• Sở hữu nhà nước: Nhà nước sở hữu đối với nguồn lợi thủy sản sống ở các vùng nước tự nhiên và nguồn lợi thủy sản được nuôi trồng bằng vốn của Nhà nước.
• Sở hữu của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức: đối với nguồn lợi thủy sản do hộ gia đình, cá nhân, tổ chức bỏ vốn nuôi trồng trên vùng đất có mặt nước hoặc vùng biển được nhà nước giao hoặc cho thuê.
• Cách thức thực hiện quyền sở hữu nhà nước đối với nguồn lợi thủy sản: Nhà nước thực hiện quyền sở hữu thông qua việc điều tra, đánh giá trữ lượng thủy sản; thực hiện quyền chiếm hữu, quyền sử dụng bằng cách cho phép tổ chức, cá nhân khai thác nguồn lợi thủy sản ở các vùng nước tự nhiên (cấp giấy phép khai thác).
25 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3347 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu hướng dẫn môn học luật môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng), bao gồm: Rừng sản xuất là rừng tự nhiên; rừng sản xuất là rừng trồng; rừng giống.
1.2. Chế độ sở hữu đối với tài nguyên rừng
Về nguyên tắc, tài nguyên rừng thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước thống nhất quản lý và định đoạt đối với rừng tự nhiên và rừng được phát triển bằng vốn của nhà nước, rừng do nhà nước nhận chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng từ các chủ rừng; động vật rừng sống tự nhiên, hoang dã ; vi sinh vật rừng ; cảnh quan, môi trường rừng (khoản 1 Điều 6 Luật Bảo vệ và phát triển rừng).
Nhà nước sở hữu được xác lập đối các loại rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn nhà nước và rừng do nhà nước nhận chuyển quyền sở hữu từ các chủ thể khác. Nhà nước sở hữu đối với tất cả các yếu tố cấu thành rừng – sở hữu mang tính tuyệt đối.
Tuy nhiên, Luật Bảo vệ và phát triển rừng quy định chủ rừng (tổ chức, hộ gia đình, cá nhân) cũng có quyền sở hữu đối với rừng sản xuất là rừng trồng. Cụ thể, chủ rừng được chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với cây trồng, vật nuôi, tài sản gắn liền với sản xuất là rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư trong thời hạn được giao, được thuê để trồng rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và các quy định khác của pháp luật có liên quan (khoản 5 Điều 3 Luật Bảo vệ và phát triển rừng). Quyền sở hữu của chủ rừng đối với rừng sản xuất là rừng trồng chỉ mang tính tương đối (chủ rừng không sở hữu đối đất rừng, động vật rừng hoang dã,...)
1.3. Chế độ quản lý nhà nước đối với rừng
1.3.1. Hệ thống cơ quan quản lý đối với rừng
Các cơ quan quản lý nhà nước đối với rừng bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan quản lý nhà nước có thầm quyền riêng (Điều 8 Luật Bảo vệ và phát triển rừng):
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi cả nước.
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.
Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương theo thẩm quyền.
Chính phủ quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp từ trung ương đến cấp huyện và cán bộ lâm nghiệp ở những xã, phường, thị trấn có rừng.
1.3.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với rừng
Được quy định tại Điều 7, Luật Bảo vệ và phát triển rừng. Cần chú ý một số nội dung sau:
Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng (Mục 1, Chương II Luật Bảo vệ và phát triển rừng): Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng bao gồm nhiều nội dung, trong đó quan trọng nhất là xác định mục đích sử dụng cho từng loại rừng trên từng diện tích cụ thể. Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng là phương thức tổ chức thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng (Mục 1, Chương II của Luật Bảo vệ và phát triển rừng): tương tự như những quy định trong Luật Đất đai.
Giao rừng (Điều 24 của Luật Bảo vệ và phát triển rừng): bao gồm giao rừng không thu tiền sử dụng rừng và giao rừng có thu tiền sử dụng rừng.
Cho thuê rừng (Điều 25 của Luật Bảo vệ và phát triển rừng): bao gồm thuê rừng trả tiền thuê rừng hàng năm và thuê rừng trả tiền thuê rừng một lần.
Thu hồi rừng (Điều 26 của Luật Bảo vệ và phát triển rừng).
Chuyển mục đích sử dụng rừng (Điều 27 của Luật Bảo vệ và phát triển rừng).
Thẩm quyền cho phép giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng (Điều 28 của Luật Bảo vệ và phát triển rừng).
1.4. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng (Chương V của Luật Bảo vệ và phát triển rừng)
1.4.1. Chủ rừng
Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất để trồng rừng, cho thuê đất để trồng rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, công nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; nhận chuyển nhượng rừng từ chủ rừng khác (khoản 4, Điều 3; Điều 5 của Luật Bảo vệ và phát triển rừng).
1.4.2. Nội dung quyền và nghĩa vụ của chủ rừng
Quyền và nghĩa vụ chung của chủ rừng (Điều 59, 60 của Luật Bảo vệ và phát triển rừng): Chủ rừng có những quyền và nghĩa vụ chung như: quyền được khai thác, sử dụng rừng theo quy định của pháp luật; quyền chuyển quyền sử dụng rừng (đối với một số chủ thể nhất định), nộp thuế tài nguyên,...
Quyền và nghĩa vụ cụ thể của chủ rừng (Điều 61 đến Điều 78 của Luật Bảo vệ và phát triển rừng): phụ thuộc vào việc chủ rừng đó có quyền sở hữu hay quyền sử dụng đối với rừng; đối với các chủ thể có quyền sử sử dụng rừng thì quyền và nghĩa vụ cũng sẽ khác nhau giữa chủ thể được giao rừng hay cho thuê rừng. Quyền và nghĩa vụ này cũng khác nhau giữa các chủ rừng là cá nhân, hộ gia đình, tổ chức.
1.5. Chế độ pháp lý đối với rừng phòng hộ (Điều 45 đến Điều 48 Luật Bảo vệ và phát triển rừng)
Giao, cho thuê rừng phòng hộ (Điều 46 Luật Bảo vệ và phát triển rừng): Những khu rừng phòng hộ đầu nguồn tập trung có diện tích từ năm nghìn hecta trở lên hoặc có diện tích dưới năm nghìn hecta nhưng có tầm quan trọng về chức năng phòng hộ hoặc rừng phòng hộ ven biển quan trọng phải có Ban quản lý. Ban quản lý khu rừng phòng hộ là tổ chức sự nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập theo quy chế quản lý rừng. Những khu rừng phòng hộ không thuộc quy định tại khoản 1 Điều 46 thì nhà nước giao, cho thuê cho các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, hộ gia đình, cá nhân tại chỗ quản lý, bảo vệ và sử dụng.
Khai thác lâm sản lâm sản trong rừng phòng hộ (Điều 47 Luật Bảo vệ và phát triển rừng): Phải đảm bảo nguyên tắc mang tính kết hợp trong khuôn khổ không làm ảnh hưởng đến chức năng phòng hộ của rừng. Cụ thể:
Trồng rừng phòng hộ là rừng tự nhiên được phép khai thác cây đã chết, cây sâu bệnh, cây đứng ở nơi mật độ lớn hơn mật độ quy định theo quy chế quản lý rừng, trừ các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác theo quy định của Chính phủ về Chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Danh mục những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Được phép khai thác các loại măng, tre nứa trong rừng phòng hộ khi đã đạt yêu cầu phòng hộ theo quy chế quản lý rừng; được phép khai thác các loại lâm sản khác ngoài gỗ mà không làm ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ của rừng, trừ các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị cấm khai thác theo quy định của Chính phủ về Chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm .
Trồng rừng phòng hộ là rừng trồng được phép khai thác cây phụ trợ, chặt tỉa thưa khi rừng trồng có mật độ lớn hơn mật độ quy định theo quy chế quản lý rừng; khai thác cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn khai thác theo phương thức khai thác chọn hoặc chặt trắng theo băng, theo đám rừng. Sau khi khai thác, chủ rừng phải thực hiện việc tái sinh hoặc trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp và tiếp tục quản lý, bảo vệ.
1.6. Chế độ pháp lý đối với rừng đặc dụng (Điều 49 đến Điều 54 Luật Bảo vệ và phát triển rừng)
Giao, cho thuê rừng đặc dụng (Điều 50 Luật Bảo vệ và phát triển rừng): Ban quản lý là những chủ thể được nhà nước giao rừng đối với những khu rừng đặc dụng phải thành lập Ban quản lý (vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng bảo vệ cảnh quan nhưng cần thiết thành lập Ban quản lý (vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng bảo vệ cảnh quan nhưng cần thiết thành lập Ban quản lý). Đối với những khu rừng đặc dụng là khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học thì giao cho tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp trực tiếp quản lý. Trường hợp không thành lập Ban quản lý thì cho tổ chức kinh tế thuê rừng để kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường dưới tán rừng.
Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng (Điều 51 Luật Bảo vệ và phát triển rừng): chỉ được thực hiện trong khu bảo vệ cảnh quan và phân khu dịch vụ - hành chính của vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.
Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường trong rừng đặc dụng (Điều 52, 53 của Luật Bảo vệ và phát triển rừng)
Ổn định đời sống dân cư sống trong các khu rừng đặc dụng và vùng đệm của các khu rừng đặc dụng (Điều 54 của Luật Bảo vệ và phát triển rừng)
1.7. Chế độ pháp lý đối với rừng sản xuất (Điều 55 đến Điều 58 của Luật Bảo vệ và phát triển rừng)
Giao, cho thuê rừng sản xuất (Điều 56, 57 của Luật Bảo vệ và phát triển rừng): Đối với những khu rừng sản xuất là rừng tự nhiên tập trung được nhà nước giao, cho thuê cho các tổ chức kinh tế để sản xuất, kinh doanh; những khu rừng sản xuất là rừng tự nhiên phân tán không thuộc đối tượng quy định phải giao, cho thuê cho các tổ chức kinh tế thì được Nhà nước giao, cho thuê cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để bảo vệ, phát triển, sản xuất, kinh doanh. Việc giao và cho thuê được hiểu là giao, cho thuê để chăm sóc, bảo vệ và khai thác.
Việc khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên:
Đối với khai thác gỗ: Khi rừng đủ điều kiện khai thác (đạt trữ lượng gỗ bình quân/1 hecta; đã nuôi dưỡng đủ thời gian của một luân kỳ khai thác; phù hợp với chỉ tiêu khai thác gỗ và lâm sản của địa phương) thì chủ rừng được khai thác theo trình tự, thủ tục bao gồm các bước sau:
Lập thiết kế khai thác (cường độ khai thác, phương thức khai thác, cấp kính khai thác tối thiểu) và đóng dấu búa bài cây;
Thiết kế khai thác được gởi đến Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn xét duyệt và trình Ủy ban nhân dân tỉnh để phê duyệt tổng hợp;
Thiết kế khai thác được gởi đến Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thẩm định và ra quyết định mở rừng;
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp giấy phép khai thác;
Chủ rừng tổ chức khai thác (tự khai thác hoặc bán lại giấy phép khai thác);
Cơ quan kiểm lâm kiểm tra và đóng dấu búa kiểm lâm xác nhận tình trạng khai thác
gỗ hợp pháp;
Nghiệm thu khai thác;
Đóng cửa rừng, rừng được chăm sóc nuôi dưỡng đủ luân kỳ khai thác.
Đối với khai thác lâm sản ngoài gỗ: (xem thêm trong Luật Bảo vệ và phát triển rừng).
Việc khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trong rừng sản xuất là rừng trồng: Vì rừng này là rừng được trồng trên diện tích đất được nhà nước giao, cho thuê nên khi khai thác, chủ rừng không phải làm thủ tục xin phép khai thác. Chủ rừng phải báo với cơ quan kiểm lâm trong trường hợp gỗ khai thác trong rừng trồng cũng có trong rừng tự nhiên để cơ quan kiểm lâm xác nhận tình trạng gỗ
1.8. Pháp luật về bảo vệ động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
1.8.1. Khái niệm về động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm:
Định nghĩa (khoản 14 Điều 3 của Luật Bảo vệ và phát triển rừng): Định nghĩa (khoản 14 Điều 3 của Luật Bảo vệ và phát triển rừng): Loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là loài thực vật, động vật có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng thuộc Danh mục các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ quy định chế độ quản lý, bảo vệ.
Phân loại: Thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm được sắp xếp thành hai nhóm theo tính chất và mức độ quý, hiếm của chúng:
Nhóm I: gồm những loài thực vật rừng (IA), động vật rừng (IB) có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao. Đối với nhóm I thì nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại,
Nhóm II: gồm những loài thực vật rừng (IIA), động vật rừng (IIB) có giá trị về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số lượng quần thể còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Đối với nhóm I thì hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
1.8.2. Chế độ quản lý, bảo vệ đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
Đọc thêm Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Lưu ý một số nội dung: bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (Điều 5); khai thác thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (Điều 6); vận chuyển, cất giữ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm từ tự nhiên và sản phẩm của chúng (Điều 7); chế biến, kinh doanh thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và sản phẩm của chúng (Điều 9); xử lý vi phạm (Điều 10, Điều 11).
2. PHÁP LUẬT VỀ NGUỒN LỢI THỦY SẢN
2.1. Khái niệm nguồn lợi thủy sản và hoạt động thủy sản
Định nghĩa về nguồn lợi thủy sản: Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên, có giá trị kinh tế, khoa học để phát triển nghề khai thác thủy sản, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản (khoản 1 Điều 2 của Luật thủy sản).
Định nghĩa về hoạt động thủy sản: Hoạt động thủy sản là việc tiến hành khai thác, nuôi trồng, vận chuyển thủy sản khai thác; bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản; dịch vụ trong hoạt động thủy sản; điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản (khoản 2, Điều 2 của Luật Thủy sản).
Hoạt động thủy sản là một hoạt động rất rộng, bao gồm nhiều khâu khác nhau và được thực hiện thông qua vai trò của Bộ quản lý chuyên ngành là Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
2.2. Chế độ sở hữu đối với nguồn lợi thủy sản
Sở hữu nhà nước: Nhà nước sở hữu đối với nguồn lợi thủy sản sống ở các vùng nước tự nhiên và nguồn lợi thủy sản được nuôi trồng bằng vốn của Nhà nước.
Sở hữu của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức: đối với nguồn lợi thủy sản do hộ gia đình, cá nhân, tổ chức bỏ vốn nuôi trồng trên vùng đất có mặt nước hoặc vùng biển được nhà nước giao hoặc cho thuê.
Cách thức thực hiện quyền sở hữu nhà nước đối với nguồn lợi thủy sản: Nhà nước thực hiện quyền sở hữu thông qua việc điều tra, đánh giá trữ lượng thủy sản; thực hiện quyền chiếm hữu, quyền sử dụng bằng cách cho phép tổ chức, cá nhân khai thác nguồn lợi thủy sản ở các vùng nước tự nhiên (cấp giấy phép khai thác).
2.3. Chế độ quản lý nhà nước đối với nguồn lợi thủy sản
2.3.1. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước đối với nguồn lợi thủy sản (Điều 52 Luật Thủy sản)
Bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền riêng.
Cơ quan có thẩm quyền chung: Chính Phủ và Ủy ban nhân dân các cấp
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thuỷ sản trong phạm vi cả nước. Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với tài nguyên thủy sản trong phạm vi địa phương.
Cơ quan có thẩm quyền riêng:
Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chuyên môn đối với tài nguyên thủy sản: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Cơ quan quản lý nhà nước thuộc các ngành, lĩnh vực khác có liên quan: có trách nhiệm phối hợp với Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thủy sản trong phạm vi ngành, lĩnh vực mình phụ trách
2.3.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với nguồn lợi thủy sản (Điều 51 Luật Thủy sản).
Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các chính sách phát triển ngành thuỷ sản.
Ban hành, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về thuỷ sản.
Tổ chức điều tra, đánh giá và quản lý, bảo vệ sự phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản; nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động thuỷ sản; quy hoạch và quản lý các khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển; thực hiện thống kê, thông tin về hoạt động thuỷ sản.
Xác định và phân cấp quản lý vùng biển ven bờ trong hoạt động thuỷ sản; quản lý và phân cấp quản lý vùng biển để khai thác; phân tuyến khai thác; công bố ngư trường khai thác; quản lý việc giao, cho thu, thu hồi đất để nuôi trồng thuỷ sản, mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản.
Quản lý việc cấp, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận trong lĩnh vực thuỷ sản theo quy định của pháp luật; đào tạo, sát hạch, cấp bằng thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động thuỷ sản cho tàu cá nước ngoài.
Quản lý việc thẩm định và công nhận giống thuỷ sản mới, thuốc thú y thuỷ sản, thức ăn nuôi trồng thuỷ sản; kiểm tra và tổ chức phòng, trừ dịch bệnh thuỷ sản; quản lý việc bảo vệ môi trường trong hoạt động thuỷ sản.
Quản lý và phân cấp quản lý tàu cá, cảng cá, chợ thuỷ sản đầu mối.
Thực hiện hợp tác quốc tế về hoạt động thuỷ sản.
Quản lý tổ chức bộ máy, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành thuỷ sản; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành cho các hội nghề nghiệp thuỷ sản.
Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về thuỷ sản, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thuỷ sản; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trọng hoạt động thuỷ sản theo quy định của pháp luật.
2.4. Chế độ bảo vệ, phát triển và khai thác tài nguồn lợi thủy sản
2.4.1. Chế độ bảo vệ và phát triển tài nguyên nguồn lợi thủy sản (Chương 2 của Luật Thủy sản)
Bảo vệ môi trường sống của thủy sản (Điều 7 của Luật Thủy sản):
Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thủy sản hoặc có các hoạt động khác ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống, di cư, sinh sản của các loài thủy sản phải tuân theo quy định của Luật Thủy sản, pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về tài nguyên nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Tổ chức, cá nhân khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ các công trình có liên quan đến môi trường sống, di cư, sinh sản của các loài thủy sản phải thực hiện việc đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng đặt đăng, đáy hoặc bằng phương pháp ngăn, chắn khác ở các sông, hồ, đầm, phá phải dành hành lang cho các loài thủy sản di chuyển theo quy định của Uỷ ban nhân dân địa phương.
Bảo vệ thủy sản trong hoạt động khai thác, vận chuyển.
2.4.2. Khai thác nguồn lợi thủy sản (Chương 3 của Luật Thủy sản)
Nguyên tắc khai thác thủy sản (Điều 11 của Luật Thủy sản): Khai thác thủy sản ở vùng biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác phải bảo đảm không làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản; phải tuân theo quy định về mùa vụ khai thác, thời hạn khai thác, vùng khai thác, chủng loại và kích cỡ thủy sản được khai thác, sản lượng cho phép khai thác hàng năm và phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; sử dụng các loại ngư cụ, phương tiện khai thác thủy sản có kích cỡ phù hợp với các loài thủy sản được phép khai thác.
Nguyên tắc khai thác thủy sản phải đảm bảo sự phát triển bền vững vì tài nguyên thủy sản là tài nguyên có thể phục hồi nên chỉ có thể khai thác trong giới hạn sự phục hồi.
Khai thác thủy sản xa bờ (Điều 12 Luật Thủy sản): Đây là hình thức khai thác đảm bảo sự phát triển bền vững nên được khuyến khích.
Khai thác thủy sản ven bờ (Điều 13 Luật Thủy sản): Hạn chế hình thức này thông qua việc tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp.
Cấp giấy phép khai thác thủy sản (Điều 16, 17, 18 của Luật Thủy sản):
Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản phải có Giấy phép khai thác thủy sản, trừ trường hợp cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có trọng tải dưới 0,5 tấn hoặc không sử dụng tàu cá.
Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản được cấp Giấy phép khai thác thủy sản phải có các điều kiện: có đăng ký kinh doanh khai thác thủy sản; có tàu cá đã đăng ký, đăng kiểm; có ngư cụ, phương tiện khai thác phù hợp; thuyền trưởng, máy trưởng trên tàu cá phải có văn bằng, chứng chỉ phù hợp theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản có thể bị thu hồi giấy phép khai thác thủy sản trong một số trường hợp nhất định.
Quyền và nghĩa vụ của chủ thể khai thác thủy sản (Điều 20, 21 của Luật Thủy sản).
Những hành vi bị cấm trong hoạt động khai thác thủy sản (khoản 1, 2, 5, 6, 7, 8 Điều 20, 21 của Luật Thủy sản).
2.5 Nuôi trồng thủy sản
Nhà nước có chính sách giao đất, cho thuê đất có mặt nước để nuôi trồng thủy sản (tuân theo các quy định của Luật Đất đai); giao, cho thuê vùng biển để nuôi trồng thủ sản để phát triển nguồn lợi thủy sản (tuân theo các quy định của Luật Thủy sản);
Việc nuôi trồng thủy sản gắn với việc bảo vệ môi trường, đảm bảo hiệu quả kinh tế của toàn xã hội và theo quy hoạch, kế hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm mục đích phát triển bền vững.
3. PHÁP LUẬT VỀ CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI
Sinh viên đọc trong các văn bản sau :
Pháp lệnh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2001.
Pháp lệnh giống cây trồng 2004;
Pháp lệnh về giống vật nuôi 2004;
Pháp lệnh về thú y 2004;
4. PHÁP LUẬT VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC
4.1. Khái niệm tài nguyên nước
Theo nghĩa rộng: Tài nguyên nước bao gồm mọi dạng tồn tại của nước (rắn, lỏng, khí). Tất cả các dạng này luân chuyển tạo thành chu trình nước.
Theo Luật Tài nguyên nước: Tài nguyên nước bao gồm các nguồn nước mưa, nước mặt, nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 2 của Luật Tài nguyên nước).
Luật Tài nguyên nước đã có sự giới hạn về cách hiểu về tài nguyên nước. Định nghĩa theo Luật Tài nguyên nước căn cứ vào đặc điểm có thể phân chia được, căn cứ vào dạng tồn tại (nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển) và căn cứ vào không gian tồn tại của nước (phạm vi lãnh thổ nước Việt Nam) để xác định tài nguyên nước theo cách hiểu của Luật. Theo đó tài nguyên nước là những dạng tồn tại cụ thể của nước ở một khâu nào đó trong chu trình nước mà thôi . Và không phải tất cả nước tồn tại đều là tài nguyên nước (ví dụ: nước nóng, nước khoáng thiên nhiên do Luật Khoáng sản quy định, nước đã qua khai thác, sử dụng cũng không phải là tài nguyên nước theo quy định của Luật Tài nguyên nước).
4.2. Chế độ sở hữu đối với tài nguyên nước
Theo quy định của Luật Tài nguyên nước thì Tài nguyên nước thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý (khoản 1 Điều 1 Luật Tài nguyên nước). Quyền sở hữu đối với tài nguyên nước chỉ gắn với một khoảng thời gian và không gian nhất định. Nhà nước thực hiện quyền sở hữu đối với tài nguyên nước thông qua việc chiếm hữu (nắm bắt những thông tin về tài nguyên nước như thống kê, đánh giá, đo đạc,…), sử dụng (nhà nước trực tiếp sử dụng hoặc thông qua chủ thể sử dụng như hộ gia đình, cá nhân, tổ chức. Chủ thể sử dụng phải trả tiền thông qua những nghĩa vụ pháp lý).
4.3. Chế độ quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước
4.3.1. Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước
Bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền riêng.
Cơ quan có thẩm quyền chung: Chính Phủ và Ủy ban nhân dân các cấp
Chính Phủ thống nhất quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên phạm vi cả nước. Chính phủ thành lập Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước để tư vấn cho Chính phủ trong những quyết định quan trọng về tài nguyên nước thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ (Điều 63 Luật Tài nguyên nước, Điều 16 Nghị định 179). Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước trong phạm vi địa phương.
Cơ quan có thẩm quyền riêng:
Thẩm quyền chuyên môn đối với tài nguyên nước (cơ quan quản lý chuyên ngành): Theo Luật Tài nguyên nước thì thẩm quyền quản lý chuyên ngành đối với tài nguyên nước là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tuy nhiên, hiện nay, tài nguyên nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý (Nghị định 91/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và môi trường).
Cơ quan quản lý nhà nước thuộc các ngành và các lĩnh vực có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với tài nguyên nước trong phạm vi ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách.
Việc quản lý nhà nước về tài nguyên nước là kết hợp quản lý theo ngành, theo điạ phương và quản lý theo lưu vực để đảm bảo tính thống nhất.
4.3.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước
Quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước bao gồm việc quản lý việc khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước; quản lý các công trình tiêu thoát nước; quản lý các lưu vực sông, quản lý nguồn nước ở các vùng đặc biệt,… nhằm mục đích ngăn ngừa tổn thất, phòng chống ô nhiễm; giảm thiểu các tác hại do nước gây nên... Theo quy định tại Điều 57 Luật Tài nguyên nước thì nội dung quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước bao gồm 8 vấn đề, trong đó cần lưu ý:
Quản lý Nhà nước đối với tài nguyên nước phải dựa trên cơ sở chiến lược, chính sách, pháp luật về quản lý tài nguyên nước và quy hoạch, kế hoạch khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước, trong đó đặc biệt coi trọng quy hoạch lưu vực sông.
Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch cho việc khai thác và sử dụng nguồn nước phải đảm bảo tính hệ thống của lưu vực, của các công trình thủy lợi, không chia cắt theo đơn vị hành chính song vẫn phải đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các vùng, ngành, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước. Việc xây dựng chính sách, chế độ, thể lệ quản lý tài nguyên nước phải thống nhất với chính sách, pháp luật bảo vệ các thành phần môi trường khác, bảo vệ an ninh quốc phòng và nhất thiết phải bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tài liệu hướng dẫn môn học luật môi trường.doc