Di tích ấp Bắc
ấp Bắc là tên một ấp nhỏ nằm trong ấp Tân Bình thuộc xã Tân Phú huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang, dài khoảng 2 km, rộng khoảng 0,2 km.
ấp Bắc cách thị xã Mỹ Tho 20 km về phía Tây, cách km 1984 của quốc lộ I là 5 km về phía Bắc.
Ngày 2 tháng giêng 1963, hai tiểu đoàn 261 và 514 của bộ đội địa phương cùng dân quân du kích xã Tân Phú và du kích Châu Thành đã đập tan cuộc càn quét quy mô 2 ngàn quân vừa Mỹ vừa Ngụy cộng với nhiều máy bay, xe tăng và tàu chiến.
Xã Tân Phú là một xã trong vùng giải phóng liên hoàn nối liền hai huyện Cai Lậy và Châu Thành, tiếp giáp vùng căn cứ của tỉnh, Âởp Bắc nối liền ấp Tân Thới tạo thành hình vòng cung đấu lưng theo rạch ấp Bắc, chiều dài 2 ấp khoảng 4 km, giữa 2 ấp là khoảng trống dài 400m, phía trước lồi lõm, có chiều sâu trung bình 150 m, bên trong có nhà dân và vườn cây ăn quả. Rạch ấp Bắc rộng 7m, sâu 1,5m, nước chảy êm, thủy triều lên xuống không đáng kể.
Đêm 31 tháng 12 năm 1962, đại đội ID 514 và đại đội ID 261 về ấp Bắc đóng quân, chiều hôm sau xuống phía Đông kinh Nguyễn Tấn Thành hỗ trợ nhân dân phá ấp chiến lược Giồng Dứa và phục kích ở Kinh Lăng. Nhưng ở Kinh Lăng đã có tiểu đoàn Tây Đô của ta từ miền Tây về miền Đông đang trú quân hôm đó. Do đó 2 đại đội lại quay về chỗ cũ, đại đội ID 514 đóng tại Tân Thới, đại đội ID 261 bố trí từ cầu Ông Bồi đến mộ Nguyễn Văn Tiếp và Phan Đình Lâu. Tiểu đoàn trưởng Hai Hoàng cùng Ban chỉ huy ID 261 ở giữa 2 đơn vị. 20 giờ ngày 31/12/1962, trung đội địa phương huyện Châu Thành, sau khi phá ấp chiến lược Giồng Dứa kéo về đóng quân chung trong đội hình của đại đội 1 D514 ở phía Đông cầu Ông Bồi.
5 giờ ngày 2/1/1063, địch đưa tiểu đoàn bảo an chia làm 2 cánh : Một cánh đánh vào cần Trường Gà, một cánh đánh vào Cầu Sao. Ta chặn địch ở Trường Gà, địch cậy đông quân lấn tới trước trận địa phòng ngự của trung đội ID 261. Trung đội này nổ súng gìm địch để trung đội Châu Thành đánh vào bên sườn và sau lưng địch. Địch tháo chạy, chúng vừa bị chết vừa bị thương 50 tên, ta bắt 7 tù binh và thu 50 súng địch.
182 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2600 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Di tích lịch sử văn hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m Thế, tượng Đức Di Đà, Di Lặc, Thích ca sơ sinh, tượng Quan Âm và một số pho tượng khác).
- Tuyến bên trái: là nơi thờ Thành hoàng làng. Thành hoàng làng Xuân Quan là Linh Nại Đại Vương, một nhân vật thời Hùng Vương, có công khai mở vùng đất này. Việc thờ Thành hoàng Linh Nại Đại Vương chính là một ánh xạ đầy lấp lánh, của sự hình thành một điểm tụ cư Việt Cổ, trên mảnh đất Xuân Quan ngày nay, ngay từ buổi đầu dựng nước trong lịch sử dân tộc.
Trải qua bao thay đổi trong lịch sử, chùa hiện còn 3 tòa nhà chính, kết cấu khá đặc biệt. Thoạt nhìn, mặt bằng tổng thể chùa có hình chuôi vồ mà nội thất gồm tiền đường - thiêu hương - thượng điện. Song tòa thượng điện lại ngăn cách với khối kiến trúc phía trước bằng một rãnh thoát nước. Do đó, chính khối kiến trúc tiền - thiêu hương mới là khối kết cấu chuôi vồ, còn tòa thượng điện, cả mái và nền, gần như gắn liền với khối ấy, nhưng thực ra đã được xây dựng tách hẳn ra.
Tòa tiền đường: có quy mô lớn nhất của khu di tích. Phần khung gỗ, tiền đường được làm bằng gỗ lim, còn khá chắc chắn, kết cấu theo kiểu chồng giường giá chiêng, con chồng đơn, tiền bảy hậu bảy. Riêng 2 vì giữa, phần khung gỗ phía trên câu đầu và các xà dùi không phải là các con chồng mà được thay bằng các mảng cốn để thực hiện các đồ án trang trí trên đó. Phần nề, tòa tiền đường có tường xây bao kín xung quanh, lợp ngói mũi nhỏ thông thường. Tòa Thiêu hương: là tòa nhà 3 gian có kết cấu theo lối chồng giường giá chiêng nhưng quy mô nhỏ hơn so với tòa tiền đường.
Tòa thượng điện: gồm 3 gian nằm tiếp sau tòa Thiêu hương, nhưng phân cách với tòa Thiêu hương bằng một rãnh nước nho,. có dáng kiến trúc đẹp, theo kiểu chồng diềm 8 mái. 8 góc mái đều tạo thành 8 đầu đao công thanh thoát. Nhìn tổng thể, tòa thượng điện như một bông hoa sen, mà các cánh hoa là các đầu đao, đang vươn nở giữa không trung dâng lên cõi Phật.
Ngoài việc làm đẹp các công trình bằng cách tạo dáng các khối kiến trúc, trong từng bộ phận của cả 3 tòa nhà tiền đường, thiêu hương, thượng điện, người thợ xây dựng đã khá kỳ công thực hiện các đồ án trang trí bằng cách chạm nổi, chạm kênh bong... trên các bức cốn, các đầu dư, đầu bảy. Các đồ án được thể hiện ở đây chủ yếu là hình long hóa, từ tùng, cúc, trúc, mai hoặc băng hoa lá cách điệu. Ba đầu dư còn lại ở tòa tiền đường là hình các đầu rồng chạm kênh bong rất sinh động, đầu rồng trong tư thế đang vươn về phía trước, gánh đỡ các câu đầu khá lực lưỡng
Cụm di tích Bình Tả
Cụm di tích Bình Tả
Cụm di tích kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Bình Tả (gồm Gò Oài, Gò Đản, Gò Năm Tước nằm tại ấp Bình Tả xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Khu vực có di tích nằm trên thềm Phù An của miền triền đồng bằng miền Đông Nam bộ có độ cao so với mặt biển là 3km. Cụm di tích này nằm trong một quần thể di tích từ thời tiền sử tới sơ sử được phân bố theo các trục lộ cổ và các con sông cổ và sông Vàm Cỏ Đông ngày nay. Toàn bộ quần thể di tích nói trên phần lớn tập trung ở xã Đức Hòa cũ, nay là xã Đức Hòa Hạ và thị trấn Đức Hòa.
Căn cứ trên các hiện vật và kiến trúc đã khai quật được các nhà khoa học bước đầu xác định: Cụm di tích Bình Tả thuộc nền văn hóa Oóc Eo có niên đại từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII sau công nguyên.
Bằng vào các hiện vật khai quật được tại di tích như các tượng thần Siva, thần giữ đền (Dravapola) (lauóan, răng voi...), đặc biệt trong các hiện vật bằng vàng phát hiện Gò Xoài có một bản minh văn bằng chữ Phạn cổ (Sanskrit) loại mẫu tự Nam Âởn - thế kỷ thứ III sau công nguyên) khắc trên 1 lá mỏng ghi lại lệnh rút 100.000 quân của vua Phù Nam Bhavavarman, cho phép kết luận.
Gò Xoài là địa điểm hành lễ rút quân. Sự kiện xảy ra năm 550 tại thành Đặc Mục (Yadhapura) kinh đô Phù Nam khi quân Chân Lạp đánh chiếm và vua Phù Nam phải bỏ chạy về phía Nam (Tùy thư, quyển 82 tờ 3. Tân Đường Thư, quyển 222, tờ 2).
Các kiến trúc phát hiện cụm di tích Bình Tả là các đền thờ thuộc tôn giáo Bà La Môn, một tôn giáo xuất hiện ở �n Độ vào thiên niên kỷ thứ 1 trước Công Nguyên được truyền bá mạnh mẽ vào miền Nam Đông Dương từ đầu công nguyên. Trong nhiều vị thần được thờ ở di tích có 1 vị thần chính là Siva.
Cụm di tích Bình Tả được phân bố trên một địa bàn tương đối gần nhau. Từ lộ 9 theo con lộ đất về hướng Đông 700m, ta gặp Gò Xoài có độ cao 4,1m. Gò Đồn cách Gò Xoài 200m về phía Đông, có độ cao 5,2m và có quy mô lớn nhất. Gò Năm tước cách Gò Xoài 150 mét về phía Đông Nam có độ cao 4m. Cũng gần nói rõ là dạng nguyên thủy của các gò này không còn nữa do nhu cầu mở rộng diện tích canh tác.
Trong quá trình khai quật di tích Bình Tả, đã phát hiện nhiều hiện vật có giá trị như tượng Vianu, các linh vật Linga, Yoni, bình gốm, đá qúy v.v... đặc biệt bộ sưu tập là 26 hiện vật bằng vàng trong đó có một bản văn bằng chữ Phạn cổ (loại mẫu tự Nam Âấn) khắc trên một lá vàng mỏng, ghi lại lệnh rút quân của vua Bhavavarman. Những hiện vật phát hiện ở Bình Tả hết sức qúy hiếm, có giá trị cao trong nhiều lĩnh vực. Ví dụ như: Mi cửa bằng đá sa thạch tía. Đây là loại đá tương đối dễ vỡ. Trên một mặt của phiến đá có chạm trổ (chạm nổi) nhiều hoa văn, nhiều nhất là các hoa mai.
Tượng thần: Ơở trên sân phía trước của đền thờ chính khai quật được một tượng thần.
Đây là vị á thần có tên gọi là Druvapala hay còn gọi là thần bảo vệ, thường ở các nơi khảo vị thần này trông dữ tợn, mắt lồi chân mày nhô cao. Nhưng tượng này có vẻ thanh thoát hơn dù cũng mang đầy đủ đặc điểm của thần bảo vệ.
Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ
Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ
Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ còn được nhân dân gọi là Căn cứ Bà Bái.
Di tích nằm ở địa phận của ấp Phương Qưới, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ.
Sau thắng lợi trong tổng tấn công xuân Mậu Thân 1968 của ta, địch buộc phải xuống thang chiến tranh và chuyển sang chiến lược "Việt Nam hóa" bằng kế hoạch bình định nông thôn" hòng tiêu diệt căn cứ và cơ sở cách mạng của ta.
Tại Cần Thơ, trọng điểm của vùng IV chiến thuật, chúng triển khai kế hoạch bình định cấp tốc. Các loại máy bay được tăng cường đổ quân, rải chất độc hóa học, phát quang địa hình, sử dụng cả bộ binh và bắt dân đến phá vườn tược. Cùng đi với quân sự, chúng triệt hạ kinh tế của ta bằng càn quét đánh phá, rải chất độc, vơ vét, bao vây phong tỏa các loại phương tiện giao thông thủy bộ... thiết lập bộ máy kìm kẹp từ xã ấp, thực hiện kế hoạch tát dân, dồn dân... đẩy mạnh chiến tranh tâm lý chiêu dụ, tuyên truyền chia rẽ. Địch gây cho ta nhiều tổn thất đáng kể về người, cơ sở cách mạng và uy tín chính trị quần chúng, ảnh hưởng không nhỏ đến so sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch trong những năm sau Mậu Thân 1968 đến cuối năm 1971.
Trước tình hình khó khăn phức tạp nêu trên, Ban chấp hành Tỉnh ủy được triệu tập dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Tự Giác - Bí thư tỉnh ủy, họp tại khu rừng lá sả Xà Phiên, huyện Long Mỹ. Nội dung Hội nghị. Đánh giá tình hình thuận lợi, khó khăn, mạnh, yếu của ta và địch trên cơ sở đó đề ra phương hướng nhiệm vụ cho Đảng bộ quân và dân Cần Thơ. Riêng điểm chọn làm căn cứ được đưa ra hội nghị trao đổi rất nghiêm túc. Sau khi có các huyện, xã cùng tham gia góp ý - Hội nghị Ban chấp hành quyết định lấy "Bà Bái" làm chỗ đứng chân để chỉ đạo.
Bước đầu của căn cứ là 1 số nhà nho nhỏ hiện nay còn 1 căn 3,5m x 8m, đó là căn phòng làm việc của đồng chí Bí thư và các đồng chí cấp ủy về ở và các bộ phận trực thuộc như: Tuyên huấn, cơ yếu, điện đài, dân vận, quân y, dân y và một số tổ chức đoàn thể thanh niên, phụ nữ, trường Đảng...
Ngay từ những năm tháng đầu tiên khi có căn cứ cố định tại Bà Bái, tỉnh ủy Cần Thơ đã lãnh đạo toàn dân, toàn quân chuyển hướng chiến lược toàn diện triệt để, hoàn thành nhiệm vụ trung tâm: chống phá kế hoạch bình định của Mỹ, ngụy cùng với khu vực và toàn miền góp phần quyết định thắng lợi để đi đến ký kết hiệp định Paris 28/1/1973.
Với bản chất ngoan cố và âm mưu thủ đoạn rất thâm độc xảo quyệt, địch vi phạm trắng trợn hiệp định Paris, chúng chuẩn bị kế hoạch mùa khô 1973-1974 tiếp tục bình định, giành đất, giành dân.
Trước những khó khăn mới, với chiến trường mang tính chất giằng co ác liệt, tỉnh ủy đã lãnh đạo nhân dân khắc phục khó khăn, tạo mọi điều kiện phát huy sức mạnh tổng hợp, ở cơ sở, kết hợp chặt chẽ với lực lượng chính quy ngăn chặn và bẻ gãy nhiều đợt càn quét, lấn chiếm của địch. Từ khi có "Nghị quyết đánh bình định" của Hội nghị mở rộng tại căn cứ Bà Bái tháng 3/1973 đến tháng 5/1974 ta đã tiêu diệt và bức rút 173 đồn bốt (gấp rưỡi năm 1972, gấp 10 lần năm 1970, 1971 cộng lại). Giải phóng trên 50 ấp với hơn 120.000 dân. Đây là thời kỳ phát triển cao nhất, giành thắng lợi cao nhất của phong trào 3 mũi giáp công kết hợp pháp lý, đã đánh bại cơ bản kế hoạch bình định mùa khô 1973-1974 của địch ở chiến trường Cần Thơ.
Hưởng ứng chiến dịch tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 của toàn miền Nam, các đồng chí trong Ban chấp hành Tỉnh, Đảng bộ cũng từ đây đi theo các mũi tấn công về Cần Thơ, Vị Thanh và các trọng điểm khác của "Vùng IV chiến thuật". Để rồi đánh chiếm sân bay Trà Nóc, dinh Tỉnh trưởng Cần Thơ vào hồi 11h30 ngày 30/4/1975 tiếng nói đầu tiên của UBND cách mạng được phát lên sóng của Đài phát thanh Cần Thơ.
Toàn khu di tích được xây dựng trên khoảng đất vườn rộng 06 ha và được bao bọc bởi 4 chiến hào vô cùng lợi hại là: kinh Xáng, Lái Hiếu (phía Đông nam), kinh Cả Cường (phía Đông Bắc), kinh cũ (phía Tây Bắc) và kinh Bà Bái (phía Tây Nam).
Trung tâm di tích là hội trường, nơi diễn ra hội nghị nêu quyết tâm đánh phá kế hoạch bình định của địch, được xây dựng trên nền nhà cũ của Bà Bái có diện tích chung là 151m2, trong đó hội trường chiếm 124,8m2, diện tích còn lại là hành lang. Hội trường được chia làm 4 gian bằng nhau, gồm 6 cửa ra vào và 2 cửa ra hầm tránh pháo bên hông. Hội trường xây dựng mang tính chất dã chiến, vật liệu chính là tràm, đước, sắn và mù u...
Bên hông hội trường là văn phòng làm việc của Ban Thường vụ và đồng chí Bí thư. Từ năm 1980 nhà này được tận dụng để trưng bày về di tích.
Ngoài ra còn hàng chục lán trại khác của các cơ quan trực thuộc, nhưng vật liệu xây cất mang tính chất dã chiến nên sau giải phóng không được giữ lại.
Năm 1986, tỉnh Cần Thơ đã trùng tu di tích. Toàn bộ cột của hội trường và hai hầm tránh pháo được đúc bằng bê tông cốt sắt, nhưng hình dáng, màu sắc và quy cách vẫn giống hệt như hiện vật gốc (nhờ khuôn bằng thạch cao) và mái của hội trường được lợp lá trở lại như trước.
Di tích "Nhà việc"
Di tích "Nhà việc"
"Nhà việc" là công sở của cấp làng xã, nơi làm việc của 12 hương chức hội tề. Công việc của các cán hương chức hội tề là thực hiện và báo cáo lên Cai Tổng về công việc thu thuế, Bộ sở ruộng đất thuế thân (thuế đinh), bắt phu, bắt lính v.v... Thường trực là chức Xã trưởng, Hương quản, giúp việc có Cai Biện.
"Nhà việc" cũng là nơi mỗi khi trong làng có chuyện gì thì dân cũng bị tập trung về đây để xét xử. Do đó "Nhà việc" được xây cất trên một khu đất rộng cây bờ sông Mái Dầm, cách sông khoảng 10m, về bên phải là Đình Thần Phú Hữu. Nhà cất theo kiểu "Bát dần". Theo đồng chí Tô Bửu Nguyên, người trực tiếp tham gia khởi nghĩa có kể lại : bên trong "Nhà việc" được chia làm 2 phần, phần nửa nhà ngoài có để 1 tủ dùng đựng hồ sơ sổ bộ của làng cao 1,7m, rộng 1,1m, hai bên có vài ba cái bàn viết và nhiều ghế nhỏ mặt tròn để ngồi làm việc. Chính giữa còn có 1 bàn dài bằng gỗ (có thể là ghế trường kỷ).
Phía bên gian trong không có gì đáng kể, hầu hết là những vật dụng phục vụ cho các hội ta ăn uống khi nhóm họp.
Hiện nay "Nhà việc" không còn ngoại trừ dấu vết của vòng gạch cuốn nền vẫn giữ được . Trên trung tâm của nền cũ, một bia kỷ niệm 50 năm ngày nam kỳ khởi nghĩa đã được dựng lên để giáo dục truyền thống cho nhân dân trong tỉnh. Bên cạnh đó còn có 1 trường học cấp II mới được xây dựng năm 1990, trên mảnh đất đã diễn ra sự kiện để ghi nhớ công ơn của những người đã hy sinh cho Nam Kỳ khởi nghĩa của người dân Phú Hữu.
Các đồng chí trong chi bộ đã chọn một khoảng đất rộng 2000m2, cất chòi dưới những gốc cây kè trong rừng để tập luyện võ trang, xung quanh chòi được ngụy trang bằng nhiều liếp rau cải, bờ dưa v.v... Chòi này được các đồng chí lúc đó đặt tên là "Căn cứ" của chi bộ Phú Hữu. Chi bộ đã chọn lực những nông dân có chí khí dũng cảm và tinh thần yêu nước, có sức khỏe, tuổi trẻ hăng hái để tuyên truyền cách mạng và đưa họ vào cứ (chòi cây kè) để tập luyện. Ban ngày những người nông dân này lấy cớ đi làm rẫy, ban đêm đi đuổi thú rừng ra phá hoa màu, hoặc đi soi chim, gà nước v.v... để luyện tập võ nghệ, đao kiếm... Hiện nay chòi "Cây Kè" đã trở thành đồng ruộng và vườn ăn trái.
Nhà ông Nguyễn Phước Ngoạn được chọn làm nơi thành lập chi bộ của Phú Hữu. Căn nhà này nằm trên bờ gạch Ngõ Lá, cách mé rạch độ 20 m về phía tả ngạn. Nhà không lớn, có 3 căn, một chái rộng 40m2, cắt bằng cột tràm, kê tán theo kiểu nhà hội. Trước nhà có trồng một cây xoài, bưởi. Sau vườn có nhiều chuối, tre gai v.v... và tiếp giáp với rừng, cạnh phải có nhà có con mương nhỏ mọc đầy cây lác, dừa nước, ghe xuồng nhỏ có thể đi lại được vào rừng sâu sau nhà. Do đó các đồng chí đã chọn nhà này làm nơi nhóm họp kín trước đó đến năm 1937 đã thành lập chi bộ tại đây vì nó có ưu thế về vị trí là để quan sát động, tĩnh đồng thời cũng để ẩn tránh khi có động.
Rất đáng tiếc là căn nhà này đã bị Hòa Hảo đốt cháy từ năm 1946. Hiện nay trên nền nhà cũ, người con trai của ông Ngoạn là anh Nguyễn Văn Nguyên có cất lại một nhà lá đơn sơ để ở. Cảnh vật hiện nay cũng biến đổi rất nhiều. Thay vào những bụi chuối bờ tre là vườn cam, quýt, cây trái xum xuê.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, thực hiện chỉ thị của cấp trên, nhiều cơ sở của địch kể cả Đình, nhà kiên cố đều được "Ban phá hoại" phá hủy. Mục đích là không cho chúng có cơ sở đóng đồn bót. Vì vậy di tích hiện nay không còn hiện vật nào được giữ lại.
Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ xã Phú Hữu, quận Phụng Hiệp tuy không đạt được kết quả như mong muốn nhưng nó là bước tập dượt đấu tranh vũ trang lớn kể từ khi có Đảng ra đời. Đã chứng tỏ sức mạnh của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng và lòng căm thù đối với bọn thực dân cướp nước và tay sai bán nước. Cuộc nổi dậy của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng đã gây hoang mang lớn cho địch ở đây. Bọn làng xã sau đó có phần nể sợ nông dân hơn, ban đêm phải ra quận ngủ. Nhiều hồ sơ sổ sách quan trọng có liên quan đến bà con nông dân, thuế, nợ, cầm cố ruộng đất v.v... đều bị thiêu hủy, nên bọn làng xã không còn chứng từ để làm khó dễ. Đó cũng là một thắng lợi của khởi nghĩa.
Nhìn chung, trong tỉnh khởi nghĩa nổ ra ở một số nơi và có giành được thắng lợi nhất định. Nhưng do tính thế cách mạng chưa chín mùi, kế hoạch khởi nghĩa bị lộ nên lực lượng cách mạng bị địch đàn áp, khủng bố dã man hầu hết các đồng chí lãnh đạo và đảng viên trung kiên đều bị địch bắt, cơ sở Đảng tan rã, tổn thất của Đảng rất lớn, song Nam Kỳ khởi nghĩa là tiếng kèn xung trận tấn công vào dinh lũy quân thù và cũng là bài học xương máu vô cùng quý giá cho Đảng bộ Cần Thơ nói riêng, các Đảng bộ miền Hậu Giang nói chung trong giai đoạn cách mạng sau này.
Đã 50 năm trôi qua cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ ở Phú Hữu, trong 50 năm đó, trải qua 4 cuộc chiến tranh ác liệt, ngôi nhà việc đã phá hủy hoàn toàn. Trên một phần nền nhà cũ, đã được xây dựng một trường học, đình Phú Hữu hiện nay đang bị hư hỏng nặng. Khoảng sân phía trước Nhà Việc và khu đình nơi đã diễn ra cuộc mít tinh vẫn giữ nguyên. Bên cạnh nhà việc năm 1990 UBND huyện Châu Thành đã cho xây dựng một bia kỷ niệm về sự kiện cuộc khởi nghĩa năm 1940 ở Phú Lễ.
Di tích Cột dây thép
Di tích Cột dây thép
Di tích lịch sử Cột dây thép thuộc xã Long Điền A, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Cột dây thép, nơi treo cờ Đảng năm 1930 nằm về phía Sông Tiền, trên tỉnh lộ 23, cách trung tâm thị xã Long Xuyên 19 km.
Cột dây thép được Pháp xây dựng từ cuối thế kỷ XIX để mắc đường dây thông tin, liên lạc từ Long Xuyên Chợ Mới - Cù lao Riêng về Sa Đéc.
Cột dây thép cao 30m, có 4 chân trụ vững chắc nối kết bằng khóa buloong theo 4 đoạn không đều, tạo nên một hình tháp vuông, làm bằng thép cứng hình chữ I. Cột sơn màu đen kết cấu từng đoạn bằng những thanh sắt hàn chéo gấp khúc làm gia cố lực. Bờ phía Bắc sông Tiền cũng có một cột tương tự đối diện và nới với nhau bằng những sợi dây thép căng ngang sông.
Vào tháng 4/1930, Đặc ủy Hậu Giang thành lập được 1 chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh An Giang
Di tích ấp Bắc
Di tích ấp Bắc
ấp Bắc là tên một ấp nhỏ nằm trong ấp Tân Bình thuộc xã Tân Phú huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang, dài khoảng 2 km, rộng khoảng 0,2 km.
ấp Bắc cách thị xã Mỹ Tho 20 km về phía Tây, cách km 1984 của quốc lộ I là 5 km về phía Bắc.
Ngày 2 tháng giêng 1963, hai tiểu đoàn 261 và 514 của bộ đội địa phương cùng dân quân du kích xã Tân Phú và du kích Châu Thành đã đập tan cuộc càn quét quy mô 2 ngàn quân vừa Mỹ vừa Ngụy cộng với nhiều máy bay, xe tăng và tàu chiến.
Xã Tân Phú là một xã trong vùng giải phóng liên hoàn nối liền hai huyện Cai Lậy và Châu Thành, tiếp giáp vùng căn cứ của tỉnh, Âởp Bắc nối liền ấp Tân Thới tạo thành hình vòng cung đấu lưng theo rạch ấp Bắc, chiều dài 2 ấp khoảng 4 km, giữa 2 ấp là khoảng trống dài 400m, phía trước lồi lõm, có chiều sâu trung bình 150 m, bên trong có nhà dân và vườn cây ăn quả. Rạch ấp Bắc rộng 7m, sâu 1,5m, nước chảy êm, thủy triều lên xuống không đáng kể.
Đêm 31 tháng 12 năm 1962, đại đội ID 514 và đại đội ID 261 về ấp Bắc đóng quân, chiều hôm sau xuống phía Đông kinh Nguyễn Tấn Thành hỗ trợ nhân dân phá ấp chiến lược Giồng Dứa và phục kích ở Kinh Lăng. Nhưng ở Kinh Lăng đã có tiểu đoàn Tây Đô của ta từ miền Tây về miền Đông đang trú quân hôm đó. Do đó 2 đại đội lại quay về chỗ cũ, đại đội ID 514 đóng tại Tân Thới, đại đội ID 261 bố trí từ cầu Ông Bồi đến mộ Nguyễn Văn Tiếp và Phan Đình Lâu. Tiểu đoàn trưởng Hai Hoàng cùng Ban chỉ huy ID 261 ở giữa 2 đơn vị. 20 giờ ngày 31/12/1962, trung đội địa phương huyện Châu Thành, sau khi phá ấp chiến lược Giồng Dứa kéo về đóng quân chung trong đội hình của đại đội 1 D514 ở phía Đông cầu Ông Bồi.
5 giờ ngày 2/1/1063, địch đưa tiểu đoàn bảo an chia làm 2 cánh : Một cánh đánh vào cần Trường Gà, một cánh đánh vào Cầu Sao. Ta chặn địch ở Trường Gà, địch cậy đông quân lấn tới trước trận địa phòng ngự của trung đội ID 261. Trung đội này nổ súng gìm địch để trung đội Châu Thành đánh vào bên sườn và sau lưng địch. Địch tháo chạy, chúng vừa bị chết vừa bị thương 50 tên, ta bắt 7 tù binh và thu 50 súng địch.
Cánh thứ 2 của tiểu đoàn bảo an bị du kích chặn đánh ở Cầu Sao. Do địa hình lầy lội, chúng tiến chậm chạp đến chùa Thày Lơ thì dừng lại để từng tổ tiến lên cầu Ông Bồi, chúng thọc đúng vào ổ phục kích của trung đội Châu Thành. Địch thua chạy về chùa Thày Lơ, ta diệt 60 tên, thu 20 súng. Ta hy sinh 2 đồng chí và bị thương 5 đồng chí.
Cùng lúc đó tiểu đoàn B bảo an và đại đội 7 cơ giới của địch từ lộ Tân Hội tiến ào, vừa đến xóm Hội đồng Vàng nghe tiếng súng chúng báo xin tăng viện.
Theo lệnh đại tá Van và đại tá Bình Đình Đạm, tiểu đoàn 1 trung đội 11 của địch từ Mỹ Phước dùng trực thăng đổ quân xuống ấp Bắc. Trực thăng của địch bị quân ta diệt 6 chiếc một số địch chết và bị thương, còn lại chạy tán loạn. 12 giờ địch lại đổ quân nên đoàn 1/11 và 2 tiểu đoàn của E12 F7 xuống Bắc Ngã tư Niên Hội. Địch tiến công vào đội hình đại đội ID 514. Địch bị ta đánh gần, diệt 50 tên. Đến 13h 30 phút, tiểu đoàn B của địch và xe M113 mở cuộc tiến công vào đội hình đại đội ID 261. ngay phút đầu ta bắn cháy 1 xe và hư 2 chiếc. Nhưng ở trận địa của tiểu đội 3 trung đội 1 đã có 3 xe M113 và một tốp bộ binh địch tiến sát đến công sự ta. Đồng chí Dừng, tiểu đội trưởng cho hỏa lực kìm chế, rồi anh cùng 2 đồng chí nữa bí mật và bất ngờ nhảy lên xe M113 mở nắp thả thủ pháo, kết quả ta phá hủy 1 xe và diệt 5 tên, 2 xe còn lại hốt hoảng tháo chạy. 3 đồng chí trở về công sự thì bị hy sinh. Nhân dân Mỹ Tho đặt tên cho tổ này là "TÔổ GANG THEéP NGUYÊễN VĂN DƯừNG".
Địch tiếp tục tiến công nhiều đợt nữa và dùng máy bay L19 gọi ta ra hàng. Tướng Ngụy Cao Văn Viên ngồi trên trực thăng chỉ huy trận này.
18h5', 16 máy bay C130 của Mỹ thả thả tiểu đoàn dù xuống trận địa đại đội I D514. Bị quân ta diệt từ ngay trên không. Các chiến sĩ D514 cứ nhằm áo rằn ri mà bắn. Má Trần Thị Hy đã chỉ huy cho trinh sát Hậu diệt 10 tên đang núp trên mái nhà Má, một chiến sĩ khác đã diệt 1 tên trung úy và 1 tên lính khác.
Đến 20h ta lại đẩy lùi đợt tấn công nữa của địch. Phối hợp với ấp Bắc, thường vụ Tỉnh ủy và Ban chỉ huy đại đội 2-D514 tiến công trường bia Tân Hiệp, khống chế sân bay Thân Nghĩa Cử, kiên quyết giữ vững ngã ba chùa Phật Đá - Mỹ Phước, sẵn sàng cùng 2 huyện Cai Lậy và Châu thành tổ chức lực lượng tiến công cả 3 mặt để căng kéo địch.
Trung đội trinh sát tiến công đồn sân bay, 2 máy bay C130 và 1 trực thăng hoảng hốt chạy trốn nhưng bị trúng đạn của ta.
Du kích 2 bên lộ 4 (quốc lộ I) bắn hỏng 2 xe quân sự, buộc bọn bảo an chi khu phải phân tán lực lượng canh giữ.
Quần chúng các xã Điềm Hy, Tân Phú, Tân Hội ùn ùn kéo đến các phố trên lộ 4 như Thuộc Nhiên, Bưng Môn, thị trấn Cai Lậy làm cho tình hình ở đây không ổn định.
700 quần chúng thuộc xã Mỹ Hạnh Đông, Mỹ Hạnh Trung và Mỹ Phước Tây bao quanh cụm pháo địch không cho địch bắn vào làng xóm.
Ơở Mỹ Tho gần 200 gia đình binh sĩ thật có, giả có đã kéo vào bệnh viện đòi chồng, con.
Sau một ngày anh dũng chiến đấu, trên toàn mặt trận, ta diệt 450 tên có 3 tên Mỹ, bắn rơi và hỏng 16 máy bay, bắn cháy 3 xe M113 và 2 tàu đổ bộ.
Ta hy sinh 12 đồng chí, bị thương 13 người, nhân dân chết 12, bị thương 8 người, bị cháy 29 nhà và hư hại nhiều hoa mầu.
Từ kinh nghiệm ấp Bắc, quân dân Tiền Giang đầy khí thế phá tan hàng loạt đồn bốt và ấp chiến lược, góp phần cùng nhân dân miền Nam đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ Ngụy.
ấp Bắc là một di tích lịch sử, ghi dấu sự kiện chiến thắng đế quốc Mỹ trong thời kỳ chúng xâm lược nước ta.
Ngày nay, dấu vết của trận đánh ấp Bắc không còn nữa. Nhưng hiện vật và vũ khí dùng trong trận đánh thì đang được bảo quản tốt như bộ sơ đồ bố trí trận đánh của D514, bản tường trình sự thất bại của Thiếu tá Tỉnh trưởng Ngụy, mộ các chiến sĩ gang thép hy sinh tại trận địa...
Chính quyền địa phương xã Tân Phú đã nhiều lần tu sửa mộ các chiến sĩ gang thép đã hy sinh, làm đường rải đá từ quốc lộ I vào khu di tích để phục vụ du khách tham quan di tích trận ấp Bắc nổi tiếng trong thời chống Mỹ xâm lược nước ta.
Di tích KHLeang
Di tích KHLeang
Theo tài liệu ghi chép từ thư tịch cổ Khơmer thì vào giữa đầu thế kỷ XVI, viên quan cai quản vùng Sóc Trăng tên là Tác đã cho xây dựng một nhà kho để tích trữ sản vật do nhân dân quyên góp. Từ đó ông đặt tên cho vùng đất mình cai quản là Srosk Khleang (tiếng Khơmer có nghĩa là xứ Khơ), khi người Kinh đến gọi âm ra là sóc Kha Lang rồi sau là Sóc Trăng.
Sau đó vào năm 1532, ông Tác vâng lệnh vua Ang Chan (Chân Lạp) cho xây dựng một ngôi chùa và lấy địa danh đặt tên cho chùa là chùa Khleang. Từ đó đến nay tên chùa không thay đổi. Chùa Kheang tọa lạc trong một khuôn viên rộng có vòng rào bao quanh diện tích 3825m2, thuộc phạm vi khóm 5, phường 6, thị xã Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
Hiện nay tại chùa Khleang còn lưu trữ một bản sao tài liệu ghi chép từ thư tịch Khmer cổ, trong đó có nói đến nguồn gốc địa danh Sóc Trăng, sự kiện xây dựng ngôi chùa đầu tiên và các nhân vật có liên quan trực tiếp.
Về tín ngưỡng, chùa theo đạo Phật phái Tiểu Thừa, thờ Phật Thích Ca và không có nữ tu.
Chùa còn là nơi diễn ra những nghi lễ long trọng nhất trong những ngày lễ truyền thống của dân tộc như:
- Lễ vào năm mới (Bon Châu 1 Chhnam Thamei) còn gọi là "Lễ chịu tuổi", tức là tết của người Khmer ở đồng bằng Sông Cửu Long, thường được tổ chức vào tháng tư dương lịch (nhằm ngày giữa tháng tùy theo năm) và được cử hành trong vòng ba bốn ngày.
- Lễ cúng ông bà (Pithisèn Đâunta): Lễ Đâunta cũng là một lễ lớn của đồng bào Khmer, được tổ chức vào 3 ngày mỗi năm, từ 29/8 đến ngày 1/9 âm lịch.
Mỗi năm vào ngày 15/10 âm lịch, đồng bào Khmer tổ chức lễ cúng trăng để tưởng nhớ đến công ơn của mặt trăng, coi như một vị thần điều tiết mùa màng, đã giúp họ làm ăn được khá giả trong năm. Sôi nổi nhất là trong dịp lễ cúng trăng, đồng bào Khmer tổ chức cuộc đua ghe Ngo rất vui tươi hào hứng.
Ngoài các lễ truyền thống trên nhà chùa hàng năm còn tổ chức các lễ bắt nguồn từ Phật giáo.
Chùa bao gồm các công trình kiến trúc như ngôi chính điện, ngôi sa la (nhà hội của sư sãi và tín đồ), nhà ở của sư trụ trì (có phòng lưu trữ kinh kệ, sách báo, tài liệu bên trong), các nhà ở của sư sãi (an), tháp đựng tro cốt người chết, lò thiêu xác người chết, nhà khách (có hội trường), trường học Pô thi dạy bằng tiếng Khmer. Trong đó nổi bật hơn cả là ngôi chính điện nằm biệt lập ở bên trái con đường dẫn vào chùa.
Ngôi chính điện được xây dựng vào năm 1918 (hiện còn vết tích gì của ngôi chính điện cũ). Chính điện được dựng bằng 6 hàng cột dọc gồm 60 cây cột trụ
Di tích Liên tỉnh ủy Cần Thơ
Di tích Liên tỉnh ủy Cần Thơ
Di tích lịch sử địa điểm cơ quan Liên tỉnh ủy Cần Thơ thuộc xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Gọi tắt là Liên tỉnh ủy (1938-1940). Sau khi Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập, Xứ ủy Nam Kỳ cũ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8292_di_tich_lich_su_van_hoa.doc