Tổchức những buổi gặp gỡriêng cho Nam giới và phụnữ.
Dùng bảng viết hoặc giấy khổto, vạch ra các tháng của năm trên trục ngang.
Yêu cầu người dân liệt kê những cách kiếm sống, nguồn thu nhập theo cột dọc
đầu tiên như: cày cấy, làm cỏ, thu hoạch. Đánh dấu các tháng và thời hạn.
Xác định những thời gian chính trong năm dễbịtổn thương cũng nhưthời gian
thường có những hiểm họa (lũlụt, không có thu nhập, gió mùa, kho hạn, v.v.).
Phân tích bằng cách liên hệcác hoạt động kiếm sống với những vấn đềkhác thể
hiện trên lịch theo muà và các loại hiểm họa khác nhau có thểxảy ra.
13 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2466 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó sự tham gia
(Participatory Risk Assessment)
PRA là gì?
PRA là một phương pháp luận giúp cho người dân nông thôn có thể chia sẻ, củng cố và phân
tích kiến thức hiểu biết của họ về cuộc sống, điều kiện sống; cũng như lập kế hoạch, thực hiện
và giám sát và đánh giá. Người ngoài đóng vai trò là người hỗ trợ hay người thúc đẩy trong
tiến trình cho cộng đồng.
( Chambers)
PRA là phương pháp luận giúp cho người dân tại cộng đồng, người bên ngoài cùng tham
gia chia sẻ , củng cố và phân tích các hiểu biết của họ về điều kiện sống, hiện trạng, tiềm
năng, vấn đề và nguyên nhân, tìm ra giải pháp có thể xác định các hoạt động liên quan
cho những lĩnh vực chủ đề khác nhau.
Công cụ PRA được sử dụng trong lĩnh vực phòng ngừa thiên tai và thảm họa sẽ tập trung vào
đánh giá rủi ro, hiểm họa, tình trạng dễ bị tổn thương, năng lực cộng đồng địa phương. Kết
quả các đánh giá này hỗ trợ cho người dân và chính quyền địa phương đề xuất các kế hoạch
ứng phó và phòng ngừa thảm họa tại cấp thôn xã.
Những công cụ này được sử dụng trong suốt tiến trình đánh giá thôn, công việc này do nhóm
hỗ trợ lập kế hoạch cùng với người dân địa phương thực hiện, tùy từng trường hợp, có thể có
sự trợ giúp của các bộ phận lập kế hoạch cấp huyện hoặc cán bộ dự án.
Sử dụng công cụ PRA như thế nào?
Nhóm làm việc ĐÁNH GIÁ VÀ LẬP KẾ HOẠCH phải chia ra làm nhiều nhóm nhỏ, mỗi
nhóm khoảng 5-7 người. Tuy nhiên cũng có thể tăng số thành viên trong nhóm nếu có người
nào muốn tham gia thêm.
Công việc này do nhóm thúc đẩy thực hiện và tài liệu hóa, tuy nhiên phải đảm bảo được ba vai
trò chính khi đi đánh giá thôn tại hiện trường và tại các cuộc họp thôn:
• Người thúc đẩy đánh giá PRA
• Người ghi chép
• Trưởng nhóm PRA
Trong khi làm PRA nên khuyến khích phụ nữ tham gia thảo luận.
Cuối đợt PRA, nhóm làm việc xác định các rủi ro ưu tiên, các giải pháp và đề xuất các hoạt
động trong kế hoạch thôn.
Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2) Phụ lục 2 Trang 66
Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng
Người thúc đẩy trong tiến trình đánh giá PRA
Vai trò: Thúc đẩy sử dụng các công cụ PRA và xác định các hoạt động ĐÁNH GIÁ
Hoạt
động:
giới thiệu các công cụ PRA cho nhóm làm việc ĐÁNH GIÁ của thôn
thúc đẩy tiến trình
là người hỗ trợ cho các cá nhân trong nhóm
tìm cách cân bằng thảo luận giữa ‘người lấn lướt’ và ‘người trầm lặng’ và
đảm bảo tất cả mọi thành viên đều có thể diễn đạt ý kiến của mình
đảm bảo nhóm tập trung thảo luận vào chủ đề nhưng cũng phải linh hoạt đưa
vào thông tin bổ sung nào quan trọng
lập lại những gì mọi người phát biểu để xác nhận đã có sự hiểu biết chung
trong thảo luận
quản lý tốt việc phân bổ thời gian
Thái độ:
linh hoạt, kiên nhẫn, và có óc hài hước
tránh sử dụng thuật ngữ phức tạp
nói tiếng địa phương (nếu có thể)
khuyến khích và động viên mọi người
“bàn giao gậy điều khiển” cho cộng đồng càng nhiều càng tốt
cố gắng “ẩn mình” suốt đợt đánh giá
lắng nghe cẩn thận ý kiến của bất kỳ thành viên nào và không được dạy họ;
cố gắng lôi kéo sự tham gia của ‘người trầm lặng’ và người chịu thiệt thòi
Người ghi chép thông tin trong tiến trình đánh giá PRA
Vai trò: Tài liệu hóa tất cả thông tin quan trọng và nhận xét liên quan trong khi thực hiện
các công cụ PRA
Hoạt
động:
đem theo giấy A4 để ghi chép lại những gì vẽ trên nền hoặc trên giấy A0
đem theo tất cả vật liệu cần thiết
quan sát sự việc từ ‘hậu trường’
ghi chép lại tất cả những thông tin quan trọng
phụ giúp người thúc đẩy bằng cách ra hiệu
hỗ trợ người thúc đẩy bằng cách trực tiếp đưa ra câu hỏi nếu cần thiết
giúp mọi người ghi chép lại những vấn đề đã được trực quan hóa (sơ đồ, biểu
đồ… ) vào giấy A4 ngay sau thảo luận
quan sát và thúc đẩy ghi chép nhưng phải đảm bảo việc ghi chép phải đúng
như bản gốc, có trình tự, ngày tháng và địa điểm
cùng ngồi lại bàn với người thúc đẩy về phần ghi chép vào cuối đợt đánh giá
Thái độ:
là người quan sát tốt
mặc dù vai trò của người ghi chép là thụ động trong suốt đợt đánh giá, song
người ghi chép lại giữ trách nhiệm chính trong việc chuyển phần chi chép
thành kết quả hữu dụng và trực quan lại cho cả nhóm
quen thuộc với ngôn ngữ sử dụng
Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2) Phụ lục 2 Trang 67
Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng
có khả năng trực quan và trình bày vắn tắt, cô đọng kết quả cho nhóm PRA
Trưởng nhóm đánh giá rủi ro PRA
Vai trò: Lãnh đạo nhóm suốt quá trình thực hiện PRA
Hoạt
động:
chịu trách nhiệm về nhóm thúc đẩy lập kế hoạch trong suốt đợt PRA
chịu trách nhiệm về vấn đề tổ chức và hậu cần khi thực hiện PRA tại hiện
trường và họp thôn
điều hành hội thảo PRA và họp hành vào buổi chiều tối
giới thiệu nhóm PRA/ĐÁNH GIÁ cho cộng đồng
đảm bảo hội họp được bắt đầu đúng giờ
hỗ trợ các nhóm nhỏ nếu họ gặp khó khăn
điều phối các cuộc hội thảo tại thôn và thúc đẩy trình bày nhóm
thúc đẩy tiến trình tóm tắt và tài liệu hóa của các nhóm nhỏ khi vừa sử dụng
xong một công cụ PRA
giao tiếp tốt với người liên lạc và tiếp nhận ý kiến đóng góp của lãnh đạo suốt
hội thảo (ví dụ: để biết ai tham gia thường xuyên vào các hoạt động)
Thái độ:
có óc tổ chức
luôn hòa nhã và kiên nhẫn, giữ bình tĩnh nếu có gì sai sót
có óc hài hước
biết ‘ẩn mình’
biết lắng nghe, quan sát, và tư vấn
CÁC CÔNG CỤ DÙNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ RỦI RO CÓ SỰ
THAM GIA
1. Bản đồ
2. Khảo sát theo đường cắt
3. Thông tin lịch sử
4. Lịch mùa vụ
5. Cây vấn đề
6. Cho điểm và Xếp hạng
7. Phỏng vấn có định hướng
8. Bản đồ nguồn lực theo giới
9. Phân tích cách kiếm sống
10. Công cụ phân loại kinh tế hộ
11. Công cụ phân tích tổ chức (Sơ đồ Venn)
1. LẬP BẢN ĐỒ
a) Dùng để:
¾ Lập bản đồ tổng thê không gian về các đặc điểm chính trong khu vực.
¾ Tiếp cận ban đầu với cộng đồng và trong quá trình đánh giá rủi ro của cộng đồng.
Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2) Phụ lục 2 Trang 68
Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng
¾ Tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thông tin và khuyến khích mọi người
cùng tham gia thảo luận về những vấn đề quan trọng của cộng đồng.
b) Cách thực hiện:
Quyết định lập loại bản đồ nào?
Tìm người biết rõ khu vực và sẵn sàng chia sẻ khinh nghiệm của mình
Chọn nơi phù hợp (mặt đất bằng, nền nhà, giấy) và các vật liệu như que, gạch,
bút, phấn..)
Giúp mọi thành viên cộng đồng cùng tham gia vẽ.
c) Ví dụ về sử dụng bản đồ:
Sử dụng công cụ vẽ bản đồ để đánh giá hiểm họa:
Chỉ rõ phân bố nhà cửa, ruộng đồng, đường sá,
sông ngòi chịu ảnh hưởng của những loại hiểm
họan cụ thể.
5 Vùng chịu ảnh hưởng của hạn hán
Vùng chịu ảnh hưởng của bão
Vùng chịu ảnh hưởng của lũ lụt
Vùng chịu ảnh hưởng của ô nhiểm môi trường
Sử dụng công cụ vẽ bản đồ để đánh giá Tình trạng
dễ bị tổn thương:
Chỉ rõ phân bố nhà cửa, ruộng đồng, đường sá, sông ngòi, những nơi dễ bị tổn thương về
người, tài sản, hạ tầng cơ sở cần được quan tâm bảo vệ:
Người già Người tàn tật
Nhiều trẻ em Nhiều phụ nữ
Nhà tạm Cơ sở hạ tầng yếu cần được gia cố (đê điều, cầu cống)
Sử dụng công cụ vẽ bản đồ để đánh giá khả năng:
Chỉ rõ phân bố nhà cửa, ruộng đồng, đường
sá, sông ngòi, những nơi nằm trong khu vực
có nhiều khả năng của cộng đồng.
Dự trữ lương thực
Phương tiện y tế
Đường bê tông
Nguồn nước sạch
Nhà kiên cố, các điểm sơ tán
2. ĐI KHẢO SÁT THEO ĐƯỜNG CẮT
Đi khảo sát theo đường cắt qua cộng đồng cùng v
những người nắm vững thông tin về cộng đồng để
đánh giá bằng cách quan sát, hỏi, lắng nghe và ghi
lại những đặc điểm chính của địa phương lên biểu
đồ.
ới
a) Dùng để:
¾ Lập biểu đồ chỉ rõ sự tương tác giữa môi
trường tự nhiên và các hoạt động của con
người về mặt không gian và thời gian.
Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2) Phụ lục 2 Trang 69
Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng
¾ Xác định được các khu vực nguy hiểm, các điểm sơ tán, những nguồn lực địa phương
được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, các khu vực sử dụng đất hoặc tìm hiểu các
vấn đề tồn tại và các cơ hội.
b) Cách thực hiện:
Dựa vào bản đồ, chọn một đường cắt (có thể nhiều hơn) để đi khảo sát.
Chọn một nhóm từ 6 đến 10 người đại diện cho cộng đồng theo lát cắt đã chọn và giải
thích cho họ biết rõ mục đích của việc đánh giá.
Đi đánh cùng các đại diện cộng đồng, chú ý đến các đặc điểm về địa lý (vùng thấp
trũng, sông ngòi, động cát, và các vùng đất đai thổ nhưỡng khác nhau); các hoạt động
của người dân địa phương (sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, chợ) và cơ sở
hạ tầng của địa phương (nhà ở, đường sá, cầu cống, chợ...)
Trong khi khảo sát, ghi lại những thông tin một cách cẩn thận và dành thời gian hỏi
dân địa phương nơi có những vấn đề cần quan tâm. Cọn những câu hỏi phù hợp với
nội dung cần đánh giá.
3. THÔNG TIN LỊCH SỬ
a) Dùng để:
¾ Thu thập thông tin về những sự kiện đã xảy ra trước đây, giúp người dân nhận biết
được những thay đổi.
¾ Hiểu rõ hơn về những hiểm họa và thảm
họa đã xảy ra và những thay đổi về bản
chất của nó.
¾ Hiểu rõ hơn về tình trạng hiện tại ở cộng
đồng (mối liên hệ giữa hiểm họa và tình
trạng dễ bị tổn thương).
b) Cách thực hiện:
Tổ chức buổi thảo luận có sự tham gia
của người dân nắm được những thông tin
chủ chốt của cộng đồng (người già, lãnh
đạo xã, giáo viên)
Mời được càng nhiều người dân tham gia c
hội được nghe về lịch sử của cộng đồng mình.
Hỏi ngườ
àng tốt, đặc biệt là thanh niên để họ có cơ
i dân về những hiểm họa lớn đã từng xảy ra tại địa phương và tác hại của nó?
n dắt có thể hỏi những người nắm vững thông tin về địa phương qua các sự
i
n bảng hoặc trên giấy khổ lớn và trình bày
c) Ví dụ về thông tin lịch sử:
ử dụng công cụ thông tin lịch sử để đánh giá Hiểm họa:
Những thay đổi trong cách sử dụng đất (mùa vụ, vùng có rừng trước đây); những thay
đổi về an ninh lương thực hay dinh dưỡng; những thay đổi về tổ chức xã hội tại địa
phương.
Người dẫ
kiện của cá nhân liên quan đến một vấn đề nào đó và tổng hợp lại những thông tin
quan trọng một cách chi tiết. Có thể sử dụng "lần theo dấu ấn lịch sử" bằng cách hỏ
người dân địa phương lần lại thời gian đã qua để nhớ lại những sự kiện, nguyên nhân
và những yếu tố liên quan đến sự kiện đó.
Những câu chuyện lịch sử có thể ghi lại trê
theo nhiều cách tuỳ chọn.
S
Dấu
Thảm
họa Năm
Các yếu
tố hiệu cảnh
Thời gian
báo trước
Tốc độ
xảy ra
Thời gian
xuất hiện
Thời gian
kéo dài
Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2) Phụ lục 2 Trang 70
Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng
báo
lụt 1999 mưa kéo
ê
thông tin 3-4 ngày 1 hour tháng 12 1 tuần
dài
vỡ đ
...
dự báo
thời tiết
...
Bão 1985 ... ... ... ... ... ...
v.v... ... ... ... ... ... ... ...
ử dụng công cụ thông tin lịch sử để đánh giá Tình trạng dễ bị tổn thương:S
ảm Năm Tác hại Nhóm người
DBTT về vật
Các yếu tố Cách ứng
Th
họa DBTT chất/cơ sở hạ tầng phó
L chết 3 người
ị
Ng
.
Nhà ếu,
nước dâng
1
thông
sơ táũ lụt 1999
(2 tre em và
1 phụ nữ)
60% nhà b
hư hỏng.
...
ười già,
trẻ em, các
hộ gia đình
nghèo
..
tạm, y
không nơi trú
ẩn và đường
đến trung tâm
xã
...
lên nhanh
trong vòng
giờ
giao
bị tắc và dân
không biết
bơi
...
n đến
động cát.
Bão 1985 … … … … …
v.v... ... … … ... … …
ử dụng công cụ Thông tin lịch sử để đánh giá khả năng:S
ảm họa Năm Tác hại Các yếu tố Khả năng Cách khắc phục
Th
lũ lụt 1999 c
àn
nhà
nư kỹ nă u
cứu
shết 2
người đ
ông
60%
bị hư hỏng
...
ớc dâng cao
trong 1 giờ
đường bị tắc
...
ng sơ cấp cứ
trường cao tầng và
động cát dùng làm
nơi trú ẩn
có đội ứng
...
ơ tán đến trường
cao tầng và các
động cát
Bão 1985 … … ... …
v.v... ... ... ... … …
. LỊCH THEO MÙA (Lịch Thời vụ)
a) Dùng để:
hỉ rõ những hoạt động và các điều
¾
¾ ời dân thường làm gì trong thời
¾ ng việc cụ thể theo
4
¾ Lập lịch c
kiện khác nhau theo thời gian trong năm.
Xác định những thời kỳ căng thẳng, xảy ra
hiểm họa, bệnh tật, đói, nợ, tình trạng dễ bị
tổn thương...
Xác định ngư
gian nào và khi nào họ có thể tham gia vào
các công việc của cộng đồng và những kế
hoạch ứng phó của họ.
Xác định sự phân chia cô
giới (Nam và Nữ) trong thời gian có thảm họa
Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2) Phụ lục 2 Trang 71
Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng
và trong thời gian bình thường.
b) Cách thực hiện:
Tổ chức những buổi gặp gỡ riêng cho Nam giới và phụ nữ.
Dùng bảng viết hoặc giấy khổ to, vạch ra các tháng của năm trên trục ngang.
Yêu cầu người dân liệt kê những cách kiếm sống, nguồn thu nhập theo cột dọc
đầu tiên như: cày cấy, làm cỏ, thu hoạch. Đánh dấu các tháng và thời hạn.
Xác định những thời gian chính trong năm dễ bị tổn thương cũng như thời gian
thường có những hiểm họa (lũ lụt, không có thu nhập, gió mùa, kho hạn, v.v..).
Phân tích bằng cách liên hệ các hoạt động kiếm sống với những vấn đề khác thể
hiện trên lịch theo muà và các loại hiểm họa khác nhau có thể xảy ra.
c) Những ví dụ về lịch theo mùa
Sử dụng Lịch theo mùa để đánh giá Hiểm họa:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Gió mùa
Lũ lụt
Sạt lở đất
Bão
Hạn hán
…
Sử dụng Lịch theo mùa để đánh giá Tình trạng dễ bị tổn thương:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Gieo, cấy
Thu hoạch
Đói (giáp hạt)
Dịch bệnh
…
Sử dụng Lịch theo mùa để đánh giá Khả năng:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Huy động được nam giới
Huy động được nữ giới
Học sinh nghỉ học
Bân rộn công việc đồng áng
…
5. CÂY VẤN ĐỀ
a) Dùng để:
¾ Chỉ ra mối quan hệ giữa các mặt của một
vấn đề hay sự việc
¾ Xác định được những vấn đề mấu chốt
của địa phương cần được ưu tiên giải
quyết, những điểm yếu/tình trạng dễ bị
tổn thương và những nguyên nhân sâu
xa dẫn đến tình trạng đó.
b) Cách thực hiện:
Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2) Phụ lục 2 Trang 72
Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng
Phát cho học viên một mẫu giấy và yêu cầu họ viết ra một vấn đề cần được quan
tâm giải quyết (mỗi mẫu giấy chỉ viết một vấn đề thôi). Sau đó mời học viên dán
kết quả lên bảng hoặc lên tường.
Mời một hoặc hai học viên lên sắp xếp những vấn đề trùng lặp hoặc có cùng mối
quan hê.
Vẽ một cây to có cả cành và rễ. Mỗi cành là một vấn đề cần được ưu tiên giải quyết;
Rễ là những nguyên nhân chính và Lá là kết quả.
6. CHO ĐIỂM VÀ XẾP HẠNG
a) Dùng để:
¾ Xác định các vấn đề, những rủi ro chính cũng như
những nguyên nhân, giải pháp theo mối quan tâm
của các thành viên tham gia.
¾ Hiểu rõ hơn về những nhận thức của cộng đồng.
b) Cách thực hiện:
Tổ chức họp cộng đồng (có thể thực hiện việc
xếp hạng theo các nhóm nhỏ)
Kẽ một bảng gồm những nội dung quan trọng
nhất đã được thảo luận ứng với thứ tự ưu tiên
trên trục ngang.
Sử dụng vật dễ kiếm như sỏi, lá cây, que.. chia
cho từng người với số lượng hạn định và số lần
điền vào ô theo quy định.
Sau khi điền vào các ô theo thứ tự ưu tiên, nếu
số lượng điền vào ô càng nhiều , tính cấp bách
càng cao.
Đại diện nhóm thông báo kết quả cho nhóm lớn tổng hợp kết quả.
Thảo luận những điểm giống nhau, khác nhau giữa các nhóm.
Thảo luận về các lý do/tiêu chí cho xếp hạng cuối cùng. Điều này sẽ giúp hiểu rõ
hơn về nhận thức của người dân trong cộng đồng.
7. PHỎNG VẤN CÓ ĐỊNH HƯỚNG
Phỏng vấn có định hướng là thảo luận, trao đổi ý kiến không cần theo nghi thức. Phỏng vấn có
định hướng không sử dụng bảng câu hỏi điều tra chính thức, tuy nhiên tốt nhất là chuẩn bị một
danh sách câu hỏi như là bản hướng dẫn linh hoạt. Có nhiều loại phỏng vấn có định hướng
khác nhau:
1. Phỏng vấn nhóm
2. Thảo luận tập trung theo nhóm
3. Phỏng vấn cá nhân
4. Phỏng vấn những người cung cấp thông tin chủ chốt.
a) Dùng để:
¾ thu được thông tin,
¾ phân tích các vấn đề, tình trạng dễ bị tổn thương, khả năng và các cách nhận thức,
¾ thảo luận về các kế hoạch, v.v. . .
Mỗi loại phỏng vấn có định hướng mang một mục đích cụ thể.
PHỎNG VẤN NHÓM: Để thu được thông tin ở cấp cộng đồng, để có thể tiếp cận kiến thức
chung, loại này lại không phù hợp với những vấn đề nhạy cảm.
Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2) Phụ lục 2 Trang 73
Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng
PHỎNG VẤN CÁ NHÂN: Để thu được thông tin cá nhân và đại diện. Loại này có thể thấy
những khác biệt/mâu thuẫn trong cộng đồng.
PHỎNG VẤN NHỮNG NGƯỜI NẮM THÔNG TIN CHỦ CHỐT: Để thu được kiến thức đặc
biệt về một chủ thể; bạn sẽ phỏng vấn một y tá nếu bạn muốn biết rõ hơn về các loại dịch bệnh,
phỏng vấn một người nông dân để biết về các phương thức canh tác, phỏng vấn một người
trưởng thôn để biết về các chính sách và thủ tục.
THẢO LUẬN NHÓM CÓ TRỌNG TÂM: Thảo luận chi tiết các chủ đề cụ thể theo nhóm nhỏ
bao gồm những người hiểu biết hoặc có quan tâm đến chủ đề đó. Người dân có thể được chia
nhóm theo giới, độ tuổi và chủ các nguồn lực
b) Cách thực hiện:
Chuẩn bị trước các vấn đề chính
Chọn một người dẫn dắt cuộc phỏng vấn
Đưa ra các câu hỏi mở (cái gì, tại sao, ai, khi nào, như thế nào, bạn muốn nói lên điều
gì, còn gì nữa không?)
Đưa ra các câu hỏi về các thông tin và ví dụ cụ thể
Cố gắng đưa nhiều người tham gia vào (nếu có)
Chú ý đến sự năng động của nhóm
Đưa ra các câu hỏi mới, nảy sinh từ các câu trả lời
Ghi chép một cách kín đáo
8. LẬP BẢN ĐỒ NGUỒN LỰC THEO GIỚI
Lập bản đồ chỉ ra các nguồn lực và khả năng của địa phương và sự khác biệt về giới trong việc
tiếp cận và quản lý các nguồn lực.
a) Dùng để:
Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2) Phụ lục 2 Trang 74
Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng
¾ Xác định những khả năng và các nguồn lực mà người dân ( nam giới, phụ nữ và trẻ em)
dựa vào trong thời gian có thảm họa.
¾ Xác định những nguồn lực nào sẽ dễ bị thảm họa tác động.
¾ Xác định các nguồn lực có thể tiếp cận được và do cộng đồng hoặc các cá nhân (nam
giới, phụ nữ và trẻ em) nắm giữ.
b) Cách thực hiện:
Đề nghị mọi người vẽ bản đồ về các hộ gia đình của họ và các nguồn lực/khả năng
mà họ trông cậy vào trong vần đề mưu sinh/tồn tại (hãy ghi nhớ các khả năng về vật
chất/tự nhiên, xã hội/tổ chức, động cơ/thái độ).
Hỏi hộ gia đình xem họ đóng góp/hỗ trợ các hộ gia đình khác, cộng đồng, môi trường
kinh tế/xã hội lớn hơn như thế nào.
Đề nghị mọi người dùng các mũi tên để chỉ ra đường đi của các nguồn lực đến cũng
như đi khỏi hộ gia đình
Hỏi (các) thành viên trong hộ gia đình những người sử dụng và quản lý các nguồn lực
(có xem xét đến các yếu tố giới, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, tuổi tác.
Đưa ra các câu hỏi trong quá trình vẽ các bản đồ và đưa các câu trả lời vào bản đồ.
9. PHÂN TÍCH CÁC CÁCH KIẾM SỐNG VÀ CHIẾN LƯỢC ĐỐI PHÓ
Kết hợp giữa phỏng vấn hộ gia đình riêng lẻ và lập biểu đồ thể hiện các nguồn thu nhập hoặc
các nguồn lương thực khác nhau.
a) Dùng để:
¾ Hiểu được các chiến lược kiếm sống, hành vi, những quyết định và nhận thức về rủi ro,
khả năng và tình trạng dễ bị tổn thương của các hộ gia đình trên cơ sở những hiểu biết
khác nhau về kinh tế, xã hội.
b) Cách thực hiện:
Xem xét lại bản đồ hiểm họa, lịch theo mùa, bản đồ nguồn lực và xác định các tiêu
chí để lựa chọn các hộ gia đình (không lựa chọn mẫu một cách ngẫu nhiên).
Quyết định xem bạn sẽ phỏng vấn những hộ gia đình nào, số lượng bao nhiêu.
Tiến hành phỏng vấn (1giờ): Nhóm đánh giá có thể chia thành các nhóm nhỏ hơn để
tiến hành đồng thời phỏng vấn riêng hộ gia đình.
Trước khi phỏng vấn hãy tự giới thiệu bản thân, lý do phỏng vấn.
Sau đó, bắt đầu phỏng vấn bằng cách tìm hiểu các thành viên trong hộ gia đình, các
thành phần, tuổi tác, giới, tiếp sau đó là những câu hỏi về cách kiếm sống và các
chiến lược đối phó.
Vẽ biểu đồ hình khối hoặc hình tròn để hướng dẫn thảo luận về các nguồn thu nhập
và chi tiêu.
Tiếp tục phỏng vấn về việc hộ gia đình đối phó như thế nào trong những thời kỳ căng
thẳng (về vật chất, xã hội, động cơ).
10. CÔNG CỤ PHÂN LOẠI KINH TẾ HỘ
a) Dùng để :
¾ Đánh giá được tình hình kinh tế hộ gia đình trong cộng đồng, đặc biệt các nhóm hộ
gia đình khó khăn
¾ Phân tích các kiếm sống của các nhóm hộ gia đình này, tìm hiểu mối quan hệ giữa
điều kiện kinh tế hộ đến thiên tai thảm hoạ và tìm giải pháp khắc phục.
Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2) Phụ lục 2 Trang 75
Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng
b) Các bước thực hiện
1. Lập một danh sách các hộ có đánh số gồm tên
chủ hộ và con số tương ứng của mỗi hộ được
viết trên một tấm thẻ riêng.
2. Nhờ một số nông dân nòng cốt biết rõ về thôn
và dân cư tại địa phương giúp lọc ra các thẻ t
từng nhóm giàu nghèo bằng cách sử dụng tiêu chí của chính họ.
L−êng
th
Lß v¨n Tha
nh
Hμ thÞ Khiªt
Lß V¨n Ban
heo
3. Sau khi lọc xong, hỏi nông dân nòng cốt về tiêu chí cho mỗi nhóm và sự khác nhau
giữa các nhóm. Phải đảm bảo độ tự tin của người dân, không thảo luận xếp hạng của
từng hộ gia đình để tránh gây ra sự hiểu nhầm trong cộng đồng.
4. Liệt kê danh sách tiêu chí dựa vào kết quả xếp hạng. Ghi lại số hộ cho mỗi nhóm.
Tiêu chí phân loại:
Nhà cửa
Tài sản,
phương tiện đi
lại
Lương thực
trong năm
Số /lọai gia
súc
Thu nhập
bình quân
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
11. CÔNG CỤ PHÂN TÍCH TỔ CHỨC (SƠ ĐỒ VENN)
a) Dùng để :
¾ Xác định những tổ chức/nhóm/cá nhân quan trọng tích cực trong cộng đồng , đặc biệt
các họat động liên quan đến phòng ngừa và ứng phó thiên tai.
¾ Xác định ai tham gia vào các tổ chức/đơn vị tại địa phương xét về giới và về kinh tế
¾ Tìm ra sự tương tác giữa các tổ chức và nhóm như thế nào xét về mối quan hệ, hợp
tác, kênh thông tin và cung cấp dịch vụ.
b)Các bước thực hiện :
1. Phải đảm bảo bạn có trong tay tất cả tài liệu bạn cần. Bạn có thể hoặc a) vẽ và viết bằng
cây trên nền đất, sàn nhà hoặc b) sử dụng giấy A0, viết chì và viết lông dầu. Nếu bạn quyết
định dùng giấy thì yêu cầu mọi người nên vẽ bằng viết chì trước để có thể dễ dàng thay đổi
kích cỡ vòng tròn nếu muốn chỉnh sửa.
Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2) Phụ lục 2 Trang 76
Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng
2. Giải thích với các thành viên ba mục tiêu trên của Biểu đồ Venn về thể chế.
3. Hỏi các thành viên các tổ chức/đơn vị/ nhóm nào hiện có trong thôn và họ hiện đang tiếp
xúc làm việc với các tổ chức bên ngoài nào khác. Đảm bảo rằng họ cũng nên suy nghĩ về
các nhóm nhỏ không chính thức. Sau đây là những câu hỏi nên dùng:
hiện tại đang có nhóm nào được tổ chức tại địa phương hoạt động có liên quan đến
họat động (hay kế hoạch ) phòng ngừa, ứng phó và giảm nhẹ thiên tai. Ai là người ra
quyết định quan trọng trong thôn xã?
ghi chép lại tất cả những tổ chức vừa được đề cập.
4. Vẽ một vòng tròn to biểu thị cho thôn ở trung tâm tờ giấy hoặc trên sàn.
5. Thảo luận về tầm quan trọng của mỗi tổ chức này đối với thôn. Tổ chức càng quan trọng thì
vẽ vòng tròn càng to và tổ chức kém quan trọng thì vẽ vòng tròn bé.
6. Thảo luận về các ảnh hưởng của các tổ chức bằng cách trả lời cho các câu hỏi :
1) Mức độ ảnh hưởng của tổ chức đến công tác phòng chống thiên tai
2) Tổ chức đã làm gì trong thời gian qua trong công tác phòng chống thiên tai
3) Tổ chức làm gi trong ttrong thời gian thiên tai xảy ra và sau khi thiên tai xảy ra
4) Thảo luận lý do tại sao người nghèo, nhóm tổn thương không được tham gia vào tổ
chức đó ( nếu có )
Chi hội
Nông dân
Chi hội Phụ
Nữ
UBND Xã -
BQLDA xã
Tổ chức
Đảng ủy
Nhóm phát
triển thôn Tổ chức
NGO hỗ trợ
Thôn 1 – xã
Tân Kiều
(cộng đồng)
CLB chăn
nuôi heo
Mặt trận
tổ quốc
Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE – DIPECHO2) Phụ lục 2 Trang 77
Quản lí rủi ro thiên tai thảm họa dựa vào cộng đồng
MẫU GHI CHÉP KHI SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ
TÊN CÔNG CỤ :
Số lượng thành viên nhóm: Nam: Nữ:
Người ghi chép: Ngày:
Tên thôn: Xã: Huyện:
1. Hiện trạng (về hiểm họa, về tình trạng tổn thương, về khả năng )
……………………………………………………………………………………………………
………..
……………………………………………………………………………………………………
………..
……………………………………………………………………………………………………
………..
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Các vấn đề Nguyên nhân Giải pháp khắc phục
(lưu ý : Nhóm hỗ trợ PRA cần linh họat ghi theo tùng mục tiêu, nội dung mà công cụ đề cập )
Dự án Sẵn sàng ứng phó Getting Prepared (CARE –