Thi tuyển cạnh tranh vào các chức danh lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở y tế tỉnh Bắc Giang

Việc thể chế hóa chính thức hình thức thi tuyển chức danh lãnh đạo,

quản lý là rất cần thiết nhằm tạo nên hành lang pháp lý và cơ sở cho việc

hình thành và phát triển của hình thức này cả về mặt lý luận và thực tiễn,

tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị, địa phương trong cả nước thực hiện

thống nhất và có hiệu quả. Nội dung thi tuyển phải được quy định thống

nhất, gồm có: thi viết môn kiến thức chung và thi trình bày Đề án.

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thi tuyển cạnh tranh vào các chức danh lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở y tế tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức thực hiện thi tuyển cạnh tranh chức danh lãnh đạo, quản lý. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận: Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin và quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về thi tuyển lãnh đạo, quản lý làm phương pháp luận. 5 5.2. Phương pháp nghiên cứu của luận văn Phương pháp tổng hợp; Phương pháp so sánh; Phương pháp phân tích; Phương pháp thống kê; Phương pháp phỏng vấn (đối tượng), Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận: Luận văn đã góp phần hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về thi tuyển cạnh tranh để chọn lựa bình đẳng dựa trên năng lực vào chức danh lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Y tế tỉnh Bắc Giang; tạo cơ sở cho các nghiên cứu sau này có liên quan đến tuyển chọn công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý của tỉnh nói chung. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn đánh giá thực trạng công tác thi tuyển cạnh tranh vào chức danh lãnh đạo, quản lý trong các ĐVSN công lập thuộc Sở Y tế tỉnh Bắc Giang; đồng thời đưa ra một số giải pháp mà các cơ quan có thẩm quyền có thể tham khảo, vận dụng nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi tuyển cạnh tranh vào chức danh lãnh đạo, quản lý trong các ĐVSN công lập trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Để thực hiện mục đích, kết cấu luận văn gồm có lời mở đầu, phần nội dung gồm 3 chương và kết luận. 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THI TUYỂN CẠNH TRANH VÀO CÁC CHỨC DANH LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP NGÀNH Y TẾ 1.1. Khái quát về đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế và chức danh lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò, lĩnh vực hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế 1.1.1.1. Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế (ĐVSNYT công lập) ĐVSNYT công lập trong luận văn được hiểu là đơn vị sự nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập và quản lý theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công trong các lĩnh vực chuyên môn y tế như: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh; điều dưỡng và phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dược cổ truyền; kiểm nghiệm dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế; sức khỏe sinh sản; truyền thông giáo dục sức khỏe. 1.1.1.2. Đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế Một là, ĐVSNYT công lập là một hệ thống lớn, một phức hợp và một tổ chức động, Hai là, sản phẩm của ĐVSNYT là sản phẩm đặc biệt, là sức khỏe, sinh mạng con người, là sức lao động của xã hội. Ba là, ĐVSN y tế là bộ mặt của ngành Y tế, các kỹ thuật được sử dụng của bệnh viện thể hiện năng lực và phản ánh trình độ Y học của một đơn vị đó, một quốc gia đó. Bốn là, hoạt động sự nghiệp của ĐVSNYT là hoạt 7 động có thu nên chịu sự chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền. Năm là, các ĐVSN công lập y tế đều được xem xét đánh giá xếp hạng hàng năm và xếp hạng lại 05 năm một lần, dựa trên nhiều tiêu chí. 1.1.1.3. Vai trò, lĩnh vực hoạt động của ĐVSNYT Vai trò: Thứ nhất, ĐVSNYT là các đơn vị do Nhà nước thành lập để cung cấp các dịch vụ về y tế công cộng cho xã hội. Thứ hai, các ĐVSNYT còn là cầu nối để thực hiện những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong phát triển xã hội. Thứ ba, các ĐVSNYT là một công cụ để qua đó nhà nước đảm bảo cho mọi người dân có cơ hội tiếp cận với những dịch vụ khám chữa bệnh giá rẻ, hợp lý, phù hợp với mọi tầng lớp trong xã hội, ai cũng có quyền được chăm sóc sức khỏe, được khám chữa bệnh theo nhu cầu, đảm bảo công bằng. Lĩnh vực hoạt động: - Lĩnh vực y tế dự phòng, chuyên ngành. - Lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng - Lĩnh vực Kiểm nghiệm: Trung tâm Kiểm nghiệm - Lĩnh vực Pháp y: Trung tâm Pháp y; - Lĩnh vực Giám định Y khoa: Trung tâm Giám định Y khoa; - Lĩnh vực đào tạo: Trường Cao đẳng hoặc Trung cấp y tế; - Trung tâm Y tế huyện, các Phòng khám đa khoa khu vực 1.1.2. Khái niệm, hoạt động, đặc điểm, phân loại chức danh lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp ngành y tế 1.1.2.1. Khái niệm chức danh lãnh đạo, quản lý a) Chức danh: Theo từ điển Tiếng Việt: chức danh được hiểu là tên gọi thể hiện cấp bậc, quyền hạn, trách nhiệm. Ví dụ: chức danh Giám đốc, chức danh Trưởng phòng, chức danh Phó trưởng phòng, chức danh chuyên viên 8 Chức danh (gắn với nghề nghiệp) là thuật ngữ thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ trong từng lĩnh vực nghề nghiệp. Ở mỗi chức danh lại quy định tiêu chuẩn về trình độ, chuyên môn cụ thể mà người ở vị trí chức danh đó phải đáp ứng để hoàn thành nhiệm vụ. b) Lãnh đạo, quản lý Theo Đại từ điển Tiếng Việt: Lãnh đạo là dẫn dắt tổ chức phong trào theo đường lối cụ thể, là đề ra chủ trương và tổ chức động viên thực hiện; còn quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo các yêu cầu đã đề ra. Lãnh đạo là quá trình tạo ảnh hưởng và tác động tới con người và tổ chức; là đưa ra những chủ trương, phương hướng phát triển tổ chức; quản lý là một quá trình hiện thực hóa những đường lối, chủ trương chiến lược thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý và phù hợp với yêu cầu điều kiện của cơ quan, địa phương vụ thể. Từ trên cho thấy, người lãnh đạo và người quản lý có những hoạt động tương đồng, bổ sung cho nhau, đan xen nhau mà không cản trở nhau, đều phục vụ chung cho mục đích của tổ chức. Tuy nhiên, khái niệm lãnh đạo và quản lý không hoàn toàn đồng nhất với nhau nhưng cũng không thể phân biệt rạch ròi... 1.1.2.2. Các hoạt động của người lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế Một là, phác thảo rõ ràng về tầm nhìn, nhiệm vụ và mục tiêu cho đơn vị y tế của mình. Hai là, lập kế hoạch và vận hành kế hoạch. Ba là, hoạt động quản lý tài chính. Bốn là, quản lý chất lượng và an toàn người bệnh. Năm là, quản lý nguồn nhân lực. Sáu là, quản lý thông tin. 9 Bảy là, các hoạt động quan hệ đối tác và quản lý các mối quan hệ với cộng đồng, truyền thông. 1.1.2.3. Đặc điểm chức danh lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế Mang đặc điểm chung của lãnh đạo, quản lý: Thứ nhất, người ở vị trí lãnh đạo, quản lý đơn vị không tách rời quyền hạn và trách nhiệm. Thứ hai, người lãnh đạo, quản lý đơn vị có quyền quản lý nhân viên cấp dưới. Thứ ba, người ở vị trí lãnh đạo, quản lý đơn vị được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo quy định. Ngoài ra, người lãnh đạo, quản lý trong ngành y tế mang những đặc trưng khác biệt sau đây: Một là, có kỹ năng lãnh đạo, quản lý tốt: Đây cũng là yêu cầu cơ bản về năng lực của nhà quản lý ngành y tế, trước hết là quản lý chuyên môn. Hai là, thường xuyên phải nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách phù hợp với đơn vị mình. Ba là, nhà lãnh đạo, quản lý ngành y tế phải quản lý tốt mọi nguồn lực. Bốn là, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: Nhà lãnh đạo, quản lý ngành y tế đặt vấn đề nhân phẩm, đạo đức, tâm đức cần đặt lên hàng đầu, “lương y như từ mẫu” để hài lòng người bệnh, phục vụ tốt nhất bệnh nhân và người nhà bệnh nhân và phải “có cái tâm sáng” để làm gương cho nhân viên cấp dưới về nhân cách, đạo đức con người. Năm là, các yếu tố về quản lý bản thân như sức khỏe, stress, thời gian, kiên trì; quản lý truyền thông, xử lý khủng hoảng truyền thông; các yếu tố về quan hệ xã hội, quan hệ cá nhân... 1.1.2.4. Phân loại lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp y tế công lập Theo lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ: Nhóm lãnh đạo quản lý đơn vị khám chữa bệnh; nhóm lãnh đạo quản lý khối y tế dự phòng và chuyên ngành; nhóm lãnh đạo, quản lý khối đào tạo. Theo cấp, tuyến 10 y tế, chia ra: Lãnh đạo, quản lý các đơn vị y tế tuyến Trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện. Theo trình độ đào tạo chuyên môn, chia ra: Lãnh đạo, quản lý là chuyên gia y tế, Bác sỹ chuyên khoa II, Bác sỹ chuyên khoa I, Thạc sỹ, Bác sỹ 1.2. Thi tuyển cạnh tranh vào các chức danh lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế 1.2.1. Khái niệm, mục đích của thi tuyển cạnh tranh vào các chức danh lãnh đạo, quản lý trong ĐVSN công lập ngành y tế 1.2.1.1. Khái niệm thi tuyển và thi tuyển cạnh tranh a) Thi tuyển: Thi tuyển là một quá trình thu hút và thi tài để lựa chọn trong số những người tham gia dự tuyển một hoặc một số người nổi trội nhất, ưu tú nhất, đáp ứng tốt nhất những yêu cầu đặt ra đối với vị trí công việc còn trống trong tổ chức. b) Thi tuyển cạnh tranh: được hiểu là quá trình đối tượng dự thi này thể hiện một cách tối đa trình độ, trí tuệ, phẩm chất, năng lực, sở trường của mình để đua tài cùng với đối tượng dự thi khác nhằm đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn của kỳ thi tuyển và thể hiện năng lực nổi trội của mình để được chủ thể của kỳ thi tuyển lựa chọn. 1.2.1.2. Mục đích của thi tuyển cạnh tranh Mục đích của thi tuyển cạnh tranh: Là để phát huy năng khiếu, năng lực chuyên môn, sở trường của ứng viên, để phát hiện tuyển chọn nhân tài, phá vỡ thế đóng kín về cán bộ của ngành, địa phương, làm tăng tính trách nhiệm và tăng sự kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với cán bộ, công chức, viên chức. 1.2.1.3. Đặc trưng của thi tuyển cạnh tranh lãnh đạo, quản lý Thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý mang nhiều nét khác biệt hơn so với hình thức tuyển dụng thông thường (thi tuyển công chức trong cơ quan hành chính và xét tuyển viên chức trong ĐVSN) về 11 nguồn thi tuyển không bị giới hạn và quy trình thi tuyển có thêm các điều kiện đặc biệt. 1.2.2. Sự cần thiết của việc thi tuyển cạnh tranh vào chức danh lãnh đạo, quản lý trong ĐVSN ngành y tế Những năm qua, việc bổ nhiệm các lãnh đạo, quản lý ĐVSNYT theo quy trình khá chặt chẽ nhưng nhìn chung hiệu quả chưa cao. Một số đơn vị, địa phương bố trí, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý chưa đúng người, đúng việc. Công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ của một số đơn vị còn mang nặng tư tưởng cũ, thiếu minh bạch, tình trạng chạy chức, chạy quyền; cán bộ thiếu năng lực quản lý, điều hành; tình trạng trì trệ, sức ỳ trong công tác lãnh đạo của một số cán bộ lãnh đạo, quản lý vẫn còn. Việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý thông qua thi tuyển cạnh tranh là cần thiết để khắc phục các hạn chế nêu trên. 1.2.3. Nguyên tắc, nội dung, hình thức thi tuyển cạnh tranh 1.2.3.1. Nguyên tắc thi tuyển cạnh tranh Thi tuyển cạnh tranh phải đảm bảo tính cạnh tranh; nguyên tắc công khai, minh bạch; nguyên tắc công bằng, khách quan, khoa học; nguyên tắc bình đẳng, nguyên tắc xứng đáng. 1.2.3.2. Nội dung thi tuyển cạnh tranh Nội dung một cuộc thi tuyển cạnh tranh nói chung được chia làm hai giai đoạn: Quá trình thu hút người tham gia dự tuyển và quá trình lựa chọn trúng tuyển, thực hiện theo quy trình từng bước. 1.2.3.3. Hình thức thi tuyển cạnh tranh Các hình thức của thi tuyển cạnh tranh bao gồm: Thi viết, thi trắc nghiệm, hình thức mô phỏng tình huống, thuyết trình bảo vệ đề án, chương trình hành động. 12 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thi tuyển cạnh tranh chức danh lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập ngành y tế 1.2.4.1. Chủ trương, quan điểm lãnh đạo của Đảng, thể chế chính trị, quy định của Nhà nước 1.2.4.2. Năng lực tham mưu tổ chức thực hiện của cơ quan có thẩm quyền 1.2.4.3. Nhận thức, tư duy, tâm lý của nhân dân, cộng đồng địa phương 1.3. Kinh nghiệm thi tuyển công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, địa phƣơng trong cả nƣớc 1.3.1. Thành phố Đà Nẵng 1.3.2. Tỉnh Quảng Ninh 1.3.3. Bộ Giao thông Vận tải 1.3.4. Nhận xét chung Tiểu kết Chƣơng 1 Trong Chương 1, luận văn đã làm rõ các khái niệm liên quan đến thi tuyển, thi tuyển cạnh tranh; khái niệm về lãnh đạo, quản lý và đơn vị sự nghiệp y tế công lập y tế Đưa ra sự cần thiết và các yếu tố ảnh hưởng đến thi tuyển lãnh đạo quản lý, đặc trưng phân biệt với các hình thức tuyển dụng khác, những đặc điểm của lãnh đạo quản lý trong ngành y tế là một ngành đặc biệt. Những hoạt động của người lãnh đạo, quản lý trong ĐVSN y tế công lập và việc phân loại họ là những phác thảo ban đầu về tiêu chuẩn, yêu cầu nhiệm vụ của vị trí chức danh cần tuyển chọn, bổ nhiệm, làm cơ sở các công chức, viên chức có định hướng phấn đấu, phát triển bản thân, đủ điều kiện đăng ký dự tuyển cạnh tranh vào lãnh đạo, quản lý. Đồng thời, những lý luận về hình thức và nội dung một cuộc thi tuyển lãnh đạo, quản lý, kinh nghiệm thực tiễn là cơ sở để áp dụng phù hợp cho ngành, địa phương. 13 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG THI TUYỂN CẠNH TRANH VÀO CÁC CHỨC DANH LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THUỘC SỞ Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG 2.1. Khái quát về chức danh lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Y tế tỉnh Bắc Giang 2.1.1. Đội ngũ lãnh đạo, quản lý trong ĐVSNYT tỉnh Bắc Giang hiện nay Tổng cộng các chức danh lãnh đạo, quản lý ĐVSN y tế công lập trực thuộc Sở Y tế tỉnh Bắc Giang có 73 người. Trong đó: có 04 vị trí chức danh thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh; 69 vị trí thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Sở Y tế. Theo đề án vị trí việc làm, hiện tại Sở còn thiếu 18 vị trí cấp phó chưa bổ nhiệm. Các lãnh đạo, quản lý ĐVSN của Sở Y tế đã có 35/73 người được bổ nhiệm vị trí lãnh đạo thông qua hình thức thi tuyển cạnh tranh chiếm 47,9%, còn lại là bổ nhiệm theo quy trình truyền thống. Đến nay đã có 17 người bổ nhiệm lại sau khi trải qua thi tuyển cạnh tranh lần đầu. Đối tượng lãnh đạo, quản lý trẻ tuổi và là nữ giới chiếm tỉ lệ nhỏ và chỉ bổ nhiệm ở vị trí cấp phó đơn vị. Như vậy, hàng năm Sở Y tế vẫn phải rà soát và bổ nhiệm số lượng nhất định chức danh lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị trực thuộc. 2.1.2. Khái quát công tác quy hoạch và quy trình bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập tỉnh Bắc Giang 2.1.2.1. Khái quát tình hình bổ nhiệm và kết quả thực hiện Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành y tế của tỉnh được thực hiện khá nền nếp, tuân thủ đúng nguyên tắc, đúng 14 trình tự, thủ tục bổ nhiệm theo phân cấp quản lý cán bộ bao gồm việc thực hiện các quy định về quy hoạch, tạo nguồn và trình tự bổ nhiệm đối với nguồn tại chỗ và nguồn từ bên ngoài, đảm bảo các thhur tục quy định. 2.1.2.2. Một số hạn chế của công tác bổ nhiệm Công tác quy hoạch để tạo nguồn bổ nhiệm chưa được thực hiện thường xuyên, còn hình thức, tuần tự. Nguồn công chức, viên chức quy hoạch để bổ nhiệm bị giới hạn, khép kín trong cơ quan, đơn vị, chủ yếu là dựa vào nguồn nhân sự tại chỗ; Khâu đánh giá cán bộ đôi khi không dựa trên năng lực công tác mà còn cảm tính chủ quan, nể nang, vị tình. Không có đội ngũ làm công tác đánh giá chuyên biệt, độc lập, khách quan. Khâu lấy phiếu tín nhiệm còn nặng về hình thức 2.2. Thực trạng thi tuyển cạnh tranh chức danh lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Y tế tỉnh Bắc Giang 2.2.1. Thực trạng quy định 2.2.1.1. Thực trạng văn bản quy định (04 Quyết định của tỉnh) - Quyết định 25/2009/QĐ-UBND ngày 31/3/2009 của UBND tỉnh về việc ban hành Đề án thực hiện thí điểm tuyển chọn chức danh lãnh đạo, quản lý một số đơn vị sự nghiệp nhà nước tỉnh Bắc Giang. - Quyết định số 81/2010/QĐ-UBND ngày 30/7/2010 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án thực hiện tuyển chọn trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương; cấp trưởng, cấp phó đơn vị sự nghiệp nhà nước trực thuộc cấp sở... - Quyết định số 99/2012/QĐ-UBND ngày 16/4/2012 của UBND tỉnh quy định về tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. - Quyết định số 02/2018/QĐ-UBND ngày 08/02/2020 sửa đổi, bổ sung một số quy định của Quyết định số 99/2012/QĐ-UBND ngày 16/4/2012. 15 2.2.1.2. Thực trạng về yêu cầu Yêu cầu đảm bảo nguyên tắc thi tuyển và trúng tuyển; thí sinh phải xây dựng chương trình hành động phát triển đơn vị; yêu cầu về tổ chức thi tuyển đúng quy trình; quyền lợi và nghĩa vụ của người trúng tuyển và được bổ nhiệm vào chức vụ lãnh đạo, quản lý; yêu cầu về hồ sơ đăng ký dự thi tuyển... 2.2.2. Thực tiễn triển khai thực hiện thi tuyển cạnh tranh chức danh lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Y tế tỉnh Bắc Giang 2.2.2.1. Thí điểm thi tuyển cạnh tranh chức danh lãnh đạo, quản lý trong ĐVSN công lập thuộc Sở Y tế năm 2009 Thực hiện theo Quyết định số 25/2009/QĐ-UBND ngày 31/3/2009 của UBND tỉnh. Kết quả: Sở Y tế tổ chức 02 cuộc tuyển chọn Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Yên Dũng; Giám đốc Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh. 2.2.2.2. Thi tuyển cạnh tranh chức danh lãnh đạo, quản lý trong ĐVSN công lập thuộc Sở Y tế năm 2010 Thực hiện theo Quyết định số 81/QĐ-UBND ngày 30/7/2010 của UBND tỉnh. Kết quả: Sở Y tế tổ chức tuyển chọn được tổng số 14 chức danh cán bộ lãnh đạo quản lý. Trong đó chức danh lãnh đạo quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Chủ tịch là 03 chức danh (02 cấp trưởng, 01 cấp phó); chức danh thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc Sở, là 10 chức danh (01 cấp trưởng, 10 cấp phó). 2.2.2.3. Thi tuyển cạnh tranh chức danh lãnh đạo, quản lý trong ĐVSN công lập thuộc Sở Y tế từ năm 2012-2017 Thực hiện theo Quyết định số 99/2012/QĐ-UBND ngày 16/4/2012 của UBND tỉnh. Kết quả: Sở Y tế đã tuyển chọn được 29 vị trí, trong đó có 16 chức danh cấp trưởng và 13 cấp phó, nguồn tham 16 dự 100% tại chỗ và trong quy hoạch, có 09 vị trí chỉ có một thí sinh dự tuyển, 21 vị trí có từ 2 thí sinh dự tuyển trở lên và sau 01 năm tập sự, các vị trí bổ nhiệm đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trở lên. 2.2.2.4. Thi tuyển cạnh tranh chức danh lãnh đạo, quản lý trong ĐVSN công lập thuộc Sở Y tế từ năm 2018 đến nay Thực hiện Quyết định 02/2018/QĐ-UBND ngày 30/7/2010 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 99/2012/QĐ-UBND ngày 16/4/2012. Kết quả: Sở Y tế trong 02 năm đã thực hiện tuyển chọn được 06 chức danh (02 cấp trưởng và 04 cấp phó; đã có 11 người đăng ký dự tuyển, bình quân mỗi chức danh có 02 người cạnh tranh, cá biệt có trường hợp 03 người cùng thi vào một chức danh, nhưng cũng có chức danh chỉ có 01 người thi. Như vậy, tính đến nay, Sở Y tế tỉnh Bắc Giang đã tuyển được 51 ứng viên bổ nhiệm vào chức danh cấp trưởng, cấp phó các ĐVSN trực thuộc. 100% đối tượng tham gia dự tuyển là nguồn tại đơn vị và trong quy hoạch. Hầu hết những người được bổ nhiệm qua tuyển chọn đều phát huy được năng lực, sở trường và hoàn thành tốt nhiệm vụ trên cương vị mới. 2.3. Đánh giá kết quả thi tuyển cạnh tranh lãnh đạo, quản lý ĐVSN thuộc Sở Y tế tỉnh Bắc Giang 2.3.1. Ưu điểm Công tác tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý của Sở Y tế trong 08 năm qua đã trải qua 04 giai đoạn tương ứng với 04 Quy định tuyển chọn của tỉnh để phù hợp cho từng điều kiện thực tế ở từng thời điểm. Điều đó thể hiện công tác này luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; đồng thời có sự ủng hộ, phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp nên tạo được sự thống nhất cao trong quá trình triển khai thực hiện. Vì vậy, Sở Y tế đã lựa chọn 17 được những người có trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức tốt vào các vị trí lãnh đạo; tạo được hiệu ứng tốt trong dư luận và được sự đồng tình của các cơ quan, đơn vị. Hầu hết những người được tuyển chọn đều là những người xứng đáng để giao nhiệm vụ lãnh đạo quản lý; sau một thời gian công tác đều phát huy được năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ trên cương vị mới. 2.3.2. Hạn chế Thực tiễn thi tuyển Sở Y tế bộc lộ một số tồn tại, hạn chế sau: Tại một số vị trí tuyển chọn, các ứng viên tham gia dự tuyển chưa nhiều, (nhất là các đơn vị ở miền núi, vùng đặc biệt khó khăn); còn tình trạng đội ngũ công chức, viên chức tại một số đơn vị tổ chức tuyển chọn có tư tưởng cục bộ, khép kín trong đánh giá; không có ứng viên từ nguồn bên ngoài, không có ứng viên trẻ tuổi. Một số nơi, xuất hiện tình trạng lãnh đạo cơ quan, đơn vị làm “công tác tư tưởng” từ trước. Quy định thành phần Hội đồng tuyển chọn không linh hoạt; hội đồng nhiều lúc còn lúng túng... Việc quy định lấy phiếu đánh giá của tập thể viên chức tại đơn vị chỉ là kênh tham khảo cho Hội đồng tuyển chọn nên chưa thể hiện được vai trò của tập thể viên chức, người lao động trong việc lựa chọn lãnh đạo, quản lý của mình... Tiêu chuẩn bổ nhiệm còn chưa sát với tình hình đặc thù của ngành Y tế; “Chương trình hành động phát triển cơ quan, đơn vị” của thí sinh chưa đảm bảo, còn sao chép của nhau, thí sinh biết trước câu hỏi để trả lời; ứng viên đăng ký dự thi không có số dư... 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế Một là: Sự thận trọng và tư duy không dứt khoát, không thống nhất của đơn vị tổ chức thi tuyển cộng với rào cản tâm lý của người dự tuyển khiến việc triển khai đề án, kế hoạch của Sở Y tế kém hiệu quả, kết quả hoạt động của người trúng tuyển cũng chưa được kiểm chứng rõ ràng. Hai là: Phạm vi, đối tượng dự tuyển còn hạn chế. 18 Ba là: Việc triển khai thực hiện tuyển chọn các chức danh lãnh đạo, quản lý trong ĐVSNYT của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn do việc tuyển chọn chưa được thể chế hóa, một số điểm yếu bộc lộ trong quá trình tuyển chọn thí điểm ở các đơn vị thuộc Sở Y tế như: Đề án mới chỉ dừng lại ở việc ưu tiên cho kinh nghiệm, bằng cấp, thành tích công tác mà chưa thực sự có “điểm cộng” nào cho “phẩm chất lãnh đạo” của các ứng viên. Bốn là, những quy định về thực hiện tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý của tỉnh là những quy định mới, có những thay đổi còn chưa thực sự phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị thuộc Sở Y tế. Năm là, do công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt quy định về tuyển chọn công chức, viên chức lãnh đạo, quản chưa thực sự sâu rộng nên nhận thức còn hạn chế... Tiểu kết Chƣơng 2 Chương 2 của Luận văn đã nêu rõ quy trình quy hoạch và bổ nhiệm hiện nay đối với lãnh đạo, quản lý ĐVSN thuộc Sở Y tế tỉnh Bắc Giang; phân tích thực trạng việc tổ chức thực hiện các Kế hoạch tuyển chọn các đối tượng này của Sở Y tế theo 04 quy định của UBND tỉnh; đồng thời đưa ra kết quả cụ thể của từng năm triển khai thực hiện quyết định tuyển chọn công chức, viên chức lãnh đạo trong ĐVSN thuộc Sở Y tế của tỉnh. Qua đó, đánh giá ưu điểm, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế trong tổ chức thực hiện. Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả được lãnh đạo tỉnh ghi nhận song những quy định này vẫn ở dạng thức vừa làm vừa nghiên cứu. Một số quy định không còn phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay đối với Sở Y tế; đòi hỏi tỉnh trong quá trình thực hiện phải có sự đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm để sửa đổi, hoàn thiện quy định, góp phần nâng cao chất lượng tuyển chọn công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý của tỉnh. 19 Chƣơng 3 PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC THI TUYỂN CẠNH TRANH LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THUỘC SỞ Y TẾ TỈNH BẮC GIANG 3.1. Phƣơng hƣớng 3.1.1. Thể chế hóa quy định của Đảng, Nhà nước về đổi mới thi tuyển công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý Việc thể chế hóa chính thức hình thức thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý là rất cần thiết nhằm tạo nên hành lang pháp lý và cơ sở cho việc hình thành và phát triển của hình thức này cả về mặt lý luận và thực tiễn, tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị, địa phương trong cả nước thực hiện thống nhất và có hiệu quả. Nội dung thi tuyển phải được quy định thống nhất, gồm có: thi viết môn kiến thức chung và thi trình bày Đề án. 3.1.2. Vận dụng chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, nghiên cứu hoàn thiện các quy định hiện hành của tỉnh về thi tuyển lãnh đạo, quản lý Sửa đổi văn bản quy định về thi tuyển công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trong ĐVSN công lập trên địa bàn tỉnh hiện hành theo các định hướng: mở rộng phạm vi, đối tượng thi tuyển; sửa đổi quy định về điều kiện, tiêu chuẩn dự tuyển của ứng viên tham gia thi tuyển phù hợp (nhất là độ tuổi); sửa đổi quy định về thành phần Hội đồng tuyển chọn; cách thức đánh giá ứng viên qua bảo vệ Chương trình hành động, nội dung thi 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả 3.2.1. Đảm bảo các nguyên tắc trong thi tuyển cạnh tranh Tức là nếu chỉ có một người đăng ký thì không tổ chức thi. Cần làm tốt việc công khai Kế hoạch tuyển chọn; nâng cao tính nghiêm túc, 20 trách nhiệm, khoa học, minh bạch của Hội đồng tuyển chọn; có những quy định ràng buộc, khuyến khích thu hút thí sinh. 3.2.2. Đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức về thi tuyển cạnh tranh các chức danh lãnh đạo, quản lý trong ĐVSNYT Công tác tuyên truyền cần tập trung vào tất cả các đối tượng sau: tuyên truyền đến mọi người dân; tuyên truyền đến những viên chức trong đơn vị; tuyên truyền cho cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác tổ chức, thực hiện thi tuyển; tuyên truyền ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthi_tuyen_canh_tranh_vao_cac_chuc_danh_lanh_dao_quan_ly_tron.pdf
Tài liệu liên quan