MỤC LỤC
CÁC QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI CHẤT LƯỢNG NƯỚC. 1
NHIỆT ĐỘ. 1
QUANG HỢP VÀ HÔ HẤP . 3
VẬT CHẤT TRONG NƯỚC. 6
Chất hữu cơ. 9
NỘNG ĐỘMUỐI VÀ TỔNG CHẤT RẮN HÒA TAN. 9
TỔNG ĐỘKIỀM VÀ TỔNG ĐỘCỨNG. 10
ĐỘA-XÍT. 11
TIÊU HAO OXY SINH HÓA HỌC VÀ HÓA HỌC. 12
ĐỘTRONG. 13
CHLOROPHYLL-A VÀ NĂNG SUẤT SINH HỌC SƠCẤP . 13
CHẤT RẮN LƠLỬNG, ĐỘ ĐỤC VÀ MÀU NƯỚC. 14
pH . 15
OXY HÒA TAN. 17
Khảnăng hòa tan . 17
Ảnh hưởng lên đối tượng nuôi. 20
Phiêu sinh vật và oxy hòa tan . 21
Trầm tích đáy và oxy hòa tan . 26
Thức ăn và oxy hòa tan. 26
NITƠ. 27
Hấp thu của thực vật. 27
Phân hủy nitơtrong vật chất hữu cơ. 28
Nitrate hóa . 28
Phản nitrate hóa . 29
Sựbay hơi của ammonia. 29
Tóm tắt. 30
PHỐT-PHO. 30
Phân hủy phốt-pho trong ao. 30
Phản ứng với bùn . 30
Tóm tắt. 31
ĐẤT AO . 32
KẾT CẤU CỦA ĐẤT . 32
SỰTRAO ĐỔI CATION. 33
ĐỘPHÈN (ĐỘAXÍT). 33
CHẤT HỮU CƠVÀ QUÁ TRÌNH OXY HÓA-KHỬ. 35
ĐẤT AO VÀ NĂNG SUẤT NUÔI. 37
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC. 38
BÓN PHÂN. 38
Phân hóa học. 38
Phân hữu cơ. 41
Cải tạo ao . 41
BÓN VÔI. 41
CÁC CHẤT ĐỘC. 43
Dioxyt carbon . 43
Ammonia . 43
Nitrite. 45
H2S. 46
SỤC KHÍ CƠHỌC. 47
iii
SỰLUÂN CHUYỂN CỦA NƯỚC. 50
XỬLÝ KHÁC. 51
Chếphẩm vi sinh . 52
Thuốc tím (permanganat kali) . 52
Chất kết tủa. 52
Khửtrùng. 53
Xửlý nền đáy ao. 53
KIỂM SOÁT THỰC VẬT THỦY SINH. 54
KIM LOẠI NẶNG . 55
THUỐC TRỪSÂU . 56
TÍNH TOÁN LIỀU XỬLÝ . 56
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NƯỚC. 57
THU MẪU NƯỚC. 58
CÁC LOẠI KIT PHÂN TÍCH. 58
ĐỘTRONG. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 60
65 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3708 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Quản lý chất lượng nước ao nuôi thủy sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giàu hữu, có thể có nhu cầu oxy lớn. Có rất ít nghiên
cứu về tỉ lệ tiêu thụ oxy hòa tan bởi đất ao, nhưng có bằng chứng rằng hô hấp bởi
quần thể sinh vật đáy có thể lấy đi 2-3 mg/L oxy hòa tan trong nước ao trong 24
giờ.
Thức ăn và oxy hòa tan
Sự phong phú của thực vật phù du có thể được khống chế bởi cung cấp dinh dưỡng
và hàm lượng oxy hòa tan được điều hòa trong phạm vi lớn bởi thực vật phù du.
Thức ăn cung cấp cho sinh vật nuôi gây ra ô nhiễm nước ao bởi chất thải hữu cơ và
vô cơ. Thức ăn thừa cũng phân hủy giải phóng dinh dưỡng vào trong nước. Vì vậy,
sự phong phú của thực vật phù du và trở ngại do oxy hòa tan thấp tăng theo sự gia
tăng tỉ lệ thức ăn. (Hình 12). Dẫn liệu này cho thấy rằng tỉ lệ cho ăn 40-50
kg/ha/ngày sẽ gây ra oxy hòa tan thấp hơn mức cho phép. Tỉ lệ cho ăn cao có thể
được sử dụng trong ao nuôi nếu sục khí được áp dụng. Cá rô phi thì chịu đựng oxy
thấp hơn các các loài cá khác và tỉ lệ cho ăn hơi cao có thể không có sục khí.
Tỉ lệ chuyển hóa thức ăn được xác định là lượng thức ăn sử dụng chia cho sản
lượng (khối lượng thu hoạch trừ cho khối lượng thả ban đầu). Thí dụ, giả định răng
1 ha có sản lượng là 5.000 kg cá và 9.000 kg thức ăn được sử dụng. tỉ lệ chuyển hóa
thức ăn là:
9.000 kg thức ăn/ 5.000 kg cá = 1.80
Tỉ lệ chuyển hóa thức ăn thấp cho biết hiệu quả lớn hơn so với tỉ lệ chuyển hóa thức
ăn cao. Quản lý tốt ao nuôi, tỉ lệ chuyển hóa thức ăn từ 1,5-2 có thể đạt được với
hầu hết loài cá và giáp xác. Thức ăn nuôi thương phẩn thường chứa độ ẩm không
quá 5-10%, nhưng hầu hết động vật thủy sinh thì có 75% nước. Tỉ lệ chuyển hóa
thức ăn vật chất khô thì lớn hơn tỉ lệ chuyển hóa thức ăn tính bằng cách chia khối
lượng tươi cho khối lượng thức ăn. Đối với cá nheo, 1.800 kg thức ăn có thể sản
xuất ra 1.000 kg cá tươi. Thức ăn có khoảng 92% vật chất khô, do đó vật chất khô
cung cấp là 1.656 kg. Cá thí có khoảng 25% vật chất khô, do đó chúng chứa khoảng
250 kg vật chất khô. Tỉ lệ chuyển hóa thức ăn vật chất khô là 6,62. Vì vậy, 5,62 kg
khối lượng khô tương đương của chất thải và thức ăn thừa trong ao trong suốt quá
trình sản xuất ra 1.000 kh cá tươi. Vật chất khô này có chứa dinh dưỡng được giải
27
phóng ra nước ao bởi quá trình hô hấp và bài tiết và bởi quá trình phân hủy thức ăn
thừa và phân cá. Dinh dưỡng này làm tăng năng suất sinh học của thực vật phù du
và tạo thành vật chất hữu cơ trong hệ sinh thái ao bởi thực vật. Vì vậy, khi tỉ lệ cho
ăn tăng, chất thải và dinh dưỡng nạp vào ao tăng. Nói cách khác, ao trở nên giàu
dinh dưỡng hoặc nhiễm bẩn do tỉ lệ cho ăn tăng. Nếu tỉ lệ cho ăn quá cao, cá sẽ bị
sốc do chất lượng nước quá xấu. Trở ngại về chất lượng nước đầu tiên xảy ra
thường xuyên là hàm lượng oxy thấp vào sáng sớm. Trở ngại này có thể được giải
quyết bằng sục khí, nhưng nếu tỉ lệ cho ăn đủ cao, hàm lượng ammonia có thể trở
nên đủ cao gây độc. Mặc dù thí dụ là là đối với cá nheo, nguyên lý có thể áp dụng
tốt cho ao nuôi các loài thủy sản khác.
Một ảnh hưởng của cho ăn quá mức lên ao nuôi cá và giáp xác là làm tăng tỉ lệ
chuyển hóa thức ăn. Bởi vì tỉ lệ cho ăn tăng, hàm lượng oxy hòa tan vào ban đêm
giảm. Hàm lượng oxy hòa tan thấp kéo dài có ảnh hưởng xấu đến bắt mồi và trao
đổi chất của cá và giáp xác, giá trị chuyển hóa thức ăn dường như tăng mạnh nếu tỉ
lệ cho ăn tăng đến mức làm hàm lượng oxy hòa tan giảm thấp hơn 2-3 mg/L vào
ban đêm.
NITƠ
Chu trình nitơ được trình bày ở Hình 13. Nitơ có thể đi vào ao nuôi từ không khí
dạng nitơ phân tử (N2) , và một số phân t73 nitơ có thể được cố định trong chất hữu
cơ nhờ tảo lam và vi khuẩn. Nước mưa rơi vào ao có chứa nitrate và vài dạng khác
nhau của nitơ có thể đi vào ao qua cấp nước. Nitơ vô cơ có thể được đưa vào trong
phân bón và nitơ hữu cơ trong thức ăn và phân hữu cơ. Trong ao, nitơ trải qua sự
biến đổi từ hoạt động sinh học. Các hoạt động này sẽ được thảo luận sau.
Hấp thu của thực vật
Tất cả thực vật có thể dùng nitrate và ammonium, và như đã trinh bày ở trên, tảo
lam có thể cố định nitơ. Thực vật phù du có thể hấp thu một lượng lớn ammonium
và chúng là nhân tố chi phối hạn chế hàm lượng ammonia trong nước ao. Trong
thực vật nitơ bị khử thành ammonia và kết hợp với carbon hữu cơ tảo thành a-xit
amin. A-xít amin kế đến liên kết với nhau tao thành protein. Thực vật có thể được
tiêu thụ bởi động vật và chúng có thể chết đi và trở thành xác hữu cơ.
28
Hình 13: Chu trình nitơ trong ao cá
Phân hủy nitơ trong vật chất hữu cơ
Một số vật chất hữu cơ chết (xác hữu cơ hoặc hạt vật chất nhỏ hơn trong đất và
trong nướ) được tiêu thụ trực tiếp bởi động vật. Cuối cùng, hầu hết chất hữu cơ chết
trở thành chất nền (thức ăn) cho vi sinh vật (vi khuẩn, khuẩn tia, nấm). Nhân tố ảnh
hưởng đến tốc độ phân hủy hữu cơ là nhiệt độ, pH, nguồn oxy và bản chất của chất
hữu cơ. Vi sinh vật phân hủy hữu cơ thí hiện diện trong tất cả ao và mật độ của
chúng tăng khi vật chất hữu cơ tăng. Sự phân hủy vi sinh tăng cùng với sự tăng
nhiệt độ đến 40oC và trong khoảng nhiệt độ này, nhiệt độ tăng 10 oC sẽ làm tốc độ
phân hủy tăng gấp đôi. Sự phân hủy vật chất hữu cơ diễn ra nhanh ở pH 7-8. Vì
vậy, trong ao a-xít dường như vật chất hữu cơ tích tụ trừ khi được bón vôi để cải
thiện pH. Vật chất hữu cơ có hàm lượng nitơ cao so với hàm lượng carbon của nó
(tỉ lệ C/N thấp) sẽ phân hủy nhanh hơn vật chất có tỉ lệ C/N cao. Ngoài ra, nhiều
nitơ sẽ được giải phóng ra môi trường dạng ammonia nhờ vi sinh vật phân hủy khi
chất nền có tỉ lệ C/N thấp. Nếu vật chất hữu cơ có nitơ thấp, sẽ không có đủ nitơ
trong nó để hoàn thành quá trình phân hủy bởi vi sinh vật. Trường hợp này, vi
khuẩn và vi sinh vật khác phải hấp thụ nitrate hoặc ammonia từ trong nước để sử
dụng trong quá trình phân hủy vật chất hữu cơ. Loại bỏ nitơ trong môi trường bởi vi
sinh vật làm thiếu hụt nitơ trong chất hữu cơ được gọi là sự hấp thụ nitơ.
Nitrate hóa
Ammonia giải phóng vào nước ao bởi quá trình phân hủy có thể được sử dụng bởi
thực vật hoặc nó bị nitrate hóa thành nitrate bởi vi khuẩn hóa tự dưỡng. Sự oxy hóa
NH3 + H
+ ⇔ NH4+ NO2-
NO3
-
N trong không khí
N trong thực vật N trong động vật
29
ammonium thành nitrite bởi vi khuẩn thuộc giống Nitrosomonas là bước đầu của
quá trình nitrate hóa:
NH4+ + 1 ½ O2 → NO2- + 2H+ + H2O
Bước thứ 2, nitrite bị oxy hóa bởi vi khuẩn giống Nitrobacter:
NO2- + 1½ O2 → NO3-
Vi khuẩn này dùng năng lượng giải phóng từ sự oxy hóa ammonium thành nitrite để
khử CO2 thành carbon hữu cơ. Nói cách khác, vi sinh vật này có thể sản xuất chất
hữu cơ không bằng con đường quang hợp. Dĩ nhiên, lượng vật chất hữu cơ sản xuất
bởi quá trình nitrate hóa trong ao thì nhỏ so với quá trình quang hợp. Quá trình
nitrate hóa thì quan trọng trong việc làm giảm hàm lượng ammonia trong ao và điền
này có lợi cho nuôi thủy sản bởi vì ammonia có khả năng gây độc. Tuy nhiên, quá
trình nitrate hóa cũng có ảnh hưởng bất lợi đến chất lượng nước. Nó là một nguồn
a-xít trong ao bởi vì ion H+ được giải phóng và nó sử dụng oxy vì nó cần oxy để
oxy hóa ammonia
Phản nitrate hóa
Trong điều kiện thiếu oxy nhiều vi sinh vật có thể sử dụng nitrate hay hợp chất nitơ
oxy hóa khác như nguồn oxy và điện tử nhận hydro trong quá trình hô hấp. Vì vậy,
sự phân hủy vật chất hữu cơ có thể diễn ra trong điều kiện thiếu oxy. Quá trình dị
dỡng này được gọi là phản nitrate (khử nitơ) bởi ví khí N2 được giải phóng như là
chất trao đổi và mất khỏi ao. Thí dụ, nitrate có thể bị khử thành nitrite, kế đó nitrite
bị khử thành oxide nitơ và cuối cùng oxide nitơ bị khử thành khí N2. Về mặt sinh lý,
quá trình này đúng nhất có thể được gọi là hô hấp nitrate. Phản nitrate xảy ra trong
đất ao nơi có hàm lượng oxy hòa tan thấp. Phản nitra1te thì làm mất một lượng lớn
nitơ trong ao và được tóm tắt qua phương trình:
6NO3 + 5CH3OH → 5CO2 + 3N2 + 7H2O + 6OH-
Trong phương trình phản nitrate hóa ở trên, methanol được dùng làm nguồn carbon.
Dĩ nhiên, nhiều hợp chất carbon hữu cơ có thể được dùng bởi vi khuẩn phản nitrate
hóa.
Sự bay hơi của ammonia
Một số ammonia thoát khỏi ao trực tiếp vào không khí khi áp lực khí ammonia
trong nước cao hơn áp lực khí ammonia trong không khí. Quá trình này xảy ra
nhiều ở pH trên 9. Sự quan trọng của bay hơi ammonia trong cân bằng nitơ trong ao
thì ít được biết đến, nhưng nó được cho rằng là không có ý nghĩa trong hầu hết các
ao bởi vì pH thì không quá cao đủ để giúp làm mất nhanh vào không khí.
30
Tóm tắt
Bởi vì t ỉ lệ cao nitơ tuần hoàn bên trong hệ sinh thái ao và sự cố định nitơ bởi tảo
làm và vi khuẩn, không cần thiết sử dụng lượng lớn nitơ trong phân bón. Trong ao,
một lượng lớn nitơ đi vào ao qua thức ăn và một lượng lớn ammonia đi vào nước từ
sinh vật nuôi và từ quá trình phân hủy thức ăn thừa và phân (động vật). Vì vậy, mối
quan tâm lớn trong ao nuôi thâm canh là sự tích lũy quá mức hàm lượng ammonia
trong nước ao.
PHỐT-PHO
Hàm lượng phốt-pho trong nước ao thấp. Phốt-pho được đưa vào ao qua phân bón
để kích thích thực vật phù du nở hoa, làm tăng sinh vật làm thức ăn tự nhiên và làm
tăng năng suất nuôi. Trong ao có cho ăn, một phần phốt-pho trong thức ăn không
được đồng hóa bởi sinh vật nuôi đi vào nước làm tăng năng suất thực vật phù du.
Phân hủy phốt-pho trong ao
Chu trình phốt-pho trong ao được minh họa ở hình 14. Khi phốt-phát được cung cấp
qua phân bón hóa học, hàm lượng cao của phốt-phát sẽ lưu lại trong nước vài giờ
hoặc vài ngày. Tuy nhiên, hàm lượng sẽ giảm nhanh vê mức ban đầu. Một số phốt-
pho mất trong nước do thực vật và vi khuẩn hấp thụ. Thực vật phù du nở hoa quá
mức có thể hấp thụ một lượng lớn phốt-pho. Tuy nhiên, phần lớn phốt-pho sẽ bị hấp
thụ trong đất. Ngay cả phốt-pho ban đầu được thực vật phù du hấp thụ cuối cùng
cũng bị khoáng hóa tứ vật chất hữu cơ và đi vào trong đất.
Lượng phốt-pho đi vào ao từ nguồn tự nhiên, bao gồm giải phóng từ đất thì thường
khá nhỏ ngay cả trong ao năng suất cao. Phốt-pho phải được cung cấp qua phân bón
để duy trì năng suất. Phốt-pho trong phân hữu cơ được giải phóng khi phân được
phân hủy bởi vi khuẩn. Lượng phốt-pho thu hoạch từ động vật thủy sinh thường
thấp hơn 1/3 lượng phốt-pho cung cấp vào ao. Tuy nhiên, sinh khối động vật thu
hoạch từ ao nuôi là mất phốt-pho nhiều nhất trong hệ sinh thái. Hầu hết phốt-pho
đưa vào ao giữ lại trong ao ở dạng hợp chất phốt-phát không hòa tan trong đất.
Không may, phốt-pho trong đất không thể dùng được đối với loài thực vật không có
gốc trong ao.
Phản ứng với bùn
Phốt-pho vô cơ trong đất hoặc bùn xuất hiện ở dạng phốt-phát can-xi, phốt-phát sắt
hay phốt-phát nhôm. Trong đất phèn, ion nhôm xuất hiện ở hàm lượng khá cao và
phản ứng với phốt-phát để tạo thành phốt-phát nhôm không hòa tan theo phản ứng:
Al3+ + H2PO4- = AlPO4 +2H+
Ở cùng điều kiện pH, ion nhôm xếp trước ion sắt vài bậc trong bùn hiếu khí. Vì vậy,
phốt-phát đầu tiên phản ứng với nhôm, nhưng sự tồn tại của phốt-phát sắt cho thấy
31
một số phốt-phát nhôm được chuyển thành phốt-phát sắt. Khi bùn trở nên yếm khí,
phốt-phát sắt hòa tan và nước yếm khí ở đáy ao có thể có nhiều phốt-phát. Vì vậy,
khi nước trở nên hiếu khí trở lại thì phốt-phát sắt sẽ kết tủa. Khi pH đất ao tăng,
hàm lượng ion nhôm giảm, do đó, ít phốt-phát kết tủa dưới dạng phốt-phát nhôm.
Nơi nào có pH từ 6-7, sự kết tủa của phốt-phát nhôm là nhân tố chi phối loại phốt-
phát trong nước. Khi pH trong đất tăng, hàm lượng can-xi tăng và phốt-phát kết tủa
dạng phốt-phát can-xi. Thời gian dài, phốt-phát can-xi bị chuyển hóa thành dạng
khống apatic (đá phốt-phát) không hòa tan. Khi pH và hàm lượng can-xi cao apatic
có thể kết tủa trực tiếp từ trong nước. Bùn cũng chứa phố-pho hữu cơ. Sự phân hủy
vật chất hữu cơ nhờ vi sinh vật sẽ giải phóng phốt-phát mà sẽ thàm gia phản ứng
với nhôm, sắt và can-xi.
Thực vật phù du có thể hấp thụ nhanh phốt-phát từ trong nước, vì vậy một tỉ lệ lớn
của phốt-pho cung cấp cho ao có thể đi vào tế bào thực vật phù du và thức đẩy sinh
trưởng. Tế bào tảo có thể được tiêu thụ bởi động vật thủy sinh, nhưng hầu hết thì
chết và lắng tụ xuống đáy. Các nghiên cứu cho thấy khoảng 70% phốt-phát cung
cấp vào ao qua phân bón hay thức ăn cuối cùng tìm thấy chúng trong bùn. Phốt-pho
trong đất đáy ao thi cân bằng với phốt-pho trong nước, nhưng mặc dù vậy, hàm
lượng phốt-pho trong nước rất thấp. Vì vậy, trầm tích ao dường như là chất lắng
hơn là nguồn phốtphô.
Hình 14: Chu trì phốt-pho trong ao nuôi cá
Tóm tắt
Phốt-phát phải được được cung cấp định kỳ thường xuyên qua bón phân nhằm duy
trì mật độ mong muốn của thực vật phù du. Trong ao có cho ăn, sự phân hủy của
- Rửa trôi
- Cấp nước
- Không khí
- Xác T.vật
- Hoạt động
của ĐV
- Phân bón
- Thức ăn
Xác hữu cơ
Phốt-pho
hữu cơ
hòa tan
Phốt-phát
Mất trong
trầm tích
TV phù du
SV tiêu thụ
Thực vật lớn
Hoạt động
vi sinh
Cấp vào Mất
- Tháo nước
- Hoạt động
của ĐV
- Thu hoạch
32
thức ăn thừa và phân động vật liên tục cung cấp phốt-pho cho nước. Sự hấp thụ bởi
đất là một hiện tượng mong muốn trong ao có cho ăn bởi vì nó kiểm soát hàm lượng
phốt-pho trong nước và là một nhân tố quan trọng ngăn ngừa sự phát triển quá mức
của thực vật phù du. Dĩ nhiên, nếu tỉ lệ cho ăn đủ lớn, hàm lượng phốt-pho dư thừa
trong nước có thể trở nên đủ lớn gây trở ngại về thực vật phù du nở hoa cho dù đất
hấp thụ.
ĐẤT AO
Đất đóng nhiều vai trò quan trọng trong ao nuôi thủy sản. Đất đáy ao và bờ ao đóng
vai trò như lòng chảo chứa nước. Đất đáy ao giữ và phóng thích cả chất dinh dưỡng
và vật chất hữu c và cũng là môi trường cho sinh vật đáy, thực vật và vi khuẩn phát
triển. Những sinh vật này có thể làm nguồn thức ăn cho những sinh vật khác hoặc
cá, và chúng cũng tái tạo lại chất dinh dưỡng và phân hủy vật chất hữu cơ. Một số
loài thủy sản nuôi kiếm ăn trên nền đáy và một số làm tổ và đẻ trứng trên nền đáy
ao.
Bùn đáy ao có nguồn gốc từ bờ. Tuy nhiên, điều kiện đất trong đáy ao khác với điều
kiện đất trên bề mặt, trên bờ. Vật chất hữu cơ bổ sung vào ao hoặc được tạo ra trong
ao, vật chất rắn lơ lửng vào ao từ nước chảy tràn và các chất lơ lửng từ đáy ao do
dòng chảy liên tục tích tụ trên đáy ao tạo thành lớp bùn đáy. Hàm lượng oxy hòa tan
thường thấp dưới nền đáy và các quá trình phân hủy vật chất hữu cơ xảy ra thường
chậm hơn so với trên bờ. Cũng như vậy, carbonat, hydroxyt sắt và phốt-phát trong
nước thường kết tủa dưới nền đáy. Đáy ao là nơi tiếp nhận cuối cùng các dư lượng
của vật chất được bổ sung vào hoặc tạo ra trong ao. Mô tả chi tiết về đất đáy ao
được trình bày trong tài liệu của Boyd (1995).
KẾT CẤU CỦA ĐẤT
Kết cấu của một loại đất là tỉ lệ của các hạt sỏi, cát, bùn và sét có trong đất. Phân
tích kích thước hạt của đất nông nghiệp sẽ cho kết quả tỉ lệ của cát, bùn và sét và từ
đó tên kết cấu của đất – ví dụ như đất mùn cát, mùn sét,… có thể được ấn định với
sự hỗ trợ của một tam giác đất (xem các giáo trình nào về đất). Tuy nhiên, trong
nghiên cứu đất ao thì việc sử dụng hệ thống phân loại đất nông nghiệp thường
không có giá trị. Mặt khác, cũng nên biết có bao nhiêu đất sét trong đất ao vì sét là
phần đất xảy ra các phản ứng hóa học. Đất cũng chứa vật chất hữu cơ và vật chất
hữu cơ như đất sét có phản ứng hóa học rất cao.
Thường có khái niệm không đúng cho rằng đất ao nên chứa một lượng lớn đất sét
để chống thẩm lậu. Đất dùng làm đáy ao và bờ ao nên chứa một ít sét nhưng với
khoảng 10-20% là được, nếu đất đó có chứa hạt với nhiều kích thước khác nhau.
Đất chứa 25% hoặc nhiều hơn nữa hạt sét thường rất dính và khó trải rộng và nén
nện trong quá trình làm ao. Bờ ao đắp bởi loại đất này sẽ rất trơn. Quá trình phơi ao
33
và các bước xử lý khác với đáy ao có nhiều sét giữa các vụ nuôi cũng thường rất
khó khăn.
SỰ TRAO ĐỔI CATION
Các hạt keo của chất hữu cơ và khoáng sét trong đất ao có cực âm và hấp dẫn các
cation xung quanh (ion dương). Có một sự cân bằng xảy ra giữa hàm lượng cation
trong nước xung quanh các hạt đất và số lượng cation hấp thụ trên các hạt đất (Hình
15). Nếu một lượng lớn ion K được đưa vào nước có hệ cân bằng như mô tả ở Hình
15 thì hàm lượng ion K gia tăng trong nước sẽ phá vỡ sự cân bằng này. Để thiết lập
lại các điều kiện cân bằng, ion K sẽ thay thế một số ion được hấp thụ trên bề mặt
hạt đất và hàm lượng của tất cả các ion trong nước sẽ tăng lên.
Hình 15: Trao đổi cation giữa đất và nước
Cation trên các chất keo và nước xung quanh là các cation trao đổi và vị trí hấp thụ
trên bề mặt keo đất được gọi là vị trí trao đổi. Một số cation được giữ chặt hơn một
số khác trên bề mặt keo. Nhìn chung mức độ về lực hút giữa các cation với chất keo
gia tăng theo số hoá trị của cation. Như vậy, ion Al (hoá trị +3) được giữ chặt hơn
ion can-xi (hoá trị +2) và ion Ca được hút mạnh hơn ion K (hóa trị +1).
Số lượng cation có thể được hấp thụ trên đất được gọi là khả năng trao đổi cation
(CEC). CEC được đo bằng milli đương lượng cation trên 100g đất khô (meq/100 g).
Như vậy, CEC của đất càng lớn thì khả năng trao đổi và giữ ion càng lớn. CEC của
bùn đáy ao nằm trong khoảng nhỏ hơn 1 meq/100 g đến lớn hơn 100 meq/100 g.
CEC tăng khi tỉ lệ sét, chất hữu cơ hoặc cả hai tăng. Một số loại đất sét có khả năng
trao đổi cation lớn hơn một số loại khác. Đất ao với giá trị CEC từ 10-40 meq/100 g
là tốt nhất cho nuôi trồng thủy sản. CEC là đặc tính tự nhiên của đất, thường không
thể thay đổi được bằng việc xử lý ao.
ĐỘ PHÈN (ĐỘ AXÍT)
Các cation được hấp thụ trên bề mặt trao đổi trong đất là axít (ion Al3+, Fe3+ và H+)
hoặc bazơ (ion Ca2+, Mg2+, K+, Na+ và NH4+). Tỉ lệ của tổng khả năng trao đổi
chiếm bởi các ion axít được gọi là độ không bão hòa bazơ. Trong hầu hết các loại
34
đất, số lượng nhỏ ion H+ hoặc Fe3+ sẽ xuất hiện ở vị trí trao đổi. Ion axít chủ yếu là
ion Al3+.
Phản ứng axít của nhôm có thể được thấy như sau :
Al-đất = Al3+ + 3H2O = Al (OH)3 +3H+.
Do độ không bão hòa bazơ của đất gia tăng nên một lượng nhỏ ion Al3+ đủ để phản
ứng với nước và làm gia tăng ion H+. Vì thế pH đất giảm với sự gia tăng độ không
bão hòa bazơ.
Dùng vôi trung hòa tính axít trong bùn được minh họa ở Hình 16. Carbonate can-xi
phản ứng với H+ và trung hòa chúng. Điều này làm giảm đi nồng độ H+ trong dung
dịch và nhiều ion Al3+ được phóng thích ra từ trong đất. Ion Al3+ phóng thích từ đất
được thay thế bởi ion Ca2+ tạo ra từ quá trình trung hòa H+ bằng CaCO3. Kết quả
cuối cùng như sau: nhôm được loại ra khỏi đất và kết tủa dưới dạng hydroxyt nhôm;
can-xi thay thế nhôm trong đất; độ không bão hòa bazơ của đất giảm; pH đất tăng.
Hình 16: Trung hòa độ axít của đất băng carbonat can-xi
Các ao đôi khi được xây dựng ở những vùng đã từng là những đầm lầy nước lợ
trước đây. Khi các dòng sông với lượng lớn trầm tích được tống ra biển, lượng trầm
tích này được tích tụ ở vùng gần bờ biển. Sau khi lượng tích tụ này vượt trên mức
nước thấp trung bình, thảm thực vật bắt đầu hình thành. Do quá trình tích tụ tiếp
tục, vùng ven biển dần dần bồi tụ và rừng ngập mặn phát triển. Trong rừng ngập
mặn, rễ cây giữ lại các loại rác hữu cơ và vô cơ và sự phân hủy khối lượng lớn rác
tạo ra môi trường yếm khí. Kết quả là vi khuẩn khử lưu huỳnh trở nên ưu thế và
sun-phít hình thành bởi vi khuẩn tích tụ trong các khe hở trong bùn đáy dưới dạng
H2S hoặc dạng kết hợp với sắt hình thành kết tủa của sun-phít sắt. Sun-phít sắt tiếp
tục trải qua phản ứng hóa học tạo thành sắt di-sun-phít kết tinh để tạo thành py-rit
sắt.
35
Chừng nào bùn đáy chứa pyrite vẫn còn bị ngập nước và yếm khí thì nó tồn tại tình
trạng khử và ít thay đổi. Tuy nhiên, nếu được tháo cạn nước và phơi khô, quá trình
oxy hóa xảy ra và axít sun-phua-ric được tạo ra. Phản ứng tóm tắt quá trình hình
thành axít sun-phua-ric từ pyrite sắt như sau:
FeS2 +3,75O2 + 3,5H2O Æ Fe (OH)3 + SO42- + 4H+.
Hydroxit sắt kết tinh dưới dạng một chất màu nâu đỏ trong nền đáy. Sau khi tháo
cạn, nền đáy chứa pyrite được gọi là đất phèn tiềm tàng hoặc “đất sét mèo”.
Dưới điều kiện hiếu khí đất phèn sẽ có pH dưới 4,0. pH của đất phèn thường sẽ
giảm xuống đến 3 đơn vị khi phơi khô. Nhận dạng đất phèn tại hiện trường đôi khi
có thể dựa vào mùi H2S từ nền đáy khi bị khuấy động, nhưng để đánh giá chính xác,
nên đo pH trước và sau khi phơi khô.
Trong ao, vấn đề phèn thường bắt nguồn từ bờ bao. Đáy ao thường ngập nước và
yếm khí vì thế axít sulfuric không được tạo thành. Tuy nhiên, bờ bao khô và axít
sulfuric hình thành trong suốt thời kỳ khô và chảy vào ao khi mưa. Phèn trên bờ có
thể được kiểm soát bằng việc bón vôi và tạo ra một màng phủ với những loài cỏ có
khả năng chịu phèn. Rất may đất phèn không phải là vấn đề thường gặp trong các
ao nước ngọt.
CHẤT HỮU CƠ VÀ QUÁ TRÌNH OXY HÓA-KHỬ
Chất hữu cơ tích tụ ở bề mặt giữa nước và đất và hoạt động của vi khuẩn rất mạnh
trên lớp bề mặt. Do nước không di chuyển tự do trong nền đáy nên hoạt động vi
khuẩn nhanh chóng làm giảm hàm lượng oxy trong nước ở nền đáy. Thường, điều
kiện hiếu khí (có sự hiện diện của oxy) sẽ chỉ xảy ra ở vài mm lớp trên cùng của
nền đáy. Khi hàm lượng oxy giảm, đ iện thế oxy hoá - khử giảm xuống và nhiều hợp
chất bị khử. Một hợp chất được cho là bị khử khi một hoặc nhiều quá trình sau đây
xảy ra: nó lấy được hydro, mất oxy hoặc trở thành điện tích âm. Một số hợp chất
khử đặc trưng xảy ra trong bùn đáy bao gồm:
NO3- thành NO2-
NO2- thành NH3
NO2- thành N2
NH3 thành N2
Fe3+ thành Fe2+
Mn4+ thành Mn2+
SO42- thành H2S
CO2 thành CH4 (metan).
36
Dưới các điều kiện nhất định quá trình khử này có thể tự xảy ra khi không có oxy,
nhưng thường được xúc tiến nhờ vi sinh vật. Dưới đ iều kiện yếm khí, điện tử và ion
H+ được hình thành khi vi sinh vật phân hủy vật chất hữu cơ và không thể phản ứng
với oxy. Vì thế, điện tử và ion H+ được phóng thích nhờ phản ứng với các hợp chất
vô cơ oxy hóa. Dĩ nhiên, trong quá trình đó thì hợp chất vô cơ sẽ bị khử.
Sự phân hủy chất hữu cơ trong bùn gây ra điều kiện oxy hòa tan thấp và sự phân
hủy liên tục chất hữu cơ sẽ tạo ra sự khử của các hợp chất vô cơ. Vì vậy chất hữu cơ
là nguồn năng lượng khử mà thường dẫn tới nồng độ nitrite, ammonia, sắt II (Fe2+),
ion mangan hóa trị 2, H2S và metan cao trong bùn đáy. Thiếu oxy trong nền đáy có
thể làm chậm lại tốc độ phân hủy chất hữu cơ chứ không làm ngừng quá trình phân
hủy. Thật ra, yếm khí là điều kiện bình thường trong nền đáy ao, thường đất trong
các ao nuôi thủy sản thường không tích tụ lượng lớn chất hữu cơ trừ khi các nguồn
đầu vào chứa một lượng chất hữu cơ quá mức. Chẳng hạn, trong ao nếu bón một
lượng lớn phân chuồng, đất đáy ao có thể tích tụ lượng lớn chất hữu cơ. Tuy nhiên,
nếu lượng chất hữu cơ đưa vào trong ao quá lớn đến nỗi tình trạng hiếu khí không
thể duy trì được ở bề mặt đất-nước thì sinh vật nuôi trong ao có thể bị tiếp xúc trực
tiếp với các hợp chất khử và khí độc.
Phản ứng của sắt (Fe) trong nước là phương tiện để xác định xem tầng mặt của lớp
bùn đáy có bị yếm khí hay không. Trong điều kiện thiếu oxy, sắt III (Fe3+) bị
chuyển thành sắt II (Fe2+). Sắt II có màu nâu đen hoặc đen. Vì vậy khi thấy bề mặt
của bùn đáy trở nên đen thì lúc đó nền đáy đang trong tình trạng yếm khí. Khi bề
mặt nâu hoặc có màu tự nhiên của đất thì có sự hiện diện của oxy. Dĩ nhiên, nếu dỡ
bỏ lớp bùn mặt hiếu khí, lớp bên dưới sẽ yếm khí và có màu đen. Tốt nhất là duy trì
oxy hòa tan ở tầng trên cùng của lớp bùn đáy. Các sinh vật làm thức ăn cho cá sống
trong bùn cần oxy và sự hiện diện của oxy trong bùn sẽ tránh được sự hình thành
các hợp chất khử độc hại.
Hàm lượng chất hữu cơ trong bùn đáy ao thường được chú ý đặc biệt. Tuy nhiên,
việc đánh giá số liệu về hàm lượng chất hữu cơ trong đất ao thì không đơn giản. Do
chất hữu cơ lắng tụ trên nền đáy, sau đó bị phân hủy và dần dần trộn lẫn với lớp bùn
bên dưới bởi các quá trình lý học và sinh học, hàm lượng chất hữu cơ giảm rất
nhanh theo độ sâu của nền đáy. Lớp trên cùng, lớp xốp xốp của bùn vừa lắng tụ có
thể chứa đến 50% hoặc cao hơn chất hữu cơ nhưng hàm lượng hữu cơ của toàn bộ
lớp 1-2 cm phía trên sẽ ít khi vượt quá 10% trừ những chỗ ao được xây dựng trên
vùng đất có hàm lượng hữu cơ tại chỗ cao (đất hữu cơ). Khi chất hữu cơ phân hủy,
hầu hết những chất dễ phân hủy được phân rã trước và những chất khó phân hủy sẽ
tích tụ lại. Vì thế, rất nhiều dư lượng hữu cơ trong đất ao chứa chất kháng lại quá
trình phân hủy. Nhu cầu oxy cao trong bùn đáy liên quan đến tỉ lệ đầu vào của vật
chất hữu cơ tươi, dễ hủy hơn là số lượng chất hữu cơ dư tồn, khó phân hủy tích tụ
37
theo thời gian. Hiện tại, chúng ta không có phương pháp nào đáng tin cậy để phân
biệt hai loại chất hữu cơ này.
ĐẤT AO VÀ NĂNG SUẤT NUÔI
Mặc dù rất ít thông tin về mối quan hệ giữa tính chất của bùn đáy ao với năng suất
tôm cá nuôi nhưng có một nghiên cứu cho rằng tính chất của đất có vai trò qu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_ly_chat_luong_nuoc_ao_nuoi_thuy_san_6395.pdf