Tâm lý học - Lo âu của người cao tuổi ở Hà Nội

MỤC LỤC .1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .3

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU.4

MỞ ĐẦU.5

1. Lý do chọn đề tài .5

2. Mục đích nghiên cứu .7

3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu.7

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.8

5. Giả thuyết khoa học .8

6. Nhiệm vụ của nghiên cứu .8

7. Phương pháp nghiên cứu .9

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LO ÂU CỦA NGưỜI CAO TUỔI.10

1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu về lo âu ở người cao tuổi .10

1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài.10

1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước .15

1.2. Một số vấn đề lý luận về lo âu ở người cao tuổi .24

1.2.1. Khái niệm lo âu.24

1.2.2. Khái niệm ứng phó.29

1.2.3. Khái niệm người cao tuổi .30

1.2.4. Một số đặc điểm tâm – sinh lý của người cao tuổi .34

1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới lo âu ở người cao tuổi.39

Chương 2. TỔ CHỨC VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.44

2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu.44

2.1.1 Địa bàn nghiên cứu .44

2.1.2 Khách thể nghiên cứu .45

2.2. Tổ chức nghiên cứu.47

2.3. Phương pháp nghiên cứu .47

2.3.1. Nghiên cứu lý luận.47

2.3.2. Khách thể nghiên cứu của đề tài và chọn mẫu:.48

2.3.3. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể .48

2.4. Tiêu chí và thang đo.52

Chương 3. THưC TRẠNG LO ÂU Ở NGưỜI CAO TUỔI.54

3.1. Mức độ và biểu hiện lo âu ở người cao tuổi.54

pdf47 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 1061 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tâm lý học - Lo âu của người cao tuổi ở Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
heo kết quả nghiên cứu, người cao tuổi ở Hà Nội có liên hệ khá thân thiết với những người thân, do đó họ nhận được sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần đáng kể. Nghiên cứu cũng cho thấy, người nghỉ hưu có nhu cầu được người thân chăm sóc khi ốm đau là rất cao. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của gia đình trong cuộc sống của người nghỉ hưu Trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu cấp quốc gia về nhà ở, vào năm 1983, một nhóm nhà xã hội học đã tiến hành một khảo sát thực nghiệm về đời sống người nghỉ hưu ở nội thành Hà Nội. Mẫu nghiên cứu là 500 người nghỉ hưu ở bốn phường nội thành Hà Nội (Kim Liên, Bùi Thị Xuân, Thượng 16 Đình và Hàng Bạc). Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu việc tổ chức cuộc sống gia đình của người nghỉ hưu vào các hoạt động của gia đình và xã hội tại nơi ở; sự biến đổi về địa vị và vai trò của người nghỉ hưu trong gia đình và trong xã hội và những chính sách cần thiết để vừa phát huy vốn kinh nghiệm và những năng lực phong phú của những người nghỉ hưu tiếp tục phục vụ xã hội, vừa đảm bảo cho họ một cuộc sống đầy đủ ý nghĩa lúc tuổi già. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số người nghỉ hưu không thấy có sự suy giảm uy tín đáng kể trong gia đình sau khi họ về hưu. Người nghỉ hưu vẫn tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Nghiên cứu cũng cho thấy sự khác biệt xã hội đáng kể giữa những người nghỉ hưu là công nhân, viên chức hay trí thức. Người công nhân nghỉ hưu ít tập thể dục, thể thao, ít đọc sách báo, nghe đài, xem tivi hơn so với viên chức, trí thức nghỉ hưu.Về mối quan hệ trong gia đình, một bộ phận lớn người nghỉ hưu có tâm trạng không hài lòng với con cái sống chung trong gia đình, lý do chủ yếu là do con cái ít quan tâm chăm sóc cha mẹ, thiếu tâm tình cởi mở với cha mẹ, con cái cư xử không đúng gây xúc phạm đến cha mẹ. Đây chỉ là những lý do về mặt tâm lý tác động của những yếu tố khác còn chưa được phân tích thỏa đáng. Một khảo sát của Viện xã hội học (năm 1990) về đời sống của người nghỉ hưu ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho thấy phần lớn các cụ nghỉ hưu đều băn khoăn làm sao để dễ hòa nhập với môi trường mới? Làm gì để có thêm thu nhập... Nghiên cứu cũng cho thấy, các cụ thường tìm những người những người có cũng sở thích, cảnh ngộ gần giống nhau để giao tiếp. Nghiên cứu của Lê Hà (1990) “Vài nét về đời sống tâm lý của người cao tuổi” qua khảo sát đời sống của các cụ về hưu ở quận Hai Bà Trưng – Hà Nội cho thấy khoảng 80% các cụ về hưu băn khoăn nhiều về vấn đề làm sao để dễ hòa nhập với môi trường mới? Làm gì đề có thu nhập? Nền kinh tế thị trường gây nhiều khó khăn đối với các cụ già, nhất là các cụ già cô đơn. 17 Người nghỉ hưu có nguyện vọng được làm việc, được tiếp tục cống hiến cho xã hội phù hợp với hoàn cảnh và khả năng của mình. [9] Năm 1990, Viện Khoa học Lao động và các vấn đề xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã thực hiện một cuộc khảo sát 250 người nghỉ hưu tại Hà Nội và 100 người nghỉ hưu tại Hà Bắc (cũ). Năm 1992, Vụ Bảo trợ xã hội, Bộ lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện một phân tích thống kê nhóm người nghỉ hưu ở Việt Nam. Nôi dung của các nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào vấn đề cơ cấu, sự phân bố, thực trạng đời sống và các chính sách xã hội có liên quan đến người nghỉ hưu. Năm 1991, Viện Xã hội học thực hiện một nghiên cứu về người cao tuổi ở An Điền (Hải Hưng). Mục đích của nghiên cứu quan tâm đến các đặc trưng dân số học và xã hội học của nhóm người cao tuổi (cấu trúc lớp tuổi và giới tính, trạng thái sức khỏe và bệnh tật, địa vị kinh tế và nghề nghiệp, định hướng giá trị và tâm trạng), vai trò của người cao tuổi trong gia đình, cộng đồng và xã hội, hệ thống an sinh xã hội và tác động của hệ thống đó vào hoàn cảnh sống của người cao tuổi. Nghiên cứu cho thấy về tinh thần 40% các cụ cho rằng cuộc sống tinh thần sau khi nghỉ hưu kém đi. Một số người nhất là những người có lương hưu cao, có chức vụ khi tại chức, cảm thấy cuộc sống hưu trí cô đơn, buồn tẻ. Nghiên cứu cho thấy, vai trò và vị thế của người cao tuổi trong cộng đồng và gia đình giảm đáng kể so với trước đây. Trong hai năm 1991 đến 1992 Viện Xã hội học đã triển khai đề tài “Người cao tuổi và an sinh xã hội” nghiên cứu khá công phu về đời sống của người cao tuổi ở nông thôn và thành thị nước ta từ góc độ xã hội học (lao động, thu nhập, hoàn cảnh kinh tế, tình hình nhà ở và tiện nghi, vấn đề sức khỏe và chăm sóc sức khỏe, việc tham gia công tác xã hội sau khi nghỉ hưu, hệ thống an sinh xã hội và tác động của hệ thống đó vào hoàn cảnh sống của người cao tuổi... ). Bài viết của Phùng Tố Hạnh “Giao tiếp xã hội và gia đình 18 ở người cao tuổi”được rút ra từ kết quả của đề tài trên cho thấy giao tiếp của người nghỉ hưu chủ yếu tập trung vào các mối quan hệ gia đình và bè bạn – những nhóm phi chính thức hơn là những nhóm chính thức (các tổ chức xã hội). Việc tham gia vào các tổ chức xã hội của người gia có xu hướng giảm, các hình thức hoạt động nghèo nàn. Nghiên cứu cũng cho thấy, ở nơi nào có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương thì ở đó số người cao tuổi tham gia các tổ chức xã hội sẽ tăng. Năm 1996, các nhà xã hội học thuộc Viện Xã hội học đã tiến hành cuộc khảo sát “Người cao tuổi ở đồng bằng Sông Hồng” (trong đó có 16,63% người nghỉ hưu). Kết quả nghiên cứu cho thấy, đời sống của người cao tuổi đã khá lên so với nửa đầu những năm 90. Tuy nhiên do mức lương hưu và trợ cấp thấp không đủ sống nên nhiều người nghỉ hưu phải đi làm thêm (55,7). Gần 1/3 số người nghỉ hưu được hỏi (28,2%) cho biết họ có tâm trạng “buồn”. Nghiên cứu cũng cho thấy, đối với người nghỉ hưu nhu cầu chăm sóc sức khỏe và động viên tinh thần được đặt lên hàng đầu (80,3%) các cụ hưu trí, mất sức có nhu cầu này.Phần lớn người nghỉ hưu đều mong muốn đóng góp sức mình để giảm bớt khó khăn cho gia đình và xã hội. Nghiên cứu của Dương Chí Thiện (1999) về “Sự tham gia hoạt động xã hội của người cao tuổi ở đồng bằng sông Hồng” rút ra từ kết quả cuộc nghiên cứu trên đã đề cập đến sự tham gia vào các hoạt động xã hội của người cao tuổi và qua đó đánh giá những yếu tố tác động đến sự tham gia hoạt động xã hội của người cao tuổi ở vùng đồng bằng sông Hồng. Kết quả cho thấy tỷ lệ người cao tuổi tham gia vào các hoạt động xã hội ở các tổ chức phi chính thức cao hơn rất nhiều so với các tổ chức chính thức. Các yếu tố như khu vực cư trú; giới tính; độ tuổi; trình độ học vấn; nghề nghiệp; hoàn cảnh và điều kiện sống, tình trạng sức khỏe...đều có ảnh hưởng đến giao tiếp của người cao tuổi. Cụ thể, người cao tuổi ở khu vực đô thị thường có tỷ lệ tham gia các hoạt 19 động xã hội cao hơn các cụ ở nông thôn trong hầu hết các tổ chức chính thức như Đảng, Chính quyền, Hội thọ, Hội Cựu chiến binh... Ngược lại, trong những hình thức tổ chức phi chính thức như đám cưới, hỏi, đám tang, đám giỗ, lễ chùa, lễ mừng thọ và các hình thức giao tiếp các hội tại cộng đồng như thăm hỏi hàng xóm, bạn bè... thì các cụ nông thôn lại có tỷ lệ tham gia cao hơn các cụ ở đô thị. Các cụ ông thường tham gia vào các hoạt động xã hội nhiều hơn các cụ bà. Nghiên cứu cũng cho thấy, các cụ có đời sống và thu nhập cao thường có tỷ lệ tham gia các hoạt động xã hội cao hơn các cụ có đời sống và thu nhập thấp hơn. Các cụ có trình độ học vấn cao hơn có tỷ lệ tham gia các hoạt động xã hội cao hơn các cụ có trình độ học vấn thấp, các cụ có tình trạng sức khỏe kém. [26, tr.60] Nghiên cứu của Nguyễn Hải Hữu (1999) cho thấy đa số người nghỉ hưu cảm thấy cuộc sống tinh thần thoải mái hơn khi làm việc, chỉ có 20% cảm thấy có cuộc sống nghèo nàn hơn so với trước. Nghiên cứu cũng cho thấy, hoạt động xã hội của người cao tuổi hiện nay co lại trong phạm vi gia đình, thân tộc nhiều hơn. Các hoạt động xã hội rộng lớn, mang tính cộng đồng, làng, xã còn rất nghèo nàn. Nghiên cứu của Nguyễn Phương Lan (2000) về “Tiếp cận văn hóa người cao tuổi”, trong đó có đề cập đến cuộc sống và hoạt động văn hóa tinh thần hàng ngày của người cao tuổi, trong đó có đề cập đến đời sống tâm lý, tình cảm cũng như nhu cầu của người nghỉ hưu ở đô thị hiện nay. Theo tác giả, người cao tuổi ở đô thị muốn cống hiến nhiều cho xã hội và vẫn muốn khẳng định mình, song không gian đô thị mở với nhịp sống công nghiệp và các mối quan hệ đúng thực sự bất lợi cho tuổi già vốn có nhịp điệu sinh học chậm và tâm lý trọng quan hệ tình cảm. Quan hệ láng giềng ở đô thị bị thiếu hụt do đó giao tiếp của người cao tuổi cũng như người nghỉ hưu bị bó hẹp trong phạm vi gia đình. [17] 20 Nghiên cứu của Bế Quỳnh Nga (2000): “Người cao tuổi ở miền Trung và Nam Bộ Việt Nam năm 2000 – Phác thảo từ một số kết quả nghiên cứu định tính” cho thấy ở miền Nam các đoàn thể làm công tác từ thiện rất phát triển và số lượng các cụ bà tham gia Hội người cao tuổi và tham gia hoạt động từ thiện nhiều hơn các cụ ông. Nghiên cứu này đã phần nào cho thấy sự tích cực của các cụ cao tuổi (trong đó có người nghỉ hưu) trong việc tham gia các công tác xã hội. [22, tr28-37] Dự án điều tra cơ bản năm 2003 của Bộ Kế hoạch đầu tư: “ Thực trạng người cao tuổi Việt nam phát huy tài năng và trí tuệ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” được tiến hành trên 600 khách thể là người cao tuổi tại ba tỉnh Hải Dương, Quảng Bình và Đắc Lắc. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn, song đời sống văn hóa tinh thần của người cao tuổi hiện khá đa dạng và thường xuyên được cải thiện. 71,2% người cao tuổi thường xuyên tham gia các hoạt động văn hóa, 20,5% không thường xuyên và chỉ có 8,3% chưa bao giờ tham gia các hoạt động văn hóa (nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện kinh tế còn khó khăn) Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Cường và Lê Trung Sơn (2003) về “Thực trạng người cao tuổi và các giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi ở Hà Tây” cho thấy người cao tuổi ở Hà Tây thỏa mãn tinh thần chủ yếu là vui chơi cùng con cháu (81,4%). Người cao tuổi ở nông thôn sinh hoạt cùng con cháu thường xuyên hơn người cao tuổi ở thành thị (83,5% so với 77,4%). Người cao tuổi ở thành thị tiếp cận với thông tin, tham quan, du lịch, thể dục thể thao và sinh hoạt đoàn thể một cách thường xuyên hơn nông thôn. Tỷ lệ các cụ ở thành thị tham gia các hoạt động Đảng, chính quyền cao hơn ở nông thôn. Các cụ ông tham gia nhiều hơn các cụ bà. Đa số các cụ (80,7%) đều hài lòng với sự chăm sóc của gia đình, con cháu. [5, tr.30-36]. 21 Nghiên cứu của Hoàng Mộc Lan (2006): Đề tài nghiên cứu “Những đặc điểm tâm lý cơ bản của người về hưu ở Hà Nội” của Hoàng Mộc Lan được tiến hành trên 600 người về hưu. Kết quả nghiên cứu của tác giả đã chỉ ra được đặc điểm sự chuẩn bị tâm lý nghỉ hưu, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ, động cơ tiếp tục lao động và tham gia vào các hoạt động, quan hệ giao tiếp trong gia đình, với bạn bè của người về hưu, đề xuất các hoạt động trợ giúp tâm lý- xã hội cho người về hưu, góp phần nâng cao chất lượng đời sống của họ. Nghiên cứu “Những vấn đề tâm lý xã hội của người cao tuổi Việt Nam: Thực trạng – giải pháp phát huy vai trò người cao tuổi tại cộng đồng” của tác giả đã đề cập tới các đặc điểm đặc trưng về nhận thức, sức khỏe tâm lý, cảm xúc, nhân cách và hoạt động, giao tiếp của NCT. Tác giả đã phân tích các yếu tố tâm lý và xã hội trong việc phát huy vai trò của NCT và đề xuất một số giải pháp trợ giúp tâm lý về chăm sóc sức khỏe cho NCT tại cộng đồng. [15] Nghiên cứu của Đặng Vũ Cảnh Linh (2009):“Người cao tuổi và các mô hình chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam” được tiến hành tại ba thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh với mục đích tìm hiểu thực trạng và hiệu quả hoạt động của các loại hình dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam đã đề cập đến các mối quan hệ xã hội cũng như quan hệ gia đình của người cao tuổi Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy về quan hệ xã hội, người cao tuổi nghỉ hưu hiện nay thường xuyên tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng (trên 80% người cao tuổi thường xuyên đọc sách báo, xem tivi, nghe đài). Đây là một hình thức duy trì sự giao tiếp với xã hội của đa số người cao tuổi hiện nay. Có rất ít người cao tuổi tham gia các hình thức tham quan, du lịch, đi chơi với bạn bèCó một tỷ lệ khá cao người cao tuổi tham gia các câu lạc bộ hưu trí, người cao tuổi (60,6%) và trực tiếp tham gia các công tác xã hội tại địa phương (51,3%). Các cụ ông có tỷ lệ tham gia các hoạt động xã hội cao hơn nhiều lần so với các cụ bà. Trong khi đó, các 22 cụ bà lại thường đi sinh hoạt lễ chùa và nhà thờ nhiều hơn so với cụ ông. Về quan hệ gia đình, tỷ lệ ý kiến của người cao tuổi cho rằng quan hệ gia đình hòa thuận giảm đi theo độ tăng của tuổi. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, một trong những nhu cầu nổi lên ở người cao tuổi hiện nay là nhu cầu chăm sóc sức khỏe và nhu cầu được giao tiếp với người khác. Điều này phản ánh mong muốn được người khác chia sẻ, quan tâm, chăm sóc ở người cao tuổi hiện nay. [18] Bùi Thị Vân Anh nghiên cứu đề tài “Đối tượng giao tiếp của người nghỉ hưu ở Hà Nội” và “Nhu cầu giao tiếp của người nghỉ hưu ở Hà Nội” nghiên cứu trên 225 người nghỉ hưu có độ tuổi đa số từ 55 tuổi trở lên, tìm hiểu về nguyên nhân thúc đẩy người nghỉ hưu giao tiếp. [1] Nguyễn Đắc Tuân nghiên cứu “Một số ý nguyện, liên quan đến giá trị sống của người cao tuổi trong các trung tâm dưỡng lão” trên 110 người cao tuổi sống ở một số trung tâm dưỡng lão trên địa bàn Hà Nội phát hiện đa số các cụ đều vào viện do bất đắc dĩ chứ trong suy nghĩ, dù bất hòa nhưng các cụ vẫn muốn sống cùng con cháu.[28, tr30-36] Nghiên cứu của Bùi Thị Vân Anh (2013) trong luận án tiến sĩ “Đặc điểm giao tiếp của người nghỉ hưu ở Hà Nội” đã chỉ ra người nghỉ hưu có nhu cầu giao tiếp cao. Đối tượng giao tiếp chủ yếu với người thân trong gia đình và bạn bè là những người quen biết cũ, có tính cách, sở thích phù hợp. Nội dung giao tiếp chủ yếu về vấn đề sức khỏe, họ hàng, quê hương, tâm linh, cuộc sống giao tiếp, cá nhân. Hình thức giao tiếp khá phong phú. Các yếu tố tâm lý cá nhân và xã hội ảnh hưởng đến giao tiếp của người nghỉ hưu ở các mức độ khác nhau. Trong đó, cảm nhận của người nghỉ hưu về vai trò, vị thế của họ trong gia đình và xã hội là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến hình thức giao tiếp của người nghỉ hưu, mối quan hệ trong gia đình là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến nội dung giao tiếp, nhu cầu giao tiếp của người 23 nghỉ hưu, cách thức tổ chức hoạt động của các tổ chức xã hội dành cho người nghỉ hưu ở cụm dân cư hiện nay là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến đối tượng giao tiếp của người nghỉ hưu. Nghiên cứu đã đề xuất một số biện pháp tâm lý để tăng cường giao tiếp cho người nghỉ hưu ở Hà Nội thông qua nhận thức, cải thiện mối quan hệ trong gia đình, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức xã hội dành cho người nghỉ hưu ở cụm dân cư. Những kết quả này có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách xã hội ở Việt Nam (đặc biệt là những chính sách về an sinh xã hội và những chính sách về người nghỉ hưu) cũng như việc chăm sóc người nghỉ hưu ở nước ta hiện nay. Như vậy, có thể thấy rằng, nghiên cứu hành vi tự chăm sóc sức khỏe tâm thần còn ít được các nhà tâm lý học quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu của một số tác giả nói trên cũng có những đóng góp là đưa ra được những kiểu hình chất lượng sống của người cao tuổi, đề cao những phúc lợi xã hội để giúp cho người cao tuổi sống khỏe, sống vui, sống có ích cho gia đình và xã hội.[3] Trong y học gần đây có nhiều tác giả nghiên cứu về sức khỏe tâm thần người cao tuổi với các đề tài khác nhau như Phạm Khuê (2000) nghiên cứu bệnh học tuổi già. Trần Hữu Bình (2003) nghiên cứu rối loạn trầm cảm ở những người có bệnh lý dạ dày - ruột thực thể và chức năng. Nguyễn Kim Việt (2006, 2008) nghiên cứu đặc điểm các biểu hiện loạn thần trong rối loạn trầm cảm, điều trị trầm cảm và rối loạn lo âu ở người cao tuổi. Nguyễn Thị Minh Hương (2013) nghiên cứu các yếu tố liên quan đến phát sinh trầm cảm ở người cao tuổi. Nguyễn văn Dũng (2014) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của rối loạn trầm cảm ở NCT cao tuổi và các biện pháp điều trị. Điểm lại những nghiên cứu về người cao tuổi ở Việt nam có thể nhận thấy các nghiên cứu chủ yếu xuất phát từ tiếp cận xã hội học, y học, rất ít công trình được tiếp cận theo tâm lý học. Trong các công trình nghiên cứu đó, 24 các tác giả đã làm rõ vấn đề về thực trạng đời sống vật chất, việc làm, hoạt động, giao tiếp, các mối quan hệ xã hội, chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ xã hội cho người cao tuổi. Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về SKTT và lo âu ở người cao tuổi. Tuy nhiên ở nước ta có rất ít công trình nghiên cứu vấn đề này. 1.2. Một số vấn đề lý luận về lo âu ở ngƣời cao tuổi 1.2.1. Khái niệm lo âu Lo âu là chuyện thường thấy trong đời sống của con người và là phản ứng bình thường khi có một khó khăn, căng thẳng, một hoàn cảnh ngang trái, đe dọa. Lo âu một chút có thể khiến cá nhân tỉnh táo hơn và tập trung hơn khi phải đối mặt với những tình huống đó. Nhưng nếu quá lo âu, nghĩ ngợi đến nỗi mất ăn, mất ngủ, không làm công việc hàng ngày được thì là bất thường và có thể là bị rối loạn lo âu (Anxiety Disorder). Theo Nguyễn Sinh Phúc (2013): Rối loạn lo âu là sự sợ hãi quá mức, không có nguyên nhân, do chủ quan của thân chủ và không thể giải thích được do một rối loạn tâm thần khác hoặ c do một bệnh cơ thể. [23] Trong từ điển tâm lý học do Vũ Dũng chủ biên (2008) có viết “lo âu là trải nghiệm cảm xúc tiêu cực được quy định bởi sự chờ đợi điều gì đó nguy hiểm, có tính chất khếch tán, không liên quan đến các sự kiện cụ thể. Trạng thái cảm xúc xuất hiện trong các tình huống nguy hiểm không xác định và được thể hiện trong việc chờ đợi sự tiến triển không thuận lợi của sự kiện”.[6] Lo âu (anxiety) là cảm giác lo sợ lan tỏa, rất khó chịu nhưng thường mơ hồ, kèm theo nhiều triệu chứng cơ thể như hồi hộp, đánh trống ngực, run, ra mồ hôi, khô miệng, siết chặt ở ngực, khó chịu ở dạ dày, khó nuốt, buồn nôn, mắc tiêu tiểu, bứt rứt muốn đi tới đi đi lui, không thể ở yên một chỗ. Lo âu là một đáp ứng phù hợp trước một nguy hiểm, thường có tính nhất thời nhằm động viên cơ thể có các hành động cần thiết (chạy trốn hoặc chống lại) nhưng 25 sẽ được coi là bất thường khi nặng nề và kéo dài hơn sự đe dọa. Về mặt chức năng, lo âu không chỉ cảnh báo về sự nguy hiểm có thể xảy ra, mà còn kích thích sự tìm kiếm và cụ thể hóa mối nguy hiểm đó, tích cực tìm hiểu thực tế với mục đích xác định đối tượng đe dọa. Về nhận thức, lo âu đặc trưng bởi sự tăng cảm giác, tập trung kém, mất sáng suốt, sợ mất kiểm soát hoặc mất trí. Các triệu chứng hành vi gồm sợ sệt, tránh né, dễ bực tức, bất động, và thở nhanh. Các rối loạn tri giác gồm giải thể nhân cách, tri giác sai thực tại, và tăng cảm giác. Lo âu tính cách (trait anxiety) là kiểu lo âu kéo dài suốt đời như một đặc điểm về nhân cách. Những người có lo âu tính cách thường sôi nổi, tăng nhạy cảm với các kích thích, và dễ phản ứng về tâm sinh lý hơn những người khác. Ngược lại, lo âu trạng thái (state anxiety) là các giai đoạn lo âu gắn liền với các tình thế chuyên biệt và không còn tồn tại khi tình thế thúc đẩy giảm đi. Lo âu vô cớ (free-floating anxiety) là lo âu dai dẳng không rõ nguyên nhân, rất nhiều ý nghĩ và sự kiện khác nhau dường như cùng thúc đẩy và góp phần gây ra lo âu. Lo âu tình thế (situational anxiety) chỉ xảy ra khi có các lý do chuyên biệt hoặc các kích thích bên ngoài. Các nghiên cứu về lo âu hướng tới phân biệt: - Lo âu tình huống - Liên quan đến một tình huống cụ thể, biểu hiện trạng thái hiện thời của cá nhân - Tính lo âu như một nét nhân cách – Tính chất ổn định của nhân cách, thiên hướng trải nghiệm lo âu cao từ những nguy hiểm thực tế hoặc tưởng tượng. Lo âu có thể là biến chứng của điều trị hoặc xuất phát từ nhận định tiêu cực về tiên lượng bệnh của mình. NCT cảm thấy sợ hãi, lo lắng về tương lai, dễ cáu, khó tập trung tư tưởng, căng thẳng vận động, bồn chồn, đứng ngồi không yên, đau đầu, khô miệng, đánh trống ngực. Bệnh lo âu thấy ở mọi 26 người, mọi giới, mọi tuổi nhưng nữ giới thường bị bệnh nhiều gấp đôi. Nỗi lo của những người mắc rối loạn lo âu thường liên quan đến những vấn đề của đời sống thường nhật hoặc những vấn đề không mấy quan trọng mà họ có thể nhận thức được song rất khó có thể kiểm soát nó. Các rối loạn lo âu hay gặp trong rất nhiều bệnh cơ thể và tâm thần. Trong tâm thần học người ta phân biệt giữa lo âu nguyên phát do chính rối loạn gây ra với lo âu thứ phát là phản ứng tâm lý với bệnh lý chủ yếu. Các rối loạn nội tiết, tự miễn dịch, chuyển hóa, và nhiễm độc, cũng như các tác dụng có hại của thuốc đều có thể gây lo âu. Trong các bệnh lý tâm thần, lo âu thường gặp ở người bệnh trầm cảm, loạn thần, trong các rối loạn nhận thức và rối loạn liên quan đến chất. Các rối loạn lo âu là bệnh và là nguyên nhân dẫn đến việc con người cảm thấy hoảng sợ và lo sợ mà không có lý do rõ ràng. Những tình trạng này thường có liên quan đến sự điều hòa tâm sinh lý của cá nhân và có thể là trong gia đình. Nếu không được điều trị, các chứng bệnh có thể làm giảm hiệu quả lao động và làm suy giảm các chức năng trong đời sống thường nhật một cách rõ rệt. Rối loạn lo âu gồm 5 dạng: Rối loạn hoảng sợ (panic disorder) đặc trưng bởi việc lặp lại các tình huống mà các nỗi sợ hãi dữ dội tấn công đột ngột, thường xuất hiện không báo trước và với tần số khác nhau. Triệu chứng của rối loạn hoảng sợ bao gồm đau ngực, tim đập mạnh, đổ mồ hôi tay, chóng mặt, khó thở, cảm giác không thực, hoặc một nối sợ chết không thể kiểm soát. Rối loạn hoảng sợ có thể ảnh hưởng đến từ 3 đến 6 triệu người Mĩ và gấp đôi số đó ở phụ nữ. Nó có thể xuất hiện ở bất kì độ tuổi nào nhưng thường bắt đầu ở đầu tuổi trưởng thành. Rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) đặc trưng bởi những ý nghĩ lo âu và hành vi nghi thức không thể kiểm soát: Ám ảnh là những suy nghĩ lo âu, và 27 cưỡng bức là những nghi thức dùng để xua tan những suy nghĩ này. Không có sự hài lòng nào được mang lại từ những hành vi nghi thức, hơn thế nữa, các nghi thức chỉ là phao cứu trợ tạm thời. OCD xuất hiện ở cả phụ nữ và đàn ông, có khoảng 1 trên 50 người có thể có một vài hành vi ám ảnh cưỡng chế. OCD thường xuất hiện ở đầu tuổi trưởng thành, nhưng nó cũng có thể xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên. Rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) là một bệnh suy nhược có thể là hậu quả của một sự kiện gây sang chấn. Thường được miêu tả bởi sự mệt mỏi hoặc trạng thái sốc, rối loạn này có thể xuất hiện sau bất kì chấn thương nào trong đời sống chẳng hạn như tai nạn nghiêm trọng, nạn nhân, và thiên tai. Người được chẩn đoán với PTSD có thể gặp nhiều ác mộng về các sự kiện này và rất khó có thể tĩnh tâm và hồi tưởng lại khi tỉnh dậy. Các sự kiện có thể hồi tưởng lại theo thứ tự mà có thể là hệ quả của những mất mát thực tế làm cho người đó tin rằng sự kiện đó xảy ra một lần nữa. PTSD có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và tiến triển bệnh cũng đa dạng, nó có thể trở thành mãn tính. Ám sợ có thể là sợ một đối tượng cụ thể hoặc tình huống xã hội. Ám sợ đối tượng cụ thể là những nỗi sợ hãi phi lý với một vật hoặc tình huống nhất định như độ cao, thang máy, hoặc không gian kín. Dạng ám sợ này xuất hiện ở 1 trên 10 người. Hiện nay, không có thuốc điều trị cho ám sợ đối tượng cụ thể. Ám ảnh sợ xã hội thường là một nỗi sợ dữ dội của con người trong tình huống công cộng và có thể đặc trưng bởi cảm giác của sự sợ hãi ban đầu và dần đến các tình huống xã hội. Rối loạn lo âu tổng quát (GAD) có nhiều những lo âu nghiêm trọng hơn những cảm giác lo âu thường ngày của hầu hết mọi người. Nó mãn tính, thường là những lo âu về sức khỏe, tài chính cá nhân, công việc, gia đình. GAD đặc trưng bởi khó ngủ, run rẩy hoặc co giật, cáu gắt, căng cơ và đau đầu, có thể có những triệu chứng khác. Trầm cảm có thể đi kèm với lo âu. 28 GAD xuất hiện từ từ và thường ở trẻ em và thanh thiếu niên, cũng có ở người trưởng thành nhưng không phổ biến. GAD thường xuất hiện ở phụ nữ. Các triệu chứng biểu hiện lo âu (Luchezar Hranov, 2007) Lo âu ở cấp độ sinh lý có dấu hiệu: Nhịp thở tăng Tim đập nhanh hơn Huyết áp cao hơn Hưng phấn tăng Ngưỡng tri giác giảm. Lo âu có biểu hiện tâm lý: Cảm giác về sự bất lực, tội lỗi Thiếu tự tin vào bản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004756_1_6083_2002868.pdf
Tài liệu liên quan