Tài liệu Báo chí truyền hình

MỤC LỤC

 

BÀI MỘT: BÁO CHÍ TRỰC TUYẾN - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1

I. KHÁI QUÁT VỀ MẠNG INTERNET. (2 TIẾT RƯỠI) 1

1.1. Sự ra đời và nguyên lý hoạt động của Máy tính cá nhân (PC - Personal Computer). 1

1.2. Kết nối liên mạng và sự ra đời của mạng Internet. 6

1.3. Nguyên lý kỹ thuật của mạng Internet. 8

1.4. Tài nguyên và khai thác tài nguyên trên mạng Internet. 10

II. WEBSITE LÀ GÌ? (2 TIẾT RƯỠI) 12

2.1. Dịch vụ World-Wide Web (WWW). 12

2.2. Hyper Text Markup Language - Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (hay Ngôn ngữ chèn mã văn bản động). 14

2.3. Chức năng multimedia của một website. 14

2.4. Giới thiệu một số website tiêu biểu. 15

BÀI HAI: BÁO CHÍ TRỰC TUYẾN 17

I. KHÁI NIỆM 17

II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 19

2.1. Trên thế giới 19

2.2. Ở Việt Nam 19

III. ĐẶC ĐIỂM CỦA BÁO CHÍ TRỰC TUYẾN 22

3.1. Khả năng đa phương tiện (Multimedia) 23

3.2. Tính thời sự và phi định kỳ của báo trực tuyến 24

3.3. Tính tương tác của báo trực tuyến 25

3.4. Khả năng truyền tải thông tin không hạn chế 28

3.5. Độ an toàn thông tin trên báo trực tuyến 29

IV. ĐẶC THÙ CÔNG CHÚNG CỦA BÁO CHÍ TRỰC TUYẾN 31

V. QUY TRÌNH LÀM VIỆC VÀ TỔ CHỨC TOÀ SOẠN BÁO CHÍ TRỰC TUYẾN 31

BÀI 3: THỂ HIỆN ÂM THANH TRÊN MẠNG INTERNET VÀ PHÁT THANH TRÊN MẠNG INTERNET 34

I. CÁC PHƯƠNG THỨC PHÁT THANH HIỆN ĐẠI. (1 TIẾT) 34

a) Phát thanh trực tiếp. 34

b) Các chương trình Talk show. 35

c) One-man-Studio. 35

II. CÔNG NGHỆ SỐ HÓA (DIGITALIZATION TECHNOLOGIES) VÀ ÂM THANH KỸ THUẬT SỐ. (1 TIẾT) 36

2.1. Quá trình số hóa tín hiệu âm thanh và Phát thanh kỹ thuật số. 36

2.2. Tiêu chuẩn quốc tế cho Phát thanh kỹ thuật số. 40

III. THỂ HIỆN ÂM THANH TRÊN MẠNG INTERNET. (1 TIẾT) 42

3.1. Âm thanh trên mạng Internet. 42

3.2. Thế giới với Phát thanh trên mạng Internet. 46

IV. CÔNG NGHỆ ÂM THANH TRÊN MẠNG INTERNET VÀ PHÁT THANH TRÊN MẠNG INTERNET Ở VIỆT NAM. (2 TIẾT) 49

4.1. Công nghệ âm thanh trên mạng Internet và Phát thanh trên mạng Internet ở Việt Nam. 49

4.2. Một số vấn đề chung của Phát thanh trên mạng Internet ở Việt Nam. 51

SƠ ĐỒ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CHƯƠNG TRèNH INTERNET 55

TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT 55

BÀI BỐN: THIẾT KẾ VÀ TRÌNH BÀY BÁO CHÍ TRỰC TUYẾN 62

I. CÁC THUẬT NGỮ CƠ BẢN 62

II. QUY TRÌNH XÂY DỰNG MỘT WEB SITE THÔNG DỤNG 62

2.1. Phân tích thiết kế một web site 63

2.2. Xây dựng khung cho web site 63

2.3. Xây dựng nội dung cụ thể cho từng trang web và liên kết các trang web 64

2.4. Đưa web site lên mạng và bảo trì website 64

III. HÌNH THỨC TRÌNH BÀY WEBSITE BÁO CHÍ 65

3.1. Nguyên tắc 3 click 65

3.2. Công cụ của người biên tập 66

3.3. Cấu trúc website báo chí 66

3.4. Phân cấp thông tin trên từng trang 68

3.5. Trình bày trang báo trực tuyến: 69

 

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2068 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Báo chí truyền hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chẽ, mật thiết giữa độc giả với bản báo. Trong khi các PTTTĐC truyền thống có thể gặp khó khăn khi tiếp nhận thông tin phản hồi do nhiều nguyên nhân khách quan như thời gian, thất lạc...thì báo trực tuyến với hòm thư có ưu điểm nổi bật là tốc độ, toà soạn tức thời nhận được những thông tin phản hồi từ phía người đọc, nhờ thế nhanh chóng đưa ra những biện pháp điều chỉnh nội dung hình thức tờ báo sao cho phù hợp với nhu cầu người đọc. Mặt khác, do hạn chế về thời lượng chương trình, khuôn khổ số trang, các PTTTĐC truyền thống không thể hồi đáp đầy đủ các thông tin phản hồi của công chúng, dễ gây cảm giác những ý kiến phản ánh không được tiếp nhận. Điều này phần nào làm giảm hiệu quả truyền thông. Tất cả những trở ngại trên đã được khắc phục ở báo trực tuyến. Các thông tin phản hồi gửi đến toà soạn qua e-mail đến đúng địa chỉ như thư “bảo đảm" và chắc chắn được toà soạn tiếp nhận. Ngoài ra, báo trực tuyến trội hơn các PTTTĐC truyền thống ở khả năng gắn kết lưu giữ độc giả bằng hình thức phân phối báo theo yêu cầu. Khi người đọc bằng vài thao tác đơn giản tiến hành đăng ký và cung cấp địa chỉ thư điện tử của mình cho toà soạn, toà soạn sẽ gửi bản tóm tắt số báo mới dưới dạng thư điện tử có chứa siêu liên kết tới toàn văn nội dung. Việc gửi bản tóm tắt nội dung số báo mới không những giúp độc giả không mất thời gian đọc toàn bộ số báo nhưng vẫn có thể nhanh chóng, chủ động xác định nội dung thông tin cần tìm, mà còn thể hiện sự quan tâm của toà soạn với mỗi độc giả. Đây là một phương thức lôi cuốn độc giả độc đáo chỉ có ở báo trực tuyến. Thông qua e-mail, báo chí trực tuyến còn có khả năng thành lập các diễn đàn có sức hút lớn với độc giả. Các diễn đàn trên báo trực tuyến được tổ chức thường xuyên và được coi như một chuyên mục nơi toà soạn dành đăng ý kiến của người đọc về một vấn đề nhất định. Thực tế cho thấy, các diễn đàn trên báo chí trực tuyến thu hút được một khối lượng lớn công chúng tham gia. Phần vì diễn đàn trên báo chí trực tuyến luôn bàn luận về những vấn đề thời sự nổi cộm, đang là mối quan tâm của dư luận xã hội, phần vì chúng tận dụng được ưu thế không bị giới hạn, bó buộc trong một khuôn khổ, đặc biệt là ưu thế tức thời của báo chí trực tuyến. ở các diễn đàn này, độc giả có thể gửi thư điện tử tự do bày tỏ quan điểm, chính kiến, thái độ, phản ứng... trước một sự kiện, vấn đề do toà soạn hoặc chính họ đặt ra. Diễn đàn không chỉ thu hút họ đến với báo mà còn tạo ra không khí tự nhiên, khách quan dân chủ để độc giả nhận thấy rằng tờ báo tôn trọng độc giả, có tôn chỉ mục đích hoạt động vì lợi ích của độc giả và đất nước, giai cấp nó bảo vệ. Tính tương tác của báo chí trực tuyến còn được thể hiện rõ nét nhất khi nó thực hiện chức năng VOTE (bỏ phiếu). Trước một sự kiện, hiện tượng, vấn đề quan trọng của đời sống xã hội, hoặc nhu cầu thăm dò dư luận về chính tờ báo, chương trình phát thanh, truyền hình... các PTTTĐC thường phải dành nhiều thời gian, công sức và chi phí đáng kể để tiến hành điều tra, thống kê xã hội học. Tuy nhiên, những công việc tỷ mẩn, mất thời gian như in ấn tài liệu, phát câu hỏi, ghi chép ý kiến, xử lý dữ liệu... với báo chí trực tuyến đã trở nên lỗi thời. Với sự trợ giúp của máy tính, công tác điều tra, thống kê xã hội học của báo chí trực tuyến trở nên vô cùng đơn giản, nhanh chóng và chính xác. Có thể nói, khả năng tương tác cao của báo chí trực tuyến chính là biểu hiện sâu sắc của tính nhân dân mà báo chí Việt Nam đang cố gắng đạt tới. Đó là điều kiện khuyến khích, thu hút đông đảo công chúng tham gia cung cấp thông tin, xây dựng tác phẩm báo chí. Mặt khác, tính tương tác cũng là sợi dây liên kết chặt chẽ công chúng với tờ báo, với bài báo, thậm chí với mỗi nhà báo. Với đặc điểm này, báo chí trực tuyến được coi là loại hình đáp ứng được một cách lý tưởng nhất yêu cầu đặt ra đối với một phương tiện truyền thông đại chúng mà mô hình truyền thông của Claude Shannon đề ra. Khả năng truyền tải thông tin không hạn chế Sẽ không quá khi cho rằng Internet nói chung, báo trực tuyến nói riêng là cuốn bách khoa thư lớn nhất của loài người. Báo trực tuyến không có số trang hạn định, báo trực tuyến cũng không quan tâm đến thời gian, thời lượng phát sóng, nên nội dung thông tin của báo trực tuyến có thể phát triển không giới hạn nhờ việc thiết lập các “hyperlink” - siêu liên kết. Các siêu liên kết tổ chức thông tin thành từng lớp, tạo mối quan hệ giữa thông tin mới nhất với các thông tin tham chiếu, bổ sung trong cùng một chủ đề. Chẳng hạn, ở trang chủ, từ tít và tít dẫn, siêu liên kết sẽ dẫn người đọc đến toàn văn nội dung chính của tác phẩm báo chí. Trong phần nội dung này, lại chứa một số các siêu liên kết dẫn đến các nội dung thông tin khác có liên quan trên từng mặt cụ thể. Trong phần nội dung chuyên biệt cụ thể này, lại có tiếp những siêu liên kết khác... Siêu liên kết có mặt trong nhiều trang báo khiến các số báo trực tuyến không tồn tại độc lập, riêng lẻ mà thực sự đã trở thành kho tư liệu khổng lồ, nơi công chúng có thể dễ dàng tìm kiếm, thâu nhận lượng thông tin toàn diện, phong phú về mọi vấn đề. Nhờ siêu liên kết, người đọc còn có thể tra cứu những dữ liệu lịch sử trong kho lưu trữ của báo trực tuyến một cách nhanh chóng nhất mà không có thư viện nào, không một hình thức tích luỹ, lưu trữ nào của các PTTTĐC truyền thống làm được. Bằng việc thiết lập các siêu liên kết, báo trực tuyến có nhiều lợi thế hơn hẳn báo in, phát thanh, truyền hình trong khả năng cung cấp bức tranh thông tin toàn cảnh, đầy đủ, trọn vẹn. Nội dung thông tin đăng tải trên báo trực tuyến có tính khách quan rất cao. Sự việc được nhìn nhận dưới mọi góc độ, mọi khía cạnh giúp cho công chúng có thể tự lý giải sự việc theo cách của mình và tự rút ra kết luận. Tuy nhiên, siêu liên kết cũng có mặt trái. Việc xây dựng siêu liên kết dày đặc là cần thiết nhưng các siêu liên kết cần phải có sự kiểm duyệt cả về nội dung thông tin lẫn bản thân sự tồn tại của nó. Quá lạm dụng siêu liên kết sẽ khiến người đọc lạc trong biển thông tin của Internet và không dễ gì trở lại với nội dung thông tin ban đầu. Độ an toàn thông tin trên báo trực tuyến Vấn đề bảo đảm an toàn thông tin trực tuyến đang là mối lo hàng đầu của những người sử dụng mạng Internet trên thế giới. Kết quả thống kê đăng trên Tạp chí Thế giới vi tính tháng 3/2001 cho biết, chi tiêu toàn cầu cho bảo mật thông tin năm 2000 là 8,7 tỷ USD và mỗi năm số tiền này sẽ tăng 28%. Dự kiến đến năm 2005, thế giới sẽ bỏ ra 30 tỷ USD cho công tác bảo đảm an toàn thông tin trên mạng Internet. Là một bộ phận của Internet, lại phát hành một bản duy nhất cho triệu triệu người đọc, vấn đề an toàn thông tin trên báo trực tuyến hết sức quan trọng. Thông tin của báo trực tuyến được lưu trữ dưới dạng dữ liệu trên đĩa từ nên luôn phải đối mặt với những sự cố hỏng hóc về kỹ thuật như mất từ tính, viuts phá hoại... Trong trường hợp những sự cố này xảy ra, toàn bộ nội dung thông tin có thể bị phá hoại hoàn toàn, không thể khôi phục được và mối liên hệ giữa người đọc với toà soạn báo sẽ bị gián đoạn, ngắt quãng. Mặt khác, thông tin trên báo trực tuyến còn phải đương đầu với sự thâm nhập của các nguồn thông tin xấu, thông tin không lành mạnh vốn đầy rẫy trên mạng Internet. Hiện nay, Internet được coi là vùng tự do tuyệt đối, không có một tổ chức hay quốc gia nào trên thế giới chịu trách nhiệm quản lý, điều hành. Các biện pháp an ninh như thiết lập hệ thống máy tính bảo vệ gọi là “Bức tường lửa" (Fire wall) cũng không đảm bảo an toàn tuyệt đối. Chúng chưa hoàn toàn ngăn cản được những truy nhập bất hợp pháp. Những kẻ am hiểu hệ thống máy tính và có mục đích xấu vẫn có thể đột nhập vào hệ thống máy chủ - nơi lưu trữ thông tin để sửa đổi, đánh cắp thông tin. Đặc điểm về độ an toàn thông tin trên báo trực tuyến quy định sự khác biệt trong phương thức vận hành toà soạn của báo trực tuyến với các PTTTĐC truyền thống. ở báo in, độ an toàn thông tin rất cao sau khi phát hành vì các bản in không liên quan đến nhau, ở phát thanh, truyền hình các chương trình đã được lên lịch khó xảy ra khả năng bị xâm nhập, phá hoại thì ở báo trực tuyến, do sự “thoải mái” của mạng Internet, mọi điều đều có thể. Như vậy, với tất cả các đặc điểm trên, báo trực tuyến trở thành một loại hình truyền thông đáp ứng được những nhu cầu mới của kỷ nguyên công nghệ thông tin. Các PTTTĐC truyền thống vẫn tồn tại nhưng truyền thông đa phương tiện sẽ chiếm ưu thế trong đời sống và có vai trò lớn trong việc giao lưu, truyền tải những tinh hoa văn hoá giữa các quốc gia, các dân tộc. ĐẶC THÙ CÔNG CHÚNG CỦA BÁO CHÍ TRỰC TUYẾN Người tiếp nhận thông tin luôn là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của một cơ quan truyền thông đại chúng. Giống các loại hình truyền thông đại chúng khác, báo chí trực tuyến cũng có một lớp công chúng của riêng mình. Kết quả một cuộc điều tra tháng 7/1999 cho thấy trong số những người sử dụng Internet có 70% là nam giới, 60% dưới 30 tuổi, 98% có bằng tú tài trở lên. 78% số người được hỏi cho biết họ thường xuyên đọc báo chí trực tuyến, 30% thường xuyên đọc báo nước ngoài và 5% sử dụng Internet thay cho vô tuyến Dẫn theo Nguyễn Thị Ngọc Linh, Đặc thù công tác biên tập báo chí Internet, khoá luận tốt nghiệp, khoa Báo chí - ĐH KHXH & NV, H., 20002. . Những con số trên cho thấy độc giả của báo chí trực tuyến là lớp người năng động, nhạy cảm, có kiến thức và học vấn cao, có điều kiện và khả năng tiếp cận với những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, công nghệ và có sự quan tâm đặc biệt tới những vấn đề quốc tế. QUY TRÌNH LÀM VIỆC VÀ TỔ CHỨC TOÀ SOẠN BÁO CHÍ TRỰC TUYẾN Do những ràng buộc về yếu tố kỹ thuật, công nghệ, quy trình làm việc của một toà soạn báo chí trực tuyến khác hẳn với báo in và phát thanh - truyền hình. Trên Internet hiện có 2 dạng trang web quy định 2 hình thức làm việc của toà soạn báo chí trực tuyến đó là web động và web tĩnh. Trang web động là loại trang web cho phép nhập tin bài tự động theo một thiết kế có sẵn, cố định. Với kiểu trang web này, công việc ở toà soạn được tiến hành theo quy trình: Người thiết kế trang căn cứ vào đặc thù của toà soạn, tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ của tờ báo, đối tượng thông tin và nội dung tin (đã được xác định khi thành lập toà soạn) để thiết kế trang web. Trang web phải có măng-séc báo, và thông thường giao diện của nó được chia làm 3 cột, cột bên trái thường là tên các chuyên mục, các diễn đàn và các thông số dịch vụ gia tăng như thời tiết, tỷ giá, giá cả thị trường..., cột giữa là nội dung thông tin và cột phải là các quảng cáo. Sau khi xác định được hình thức của tờ báo, kỹ thuật viên sẽ chịu trách nhiệm viết “trang động” nghĩa là viết 1 chương trình cho phép tự động nhập dữ liệu và hiển thị ngày giờ nhập. Công việc của phóng viên, biên tập viên là hình thành và xử lý tin, bài, ảnh, âm thanh... Người sửa lỗi có trách nhiệm đọc lại tin bài để phát hiện lỗi chính tả. Trước khi “sản phẩm” được chuyển sang bộ phận kỹ thuật để đẩy lên mạng, tổng biên tập, thư ký toà soạn chịu trách nhiệm kiểm tra lại nội dung và duyệt tổng thể. Với trang web tĩnh, các trang, bài thay đổi thiết kế liên tục, gây khó khăn cho phóng viên, biên tập viên và hoạ sỹ thiết kế đồng thời lại tốn nhiều thời gian ảnh hưởng tới tốc độ làm việc của toà soạn. Vì vậy, loại này chỉ phù hợp với những trang chỉ xuất hiện một lần như báo tết, số chuyên đề vv... Hiện hầu như không có tờ báo trực tuyến nào sử dụng loại web này. Nhìn chung, cơ cấu toà soạn của báo chí trực tuyến cũng giống toà soạn của báo in, phát thanh, truyền hình. Nghĩa là các chức danh trong một toà soạn báo chí trực tuyến vẫn là tổng biên tập (giám đốc), thư ký toà soạn, biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên, sửa lỗi... Tuy nhiên, trong tương lai, với sự trợ giúp của khoa học, kỹ thuật và sự trưởng thành của đội ngũ những người làm báo, cơ cấu toà soạn của báo chí trực tuyến sẽ linh hoạt hơn, cơ động hơn và gọn nhẹ hơn. Người ta đang nói nhiều về “toà soạn ảo” và trông đợi đây sẽ là kiểu tổ chức toà soạn mà chỉ có báo chí trực tuyến đạt tới. Theo đó, thời gian hình thành và tiếp cận với công chúng của một sản phẩm sẽ được rút ngắn đáng kể. Chỉ cần một máy tính xách tay có nối mạng Internet, một đường truyền đơn giản như đường dây điện thoại cố định hoặc di động là các phóng viên có thể kết nối Internet để đăng tải, bổ sung tin bài ngay tại nơi sự kiện diễn ra. Nhưng điều này chỉ có thể trở thành hiện thực khi giải quyết được 2 vấn đề: kỹ thuật và con người. BÀI 3: THỂ HIỆN ÂM THANH TRÊN MẠNG INTERNET VÀ PHÁT THANH TRÊN MẠNG INTERNET (5 tiết) Xã hội càng phát triển nhu cầu thông tin của con người ngày càng tăng lên. Phát thanh cũng nằm trong xu thế phát triển chung của hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng. Với sự góp sức của các thành tựu khoa học kỹ thuật, một số phương thức phát thanh mới ra đời, hoặc có những phương thức phát thanh mà cách đây vài năm còn xa lạ thì nay đã chiếm ưu thế và được vận dụng rộng rãi trong hệ thống các đài phát thanh. CÁC PHƯƠNG THỨC PHÁT THANH HIỆN ĐẠI. (1 TIẾT) Phát thanh trực tiếp. Là phương thức phát thanh thực hiện nguyên tắc truyền thông thời gian thực. Nghĩa là, thính giả tiếp nhận được các thông tin sự kiện trên sóng radio đồng thời với thời gian xảy ra sự kiện. Điều này thực ra không quá xa lạ với những người làm phát thanh, bởi vì trong lịch sử phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng, radio được đánh giá là phương tiện có ưu thế mạnh nhất về thời gian truyền tin. Nhiều chương trình phát thanh trên thế giới ra đời được đánh dấu bằng sự kiện truyền trực tiếp âm thanh đến người nghe. Ở Việt Nam, phát thanh ra đời được đánh dấu bằng sự kiện truyền trực tiếp tiếng nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945. Tuy nhiên, phương thức phát thanh trực tiếp lại mới có được sự chú ý và đưa triển khai mạnh mẽ ở nước ta trong thời gian gần đây. Điều này là do chúng ta chưa có đủ điều kiện về trang thiết bị kỹ thuật cũng như về nhân lực. Cho đến nay, phương thức phát thanh trực tiếp trên thế giới cũng như ở Việt Nam thường xuất hiện trong các chương trình như Thời sự trực tiếp, Tường thuật trực tiếp, Tin và phóng sự trực tiếp v.v... b) Các chương trình Talk show. Hiểu một cách đơn giản Talk show là một chương trình Tọa đàm hoặc một chương trình Khách mời trên sóng phát thanh. Các đài phát thanh thường tổ chức các chương trình Talk show với nhiều chủ đề khác nhau. Trong chương trình này, bên cạnh biên tập viên có các khách mời tham gia, họ là các chuyên gia về chủ đề mà chương trình sẽ đề cập tới. Các chuyên gia này sẽ thảo luận, lý giải, trao đổi với nhau và với thính giả về chủ đề. Biên tập viên có vai trò như một người dẫn chương trình, đặt các câu hổi có liên quan đồng thời tham gia trực tiếp vào câu chuyện. c) One-man-Studio. Là một trong những phương thức của phát thanh hiện đại. Được sự hỗ trợ của máy móc, các trang thiết bị kỹ thuật, đồng thời đóng vai trò của một nhà báo hiện đại, người làm One-man-Studio phải đảm nhiệm nhiều chức năng phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên, người dẫn chương trình, kỹ thuật viên, thậm chí đôi khi còn thực hiện nhiệm vụ như một cán bộ trung tâm lưu trữ. Đương nhiên, máy vi tính chuyên dụng là một trong những phương tiện không thể thiếu được của người làm One-man-Studio. CÔNG NGHỆ SỐ HÓA (DIGITALIZATION TECHNOLOGIES) VÀ ÂM THANH KỸ THUẬT SỐ. (1 TIẾT) Có thể nói ngày nay, thế giới đang chìm đắm trong công nghệ số hóa. Công nghệ số thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tất nhiên, công nghệ số có sức thu hút quá mạnh bởi tính chính xác cao và chất lượng tuyệt hảo. Điều tất nhiên thứ hai là, công nghệ số vốn có xuất phát điểm từ công nghệ thông tin, do đó vấn đề ứng dụng công nghệ số trong hoạt động thông tin được ưu tiên hàng đầu. Các phương tiện truyền thông thế giới đã sớm ứng dụng công nghệ số trong việc sản xuất các bản tin, chương trình phát thanh, tryền hình của mình và chứng minh được những ưu thế tuyệt đối của nó so với các chương trình analoge trước đây, kèm theo đó là hàng loạt các loại hình dịch vụ âm thanh đa dạng. Quá trình số hóa tín hiệu âm thanh và Phát thanh kỹ thuật số. Các tín hiệu âm thanh tương tự mô tả lại hiện trường như cảnh quay với đầy đủ các chi tiết. Các chi tiết này sẽ được thiết bị kỹ thuật số ghi lại với tốc độ 40 ngàn “hình” (frame)/giây (tốc độ chuẩn hiện nay của kỹ thuật số). Bên trong thiết bị này, mỗi frame trong số 40 ngàn frame sẽ được biến đổi theo dạng số, được đánh dấu và được nhận dạng vào một tệp dữ liệu. Tệp dữ liệu âm thanh số này không chỉ bao gồm tên mà còn có cả số frame chứa trong mỗi tệp. Sau đó, thông tin số này được chuyển đến hệ thống phát của đài phát thanh. Từ đó, âm thanh có thể được truyền đi dưới dạng số hoặc biến đổi lại theo dạng tương tự để truyền đi. Phát thanh kỹ thuật số (Digital Audio Broadcasting) được phát triển bởi sự hợp tác giữa các nhà sản xuất và các nhà truyền thông. BBC đi tiên phong trong lĩnh vực phát thanh kỹ thuật số và trở thành nhà truyền thông đầu tiên trên thế giới xây dựng một mạng truyền thanh truyền sóng kỹ thuật số. Phát thanh kỹ thuật số hoạt động bằng cách phối hợp hai công nghệ số. Đầu tiên, một hệ thống nén âm thanh gọi tắt là MPEG, làm giảm diện tích thông tin số hoá sẽ được truyền đi. Điều này được thực hiện bằng cách loại bỏ những âm thanh mà người nghe không tiếp nhận được, ví dụ: những âm thanh quá nhỏ bị lấp bởi những âm thanh to hơn, và kết hợp một cách hiệu quả nhất những thông tin còn lại. Công nghệ thứ hai, COFDM (mã hoá sóng trực giao phân chia đa thành phần) đảm bảo rằng các tín hiệu nhận được một cách xác thực với sóng khoẻ, thậm chí trong các môi trường tiếp sóng bất lợi. Sử dụng mối quan hệ toán học chuẩn xác, cơ sở dữ liệu tín hiệu kỹ thuật số được chia ra thành 1536 tần số sóng và thời gian khác nhau. Quá trình này đảm bảo rằng dù là một số tần số sóng bị nhiễu, hoặc là tín hiệu bị xáo trộn trong một khoảng thời gian ngắn, người nghe vẫn có thể tìm lại được âm thanh gốc. Hiện tượng nhiễu ảnh hưởng đến việc tiếp nhận sóng FM, bị gây ra bởi những tín hiệu radio "nở ra" (“bouncing”) do nhà cao tầng hoặc đồi núi được giảm xuống bằng công nghệ COFDM. Điều đó cũng có nghĩa là những sóng giống như thế có thể được sử dụng xuyên qua một loạt quốc gia. Thay vì phải có những sóng khác nhau cho mỗi một đài phát thanh, phát thanh kỹ thuật số kết hợp nhiều dịch vụ khác nhau trong cái gọi là dịch vụ đa thành phần. Dịch vụ đa thành phần có một dung lượng rất lớn là 2 triệu 300 ngàn bit, được sử dụng để chuyển tải âm thanh, cơ sở dữ liệu và một hệ thống bảo vệ gắn với nó chống lại tất cả những lỗi khi truyền tải. Trong đó, khoảng một nửa số bit sử dụng cho các dịch vụ về âm thanh và cơ sở dữ liệu. Ngày nay, dung lượng cơ sở dữ liệu dùng vào mỗi dịch vụ có thể được thay đổi bởi các nhà truyền thông. Chính phủ Anh đã phân chia dải tần sóng radio 217,5 - 230 MHz thành 7 phần, và sử dụng đài BBC và đài phát thanh Thương mại cho các dịch vụ quốc gia, khu vực và địa phương. Mỗi dịch vụ đa thành phần (multiplex) có thể truyền tải hỗn hợp các dịch vụ âm thanh stereo và mono, cũng như các dịch vụ về dữ liệu. Số các dịch vụ này phụ thuộc vào chất lượng âm thanh được yêu cầu. Phát thanh kỹ thuật số cho phép các dữ liệu âm thanh nghe như âm thanh thực. Mỗi dịch vụ phát thanh kỹ thuật số của BBC đều có những thông điệp text để thông báo cho người nghe về chương trình và việc cung cấp thông tin liên quan. Những dịch vụ dữ liệu độc lập (stand - alone) cũng có thể bao gồm các trang web, thông tin du lịch, hướng dẫn chương trình, trò chơi v.v... Hiện nay, chỉ có một số phương tiện có khả năng nhận được và hiển thị các dịch vụ dữ liệu này (bên cạnh các thông điệp text), tuy nhiên điều này đang có những thay đổi. BBC Travel là một dịch vụ thí điểm sử dụng công nghệ tiên phong TPEG (The Transport Protocol Experts Group - được đặt hàng bởi Hội đồng quản trị của Liên hiệp Phát thanh - Truyền hình châu Âu) để phát triển một giao thức mới cho chương trình thông tin giao thông và du lịch, sử dụng trên môi trường truyền thông đa phương tiện. Thông tin được cung cấp bởi BBC Travel sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong dịch vụ thông tin giao thông và du lịch. Ba công ty phát triển hàng đầu của Anh về phát thanh kỹ thuật số - Command Audio, Digital One và Imagination Technologies - cũng tiến hành một chương trình phát triển chung cho phép Đài phát thanh theo yêu cầu (On-Demand Audio) ứng dụng công nghệ chíp đơn trong phát thanh kỹ thuật số. Hệ thống phát thanh cá nhân của Command Audio là cơ quan đầu tiên ứng dụng công nghệ này. Họ sẽ mang lại đầy đủ những lợi thế của phát thanh kỹ thuật số nhằm chuyển tải thông tin một cách hoàn hảo và những kinh nghiệm tiếp nhận hấp dẫn đến thính giả thông qua "Đài phát thanh theo yêu cầu". Các đài phát thanh kỹ thuật số sử dụng công nghệ như "Hệ thống phát thanh cá nhân" của Command Audio lại tiếp tục dùng bộ chip của Imagination Technologies và Digital One sẽ mang đến cho người nghe khả năng chọn lọc các chương trình mà họ muốn nhận được bằng cách sử dụng một chương trình hướng dẫn điện tử, sau đó họ có thể hoàn toàn điều khiển bằng cách nào và khi nào mà họ muốn nghe. Ví dụ, họ có thể bỏ qua ngay lập tức từ những thông tin tường thuật, lướt qua các bản tin, tạm dừng, đi sâu vào các chi tiết và lưu giữ các chương trình để nghe lại sau đó. Các chương trình đã chọn lọc lại được cập nhật một cách tự động bất cứ khi nào có các buổi phát mới. Công ty Imagination Technologies cũng thiết lập sự hợp tác kinh doanh với Digital One, cho phép các đài phát thanh kỹ thuật số với khả năng phát sóng tương tác theo yêu cầu sẽ trở thành hiện thực lần đầu tiên trên thế giới. Những công ty này sẽ cộng tác với nhau để đảm bảo việc xúc tiến hoạt động các hệ thống và công nghệ. Sự phát triển này bao gồm những hệ thống tiếp nhận mới sẽ cung cấp những nền tảng cho việc phân phối một mạng rộng rãi các dịch vụ và phương thức phát thanh theo yêu cầu đến người nghe trên thị trường phát thanh kỹ thuật số. Những dịch vụ này sẽ lần đầu tiên xuất hiện trên công nghệ chip META DAB mà nền tảng được phát triển như là một phần của sự cộng tác giữa Digital One và Imagination Technologies. Đài phát thanh Thụy Điển (Radio Sweden) cũng đang sử dụng hệ thống tín hiệu âm tần kỹ thuật số (digital). Hệ thống này có khả năng cung cấp tín hiệu âm tần cho các kênh truyền sóng ngắn, sóng trung, FM và kênh truyền vệ tinh (kỹ thuật không dây - wireless). Hệ thống này cũng có khả năng thu ghi chương trình phát thanh và truyền âm chương trình lên sóng, tự động hoạt động được theo chương trình lập sẵn khi không có người trực tiếp điều khiển. Hệ thống này có tên là Radio Man của hãng Jutel của Phần Lan. Hệ thống này đảm bảo chức năng tự động ghi lại và phát đi các chương trình phát thanh theo một lịch biểu lập sẵn. Hệ thống này tự động chọn tìm đúng đường tín hiệu là chương trình phát thanh đã ghi lại từ trước và đưa đến đúng kênh truyền âm quy định. Hệ thống này có thể điều khiển đồng thời 8 đường ra cho truyền âm và 1 kênh để ghi âm; Kết nối giữa 4 studio truyền âm lên sóng, 6 bộ tự động phát lại, 3 bộ tự động ghi và 12 máy tính điện tử là một mạng cáp quang. Hiện nay, hệ thống này dùng phần mềm điều khiển Radio Man 4.0 trên môi trường Windows NT và máy chủ có dung lượng trên 200GB. Tiêu chuẩn quốc tế cho Phát thanh kỹ thuật số. Đứng trước sự phát triển đa dạng của âm thanh kỹ thuật số, người ta đã đưa ra một vài tiêu chuẩn thông dụng của phát thanh kỹ thuật số, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thực tế: Tiêu chuẩn EUREKE - 147. Tiêu chuẩn này đã được Hiệp hội viễn thông quốc tế - ITU chấp nhận. Dự án EUREKA - 147 hay còn gọi là EU - 147/DAB được triển khai từ năm 1987. EUREKA dựa trên một hệ thống phát thanh số bao gồm 3 dạng cơ bản. Hệ thống này được thiết kế phù hợp với độ rộng các dải tần VHF/UHF của các mạng phát thanh: trên mặt đất, qua các vệ tinh và kết hợp cả 2 dạng này. Tiêu chuẩn này cho phép hệ thống phát thanh số có đáp tuyến tần số cao hưon: các dải tần DAB đạt tới 22 kHz so với 15 kHz của phát thanh FM. Do đó, người nghe thu được âm thanh có chất lượng cao hơn; Không có nhiễu nhiều đường trong quá trình truyền lan sóng; Độ nhạy của máy thu số rất cao cho phép công suất phát sóng có thể duy trì ở mức thấp; Tiết kiệm phổ tần số, theo tính toán, trong cùng một dải phổ tần số thì số trạm phát DAB tăng gấp 4 lần so với trạm phát sóng tương tự; DAB có khả năng cung cấp các dịch vụ dữ liệu phụ như đã trình bày ở trên. Tiêu chuẩn IBOC (In-Band/On-Channel). Tiêu chuẩn này dùng cho cả băng tần AM và FM hiện đang phát theo phương thức tương tự. Đối với băng tần FM: Cho phép trên cùng một tần số phát đồng thời âm thanh số và âm thanh tương tự (Simulcast); Tốc độ mã âm thanh đạt tối thiểu là 96 Kbps hoặc 128 Kbps. Đối với băng tần AM: Băng tần với dải thông RF là 30 kHz; Tốc độ mã âm thanh đạt tối thiểu là 16/32/48 Kbps. Do đó, tiêu chuẩn này cho phép tận dụng triệt để cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của các đai fphát AM và FM. Tiêu chuẩn Worldspace (ITU-R-Digital System D). Sử dụng hệ thống 3 vệ tinh địa tĩnh: AFRISTAR, ASIASTAR và AMERICASTAR (theo lý thuyết, với 3 vệ tinh có thể phủ sóng toàn cầu). Dải tần cho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBCA 29.doc
Tài liệu liên quan