Tai biến hô hấp quanh mổ
Co thắt thanh quản, khí quản.
Suy hô hấp.
Xử lý và phân tích số liệu
Các biến liên tục được trình bày bằng trung bình ± độ lệch chuẩn.
Sự khác biệt về giá trị trung bình của các biến số mạch, huyết áp trung bình ở các
thời điểm được phân tích bằng phương pháp thống kê phân tích phương sai một
yếu tố (one-way ANOVA).
Mức ý nghĩa trong toàn bộ nghiên cứu là p<0,05.
Các số liệu được phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS 12.0 for Windows.
16 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2242 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sufentanil trong gây mê cân bằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SUFENTANIL TRONG GÂY MÊ CÂN BẰNG
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá ban đầu hiệu quả Sufentanil trong gây mê cân bằng cho phẫu
thuật tổng quát.
Thiết kế nghiên cứu: Tiền cứu, mô tả cắt ngang.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 29 bệnh nhân ASA I-II, tuổi trung bình
46,90 ± 1,79, được phẫu thuật tổng quát chương trình tại bệnh viện Đại học Y dược
TPHCM từ tháng 6 đến tháng 10 – 2007.
Kết quả: Với liều dẫn mê Sufentanil 0,02 mcg/kg, tổng liều trung bình 0,42 ± 0,08
mcg/kg, nồng độ thuốc 5 mcg/ml tiêm tĩnh mạch chậm; nhịp tim và huyết áp trung
bình thay đổi không có ý nghĩa ở các thời điểm phẫu thuật (p<0,05). Không gây ức
chế hô hấp sau tiêm 3 phút, thời gian hậu phẫu. Một trường hợp ức chế hô hấp giai
đoạn hồi tỉnh cần hóa giải bằng Naloxone (0,16mg), 10 trường hợp ho ngay sau tiêm
thuốc (34,48%). không ghi nhận các tác dụng không mong muốn khác của thuốc
(ngứa, buồn nôn, nôn…)
Kết luận: Sufentanil dẫn mê 0,02 mcg/kg, tổng liều 0,42 ± 0,08 mcg/kg đạt được sự
ổn định về huyết động, không gây ức chế hô hấp trong gây mê, an toàn hiệu quả khi
dùng và ít tác dụng phụ. Tuy nhiên cần pha loãng thuốc và tiêm chậm, đảm bảo đủ
thời gian cho thuốc tác dụng trước khi thực hiện bất kì kích thích đau nào (đặt nội khí
quản, kích thích đau do phẫu thuật…)
ABSTRACT
PRIMARY EVALUATION THE EFFECT OF SUFENTANIL
IN THE BALANCE ANESTHESIA FOR GENERAL SURGERY
Nguyen Van Chung, Nguyen Thi Ngoc Dao, Phan Ton Ngoc Vu, Nguyen Tat
Nghiem
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 1 - 2009: 435 - 440
Objects: Evaluate the primary effect of sufentanil in the balance anesthesia for the
general surgery.
Study design: prospective, descriptive, cross-sectional study.
Patients and methods: 29 ASA physical status I-II patients, average 46.90 ± 1.79yr,
who underwent elective general surgery at University Medical Center, from June to
October 2007.
Results: Introduced anesthesia dose of 0,02 mcg/kg Sufentanil, averaged overal dose
of 0.42 ± 0.08 mcg/kg Sufentanil, 5 mcg/ml concentration, slow intravenous were no
significant change in heart rate and mean blood pressure at several time of surgery
(p<0.05). There was not respiratory depression arter 3 minutes injection and
postoperation. There was one case be depressed respiration and had to use Naloxone
to control depression (0.16mg). ten cases were cough after injection (34.48%). Other
adverse reactions were not (nause, vomiting, puritus…)
Conclusions: Using 0.02 mcg/kg i.v Sufentanil, 0.42 ± 0.08 mcg/kg overal dose was
achieved hemodynamic stability, no respiratory depression, safety, efficacy and little
adverse reaction. However, it is important to dilute and ensure enough time for onset
before practice some stimulations (introduced tube, surgery stimulations…)
ĐẶT VẤN ĐỀ
Gây mê cân bằng là phương pháp vô cảm phổ biến với đặc điểm: an thần – làm quên
– giảm đau – dãn cơ. Để đạt được hiệu quả đó người ta phối hợp các nhóm thuốc:
Benzodiazepine (an thần, làm quên), Morphinique (giảm đau), thuốc mê (tĩnh mạch,
hô hấp), dãn cơ và đặt nội khí quản để kiểm soát hô hấp.
Xét riêng về nhóm Morphinique tại Việt Nam: từ việc dùng Morphin đến Fentanyl
mạnh hơn Morphin 70-100 lần, có nhiều ưu điểm hơn Morphin; và hiện nay chúng ta
đã đưa Sufentanil vào sử dụng, một chế phẩm mới mạnh hơn fentanyl 5-15 lần.
Sufentanil được phát hiện vào năm 1974, đã được sử dụng rộng rãi trong hai thập
niên qua với vai trò là một Opioids tổng hợp, không chỉ mang đến sự ổn định về mặt
huyết động mà còn có tác dụng giảm đau, mất ý thức, đạt yêu cầu trong gây mê.
Nhưng sử dụng chưa phổ biến và chủ yếu dùng trong gây mê cho phẫu thuật tim
mạch với yêu cầu gây mê, diễn biến, chăm sóc hậu phẫu hoàn toàn khác với gây mê
cho phẫu thuật tổng quát. Trong thời gian gần đây tại bệnh viện Đại Học Y Dược
TPHCM, Sufentanil đã được sử dụng trong gây mê cân bằng cho phẫu thuật tổng quát
thay vì dùng Fentanyl. Và bước đầu sử dụng chúng tôi gặp một số vấn đề như:
Liều dùng Sufentanil thích hợp để đạt được hiệu quả giảm đau nhưng ít tác dụng phụ.
Thật vậy, khi sử dụng liều 0,5-1 mcg/kg tiêm tĩnh mạch như khuyến cáo để dẫn mê
thì hầu hết bệnh nhân bị ức chế hô hấp ngay sau khi tiêm thuốc (ngừng thở, SpO2
giảm), chậm thở lại sau khi ngừng gây mê, chậm tỉnh, có dấu hiệu quá liều Morphin
(thở chậm sâu, đồng tử co nhỏ) và hầu hết đều phải dùng Naloxone để hóa giải.
Đáp ứng huyết động với kích thích khi đặt nội khí quản, kích thích đau do phẫu thuật
khi sử dụng Sufentanil.
Tác dụng phụ của thuốc giai đoạn hồi tỉnh.
Với những vấn đề như thế chúng tôi tiến hành công trình nghiên cứu: “Đánh giá ban
đầu hiệu quả Sufentanil trong gây mê cân bằng”
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá bước đầu hiệu quả của việc dùng Sufentanil trong gây mê cân bằng cho
phẫu thuật tổng quát.
Mục tiêu chuyên biệt
Nghiên cứu liều dùng thích hợp để đạt được hiệu quả như mong muốn nhưng ít tác
dụng phụ.
Đánh giá ảnh hưởng Sufentenil lên đáp ứng huyết động, hô hấp, hiệu quả giảm đau,
ức chế phản xạ thần kinh thực vật khi đặt nội khí quản, kích thích đau do phẫu thuật,
rút nội khí quản.
Đánh giá tai biến, biến chứng, tác dụng phụ của thuốc trong và sau mổ.
PHƯƠNG PHÁP – ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Tiền cứu, mô tả cắt ngang.
Địa điểm nghiên cứu
Bênh viện Đại Học Y Dược TPHCM từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2007.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tất cả bệnh nhân mổ chương trình trên 16 tuổi.
ASA I, II.
Phương pháp vô cảm: Gây mê cân bằng với đặt nội khí quản kiểm soát hô hấp.
Tiêu chuẩn loại trừ
Mổ cấp cứu.
Gây mê cân bằng phối hợp tê ngoài màng cứng giảm đau trong và sau mổ.
Phương pháp tiến hành
Đánh giá trước mổ: bệnh sử và khám lâm sàng: tổng trạng chung, bệnh kèm theo.
Cận lâm sàng: CTM, ion đồ, đường huyết, chức năng gan, thận, chức năng đông cầm
máu toàn bộ, điện tâm đồ, siêu âm tim (theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa), X-
quang ngực thẳng.
Kỹ thuật gây mê hồi sức
Tất cả bệnh nhân đều được gây mê toàn diện với nội khí quản thông khí kiểm soát.
Bệnh nhân được thiết lập đường truyền tĩnh mạch với kiêm luồn 20G hoặc 18G với
dung dịch tinh thể (lactate ringer, natri clorua 0,9%).
Các phương tiện theo dõi trong gây mê: Điện tâm đồ 3 điện cực, độ bão hòa oxy
qua mạch nảy (SpO2), huyết áp động mạch không xâm lấn, EtCO2.
Tiến hành gây mê
Cho bệnh nhân thở dưỡng khí 5-6 l/ph.
Tiền mê: Midazolam 2,5mg sau 1 phút ghi nhận M, HA, SpO2 và xem đây là huyết áp
thật sự của bệnh nhân. Sau đó tiêm Sufentanil 2,0 mcg/kg (nồng độ thuốc được pha
loãng thành 5 mcg/1ml), sau 3 phút đánh giá M, HA, SpO2, nhịp thở.
Dẫn mê: Propofol 2 mg/kg + Rocuronium 0,6 mg/kg, đặt nội khí quản sau 90 giây.
Duy trì mê bằng Isofluran + O2 1 l/ph.
Khi phẫu thuật viên sát trùng da lặp lại Sufentanil 0,2 mcg/kg.
Trong quá trình phẫu thuật khi M, HA tăng 30% so với ban đầu lặp lại Sufentanil
0,10 mcg/kg.
Các biến số theo dõi và phân tích
Ghi nhận M, HA, SpO2 trước khi đặt nội khí quản, 1ph, 5ph sau đặt nội khí quản
(không dùng thuốc mê hô hấp trong lúc này).
M, HA trước khi rạch da, sau rạch da 1ph, 5ph, 10 phút đối với mổ mở.
M, HA trước rạch da, sau rạch da 1ph, sau bơm CO2 1ph, 5ph, 10ph đối với phẫu
thuật nội soi.
M, HA, SpO2 giai đoạn hồi tỉnh, trước và sau rút nội khí quản.
Tác dụng phụ của thuốc: ức chế hô hấp phải hóa giải bằng Naloxone, buồn nôn, nôn,
ngứa giai đoạn hồi tỉnh (không dùng thuốc chống nôn sau mổ).
Tai biến tim mạch quanh mổ
Mạch chậm 100 lần/phút kéo dài trong 5 phút.
HA tăng, giảm 30% so với huyết áp ban đầu.
Tai biến hô hấp quanh mổ
Co thắt thanh quản, khí quản.
Suy hô hấp.
Xử lý và phân tích số liệu
Các biến liên tục được trình bày bằng trung bình ± độ lệch chuẩn.
Sự khác biệt về giá trị trung bình của các biến số mạch, huyết áp trung bình ở các
thời điểm được phân tích bằng phương pháp thống kê phân tích phương sai một
yếu tố (one-way ANOVA).
Mức ý nghĩa trong toàn bộ nghiên cứu là p<0,05.
Các số liệu được phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS 12.0 for Windows.
KẾT QUẢ
Từ tháng 6 đến tháng 10-2007 tại bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM chúng tôi đã
gây mê phẫu thuật cho 29 trường hợp với Sufentanil.
Bảng 1: Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu: n=29
Tổng
cộng
Nam 20,70% 6
Giới
Nữ 79,30% 23
Trung bình
46,90 ±
1,97
29
Cao nhất 76
Tuổi
Thấp nhất 25
Cân nặng trung bình
(kg)
157,72 ±
1,23
29
Chiều cao trung bình
(cm)
54,72 ±
1,57
29
I 65,51 19
ASA
II 34,49 10
Trong số 10 bệnh nhân xếp loại ASA II có 6 bệnh nhân cao huyết áp (60%), 3
bệnh nhân đái tháo đường type 2 (30%), 1 bệnh nhân block nhánh phải hoàn toàn
và ngoại tâm thu thất (10%).
Bảng 2: Chẩn đoán
Chẩn đoán Số ca Phần trăm
Thoát vị đĩa đệm 10 34,48
Sỏi túi mật 8 27,59
U nang buồng
trứng
3 10,34
Rách gân cơ trên
vai
1 3,40
Nang thận 1 3,40
Ung thư vú 1 3,40
Ung thư tuyến
giáp
1 3,40
Bướu giáp nhân 1 3,40
Rò manh tràng 1 3,40
U phầm mềm
dưới vai
1 3,40
Ghép da dương
vật
1 3,40
Trong 29 trường hợp có 12 trường hợp mổ nội soi (41,38%) – 11 ca nội soi trong
phúc mạc và một ca nội soi ngoài phúc mạc, 12 trường hợp mổ mở (58,62%).
Thời gian gây mê phẫu thuật: 113,90 ± 11,39 phút (43-287 phút).
Thời gian từ lúc ngừng thuốc mê hô hấp đến rút nội khí quản: 25 ± 12,10 phút (5-25
phút).
Bảng 3: Thay đổi mạch, huyết áp trung bình giữa các thời điểm
Thời điểm Mạch
Huyết áp trung
bình
T1 83,17 ± 2,05 90,45 ± 2,24
T2 72,55 ± 2,09 71,38 ± 2,73
T3 82,14 ± 2,71 93,72 ± 3,95
T4 83,38 ± 2,07 83,45 ± 2,94
T5 75,41 ± 2,39 73,72 ± 1,95
T6 72,10 ± 2,29 81,90 ± 2,22
T7
71,66 ±
2,25*
88,21 ± 3,44
T8 72,79 ± 2,21 89,83 ± 3,08
T9 72,34 ± 2,34 90,68 ± 2,92
T10 76,90 ± 2,56 92,79 ± 3,28
T11 80,00 ± 2,52 92,03 ± 3,01
T12 84,55 ± 2,24 90,07 ± 2,08
(*) Khác biệt có ý nghĩa so với mạch, huyết áp ban đầu (T1), p<0,05.
Với:
T1: Thời điểm ban đầu (M, HA bình thường của bệnh nhân).
T2: Trước khi đặt nội khí quản.
T3: Sau dặt nội khí quản 1phút.
T4: Sau đặt nội khí quản 5phút.
T5: Trước rạch da.
T6: Sau rạch da 1phút.
T7: Sau rạch da 5phút.
T8: Sau rạch da 10phút.
T9: Trước ngừng phẫu thuật.
T10: Sau ngừng phẫu thuật.
T11: Trước rút nội khí quản.
T12: Sau rút nội khí quản.
Tổng liều Sufentanil 0,42 ± 0,08 mcg/kg (0,4-0,5mcg/kg).
Tác dụng phụ và tai biến khi dùng Sufentanil:
10 trường hợp ho ngay sau tiêm Sufentanil (34,48%).
1 trường hợp hóa giải bằng Naloxone (0,16mg), 3,45% (chẩn đoán sỏi túi mật, ASA
II, thời gian gây mê 75 phút, thời gian mổ 52 phút, tổng liều Sufentanil 0,4mg/kg.
Không trường hợp nào bị nôn, buồn nôn, ngứa, ức chế hô hấp sau mổ.
NHẬN XÉT VÀ BÀN LUẬN
Sufentanil được tổng hợp từ năm 1974, có hoạt tính nội tại mạnh với thụ thể µ, là
thuốc đồng vận đơn thuần và nó có ái lực mạnh với thụ thể này. So sánh về ái lực:
Sufentanil mạnh hơn Fentanyl 10 lần do đó có thể phát huy tác dụng giảm đau với
nồng độ thấp trong huyết tương 0,01-0,56 ng/ml. Sufentanil có tác dụng mạnh hơn
Morphin 2000-4000 lần, Fentanyl 5-15 lần(Error! Reference source not found.,Error! Reference
source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.)
Sufentanil được dùng với vai trò là một thuốc giảm đau để dẫn mê và duy trì mê trong
gây mê cân bằng hoặc với vai trò là một thuốc mê đơn thuần để dẫn mê và duy trì mê
với đặc tính: tạo ra độ mê đủ sâu với ảnh hưởng rất nhỏ lên hệ tim mạch; nó ức chế
hiệu quả các đáp ứng giao cảm (tăng huyết áp, nhịp tim nhanh) với những kích thích
do phẫu thuật (đặt nội khí quản, rạch da và các thao tác trong phẫu thuật), tạo ra sự ổn
định huyết động mà không gây ức chế miễn dịch, tán huyết và phóng thích
Histamine.
Cũng giống như các dược phẩm khác Sufentanil cũng có một số tác dụng phụ và bất
lợi như: hạ huyết áp, nhịp tim chậm thậm chí ngừng tâm thu trong một số trường hợp
cực kỳ quan trọng, gây dãn mạch ngoại vi, tăng huyết áp, tăng nhịp tim, co cứng cơ
thành ngực, co cứng cơ toàn thân (hội chứng Stiffman) với truyền liên tục Sufentanil
trên 24 giờ, liều > 0,75 mcg/kg/h(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.),
buồn ngủ, buồn nôn, loạn nhịp tim, lạnh run, ban đỏ, ngưng thở, co thắt thanh quản,
khí quản, suy hô hấp sau mổ, ngứa, bí tiểu (thường gặp khi phối hợp với thuốc tê
truyền ngoài màng cứng).
Khi Sufentanil được dùng như một thuốc dẫn mê và duy trì mê trong gây mê cân
bằng khuyến cáo nên dùng liều 0,70-2 mcg/kg tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch
trong 2-10 phút. Theo Clark và cs 1987 0,50-2 mcg/kg, theo Dolleny 1999 0,50-5
mcg/kg. Liều duy trì tiêm tĩnh mạch hay truyền tĩnh mạch liên tục tùy theo yêu cầu
của cuộc mổ là 10-50 mcg (0,15-0,7 mcg/kg). Theo Marty el al 1988 mối tương quan
giữa nồng độ Sufentanil và tác dụng lâm sàng của nó là: 1,08 ng/ml triệt tiêu các đáp
ứng với kích thích phẫu thuật, 0,25 ng/ml tạo thuận lợi cho hô hấp. Thời gian khởi
phát tác dụng 1-2 phút. Thời gian tác dụng tùy liều, 50 phút với liều 0,50 mcg/kg(Error!
Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.).
Các tác dụng giảm đau và các tác dụng tương tự Morphin có thể được hóa giải
bằng Naloxone.
Qua nghiên cứu của chúng tôi với liều dẫn mê Sufentanil 0,2 mcg/kg tiêm tĩnh mạch
chậm, thấp hơn so với From et al là 0,5-2mcg/kg(Error! Reference source not found.), Kay el al
là 1mcg/kgError! Reference source not found.) đã ức chế được đáp ứng giao cảm khi đặt nội khí
quản (sự thay đổi mạch, huyết áp trung bình thời điểm T1 và T3 không có ý nghĩa
thống kê). Tổng liều Sufentanil 0,40-0,50 mcg/kg thấp hơn so với khuyến cáo 0,70-
2mcg/kg(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.). Liều duy trì trong thời
gian phẫu thuật là 0,1 mcg/kg thấp hơn so với Grundy et al 0,15-0,70 mcg/kg(Error!
Reference source not found.).
Về huyết động
Đạt được sự ổn định về mặt huyết động: nhịp tim và huyết áp trung bình thay đổi
không có ý nghĩa thống kê (p<0,05), ức chế phản xạ giao cảm đối với các kích thích
phẫu thuật (đặt nội khí quản, rạch da, bơm hơi vào phúc mạc, kích thích đau trong
mổ, rút nội khí quản…), không có tác dụng phụ trên tim mạch (nhịp tim chậm, nhanh,
tụt huyết áp, loạn nhịp…).
Về hô hấp
Không ức chế hô hấp sau tiêm, giai đoạn hậu phẫu. Một trường hợp cần dùng
Naloxone để hóa giải tác dụng ức chế hô hấp mặc dù chỉ dùng tổng liều Sufentanil
0,4 mcg/kg, bệnh nhân nữ BMI 20,40, ASA II (Block nhánh phải hoàn toàn và ngoại
tâm thu thất 8 nhịp/phút), phẫu thuật cắt túi mật nội soi, thời gian gây mê 74 phút,
thời gian mổ 52 phút.
Các tác dụng phụ
Mặc dù với nồng độ thuốc 5 mcg/ml, tiêm tĩnh mạch chậm nhưng vẫn còn nhiều bệnh
nhân ho ngay sau tiêm thuốc (34,48%). Ngoài ra, 100% bệnh nhân không buồn nôn,
nôn (không dùng chống nôn giai đoạn hậu phẫu) và ngứa.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 29 bệnh nhân được gây mê cân bằng với Sufentanil liều dẫn mê 0,20
mcg/kg tiêm tĩnh mạch chậm, tổng liều 0,40-0,50 mcg/kg chúng tôi nhận thấy:
Sufentanil thật sự là một thuốc với vai trò giảm đau trong gây mê cân bằng với đặc
tính: ổn định về mặt huyết động, ức chế được các phản xạ giao cảm đối với các kích
thích phẫu thuật, không gây ức chế hô hấp với liều đang dùng, các tác dụng phụ như
buồn nôn, nôn, ngứa, ức chế hô hấp hậu phẫu không ghi nhận được trong nghiên cứu
này. Chỉ có một trường hợp cần hóa giải bằng Naloxone.
Nồng độ thuốc càng thấp, tiêm tĩnh mạch càng chậm thì càng hạn chế được tác dụng
gây ho, co cứng cơ hô hấp, hội chứng Stiffman.
Tôn trọng thời gian để tác động của thuốc thì hiệu quả càng cao.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 104_029.pdf