Thẩm quyền xét xử theo sự việc các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp huyện

MỤC LỤC

 

Phần mở đầu

Chương 1: Những quy định chung về thẩm quyền xét xử theo sự việc các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp huyện

1.1. Một số khái niệm về thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân

1.2. Cơ sở quy định thẩm quyền xét xử theo sự việc các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp huyện

1.3. Sơ lược lịch sử phát triển quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thẩm quyền xét xử theo sự việc của Toà án nhân dân cấp huyện

Chương 2: Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về thẩm quyền xét xử theo sự việc của Tòa án nhân dân cấp huyện

2.1. Các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử theo sự việc của Tòa án nhân dân cấp huyện

2.2. Các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử theo sự việc của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để xét xử

2.3. Các vụ án hình sự được xét xử theo thủ tục rút gọn của Tòa án nhân dân cấp huyện

Chương 3: Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng xét xử theo sự việc các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp huyện

3.1. Thực trạng xét xử theo sự việc các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp huyện

3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng xét xử theo sự việc các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp huyện

Kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo Trang

 

1

 

4

4

 

9

 

 

15

 

 

20

 

20

 

31

 

34

 

 

37

 

37

 

47

 

doc62 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3437 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thẩm quyền xét xử theo sự việc các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp huyện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m quyền mới, chủ yếu là các Toà án thị xã, thành phố thuộc tỉnh, các TAND quận, huyện của thành phố trực thuộc Trung ương. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về giao thẩm quyền mới cho Tòa án cấp huyện xét xử các VAHS, TANDTC, VKSNDTC, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp đã ban hành nhiều Chỉ thị, Thông tư hướng dẫn các cơ quan tư pháp địa phương củng cố bộ máy tổ chức; nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức; tăng cường cán bộ có năng lực; bổ sung kinh phí trang thiết bị làm việc; mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ TAND cấp huyện, tăng ngân sách đầu tư về cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động cho các đơn vị thực hiện thẩm quyền mới; thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra việc TAND cấp huyện thực hiện thẩm quyền mới tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo báo cáo của TANDTC thì Liên ngành tư pháp Trung ương đã chỉ đạo các cơ quan tư pháp cấp tỉnh dự kiến danh sách các TAND cấp huyện có đủ điều kiện để giao thực hiện thẩm quyền mới. Trên cơ sở đó, ngày 27/7/2006, Nghị quyết được Quốc hội thông qua đã cho phép thêm 117 TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được thực hiện thẩm quyền xét xử theo quy định tại khoản 1 Điều 170 BLTTHS năm 2003. Việc không cho phép đồng loạt các TAND cấp huyện trong cả nước thực hiện thẩm quyền mới, về lý luận, là chưa phù hợp với quy định của BLTTHS năm 2003. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, điều này là cần thiết và phù hợp với thực trạng xét xử của nước ta hiện nay. Hơn nữa, chúng ta có thể vận dụng quy định tại khoản 2 Điều 170 BLTTHS năm 2003 quy định về những vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp huyện mà Tòa án cấp tỉnh lấy lên để xét xử. Bên cạnh đó, Toà án cấp huyện (trong đó có TAND cấp huyện) có thẩm quyền xét xử những VAHS mà bị cáo bị xét xử về nhiều tội mà mỗi tội được quy định trong BLHS có mức cao nhất của khung hình phạt là đến 15 năm tù, hoặc hình phạt khác nhẹ hơn (trừ những tội phạm quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 170 của BLTTHS năm 2003). Khi tổng hợp hình phạt đối với những VAHS trên thì TAND cấp huyện có quyền tuyên hình phạt chung là trên 15 năm tù nhưng không được vượt quá 30 năm tù theo quy định tại Điều 50 BLHS năm 1999. Nếu một bị cáo phạm nhiều tội mà có tội thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện, có tội thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp trên thì việc xét xử thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp trên. Ví dụ: A phạm tội giết người theo khoản 1 Điều 93 BLHS năm 1999 (thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh) đồng thời phạm tội trộm cắp theo khoản 2 điều 138 BLHS năm 1999 (thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện). Khi đó vụ án A phạm tội giết người và đánh bạc sẽ thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh. Trường hợp một người đang phải chấp hành hình phạt của bản án (do bất cứ Toàn án cấp nào) đã tuyên lại bị đưa ra xét xử sơ thẩm về tội thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện thì vụ án này vẫn thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện, nhưng nếu người đó đã bị kết án tử hình hoặc tù chung thân mà chưa được giảm thời hạn chấp hành hình phạt lại bị đưa ra xét xử sơ thẩm về tội phạm khác thì việc xét xử vụ án đó thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh. Trên đây là thẩm quyền xét xử theo sự việc các VAHS của Toà án cấp huyện nói chung, trong đó có TAND cấp huyện. Các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử theo sự việc của TAND cấp huyện vừa mang đầy đủ những đặc điềm chung, vừa mang những đặc điểm riêng phân biệt với thẩm quyền xét xử các VAHS của Tòa án quân sự khu vực. Mặc dù chưa được quy định cụ thể trong BLTTHS năm 2003, nhưng Pháp lệnh Tổ chức Tòa án quân sự ngày 4/11/2002 đã quy định rất rõ những vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, sau này được hướng dẫn rất cụ thể trong Thông tư số 01/2005/TTLT - TANDTC - VKSNDTC - BQP - BCA hướng dẫn về thẩm quyền xét xử của TAQS. Theo đó, việc phân định thẩm quyền xét xử các VAHS giữa TAND và Tòa án quân sự căn cứ vào đối tượng phạm tội (người thực hiện hành vi phạm tội). Theo quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 Pháp lệnh Tổ chức Tòa án quâna sự ngày 4/11/2002 và được hướng dẫn tại mục 1 phần I của Thông tư thì TAND sẽ không được xét xử những vụ án mà đối tượng phạm tội là: - Quân nhân tại ngũ, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập chung huấn luyện diễn tập hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng động viên, chiến đấu theo quy định của pháp luật về lực lượng dự bị động viên; dân quân tự vệ trong thời gian phối hợp với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; những người được trưng tập làm nhiệm vụ quân sự do đơn vị quân đội trực tiếp quản lý. Các đối tượng trên nếu phạm tội, không phụ thuộc họ phạm tội gì, ở đâu đều thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự. - TAND cũng không được xét xử những vụ án mà người thực hiện hành vi phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội. Các trường hợp trên đều thuộc thẩm quyền xét xử tuyệt đối của Tòa án quân sự, TAND cấp huyện không có thẩm quyền xét xử. Đối với những người không còn phục vụ cho quân đội mà phát hiện hành vi phạm tội của họ được thực hiện trong thời gian phục vụ trong quân đội, hoặc những người đang phục vụ cho quân đội mà phát hiện hành vi phạm tội của họ được thực hiện trước khi vào quân đội, thì Tòa án quân sự xét xử những tội phạm có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội, những tội phạm khác do TAND xét xử. Trường hợp trong cùng vụ án vừa có tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAQS, vừa có tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của TAND thì Tòa án quân sự xét xử toàn bộ vụ án. Nếu có thể tách ra để xét xử riêng thì Tòa án quân sự và TAND xét xử bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền của mình. Các văn bản trên đã quy định một cách rất cụ thể và rõ ràng về tính chất của những vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực. Tuy nhiên, trong thực tế, giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong và ngoài quân đội chưa có sự thống nhất chung về nhận thức xung quanh vấn đề về thẩm quyền xét xử vụ án là của Tòa án quân sự hay TAND. Ví dụ: Khoảng 22h30 ngày 23/2/2004 Nguyễn Minh Nhựt (chiến sĩ thuộc Đại đội 18, trung đoàn X) đi xe máy chở Lê Văn Sang (dân sự). Khi đi qua cầu chợ cũ (Lò Vấp - Đồng Nai), Hoà ra hiệu cho xe dừng lại và hỏi đường về trụ sở Uỷ ban nhân dân xã Tân Khánh. Sau khi chỉ đường, Nhựt có ý làm xe ôm chở Hoà, nhưng do không nhất trí về giá cả, hai bên có to tiếng với nhau. Nhựt lao vào đánh Hoà ép Hoà đưa ví cho. Sang nhào tới dựt lấy ví, sau đó cả hai cùng đánh Hoà rồi bỏ chạy. Chiều ngày 24/2/2004, Cơ quan điều tra đã bắt khẩn cấp Lê Văn Sang. Nhựt bỏ trốn. Ngày 19/4/2004, Nhựt quay trở lại đơn vị và bị kỷ luật trả về địa phương, sau đó đã bị Cơ quan điều tra khởi tố về tội cướp tài sản. Vì cho rằng khi phạm tội Nhựt là quân nhân tại ngũ, thẩm quyền xử lý vụ án phải thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng trong quân đội, ngày 28/4/2004 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Tháp ra Quyết định số 234/KSĐT chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát quân sự để sử lý theo thẩm quyền. Xung quanh vấn đề này có nhiều quan điểm khác nhau, không ít ý kiến cho rằng vụ án trên thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự. Tuy nhiên, chúng tôi nhất trí với quan điểm của TANDTC là vụ án thuộc thẩm quyền của TAND, vì tại thời điểm Nhựt thực hiện hành vi phạm tội vẫn là quân nhân tại ngũ, nhưng khi có quyết định khởi tố và quyết định truy tố, Nhựt không còn là quân nhân nữa vì đã bị kỷ luật tước danh hiệu quân nhân và trả về địa phương, nguyên nhân là do chấp hành kỷ luật không nghiêm mà không liên quan đến hành vi cướp tài sản, thiệt hại xảy ra cũng không phải là thiệt hại cho quân đội. Như vậy, theo quy định của pháp luật thì tội phạm được thực hiện thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự khi thoả mãn 2 điều kiện là: hành vi phạm tội phải được thực hiện trong thời gian phục vụ chiến đấu, và hành vi phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội. Hành vi của Nhựt chỉ thỏa mãn điều kiện thứ nhất mà không thỏa mãn điều kiện thứ hai do vậy vụ án trên thuộc thẩm quyền của TAND. Những vụ án thuộc thẩm quyền xét xử theo sự việc của TAND cấp huyện là những vụ án được quy định tại khoản 1 Điều 170 BLTTHS năm 2003. Nhưng để xác định chính xác thẩm quyền xét xử theo sự việc các VAHS của TAND cấp huyện ta còn phải phân biệt với thẩm quyền xét xử các VAHS của Tòa án quân sự khu vực. Điều đó có nghĩa là phải đồng thời căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội để phân biệt thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện với thẩm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh, và căn cứ vào đối tượng thực hiện tội phạm để phân biệt với thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự khu vực. Trong đó, tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội thường có vai trò quan trọng nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng kết quả xét xử, đồng thời cũng là yếu tố rất khó quy định. Như vậy, ở nước ta hiện nay thì TAND cấp huyện là cấp xét xử thấp nhất có thẩm quyền xét xử sơ thẩm phần lớn tội danh được quy định trong BLHS năm 1999. Các tội còn lại thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, rất ít nước trên thế giới cho phép cấp thấp nhất được xử những tội phạm nghiêm trọng, những tội phạm có hình phạt đến 15 năm tù. Ta có thể so sánh với mô hình xét xử của một số nước tiêu biểu sau [21, tr.77,78]: Tại bang Victoria ở Mỹ, hệ thống Tòa án bang gồm 3 cấp là: Toà án tối cao, Tòa án cấp quận, Tòa án trung cấp và Tòa án địa phương - cấp xét xử thấp nhất, cùng với 3 cấp xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm. Tòa án địa phương (tương đương với Tòa án cấp huyện ở nước ta) không được tổ chức theo đơn vị hành chính mà được tổ chức theo khu vực, căn cứ vào số dân cư ở các vùng, địa phương. Mặc dù cũng có thẩm quyền xét xử sơ thẩm, nhưng Tòa án địa phương chỉ được xét xử những tội vi cảnh, tội ít nghiêm trọng và cả tội nghiêm trọng nếu bị cáo đồng ý áp dụng thủ tục rút gọn. Đồng thời, Tòa án này còn được thực hiện thẩm quyền mang tính chất tư pháp hành chính khác. Tại Pháp, thành lập 3 loại Tòa để xét xử những tội phạm khác nhau bao gồm Tòa đại hình, Tòa tiểu hình và Tòa vi cảnh. Toà vi cảnh là Tòa thấp nhất chỉ có thẩm quyền xét xử những án phạt tù từ 1 đến dưới 2 tháng tù hoặc phạt tiền đến dưới 25 nghìn france. Tòa án thấp nhất chỉ được xét xử sơ thẩm đối với vụ án ít nghiêm trọng, đơn giản, có sự phân định thẩm quyền giữa các Tòa án để xét xử các loại tội. Mô hình này đã được Việt Nam áp dụng từ những năm bốn mươi của thế kỷ XIX. Tại Nhật Bản, hệ thống Tòa án gồm 4 cấp: Tòa án tối cao, Tòa án cấp cao, Tòa án quận và Tòa án giản lược - Tòa án thấp nhất chỉ được xét xử những tội phạm đơn giản ít nghiêm trọng và trung tâm xét xử của hệ thống Toà án Nhật Bản là Tòa án cấp quận. Như vậy, hệ thống Tòa án nước ta được tổ chức theo đơn vị hành chính trong khi một số nước trên thế giới lại được tổ chức theo khu vực. Phần lớn bộ máy Toà án ở các nước đều khá phức tạp gồm nhiều cơ quan, nhiều cấp (thông thường là 4 cấp) nhưng mỗi cơ quan, mỗi cấp Tòa án lại chuyên sâu thực hiện một số nhiệm vụ nhất định. Trong khi đó, mặc dù hệ thống Tòa án nước ta đơn giản nhưng thẩm quyền của mỗi cấp Tòa án lại rất nặng nề và phức tạp. Tòa án cấp huyện, cấp thấp nhất ở nước ta được xét xử phần lớn tội phạm.Ở nhiều nước khác, Tòa án cấp thấp nhất chỉ được xét xử một số ít tội phạm đơn giản, ít nghiêm trọng. Trung tâm tố tụng hình sự thường diễn ra ở cấp trung gian. Theo Nghị quyết số 49/2005/ NQ- BCT ngày 2/6/2005, đến năm 2020, mô hình Toà án nước ta sẽ có sự thay đổi cơ bản, tiến tới thành lập Toà án khu vực thay thế cho TAND cấp huyện. Đây cũng là một bước đột phá lớn làm thay đổi cơ bản hệ thống Tòa án Việt Nam phù hợp với xu thế chung của thế giới. Tuy nhiên, do đặc thù của Nhà nước Việt Nam là nước có nền kinh tế kém phát triển, mặt bằng về tri thức so với thế giới còn có nhiều hạn chế, trong khi đó, là một nước mang đậm nét văn hoá truyền thống phương Đông nên việc “Tây hoá” mô hình tổ chức Tòa án Việt Nam với lộ trình 15 năm có thể là một khoảng thời gian không dài nhưng cũng đủ để có thể thực hiện được. Việc thực hiện thẩm quyền xét xử các VAHS của TAND cấp huyện cần phải đề ra lộ trình rất cụ thể, chặt chẽ, đi những bước đi thận trọng để tạo ra sự thay đổi cho phù hợp với sự phát triển mọi mặt của đất nước ta trong giai đoạn tới. 2.2. CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ THUỘC THẨM QUYỀN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN MÀ TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH LẤY LÊN ĐỂ XÉT XỬ Nghiên cứu thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện không thể không nghiên cứu nội dung này. Các vụ án thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện mà TAND cấp tỉnh lấy lên để xét xử thực chất là những vụ án được quy định tại khoản 1 Điều 170 của BLTTHS năm 2003 đã được phân tích ở trên, nhưng những vụ án này lại phức tạp hoặc có căn cứ cho rằng nếu để TAND cấp huyện xét xử theo thẩm quyền sẽ gặp khó khăn, hoặc thiếu khách quan, TAND cấp tỉnh xét thấy cần thiết phải chuyển lên cấp tỉnh để xét xử bảo đảm tính khách quan, đúng đắn của bản án. Khoản 2 Điều 170 BLTTHS năm 2003 quy định: “Tòa án nhân dân cấp tỉnh... xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm không thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện... hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp dưới mà mình lấy lên để xét xử”. Từ khi ban hành BLTTHS năm 2003, chưa có một văn bản dưới luật nào quy định những vụ án thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện với tính chất như thế nào thì TAND cấp tỉnh lấy lên để xét xử. Khi vận dụng quy định này, trên thực tế đều áp dụng Thông tư liên ngành số 02 ban hành ngày 12/11/1989 của TANDTC, VKSNDTC, Bộ tư pháp, Bộ nội vụ hướng dẫn về vấn đề này khi thực hiện BLTTHS năm 1988. Thông tư giao thẩm quyền cho Chánh án Toà án, Viện trưởng Viện kiểm sát, và Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh căn cứ vào khả năng thực tế của các Thẩm phán, Kiểm sát viên và Điều tra viên của cấp huyện ở địa phương mình mà xác định những loại vụ án cần thiết lấy lên để điều tra, truy tố, xét xử ở cấp tỉnh. Thông tư nêu rõ một số trường hợp cấp tỉnh nên lấy lên điều tra, truy tố, xét xử đó là: - Những vụ án phức tạp, có nhiều tình tiết khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành. Ví dụ, vụ án có nhiều đối tượng phạm tội tham gia, có nhiều tình tiết định khung tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khó đánh giá như: phạm tội có tổ chức, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, côn đồ, lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội, hoặc phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, do vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng... - Vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Cán bộ lão thành chủ chốt ở cấp huyện, người nước ngoài, người có chức sắc cao trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người. Khi xác định vụ án thuộc trường hợp trên đây mà Viện kiểm sát đã truy tố xét xử ở TAND cấp huyện thì TAND cấp huyện trả lại hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp để Viện kiểm sát chuyển hồ sơ lên Viện kiểm sát cấp trên để truy tố trước TAND cấp tỉnh. Ví dụ, khoảng 0 giờ 30 phút ngày 24/10/2004, Phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh Sơn La đã bắt quả tang tại nhà của Võ tiến Sơn 43 đối tượng đang có mặt tại chiếu bạc, trong đó có 31 đối tượng đánh bạc với hình thức xóc đĩa ăn tiền. Khám xét thu giữ tài sản đánh bạc là 57 triệu đồng. Quá trình điều tra đã xác định Nguyễn Văn Thảo đã đến nhà Võ Tiến Sơn đặt vấn đề thuê nhà để tổ chức đánh bạc, mỗi tối Thảo lấy 1 triệu đồng, còn lại là của Sơn. Kết thúc quá trình điều tra, truy tố và xét xử, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La đã ra bản án sơ thẩm số 243/HSST ngày 18/8/2004 tuyên: - Nguyễn Văn Thảo phạm tội đánh bạc và tội tổ chức đánh bạc. Áp dụng điểm b khoản 2 Điều 248 và khoản 1 Điều 249 BLHS năm 1999 sử phạt bị cáo Thảo 2 năm tù giam cùng hình phạt bổ sung là 10 triệu đồng. - Võ Tiến Sơn phạm tội đánh bạc và gá bạc, áp dụng điểm b khoản 2 Điều 248 và khoản 1 Điều 249 của BLHS năm 1999 sử phạt bị cáo Sơn 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo với thời gian thử thách là 24 tháng, cộng hình phạt bổ sung là 10 triệu đồng. - 29 bị cáo còn lại đều bị phạt tiền hoặc phạt tù với mức án từ 6 tháng đến 2,5 năm tù cho hưởng án treo. Mặc dù vụ án này thuộc thẩm quyền xét xử của TAND huyện Mộc Châu - Sơn La vì mức cao nhất của khung hình phạt áp dụng đối với mỗi bị cáo đều thấp hơn 7 năm tù. Nhưng về tính chất của vụ án, sự phức tạp của vụ án, ta thấy số lượng bị cáo đưa ra xét xử tới 31 bị cáo, trong đó có những bị can bị truy cứu trách nhiệm hình sự về nhiều tội (có liên quan đến nhau), bản thân các đối tượng cư trú tại nhiều địa bàn khác nhau. Nếu như để vụ án xét xử tại TAND huyện Mộc Châu, cũng có nghĩa là thẩm quyền điều tra, truy tố thuộc về Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân huyện Mộc Châu, do lực lượng cán bộ tố tụng hình sự còn mỏng, cơ sở vật chất không đảm bảo, về nghiệp vụ, trình độ chuyên môn còn thấp sẽ vượt quá khả năng của các cơ quan tiến hành tố tụng huyện Mộc Châu. Vì vậy, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sơn La đã quyết định chuyển vụ án này lên cấp tỉnh để giải quyết nhằm đảm bảo tính khách quan, kịp thời trong quá trình giải quyết vụ án. Như vậy, theo cách quy định tại khoản 1 Điều 170 BLTTHS năm 2003, thẩm quyền xét xử theo sự việc các VAHS của TAND cấp huyện đã được mở rộng hơn trước rất nhiều. Các vụ án mà TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết là những vụ án về những tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt áp dụng đối với tội đó là đến 15 năm tù, loại trừ những tội phạm được quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 170 BLTTHS năm 2003. Đó là những tội phạm do tính chất quan trọng của quan hệ xã hội mà nó xâm hại hoặc hậu quả mà nó có thể gây ra, hoặc do tính chất đặc thù của hành vi phạm tội. Để bảo đảm cho chất lượng xét xử, các nhà làm luật đã loại trừ những vụ án đó ra khỏi thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện mặc dù mức cao nhất của khung hình phạt áp dụng đối với mỗi tội ấy có thể chỉ đến 15 năm tù. Đồng thời, TAND cấp huyện cũng không được xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của mình nếu TAND cấp tỉnh lấy lên để xét xử và không được xét xử những vụ án nếu đối tượng phạm tội thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự khu vực. 2.3. CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ ĐƯỢC XÉT XỬ THEO THỦ TỤC RÚT GỌN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện, việc tăng thẩm quyền đồng nghĩa với việc hàng năm TAND cấp huyện phải xét xử một khối lượng lớn vụ án. Mặt khác, trình độ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân được nâng cao, điều kiện cơ sở vật chất ở TAND cấp huyện đang được hoàn thiện. Đối với các vụ án ít nghiêm trọng, phức tạp, chứng cứ rõ ràng nếu rút gọn thủ tục tố tụng theo cơ sở nhất định vẫn có thể đảm bảo tính khách quan, đúng đắn của vụ án. Việc xây dựng thủ tục rút gọn để áp dụng trong quá trình tố tụng là đòi hỏi cần thiết của công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, giúp cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết nhanh chóng, kịp thời và đúng pháp luật các VAHS ít nghiêm trọng, đơn giản, rõ ràng, tạo điều kiện khắc phục án tồn đọng, tiết kiệm chi phí cho việc giải quyết vụ án. Thủ tục rút gọn đã được quy định tại Thông tư số 10/TT - TATC ngày 8/7/1974 của TANDTC, sau khi BLTTHS năm 1988 có hiệu lực không quy định thủ tục này nữa. BLTTHS năm 2003 đã bổ sung thủ tục này thành một chương riêng. Thủ tục rút gọn là thủ tục đặc biệt trong đó thời hạn và các thủ tục tố tụng đã được rút ngắn và giản lược để việc điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm các VAHS được nhanh chóng, kịp thời nhưng vẫn bảo đảm tính chính xác và đúng đắn [15, tr.58]. Tuy nhiên, không phải bất cứ vụ án nào cũng có thể áp dụng thủ tục rút gọn mà chỉ một số vụ án thoả mãn đầy đủ các điều kiện theo luật định mới có thể áp dụng thủ tục rút gọn. Theo quy định tại Điều 319 của BLTTHS năm 2003 thì thủ tục rút gọn chỉ được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau: Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang, là người bị bắt khi người đó đang thực hiện hành vi phạm tội hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị đuổi bắt. Đó là hành vi đã được xác định cụ thể, rõ ràng. Chứng cứ của vụ án mà người phạm tội bị bắt quả tang, ngay từ ban đầu đã được xác định tương đối đầy đủ, người thực hiện hành vi phạm tội thường nhận tội ngay, tang vật của vụ án được thu hồi, nhân chứng và người bị hại được xác định rõ ràng cho nên rất thuận lợi cho việc kết thúc điều tra, đưa vụ án ra xét xử. Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng, đây là một trong những điều kiện để giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng, kịp thời. Đó là trường hợp phạm tội có số người tham gia thực hiện hành vi không nhiều, thường là từ một đến hai người, tính liên kết giữa những người phạm tội không cao và không phải là tội phạm có tổ chức. Phạm tội đơn giản là không có sự chuẩn bị trước, xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội không phức tạp, giải quyết vụ án không gặp khó khăn, trở ngại. Tội phạm thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng, đó là những tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt áp dụng đối với tội ấy là đến 3 năm tù. Như vậy, chỉ có Toà án cấp huyện mới có thẩm quyền xét xử các VAHS theo thủ tục rút gọn. Người thực hiện hành vi phạm tội là người có căn cước lai lịch rõ ràng, đây là điều kiện có ý nghĩa quan trọng. Xác định rõ lai lịch, nhân thân của người của người phạm tội có ý nghĩa trong việc xác định tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Chỉ có những vụ án nào có đủ các điều kiện trên mới được áp dụng thủ tục rút gọn. Đối với các vụ án này, việc điều tra, truy tố sẽ không mất nhiều thời gian. Theo quy định của BLTTHS năm 2003, thủ tục rút gọn được áp dụng từ khi Cơ quan điều tra đề nghị hoặc Viện kiểm sát xem xét thấy vụ án có đủ điều kiện theo quy định, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân có thể ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn. Thủ tục rút gọn được áp d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThẩm quyền xét xử theo sự việc các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp huyện.doc