Gồm 22 hãy Nêu vị trí đoạn trích? Kể vắn tắt các sự câu lục bát (từ câu 431 đến 452) kiện trước nó? Nêu nội dung của đoạn trích ? - Đoạn trích diễn tả đúng tâm trạng Hs phát biểu. hồi hộp háo hức của Thúy Kiều khi Gv nhận xét, bổ sung. Và giới thiệu tính văn sang nhà Kim Trọng làm lễ thề hóa của lễ thề nguyền trong xã hội cũ. nguyền. - Sau buổi du xuân (Thuý Kiều và Kim Trọng ( Trong xã hội phong kiến, thề gặp nhau), Cuộc gặp gỡ của 2 con người Tình nguyền rất quan trọng về mặt đạo đức trong như đã mặt ngoài còn e. Sau đó chàng xã hội và tâm linh. Thể hiện mối tình Kim đã thuê nhà trọ học ở gần nhà Kiều, sâu nặng giữa hai người . Trong xã Nhân Kiều bỏ quên chiếc thoa, Kim Trọng đã hội hiện đại, mối quan hệ giữa người nhặt được và trao trả hai người đã hẹn ước và người được điều chỉnh bằng luật chuyện trăm năm . Một hôm nhân cả nhà pháp (các bản cam kết, đăng kí kết sang chơi bên ngoại , Thuý Kiều chủ động hôn ) sang nhà Kim Trọng, hai người tình tự đến xế chiều mới chia tay. Khi trở về nhà được tin cha 2.Bố cục mẹ và 2 em chưa về, Kiều lại buông rèm sang 2 phần : - 14 câu đầu nhà Kim Trọng lần thứ hai, cùng nhau thề - 8 câu cuối nguyền, chung thuỷ suốt đời. CH. Dựa vào diễn biến của sự việc em hãy xác 3. Đọc – hiểu chú giải định bố cục của đoạn trích( Đoạn trích gồm 15 chú giải trong SGK (Có 5 điển tích mấy phần – Nội dung mỗi phần như thế nào ?) điển cố 10 từ Hán Việt, từ cổ ) Gv hướng dẫn HS tìm hiểu các chú giải trong SGK. Hoạt động 2. GV hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản Sau một ngày tự tình bên nhau, say đắm: Kiều đã đề thơ vào bức tranh Tùng của Kim Trọng, nàng đã đánh đàn cho chàng nghe.Xế chiều nàng ra về khi thấy cha mẹ và các em chưa về Kiều quyết định sang nhà KT lần thứ 2. CH. Nêu nhận xét về hàm nghĩa của các từ: II. Đọc - hiểu chi tiết 1.Tình yêu táo bạo và cuộc gặp gỡ nên thơ. * Kiều đến nhà kimTrọng lần thứ 2 - Hành động : Táo bạo : Vội, xăm xăm, băng vội, xăm xăm, băng? Tại sao Thúy Kiều lại có hành động như vậy? Hs thảo luận, phát biểu. Gv nhận xét, bổ sung: - Vì sao kiều lại có suy nghĩ, hành động táo bạo như vậy? Có phải vì muốn có thêm thời gian bên nhau,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docskkn_mot_so_phuong_huong_dan_hoc_sinh_doc_hieu_tho_trung_dai.doc