Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc Toà án tạm ngừng các hoạt động tố tụng trong một khoảng thời gian nào đó và khi lý do của việc tạm đình chỉ không còn thì Toà án tiếp tục giải quyết vụ án.
Toà án ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án trong các trường hợp được quy định tại Điều 189.
Ngoài các căn cứ tạm đình chỉ quy định tại Điều 189 thì Luật phá sản năm 2003 còn quy định thêm về một căn cứ tạm đình chỉ do đã có Toà án thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, mà doanh nghiệp đó là đương sự của vụ án dân sự (Khoản 2 Điều 27 Luật phá sản năm 2003).
Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án phải đó nêu rõ lý do tạm đình chỉ. Trước khi mở phiên toà thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ, còn tại phiên toà thì Hội đồng xét xử ra quyết định đó. Sau khi ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án, Toà án phải thông báo cho các bên đương sự biết. Quyết định tạm đình chỉ có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Khi vụ án dân sự bị tạm đình chỉ thì Toà án không xoá tên vụ án trong sổ thụ lý mà chỉ ghi chú vào sổ thụ lý số và ngày, tháng, năm của quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đó. Tiền tạm ứng án phí, lệ phí mà đương sự đã nộp được xử lý khi Toà án tiếp tục giải quyết vụ án dân sự. Toà án tiếp tục giải quyết vụ án dân sự bị tạm đình chỉ khi lý do tạm đình chỉ không còn.
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6045 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu luật tố tụng dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khái niệm cung cấp chứng cứ và nghĩa vụ chứng minh. Khái niệm nghĩa vụ chứng minh mà chúng ta muốn áp đặt cho các đương sự có phải chỉ bao hàm một ý nghĩa là đương sự phải xuất trình các chứng cứ khi đưa ra các yêu cầu từ đó “chứng tỏ” cho Toà án thấy rằng yêu cầu của họ là đúng. Ngược lại, nếu họ không chứng tỏ được điều đó thì coi như họ không “chứng minh” được yêu cầu của mình. Có thể nói, Pháp luật tố tụng dân sự dành cho đương sự quyền lựa chọn phương án hành động có lợi đưa ra chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình hoặc phản đối yêu cầu của người khác hoặc phương án hành động bất lợi cho mình, không cung cấp chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình thì họ phải gánh chịu hậu quả tương ứng với phương án đương sự tự định đoạt, tự lựa chọn. Điều 84 BLTTDS quy định: “Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho Tòa án; nếu đương sự không nộp hoặc nộp không đầy đủ thì phải chịu hậu quả của việc không nộp hoặc nộp không đầy đủ đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” Như vậy, có thể hiểu giao nộp chứng cứ là một hành vi cụ thể trong việc thực hiện nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu của mình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt ví dụ liên quan đến bí mật Nhà nước, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư… mà pháp luật quy định đương sự không có nghĩa vụ giao nộp chứng cứ thì việc họ không giao nộp không được coi là chứng cứ để xét xử bất lợi cho họ. Trách nhiệm không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ chứng minh của chủ thể chứng minh chưa được thể hiện trong luật. Điều 79 BLTTDS có quy định: “Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc không chứng minh hoặc chứng minh không đầy đủ đó” Tuy nhiên, hậu quả đó là gì thì Điều luật này lại không quy định.2.2.2. Cơ quan tổ chức xã hội khởi kiện yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.Ngoài các đương sự, trong trường hợp cần khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước thì cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ có quyền khởi kiện vụ án về Hôn nhân gia đình; công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở có quyền khởi kiện vụ án lao động theo quy định của pháp luật về lao động. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước. BLTTDS quy định các cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng có nghĩa vụ chứng minh (Khoản 3 Điều 79 BLTTDS). 2.2.3. Người đại diện của đương sựNhư đương sự2.2.4. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.Theo Điều 64 Nghĩa vụ chứng minh của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được thực hiện thông qua việc xác minh thu thập chứng cứ, chứng minh tính hợp pháp của chứng cứ để bảo vệ các yêu cầu hay sự phản đối yêu cầu của đương sự là có cơ sở.2.2.5. Tòa án.Toà án là chủ thể có nhiệm vụ giải quyết vụ việc dân sự, tuy không có nghĩa vụ chứng minh làm rõ tình tiết, sự kiện làm cơ sở cho yêu cầu hay phản đối yêu cầu của đương sự nhưng để giải quyết đúng vụ việc dân sự thì Tòa án vẫn phải xác định xem trong vụ việc dân sự phải chứng minh làm rõ là những sự kiện, tình tiết nào? Các chứng cứ, tài liệu của đương sự và những người tham gia tố tụng cung cấp có đủ để giải quyết vụ việc dân sự chưa? Tuy nhiên, Tòa án không làm thay nghĩa vụ chứng minh của đương sự. Việc các đương sự có quyền cung cấp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình phụ thuộc vào ý chí của các bên, Tòa án chỉ xem xét và đưa ra phán quyết của mình trên cơ sở chứng cứ mà các bên đưa ra. Vì vậy, khi thấy chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc dân sự chưa đủ cơ sở để giải quyết thì Tòa án phải yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ (khoản 1 Điều 85 BLTTDS). Đối với trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ và có yêu cầu thì Tòa án có thể tiến hành thu thập chứng cứ (Khoản 2 Điều 85 BLTTDS).Khi nhận được yêu cầu của đương sự, Tòa án phải yêu cầu đương sự trình bày rõ việc đương sự tự thu thập chứng cứ như thế nào, lý do tại sao không thể tự mình thu thập chứng cứ và những biện pháp đương sự đã áp dụng mà vẫn không có kết quả trên cơ sở đó để chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của đương sự. Nếu có cơ sở kết luận đương sự chưa tự mình chủ động thu thập chứng cứ, chưa áp dụng khả năng mà đương sự có thể thu thập chứng cứ thì Thẩm phán không chấp nhận yêu cầu của đương sự và thông báo cho đương sự biết bằng văn bản.Toà án thực hiện việc đánh giá, công bố công khai chứng cứ trước khi sử dụng (Điều 96, Điều 97 BLTTDS). Mặt khác, Tòa án phải chỉ rõ cơ sở của quyết định giải quyết vụ việc dân sự. Như vậy, theo quy định của BLTTDS thì việc chứng minh của Toà án chỉ mang tính hỗ trợ cho việc chứng minh của đương sự và phục vụ cho việc làm rõ cơ sở quyết định của Tòa án. Theo quy định tại Điều 6, Điều 79, Điều 84 và khỏan 1 Điều 85 BLTTDS thì nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh chủ yếu thuộc trách nhiệm của đương sự. Do đó, đương sự phải thu thập chứng cứ và Tòa án chỉ tiến hành công việc này trong phạm vi hạn chế khi có đủ hai điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 85 BLTTDS.2.3. Đối tượng chứng minhĐối tượng chứng minh là tổng hợp những tình tiết có ý nghĩa để giải quyết vụ án cần được xác định trong quá trình chứng minh.Việc xác định những tình tiết nào cần phải chứng minh trong vụ án là nhiệm vụ của Toà án. Tuy nhiên, các tình tiết cần được chứng minh trong vụ án thường xuất phát từ các yêu cầu hoặc phản yêu cầu của đương sự. Một nguyên tắc mà Bộ luật tố tụng dân sự đề ra là người đề ra yêu cầu thì có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó. Trong một yêu cầu có thể có nhiều tình tiết cần phải chứng minh. Cũng có trường hợp muốn làm rõ những tình tiết được đề ra trong yêu cầu (phản yêu cầu) của đương sự thì phải chứng minh những tình tiết khác mà không được đề cập đến trong yêu cầu (phản yêu cầu).Nói chung, tất cả các sự kiện trong vụ án thì cần phải chứng minh. Tuy vậy, theo pháp luật của một số nước và thực tiễn xét xử ở nước ta thừa nhận có những sự kiện không nằm trong đối tượng chứng minh nghĩa là không cần chứng minh mà có thể sử dụng ngay.Việc quy định những tình tiết, sự kiện không cần phải chứng minh trong quá trình giải quyết vụ, việc dân sự để tạo thuận lợi cho quá trình giải quyết vụ án, đơn giản hóa các thủ tục đối với các đương sự cũng như Tòa án trong việc chứng minh các yêu cầu của đương sự, phù hợp với các quy định khác của pháp luậtTheo quy định tại Điều 80 BLTTDS - Những tình tiết, sự kiện sau đây không phải chứng minh:(i) Đối với những tình tiết, sự kiện mọi người đều biết và được Tòa án thừa nhận thì không phải chứng minh. Sở dĩ như vậy vì mục đích của chứng minh là để làm rõ tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc dân sự để giải quyết đúng vụ việc dân sự. Những tình tiết, sự kiện này không chứng minh thì mọi người cũng đã biết rõ về chúng. Tuy nhiên, điều luật đặt ra quy định bắt buộc để xác định là: “phải được Tòa án thừa nhận” với tư cách là chủ thể quyết định việc giải quyết vụ, việc dân sự. Tức là, một tình tiết, sự kiện mọi người đều biết chỉ không phải chứng minh trong trường hợp Tòa án cũng biết rõ về nó.Trên thực tế mức độ phổ biến của các tình tiết, sự kiện mọi người đều biết có thể rất khác nhau, có tình tiết, sự kiện phổ biến ở phạm vi rất rộng, nhưng cũng có tình tiết, sự kiện chỉ phổ biến ở phạm vi hẹp. Vấn đề đặt ra là tình tiết, sự kiện phổ biến ở mức độ nào thì không phải chứng minh? Thực tiễn xét xử của các toà án cho thấy không thể xác định được chính xác những người biết được tình tiết, sự kiện. Vì thế việc đánh giá mức độ phổ biến của tình tiết, sự kiện mọi người đều biết chỉ mang tính tương đối nên BLTTDS không thể quy định giới hạn tối thiểu về mức độ phổ biến của tình tiết, sự kiện không cần chứng minh. Khi giải quyết các vụ việc dân sự Toà án phải xem xét từng trường hợp cụ thể và trên cơ sở yêu cầu của việc công khai, minh bạch các hoạt động xét xử mà quyết định thừa nhận hay không?(ii) Đối với những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong các bản án, quyết định của Toà án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật cũng không phải chứng minh. Việc thừa nhận sự kiện, tình tiết không cần chứng minh phải là sự kiện trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Điều này có ý nghĩa đảm bảo cho công tác xét xử của Tòa án được nhanh chóng, chính xác, đồng thời khắc phục tình trạng có thể xảy ra mâu thuẫn giữa những quyết định của Toà án và các cơ quan có thẩm quyền về cùng một vấn đề. Như vậy, mặc dù không phải chứng minh nhưng khi sử dụng những sự kiện không cần phải chứng minh, Tòa án phải nêu rõ nguồn gốc, xuất xứ của những sự kiện đó… Hơn nữa, việc chứng minh lại một tình tiết, sự kiện còn có khả năng dẫn đến sự phức tạp trong việc giải quyết vụ việc dân sự, làm trì trệ thủ tục tố tụng dân sự, giảm uy tín của Toà án và cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Để giải quyết nhanh được các vụ việc dân sự, tránh những phức tạp không đáng có, Điều 80 BLTTDS quy định khi giải quyết vụ việc dân sự Toà án không cho chứng minh lại những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong các bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.(iii) Đối với những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp Điều 80 BLTTDS quy định không phải chứng minh. Sở dĩ như vậy vì những tình tiết, sự kiện này đã được ghi lại dưới một hình thức nhất định và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công chứng, chứng thực hợp pháp. Mặt khác, phải bảo đảm giá trị các giấy tờ, tài liệu đã được các cơ quan nhà nước công chứng, chứng thực hợp pháp.Ngoài ra, đối với những tình tiết, sự kiện mà đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện mà bên đương sự kia đưa ra thì bên đương sự đó không phải chứng minh. Tương tự như vậy, sự thừa nhận của người đại diện (trong trường hợp đương sự có người đại diện) được coi là sự thừa nhận của đương sự theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 80 BLTTDS.2.4. Quá trình chứng minh trong tố tụng dân sựHoạt động chứng minh bao gồm nhiều giai đoạn: Cung cấp chứng cứ, thu thập chứng cứ, nghiên cứu chứng cứ và đánh giá chứng cứ, các giai đoạn này tổng hợp thành một thể thống nhất trong hoạt động chứng minh của Tòa án và những người tham gia tố tụng khác. Các bước của qúa trình chứng minh có mối quan hệ biện chứng với nhau, bước này là nền tảng của bước kia, bước này là cơ sở cho việc thực hiện bước sau được thuận lợi và ngược lại.Quá trình chứng minh trong tố tụng dân sự được chia ra làm các giai đoạn sau:2.4.1. Cung cấp chứng cứTheo quy định tại Điều 6 BLTTDS: “Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.Cá nhân, cơ quan tổ chức khởi kiện, yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.”Việc cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp được hướng dẫn tại tiểu mục 1 phần I của Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17/9/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật TTDS về “Chứng minh và chứng cứ”.Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án phải có trách nhiệm giải thích cho đương sự biết, nếu đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ, thì Tòa án tiến hành giải quyết vụ, việc dân sự theo thủ tục chung. Tòa án căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được trong hồ sơ vụ, việc dân sự và nếu vụ, việc dân sự được xét xử, giải quyết tại phiên tòa, phiên họp thì Tòa án chỉ căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra, xem xét tại phiên tòa, phiên họp, kết quả việc hỏi tại phiên tòa, phiên họp, xem xét đầy đủ ý kiến của người tham gia tố tụng, (Kiểm sát viên trong phiên họp) để quyết định. Đương sự phải chịu hậu quả của việc không chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ.Khi đương sự thực hiện việc giao nộp chứng cứ, Tòa án phải lập biên bản về việc giao nhận chứng cứ, trong đó ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của chứng cứ; số bản, số trang của chứng cứ và thời gian giao nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp, chữ ký của người nhận và dấu của Tòa án; biên bản phải lập thành 2 bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự, một bản giao cho đương sự nộp chứng cứ giữ (khoản 2 Điều 84 BLTTDS).Khi biết chứng cứ đang do cá nhân, cơ quan, tổ chức lưu giữ quản lý thì căn cứ theo quy định tại Điều 7 BLTTDS, đương sự có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ. Nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức không cung cấp được chứng cứ cho đương sự, thì phải thông báo bằng văn bản có ghi rõ lý do của việc không cung cấp được chứng cứ cho đương sự biết để họ chứng minh với Tòa án là họ đã thu thập chứng cứ nhưng không có kết quả và yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ.2.4.2. Thu thập chứng cứTheo quy định tại khoản 2 Điều 85 BLTTDS để Tòa án thu thập chứng cứ phải có 2 điều kiện sau:- Đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ;- Đương sự có yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ.Các biện pháp thu thập chứng cứ mà Tòa án có thể xem xét áp dụng được quy định tại Điều 85, khoản 1, BLTTDS: Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng; trưng cầu giám định; quyết định định giá tài sản; xem xét, thẩm định tại chỗ; ủy thác thu thập chứng cứ; yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự.2.4.3. Nghiên cứu chứng cứNghiên cứu chứng cứ là việc Toà án trực tiếp thụ cảm xem xét, phân tích, so sánh chứng cứ. Tòa án cần phải nghiên cứu chứng cứ một cách toàn diện. Ngoài việc nghiên cứu riêng từng chứng cứ, tài liệu thì phải xem xét các chứng cứ trong mối liên quan mật thiết với nhau, nghiên cứu trên cơ sở so sánh những chứng cứ này với chứng cứ khác. Tất cả các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án đều phải được nghiên cứu, không bỏ sót một chứng cứ, tài liệu nào. Khi nghiên cứu chứng cứ, phải xem xét tới tất cả các mặt, các mối liên hệ giữa các chứng cứ, tài liệu. Để việc nghiên cứu có hiệu quả làm nền tảng cho quá trình đánh giá chứng cứ, khi nghiên cứu chứng cứ cần xem xét cả hình thức và nội dung của các chứng cứ, tài liệu.2.4.4. Đánh giá chứng cứĐây là giai đoạn cuối cùng của hoạt động chứng minh. Đánh giá chứng cứ là một quá trình logíc nhằm xác định giá trị chứng minh và sự phù hợp của các chứng cứ, mối liên hệ của chứng cứ này với chứng cứ khác.Việc đánh giá chứng cứ phải khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác. Xem xét về nội dung và hình thức của chứng cứ. Tòa án phải đánh giá từng chứng cứ, sự liên quan giữa các chứng cứ và khẳng định giá trị pháp lý của từng chứng cứ. Cơ sở để đánh giá chứng cứ dựa trên các tình tiết sự kiện cần chứng minh, quy định của pháp luật nội dung, các quy định của pháp luật tố tụng và trên cơ sở niềm tin nội tâm để đánh giá chứng cứ.Chứng cứ chỉ được Tòa án sử dụng giải quyết vụ, việc dân sự sau khi đã được đánh giá. Mọi chứng cứ được công bố và sử dụng công khai như nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của cá nhân theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án không công bố công khai chứng cứ. Người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng phải giữ bí mật theo quy định của pháp luật những chứng cứ thuộc diện không công bố công khai theo quy định tại khoản 2 Điều 97 Bộ luật tố tụng dân sự.CHƯƠNG VI. ÁN PHÍ, LỆ PHÍ TOÀ ÁN1. Án phí dân sự1.1. Khái niệm án phí dân sự Án phí dân sự là số tiền đương sự phải nộp ngân sách nhà nước khi vụ án dân sự được toà án giải quyết và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.Các đương sự phải chịu án phí theo quy định của pháp luật tuỳ theo loại vụ án, trên cơ sở lợi ích, mức độ lỗi của họ trong quan hệ pháp luật mà toà án giải quyết trong vụ án.Việc thu án phí dân sự có ý nghĩa rất lớn, phù hợp với chính sách tài chính của Nhà nước ta. Án phí dân sự là phương thức đền bù một phần chi phí của Nhà nước cho việc toà án tiến hành giải quyết các vụ án dân sự. Đồng thời, việc thu án phí dân sự còn có tác dụng buộc các đương sự thực hiện đúng các quyền tố tụng dân sự của mình, ngăn ngừa việc kiện không có căn cứ, không thực hiện hoặc thực hiện đúng các nghĩa vụ tố tụng dân sự.Án phí dân sự gồm án phí dân sự sơ thẩm và án phí dân sự phúc thẩm.1.2. Án phí dân sự sơ thẩm1.2.1. Mức án phí dân sự sơ thẩm Mức án phí dân sự sơ thẩm là mức tiền đương sự phải chịu cho mỗi vụ án.Mức án phí dân sự sơ thẩm được tính căn cứ chủ yếu vào chi phí trung bình về việc lập hồ sơ, giải quyết vụ án theo mức độ đơn giản hoặc phức tạp của vụ án. Có thể chia mức án phí dân sự sơ thẩm thành hai loại: loại thu theo một số tiền nhất định và loại thu theo tỷ lệ giá trị tài sản. Đối với những vụ án mang tính phi tài sản án phí dân sự sơ thẩm được thu theo một số tiền nhất định. Đối với những vụ án tranh chấp về tài sản án phí dân sự sơ thẩm được thu theo tỷ lệ giá trị tài sản.Theo Điều 7 Nghị định số 70/CP ngày 12/6/1997 mức án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự sơ thẩm đồng thời chung thẩm được xác định như sau:- Đối với các vụ án dân sự không có giá ngạch là năm mươi ngàn đồng;- Đối với các vụ án dân sự có giá ngạch nộp theo các mức sau:+ Giá trị tài sản có tranh chấp từ một triệu đồng trở xuống nộp năm mươi ngàn đồng;+ Giá trị tài sản có tranh chấp từ trên một triệu đồng đến một trăm triệu đồng nộp năm phần trăm (5%) của giá trị tài sản đó;+ Giá trị tài sản có tranh chấp từ trên một trăm triệu đồng đến hai trăm triệu đồng nộp năm triệu đồng cộng với bốn phần trăm (4%) của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá một trăm triệu đồng;+ Giá trị tài sản có tranh chấp từ trên hai trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng nộp chín triệu đồng cộng với ba phần trăm (3%) của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá hai trăm triệu đồng;+ Giá trị tài sản có tranh chấp từ trên năm trăm triệu đồng đến một tỷ đồng nộp mười tám triệu đồng cộng với hai phần trăm (2%) của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá năm trăm triệu đồng;+ Giá trị tài sản tranh chấp từ trên một tỷ đồng nộp hai mươi tám triệu đồng cộng với không phẩy một phần trăm (0,1%) của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá một tỷ đồng.- Đối với vụ án hôn nhân và gia đình đương sự phải nộp án phí là năm mươi ngàn đồng. Nếu có tranh chấp tài sản chung của vợ chồng thì ngoài việc phải chịu án phí là năm mười ngàn đồng, các đương sự còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như đối với vụ án dân sự có giá ngạch.Giá trị tài sản có tranh chấp do nguyên đơn nêu. Trong trường hợp họ nêu không phù hợp với giá trị thực tế của tài sản có tranh chấp thì toà án sẽ định dựa trên giá trị thực tế của tài sản. Trường hợp có khó khăn trong việc định giá tài sản có tranh chấp khi khởi kiện, khởi tố vụ án thì toà án tạm thời ấn định mức án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự sơ thẩm đồng thời chung thẩm của vụ án để thu tiền tạm ứng án phí. Toà án sẽ xác định mức án phí đúng theo giá trị tài sản có tranh chấp khi vụ án được giải quyết.1.2.2. Việc nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩmSố tiền đương sự phải nộp ngân sách nhà nước khi khởi kiện được gọi là tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm.Theo Điều 9 Nghị định số 70/CP ngày 12/6/1997, nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải nộp tiền tạm ứng án phí trừ trường hợp họ được miễn án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí.Trong các vụ án dân sự không có giá ngạch hoặc có giá ngạch từ một triệu đồng trở xuống mức tiền tạm uứng án phí dân sự sơ thẩm phải nộp là năm mươi ngàn đồng. Trong các vụ án dân sự có giá ngạch từ trên một triệu đồng mức tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm phải nộp là năm mươi phần trăm (50%) của mức án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự sơ thầm đồng thời chung thẩm mà toà án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp.Nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí trong thời hạn một tháng kể từ ngày nộp đơn, trừ trường hợp được miễn án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí. Toà án có thể gia hạn nộp tiền tạm ứng án phí một tháng. Hết thời hạn đó mà nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng án phí thì toà án không thụ lý vụ án.Người đã nộp tiền tạm ứng án phí được trả lại toàn bộ, nếu theo quyết định của toà án họ không phải chịu án phí hoặc được trả lại phần chênh lệch nếu theo quyết định của toà án họ phải chịu án phí ít hơn số tiền tạm ứng án phí mà họ đã nộp.Người đã nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm nếu rút đơn khởi kiện khi mở phiên toà sơ thẩm thì được trả lại năm mươi phần trăm (50%) số tiền tạm ứng án phí đã nộp.1.2.3. Người phải chịu án phí dân sự sơ thẩmKhi quyết định giải quyết vụ án toà án phải quyết định luôn cả án phí dân sự sơ thẩm. Trong bản án, quyết định toà án phải xác định rõ đương sự nào phải chịu án phí, số tiền án phí phải chịu là bao nhiêu. Án phí dân sự sơ thẩm được thi hành khi bản án, quyết định của toà án có hiệu lực pháp luật. Trường hợp bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị thì quyết định về án phí chưa được thi hành.Căn cứ vào Điều 11 của Nghị định số 70/CP ngày 12/6/1997 thì toà án quyết định án phí dân sự sơ thẩm đương sự phải chịu theo các nguyên tắc sau:+ Các đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với yêu cầu của họ không được toà án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn nộp án phí;Đối với tài sản chung mà các đương sự do không tự xác định được phần của mình, nếu họ yêu cầu toà án giải quyết chia tài sản chung đó thì các đương sự phải nộp án phí dân sự sơ thẩm theo mức đối với vụ án dân sự có giá ngạch tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được hưởng;+ Nếu trước khi mở phiên toà, toà án tiến hành hoà giải mà các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án, thì các đương sự phải chịu năm mươi phần trăm (50%) mức án phí dân sự sơ thẩm. Các đương sự có thể thoả thuận với nhau về mức án phí mà mỗi bên phải chịu, nếu họ không thoả thuận được thì toà án quyết định;+ Đối với vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải nộp án phí dân sự sơ thẩm không phụ thuộc vào việc toà án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trong trường hợp thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí dân sự sơ thẩm;+ Nếu việc giải quyết vụ án bị tạm đình chỉ thì án phí được quyết định khi vụ án được tiếp tục giải quyết;+ Trong trường hợp có đương sự được miễn án phí thì đương sự khác vẫn phải nộp án phí phần của mình.1.3. Án phí dân sự phúc thẩm1.3.1. Mức án phí dân sự phúc thẩmMức án phí dân sự phúc thẩm đối với tất cả các loại vụ án dân sự là năm mươi ngàn đồng (Điều 12 Nghị định số 70/CP ngày 12/6/1997).1.3.2. Việc nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩmNgười kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong thời hạn kháng cáo theo mức án phí dân sự phúc thẩm (năm mươi ngàn đồng), trừ trường hợp được miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp án phí.Khi nhận đơn kháng cáo toà án phải báo cho người kháng cáo biết số tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thảam họ phải nộp, thời hạn nộp và hậu quả pháp lý của việc không nộp hoặc nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm không đúng hạn. Nếu đã được thông báo hợp lệ mà người kháng cáo không nộp đủ tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm hoặc nộp đủ nhưng không đúng hạn thì coi như không kháng cáo. Tuy nhiên, đối với những trường hợp người kháng cáo nộp tiền tạm ứng án phí quá hạn mà có lý do chính đáng thì có thể được toà án cấp phúc thẩm xét chấp nhận.Người đã nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm nếu rút đơn kháng cáo trước khi mở phiên toà phúc thẩm thì được trả lại 50% số tiền tạm ứng án phí đã nộp.1.3.3. Người phải chịu án phí dân sự phúc thẩmKhi giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm toà án quyết định án phí dân sự phúc thẩm đương sự phải chịu theo các nguyên tắc sau:+ Đương sự kháng cáo phải chịu án phí dân sự phúc thẩm, nếu toà án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm;+ Đương sự kháng cáo không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm nếu toà án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm, huỷ một phần hoặc toàn bộ bản ản, quyết định sơ thẩm.Trường hợp toà án cấp phúc thẩm sửa bản án hoặc quyết định sơ thẩm thì cũng sửa lại án phí dân sự sơ thẩm cho phù hợp với bản án hoặc quyết định phúc thẩm. Tức là toà án cấp phúc thẩm lấy bản án, quyết định phúc thẩm làm cơ sở để tính lại án phí dân sự sơ thẩm. Ví dụ: A kiện yêu cầu B trả nợ 10.000.000đ (mười triệu đồng). Toà án cấp sơ thẩm xử bác yêu cầu của A. A phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 500.000đ (năm trăm ngàn đồng). A kháng cáo. Toà án cấp phúc thẩm xử chấp nhận yêu cầu của A buộc B phải trả A 10.000.000đ (mười triệu đồng). Toà án cấp phúc thẩm đã sửa án sơ thẩm bác yêu cầu của A thành chấp nhận yêu cầu của A nên phải sửa quyết định về án phí dân sự sơ thẩm. A không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm và phúc thẩm.Trường hợp toà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_lieu_luat_to_tung_dan_su_8823.doc