A – Phần đặt vấn đề
B – Nội dung
I – Kinh tế nông thôn và vai trò cần thiết phát triển kinh tế nông thôn trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
1 – Khái niệm kinh tế nông thôn
2 – Vai trò tác dụng của phát triển kinh tế nông thôn và sự cần thiết của phát triển kinh tế nông thôn .
II – Thực trạng phương hướng và giải pháp để phát triển kinh tế nông thôn nước ta trong thời kì quá độ :
1. Thực trạng phát triển kinh tế nông thôn trong những năm đổi mới :
a- Những thành tựu đạt được .
b- Những tồn tại và thách thức .
2- Phương hướng phát triển kinh tế nông thôn ở Việt Nam :
a. Quan điểm phát triển kinh tế nông thôn trong thời kì quá độ thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước .
b. Phương hướng phát triển kinh tế nông thôn Việt Nam .
3- Những giải pháp phát triển kinh tế nông thôn trông thời kì quá độ :
a. Cơ cấu kinh tế nông thôn .
b. Kinh tế nông nghiệp nông thôn .
c. Kinh tế công nghiệp nông thôn .
d. Kinh tế dịch vụ nông thôn .
e. Kinh tế xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn .
f. Kinh tế quản lý môi trường trong phát triển kinh tế nông thôn .
g. Quy hoạch kinh tế – xã hội nông thôn .
h. Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước đối với nông thôn .
C - Kết luận
29 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1617 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sự cần thiết và giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôn còn rất hạn chế thời gian ngắn, mức vốn vay ít không có tài sản thế chấp. Các trang trại và doanh nghiệp vừa và nhỏ rất thiếu vốn đầu tư cho sản xuất và đỏi mới công nghệ. Vốn đầu tư từ nước ngoài (FDI) dưạ vào các dự án nông nghiệp nông thôn vừa ít về số lượng vừa bé về quy mô. Đến tháng 9/1998 mới có 237 dự án với tổng mức vốn 1691 triệu USD chiếm 10% về số dự án và 5% về số vốn FDI đầu tư vào Việt nam , điều đáng quan tâm là hoạt động kém hiệu quả ( đã có 37 dự án bị giải thể với số vốn 146 triệu USD )
Phát triển sản xuất , tăng trưởng kinh tế chưa gắn bảo vệ tài nguyên và môi trường .Tình trạng tài nguyên thiên nhiên như : Đất , nước ,rừng , biển bị khai thác vượt quá mức cho phép dẩn đến nghèo kiệt , ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái là thực tế tồn tại đáng lo ngại . Tình trạng ô nhiểm môi trường và vệ sinh thực phẩm ở các làng nghề rất cần báo động và sớm có biện pháp xử lý . Công nghiệp hóa và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn là hướng đi tất yếu của nước nông nghiệp . Những tồn tại trên cần có biện pháp sớm khắc phục trước mắt dồn sức công phá những chương trình trọng điểm đổi mới công nghệ từng bước hiện đại một số lỉnh vực mủi nhọn sớm tiếp cận trình độ chung của khu vực và trên thế giới , tạo ra bước phát triển vượt bậc năng suất và chất lượng sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới
2- Phương hướng phát triển kinh tế nông thôn ở Việt N am
a- Quan điểm phát triển kinh tế nông thôn trong thời kì quá độ thự hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước
+ Thứ nhất phát triển kinh tế nông thôn nhất thiết phải có hiệu quả kinh tế – xã hội và môi trường
Nước ta là một nuớc nghèo đi lên chủ nghĩa xã hội không có cách nào khác là phải
Sản xuất kinh doanh có hiệu quả . Quan điểm hiệu quả không thể việc phát triển kinh tế nông thôn bằng bất cứ giá nào . Việc phát triển kinh tế nông thôn là một vấn đề hết sức phức tạp và rộng lớn phải đầu tư nhiều sức lao động và của cải dồi dào nên càng phải có hiệu quả . Quan điểm hiệu quả bao gồm ba mặt gắn bó với nhau: Hiệu quả kinh tế hiệu quả xả hội và hiệu quả môi trường
Hiệu quả kinh tế đòi hỏi phải sản xuất ngày càng nhiều nông sản phẩm và sản phẩm
Hàng hoá với giá thành sản phẩm hạ ,chất lượng và năng suất sản phẩm cao , tích luỷ và tái sản xuất mở rộng không ngừng.Hiệu quả xã hội đòi hỏi đời sống của người nông dân không ngừng được nâng cao, lao động có việc làm ngày càng tăng, thực hiện được xoá đói giảm nghèo, số đói , số hộ khá và hộ giàu ngày càng tăng, thực hiện dân chủ công bằng xã hội văn minh, xoá bỏ tệ nạn xã hội, phát huy được những truyền thống tốt đẹp của cộng đồng nông thôn.
Hiệu quả môi trường đòi hỏi môi trường sinh thái ngày càng được bảo vệ và cải thiện có đẩm bảo cả ba mặt hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường thì phát triển nông thôn mới bền vững. Quan điểm này phải chỉ đạo toàn bộ phương hướng, nội dung và giải pháp phát triển nông thôn.Tuỳ thao từng nôngthôn, từng thời gian mà xem và gải quyết các mặt hiệu quả sao cho thích hợp.
+ Thứ hai phát triển nông thôn với kinh tê nhiều thành phần thao cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
Chúng ta phải phát triển nông thôn theo hướng sản xuất ngày càng cao. Muốn vậy đi đôi với phát triển sản xuất phải mở rộng thị trường. Việc hình thành và phát triển thị trường như: Thị trường nông sản phẩm, thị trường đất đai, vật tư , vốn , lao động …ở nông thôn là hết sức quan trọng . Mở rộng cạnh tranh tự do sẽ tạo điều kiện cho việc giao lưu hàng hoá trong nông thôn, cũng như nông thôn và thành thị, trong nước và nước ngoài . Người sản xuất có thể muia bán những thứ cần thiết phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng thao giá thị trường tránh tình trạng bị ép cấp , ép giá . Tham gia vào thị trường có nhiều thành kinh tế , kinh tế nhà nước với các doanh nghiệp nhà nước, kinh tế tập thể, cá thể , tiểu thủ… Việc phát huy đầy đủ mọi tiềm năng đất đai, sức lao động, vốn dân cư, cơ sở vật chất kĩ thuật, các thành kinh tế là động lực quan trọng để phát triển nông thôn. Việc quan tâm đầy đủ lợi ích của hàng triệu người dân , các trang trại, hàng nghìn hợp tác xã, hàng vạn tổ hợp kinh tế hợp tác xã là hết sức quan trọng với việc phát triển nông thôn. Trong cơ chế thị trường đòi hỏi không chỉ hợp tác nhau mà phải có sự quản lý của nhà nước đối vơí thị trường để đảm bảo cho sản xuất và đời sống ở nông thôn hoạt động bình thường. Dựa vào hệ thống quy hoạch, kế hoạch định hướng dựa vào các công cụ quản lý như kế hoạch tài chính tín dụng và ngân hàng … Các biện pháp kinh tế , tổ chức, hành chính, pháp luật. Nhà nước quản lý, điều tiết các quá trình phát triển kinh tế xã hội nông thôn tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế hoạt động một cách hiệu quả và bình đẳng, nhà nước có chính sách xoá đói giảm nghèo nhưng cũng khuyến khích các hộ tiến lên khá và làm giàu. Nhà nước có các chính sách khuyến khích đồng thời có chính sách tiêu nthụ sản phẩm kịp thời với giá cả hợp lý , có chính sách đối với những vùng khó khăn và thuận lợi , đối với những năm được mùa và những năm mất mùa, đồng thời có chính sách điều chỉnh lại quan hệ cung cầu và giá cả thay đổi ở thị trường trong nước va thị trường thế giới
+ Thứ ba phát triển nông thôn một cách toàn diện có tính đến lợi thế so sánh của các vùng khác nhau
Phát triển nông thôn không chỉ về mặt kinh tế mà cả về mặt xã hội an ninh quấc phòng và bảo vệ môi trường .Trong kinh tế không chỉ phát triển nông nghiệp mà cả công nghiệp và dịch vụ . Trong nông nghiệp không chỉ phát triển trồng trọt mà cả chăn nuôi , lâm nhiệp và thuỷ sản
Việc phát triển một cách toàn diện nông thôn là tất yếu khách quan đáp úng nhu cầu kinh tế cho mọi hoạt đông kinh tế xã hội của cộng đồng nông thôn . Mổi vùng mổi ngành riêng lẻ không thể tự mình có hể phát triển được một cách bình thường mà phải có sự tác động hổ trợ của các ngành khác mới có hiệu quả . Nông nghiệp không thể phát triển có hiệu quả nếu không có công nghiệp và dịch vụ hổ trợ . Sự tách rời giữa nông nghiệp , lâm nghiệp và thuỷ sản sẻ đẻ ra tình trạng phá rừng làm phát triển diện tích đồi núi trọc như trong thự tế xảy ra . Mặt khác nông thôn có nhiều nguồn lực đất đai , nước khoáng sản khác nhau , có nguồn lực lao động dồi dào , nguồn lực cơ sở vật chất kĩ thuật đa dạng . Muốn sử dụng một cách hiệu quả các nguồn lực trên thì trong nông thôn phải phát triển đa dạng nhiều cây trồng vật nuôi , ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ khác. Nông thôn thuần nông không thể có hiệu quả cao được
+ Bốn là phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá Muốn xoá bỏ dần sự lạc hậu của nông thôn , xây dựng nông thôn giàu đẹp văn minh thì phải phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Trước tiên phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hường xoá bỏ dần tính chất thuần nông phát triển công nghiệp và dịch vụ .Việc phát triển công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản cho phép nâng cao giá trị nông sản phẩm và nông sản phẩm hàng hoá xuất khẩu . Phát triển nông nghiệp phải đi đôi với phát triển lâm nghiệp và thuỷ sản . Còn trong nông nghiệp giảm bớt tính chất độc canh phát triển cây công nghiệp rau quả , chăn nuôi . Công nghiệp hoá hiện đại hoá đòi hỏi phải phát triiển cơ sở hạ tầng sản xuất và xã hội như : Giao thông ,thuỷ lợi , điện , thông tin liên lạc , cơ sở công nghiệp dịch vụ , văn hoá y tế giáo dục làm thay đổi dần bộ mặt nông thôn . Việc áp dụng khoa học công nghệ gắn liền với thuỷ lợi hoá cơ khí hoá , điện khí hoá , công nghệ sinh học trong trồng trọt chăn nuôi , lâm nghiệp và thuỷ sản ngành nghề nhằm tăng năng suất sản lượng , chất lượng cây trồng vật nuôi có giá thành sản phẩm hạ và bảo vệ được môi trường sinh thái bền vững trong nông thôn
b- Phương hướng phát triển kinh tế nông thôn
Dựa trên những quan điểm cơ bản phát triển kinh tế nông thôn , xuất phát từ thực tiển kinh tế nông thôn Việt Nam , phương hướng phát triển kinh tế nông thôn bao gồm những nội dung chủ yếu sau .
Thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng giảm dần tính thuần nông, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và nông dân ,tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ trong nông thôn
Cơ cấu kinh tế nông thôn là nhân tố hàng đầu để tăng trưởng kinh tế nông thôn bền vững và phát triển . Nó quyết định việc khai thác và sữ dụng một cách có hiệu quả tài nguyên đất đai , vốn , cơ cấu vật chất kĩ thuật gồm lao động quyết định chiều hướng và tốc độ phát triển nông thôn từ tự túc tự cấp chuyển sang hàng hoá và xuất khẩu góp phần tăng tích luỷ tái sản xuất mở rộng và nâng cao đời sống vật chất tinh thần ở nông thôn. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu nông thôn như trên góp phần tạo ra sự phân công lao động xã hội trong nông thôn , giảm dần tĩ trọng lao động nông nghiệp và tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ . Chuyển dịch cơ cấu nông thôn phải gắn liền với chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp . Nếu cơ cấu nông nghiệp không có sự chuyển dịch tích cực và hợp lý thì không có chuyển dịch cơ cấu nông thôn
Phát triển kết cất hạ tầng theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá và ngày càng đi vào liên kết các vùng nông thôn theo quy mô thích hợp giữa quy mô vừa, nhỏ và lớn mang tính chất đồng bộ theo một quy hoạch thống nhất kết hợp giữa các ngành và lãnh thổ
Kết cấu hại tầng nông thôn là nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn . Kết cấu hạ tầng ở nông thôn bao gồm hệ thống thuỷ lợi, giao thông , điện , thông tin liên lạc, cấp nước sạch, cơ sở bảo quản chế biến nông sản. Ngoài cơ sở hạ tầng kinh tế còn kết cấu hại tầng xã hội phương hướng phát triển kết cấu hại tầng như trên cho phép tiết kiệm được vốn đầu tư và sức lao động, nâng cao hiệu quả trong xây dựng và sử dụng cơ sở hạ tầng
Khoa học và công nghệ là nhân tố hàng đầu việc hoàn chỉnh và phát triển kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá không rơi vào nguy cơ tụt hậu so vơí các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc áp dụng khoa học và công nghệ để tăng năng suất sản lượng, chất lượng và hiệu quả thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất hàng hoá
Việc hoàn chỉnh mạng lưới thuỷ lợi, thực hiện tưới tiêu chống úng, hạn hán , lũ và tưới tiêu khoa học, việc áp dụng hệ thống công cụ cơ khí thích hợp để tăng năng suất lao động và cải thiện điều kiện lao động , giải phóng lao động nông nghiệp từng bước bổ sung cho các ngành kinh tế khác. Việc sử dụng phân hoá học, thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng vật nuôi một cách hợp lý là điều kiện để tăng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi. Việc áp dụng khoa học công nghệ để bảo vệ tài nguyên đất đai, môi trường sinh thái điều kiện hết sức cần thiết cho nông thôn phát triển bền vững. Việc áp dụng khoa học và công nghệ trong công tác tổ chức quản lý kinh tế và đời sống ở nông thôn phù hợp với trình độ phát triển của từng vùng là một hướng đi không thể thiếu được.
Hoàn thiện các chính sách kinh tế xã hội cần phải kết hợp nhiều nguồn lực vừa do ngân sách của trung ương vừa do ngân sách của địa phuơng và cơ sở vừa có sự giúp đỡ hỗ trợ của cộng đồng nông thôn
Hoàn thiện việc tổ chức quản lý nhà nước đối với nông thôn là phương hướng quan trọng để tổ chức và quản lý một cách hợp lý mọi mặt hoạt đọng của nhà nước ở nông thôn về các mặt kinh tế chính trị xã hội. Phương hướng nghiên cứu ở đây là làm rõ hệ thống tổ chức các làng xã, hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nông thôn, hệ thống thông tin, hệ thống công cụ quản lý của nhà nước đối với nông thôn
Phương hướng phát triển hệ thống tổ chức quản lý nông thôn là tìm ra được những hình thức, tổ chức quản lý thích hộp phân định rõ ràng và chính xác chức năng nhiệm vụ quyền lợi của các tổ chức để nâng cao hiệu lực quản lý và nâng cao sự tham gia của cộng đồng để xây dựng nông thôn
Bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái ở nông thôn là một trong những phương thức quan trọng không thể thiếu được để phát triển nông thôn một cách bền vững
Quy hoạch nông thôn là một phương hướng không thể thiếu được của quy phát triển nông thôn theo quy hoạch và kế hoạch định hướng, kết hợp giữa phát triển trước mắt và phát triển lâu dài, kết hợp giữa phát triển trên phạm vi chung cả nước với phát triển từng vùng từng địa phương
Phương hướng phát triển nông thôn trên đây chỉ mang tính chất toàn diện bao gồm nhiều mối quan hệ chặt chẽ và không thể thay thế nhau. Tuỳ thao điều kiện từng vùng và địa phương khác nhau mà việc phát triển có mức độ và phạm vi khác. Điều quan trọng và cần chú trong quản ký vĩ mô là phải tính đến điều kiện tự nhiên , kinh tế và xã hội của từng vùng , từng điạ phương khác nhau mà có quy hoạh kế hoạch phát triển thích hợp , tạo điều kiện cho các vùng đặc biệt các vùng có nhiều khó khăn củg như có điều kiện phát triển giữa khoảng cách về kinh tế xã hội quá nhiều giữa các vùng
3- Những giải pháp để phát triển kinh tế nông thôn trong thời kì qúa độ
Như đã nghiên cứu ở trên , kinh tế nông thôn có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước , thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước trong thời kì qúa độ lên chủ nghĩa xã hội . Chúng ta củng xác định được những phương hướng chủ yếu để phát triển kinh tế nông thôn . Vậy các giải pháp để thực hiện việc phát triển kinh tế nông thôn theo phương hướng ấy là gì? Nó liên quan đến những vấn đề nào ?
Nội dung bao gồm những vấn đề sau :
Cơ cấu kinh tế nông thôn
Kinh tế nông nghiệp nông thôn
Kinh tế công nghiệp nông thôn
Kinh tế dịch vụ nông thôn.
Kinh tế xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn
Kinh tế và quản lý môi trường trong phát triển kinh tế nông thôn
Quy hoạch kinhtế xã hội nông thôn
Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước đối với nông thôn
a- Cơ cấu kinh tế nông thôn
Để thực hiện chuyển dịch cơ cấu một cách có hiệu quả cần thực hiện một số giải pháp sau :
+ Giải pháp về vốn :
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là một quá trình. Quá trình này diễn ra nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào mức độ đầu tư vật chất,tài chính. Trong đó vốn đầu tư là một tiền đề cần thiết quyết định quá trình chuyển dịch này. Đối với nước ta hiện nay chính sách tài chính phải đảm bảo khuyến khích chuyển dịch cơ cấu theo hướng có lợi đồng thời phải định hướng cho việc chuyển dịch có hiệu qủa và đúng hướng. Cần tập trung vào hai lĩnh vực là đầu tư vốn ngân sách và sử dụng công cụ thuế hợp lý.
+ Với chính sách tiền tệ :
Tránh tình trạng nông dân phải đi vay nặng lãi tất yếu có sự tác động của hệ thống tín dụng ngân hàng, tạo điều kiện cho nông dân được vay vốn với thủ tục đơn giản ,thời gian và lãi suất hợp lý mở thêm các hình thức tín dụng khác.
+ Giải pháp về thị trường :
Phải hình thành hệ thống thị trường đồng bộ , đảm bảo sự ổn định của thị trường. Hình thành những thị tứ nông thôn, biến những nơi này thành trung tâm công nghiệp ,cùng công nghiệp và thương mại dịch vụ trong nông thôn. Đầu tư làm tốt công tác dự báo thị trường cả trong và ngoài nước , nâng cao sức mua của người dân bằng cách hướng dẫn giúp đỡ nông dân đầu tư phát triển sản xuất… mở rộng thị trường trong nườc vì thị trường nước ta có nhu cầu lớn đa dạng , đó lại là lợi thế mà nước ngoài muốn chiếm.
+ Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn:
Cần có sự đầu tư hỗ trợ thông qua các dự án phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn như: Giao thônh nông thôn, thuỷ lợi, điện sản xuất và điện sinh hoạt… chính việc này góp phần hình thành các trung tâm, các tụ điểm giao lưu kinh tế,mở rộng sự trao đổi buôn bán. Cũng là điều kiện kiên quyết để nắm bắt cơ hội của thịi trường ,tiến hành tổ chức sản xuất cung ứng các loại sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường.
+ Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách ruộng đất :
Thực hiên việc giao đất, cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dung đất lâu dài cho nông dân. Từng bước xác lập và hình thành hệ thống thị trường đất đai tạo điều kiện cho quá trình tập trung ruộng đất là tiền để nền nông nghiệp chuyển sang sản xuất hàng hoá.Khuyến khích tạo điều kiện cho nông dân làm đồn điền .Giao đất không thu tiền và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hợp tác xã xây dựng trụ sở làm cơ sở cho sản xuất kinh doanh. Quản lý đất đai theo luật và tập trung quản lý theo quy hoạch , khắc phục tranh chấp đất đai.
+ áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất và chế biến sản phẩm :
Phát triển và ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới tạo khả năng nâng cao năng suất lao động. Việc áp dụng thành tựu công nghệ mới là nhân tố quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ . Nhà nước cần hỗ trợ việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ nhất là công nghệ giống, công nghệ sinh học , công nghệ bảo quản chế biến… Khuyến khích xây dựng cơ sở chế biến nông lâm- thuỷ sản - công nghiệp , tập trung nâng cao năng lực các trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ cho nông nghiệp và nông thôn
+ Phát triển nguồn nhân lực trong khu vực nông thôn:
“ Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội đất nước”. Vì vậy cần nâng cao trình độ văn hoá chuyên môn cho nguồn nhân lực và nâng cao thế lực nguồn nhân lực. Cần cải cách hệ thống giáo dục ,đào taọ ,tăng cường đầu tư nâng cấp các cơ sở dạy nghề cuả nhà nước ,khuyến khích phát triển các hình thức dạy nghề . Đảm bảo đào tạo nghề cho một triệu lao động đưa tỷ lệ được đào tạo lên 30% vào năm 2010. Thực hiện biện pháp cho người lao động khu vực nông thôn bằng việc cải thiện các điều kiện dinh dưỡng nhà ở và môi trường để nguồn nhân lực có sức khoẻ tốt.
b- Kinh tế nông nghiệp .
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn một cách mạnh mẽ theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp tăng tỷ trọng công nghiệp dịch vụ ,giảm tỷ trọng lương thực tăng tỷ trọng công ngiệp rau quả chăn nuôi lâm nghiệp ,thuỷ sản có giá trị cao, cơ cấu sản xuất nông nghiệp chỉ có thể thực hiện được thông qua việc phát triển các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn khắc phục tình trạnh sản xuất manh mún,phân tán hiện nay ở nhiều nơi . Việc quy hoạch các vùng sản xuất tập trung sẽ cho phép áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ . Cơ cấu sản xuất nông nghiệp một khi đã được quy hoạch cần xác lập ổn định tương đối để phát huy hiệu quả.
Xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với những đặc điểm của nó, đặc biệt phát triển giao thông thủy lợi, điện công nghiệp , chế biến nông sản . Đầu tư lớn và sử dụng lâu dài đòi hổi phải đảm bảo quy hoạch đầy đủ chính xác thi công đảm bảo chất lượng cao. Sử dụng công trình có hiệu quả : Đường giao thông mới và hoàn thiện , sửa chữa nâng cấp đường giao thông cũ ,đặc biệt là vùng sản xuất trọng điểm sản xuất hàng hoá ,vùng sâu ,vùng xa, thuỷ lợi được phảt triển đồng bộ ,kiên cố hoá và bê tông hoá hệ thống kênh mương tăng thêm công suất sử dụng , tiết kiệm nước ,tăng khả năng hạn chế thiên tai . Điện có ý nghĩa quan trọng phục vụ sản xuất chế biến nông sản phẩm, tưới tiêu nước , phát triển tiểu thủ công nghiệp phục vụ đời sống . Cần có sự kết hợp giữa nhà nước và nhân dân trong xây dựng và quản lý sử dụng mạng lưới điện .
áp dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ đặc biệt là công nghệ sinh học , thông tin thực hiện cơ khí hoá , áp dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất tăng chất lượng sản phẩm . Vấn đề được chú ý đầu tiên là công nghệ sản xuất giống cây trồng chủ lực , sử dụng kỉ thuật nuôi cấy mô,tăng cường cố định nitơ của các loại vi khuẩn , sản xuất thuốc trừ sâu bằng phương pháp chế phẩm sinh học , áp dụng công nghệ thông tin và công nghệ cơ khí điện trong sản xuất nông nghiệp
Đào tạo và bồi dưỡng lao động nông nghiệp có đủ số lượng và chất lượng về cán bộ đại học , cao đẵng , trung cấp về kinh tế và kỉ thuật đồng thời mỡ rộng các lớp giạy nghề cho lao động nông nghiệp chuyên sâu về cây trồng vật nuôi , lâm nghiệp thuỷ sản đi đôi với hình thức tập huấn kỉ thuật một cách thường xuyên
Thực hiện chính sách kinh tế thích hợp khuyến khích phát triển nông nghiệp như: Chính sách đất đai , tài chính tín dụng , giá cả , tiêu thụ sản phẩm , bảo trợ và bảo hiểm sản xuất , giáo dục đào tạo khoa học công nghệ , xuất khẩu
c- Kinh tế công nghiệp nông thôn :
Quy hoạch định hướng phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nông thôn.
Định hướng sự hình thành và phát triển các ngành , hàng công nghiệp tiểum thủ công nghiệp nông thôn . Định hướng sự hình thành và phát triển các cụm công nghiệp nông thôn . Tương úng với tính đa dạng về quy mô và hình thức tổ chức sản xuất, trên cơ sở quy hoạch định hướng , nhà nước cần đầu tư xây dựng một số dự án trọng điểm
Xây dựng và thực hiện chính sách phù hợp khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn . Chính sách về việc cấp đất , cho thuê đất làm địa điểm sản xuất , địa điểm làm cửa h àng và giới thiệu sản phẩm. Chính sách hổ trợ tài chính cho phát triển công nghiệp nông thôn như cho vay ưu đải và dài hạn , miển giảm thuế có thời hạn . Khuyến khích phát triển và hổ trợ cho các hoạt động của các tổ chức tư vấn đào tạo chuyên gia , thợ lành nghề cho công nghiệp nông thôn . Xây dựng và thực hiện chính sách khuyến khích tinh thần khác như công nhận tôn vinh các nghệ nhân
Nhà nước khuyến hích đầu tư phát triển các khu công nghiệp vừa và nhỏ , các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong phát triển công nghiệp nông thôn . Tách khu vực sản xuất ra khỏi khu vực nhà ở bằng cách phát triển khu công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn , thực chất là cụm công nghiệp nông thôn được nhà nước chủ động xây dựng . Nhà nước coi trọng phát triẻn doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế khác nhau . Từng ngành , từng cấp chính quyền có liên quan theo giỏi xữ lý kịp thời những vướng mắc điều kiện cần thiết cho sự phát triển như tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng kí kinh doanh , chuyển đổi hình thức kinh doanh , tạo môi trường lành mạnh và bình đẵng trong cấp hay thuê đất phục phụ kinh doanh
Bảo vệ môi trường trong phát triển công nghiệp nông thôn . Xây dựng và giám sát việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường trong mọi hoạt động của các ngành công nghiệp nông thôn . Hướng dẩn tổ chức thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường bằng các hình thức phù hợp như tuyên truyền về môi trường , trợ giúp tài chính cho các hoạt động về môi trường. Trực tiếp đầu tư ngân sách nhà nước cho việc xây dựng các công trình bảo vệ môi trường ở các cụm công nghiệp nông thôn mới xây dựng , đầu tư xữ lý khắc phục ô nhiểm ở một số làng nghề
d- Kinh tế dịch vụ nông thôn :
Kinh tế dịch vụ nông thôn phát triển dựa vào sự phát triển của ngành nông nghiệp coi các dịch vụ phát triển nông nghiệp là chủ yếu vì vậy: Trong quá trình xây dựngvà phát triển đa dạng các hoạt động và dịch vụ trong nông thôn cần chú ý trứoc hết các dịch vụ phía trước và phía sau hoạt động sản xuất nông nghiệp . Có thể nói đây là một yêu cầu có tính nguyen tắc để tìm hướng phát triển các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp và dịch vụ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đặc biệt là vùng còn thuần nông là chủ yếu . Các hoạt động dịch vụ quan trọng liên quan đến phía trước và phía sau hoạt động sản xuất nông nghiệp đáng chú ý là : Dịch vụ cung ứng đầu vào có gốc công nghiệp ; dịch vụ liên quan sửa chửa công cụ cho lao động nông nghiệp .
Việc đáp ứng các yêu cầu dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp phải đảm bảo tính kịp thời tính nghiêm ngặt của thời vụ sản xuất nông nghiệp đòi hỏi các dịch vụ chuẩn bị cho sản xuất phải đáp ứng đúng yêu cầu kế hoạch thời vụ vạch ra.
Chú trọng xây dựng và thực hiện các dich vụ sau thu hoạch như mua gom , vận chuyển ,sơ chế bảo quản …Đặc biệt vùng chuyên môn hoá có khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn.
Các hoạt động dịch vụ ở nông thôn đa dạng và phong phú song quy mô còn nhỏ bé và phân tán vì vậy phải lựa chọn những hình thức kinh doanh phù hợp đặc biệt coi trọng loại hình hộ gia đình kinh doanh dịch vụ và các tổ hợp tác dịch vụ
e- Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn :
Thực tiển của việc phát triển nông thôn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phải tạo được vốn.
Tạo vốn bằng nguồn thu từ đất công ích cho xây dựng kết cấu hạ tầng . Giao có thời hạn đất công ích cho hộ gia đình sử dụng . Trên cơ sở dược giao quyền sử dụng đất công ích hộ gia đình phải trả một khoản tiền vào quỷ công ích của địa phương . Chuyển đổi đất thành cơ sở hạ tầng theo phương thức :” Đổi đất lấy cơ sở hạ tầng “ . Đây là một phương thức tạo vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới nảy sinh trong điều kiện chuyển sang cơ chế thị trường ở nông thôn nước ta . Thực chất nó là một phương thức tạo nguồn tài chính cho phát triển hạ tầng dựa trên qũy đất công ích . Đất công ích là quỷ đất 5% so với tổng số đất nông nghiệp dành cho nhu cầu công ích do xã quản lý và sử dụng theo quy định của luật đất đai năm 1993
Huy động sức dân đóng góp để xây dựng kết cấu hạ tầng là một phương thức đàu tư truyền thống . Quy định nghỉa vụ đóng góp dưới hình thức “ nghĩa vụ công dân “ đối với lao động trong độ tuổi quy định . Đối tượng đóng góp gồm cả nam và nữ . Mức đóng góp tuỳ theo quy định của uỷ ban nhân dân tỉnh . Hình thành quỷ không chia dùng vào mục đích phát triển hạ tầng hợp tác xã . Trong cơ chế củ , quỹ không chia gồm quỹ tích luỷ và quý công ích . Trong cơ chế mới chỉ gồm quỹ tích luỷ . Đóng góp tự nguyện ngoài nghĩa vụ công dân quy định theo nhu cầu của từng việc xây dựng hạ tầng .
Dựa vào nội lực phát huy các nguồn lực bên ngoài . Nhờ vào nguồn vốn huy động trong dân , với vốn của nhà nướ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- G0077.doc