Khoa học
PHÒNG MỘT SỐ BỆNH DO THIẾU CHẤT DINH DƯỠNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Nêu cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng: thường xuyên theo dõi cân nặng của em bé; cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng.
- Đưa trẻ đi khám và chữa trị kịp thời.
- Có ý thức ăn uống đủ chất để phòng tránh bệnh suy dinh dưỡng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Phiếu học tập HĐ 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
41 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 608 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài dạy lớp 4A / Tuần 6 / Năm học 2018 – 2019 / Dương Thị Thanh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, chồng của Bà Trưng Trắc bị Tô Định giết hại
Theo em ý kiến nào đúng ? Tại sao ?
- GV hướng dẫn HS kết luận sau khi các nhóm báo cáo kết quả làm việc: việc Thi Sách bị giết hại chỉ là cái cớ để cuộc KN nổ ra, nguyên nhân sâu xa là do lòng yêu nước, căm thù giặc của hai Bà
=> Giới thiệu thêm: (chú giải)
*Hoạt động 2: Diễn biến cuộc khởi nghĩa (cá nhân)
* Mục tiêu: Năm được diễn biến chính và trình bày tóm tắt được diễn biến trên lược đồ
* Cách tiến hành
- GV treo lược đồ lên bảng và giải thích cho HS : Cuộc KN hai Bà Trưng diễn ra trên phạm vi rất rộng nhưng trong lược đồ chỉ phản ánh khu vực chính nổ ra cuộc khởi nghĩa
- GV yêu cầu 2 HS lên bảng trình bày lại diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa trên lược đồ .
- GV nhận xét và kết luận
*Hoạt động 3: Ý nghĩa (cả lớp)
* Mục tiêu: Năm được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa
* Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS cả lớp đọc SGK từ “Sau hơn . đến hết”, hỏi:
? Khởi nghĩa hai Bà Trưng đã đạt kết quả như thế nào?
? Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa gì ?
? Sự thắng lợi của khởi nghĩa Hai Bà Trưng nói lên điều gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta?
-GV tổ chức cho HS cả lớp thảo luận để đi đến thống nhất : Sau hơn 200 năm bị PK nước ngoài đô hộ, lần đầu tiên nhân dân ta giành được độc lập. Sự kiện đó chứng tỏ nhân dân ta vẫn duy trì và phát huy được truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm
3. Củng cố, dặn dò
- HS đọc nội dung thông tin
? Hướng dẫn HS dựng hoạt cảnh về Hai Bà Trưng
- GV nhận xét tiết học, HS chuẩn bị bài sau
- HS trả lời
- HS lắng nghe
-HS đọc, cả lớp theo dõi.
- HS các nhóm thảo luận. Đại diện các nhóm báo cáo kết quả: Vì ách áp bức hà khắc của nhà Hán ,vì lòng yêu nước căm thù giặc ,vì thù nhà đã tạo nên sức mạnh của 2 Bà Trưng khởi nghĩa.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung .
- HS dựa vào lược đồ và nội dung của bài để trình bày lại diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa
-HS lên chỉ vào lược đồ và trình bày .
+ Bắt đầu từ Mê Linh rồi đến Cổ Loa, Luy Lâu
+ Chưa đầy 1 tháng, cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi
- HS đọc
+Sau hơn 200 năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, lần đầu tiên nhân dân ta giành được độc lập
+Khởi nghĩa Hai Bà Trưng là cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc đầu tiên trong lịch sử Việt Nam do hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa đã đánh đuổi được lực lượng cai trị nhà Đông Hán ra khỏi Giao Chỉ (tương đương một phần Quảng Tây, Trung Quốc và Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay), mang lại độc lập trong 3 năm cho người Việt tại đây.
+Sự kiện đó chứng tỏ nhân dân ta vẫn duy trì và phát huy được truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm
- 2 HS nữ dùng kiếm, mũ tự tạo đứng lên đọc lời hịch khởi nghĩa trước khi xuất quân chống giặc
“Giận thay Tô Định bạo tàn
Ta nay dấy nghĩa diệt loài sói lang
Một xin rửa sạch quân thù
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này.”
(Trích trong Nam thiên ngữ lục)
HS dưới lớp hô to “Rửa sạch nước thù”
*Chú giải: Giới thiệu thêm nguyên nhân cuộc khởi nghĩa
Từ khi nhà Triệu tiêu diệt An Dương vương và thiết lập quyền cai trị trên lãnh thổ Âu Lạc cũ, chế độ thống trị dừng lại ở cấp quận với đại diện là 2 viên quan sứ ở 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân. Đến khi nhà Tây Hán diệt nhà Triệu (111 TCN), cấp độ thống trị vẫn ở cấp quận; chế độ các Lạc hầu, Lạc tướng của người Âu Lạc cũ được các chính quyền phương Bắc chấp nhận cho duy trì, nhưng ngày càng suy yếu.
Các Lạc tướng, Lạc hầu, Bồ chính để duy trì quyền hành bắt buộc phải cộng tác với chính quyền cai trị phương Bắc. Trong hàng ngũ các Lạc tướng có sự phân hóa giữa một bên là những người thực sự cộng tác với chính quyền nhà Hán, bên kia là những người chỉ thần phục bên ngoài
Từ khi Tô Định sang làm Thái thú Giao Chỉ năm 34, Tô Định tàn bạo và tham lam, tăng cường phục dịch và thuế khóa với người Việt để cống nạp cho triều đình nhà Hán nhiều hơn. Sự đụng chạm lớn về văn hóa, tín ngưỡng và kinh tế khiến mâu thuẫn giữa người Việt với chế độ thống trị của nhà Hán ngày càng gay gắt. Vì vậy các Lạc tướng đã đoàn kết nhau lại để chống đối.
Trong số các Lạc tướng có ý chống lại sự thống trị của nhà Hán, nổi lên nhà Trưng Trắc ở Mê Linh, Phong châu và nhà Thi Sách ở Chu Diên. Trưng Trắc kết hôn với Thi Sách. Hai nhà đồng lòng tập hợp lực lượng chống lại sự cai trị của nhà Hán và đã tập hợp được sự ủng hộ của khá nhiều thủ lĩnh địa phương khác.
Trước khí thế chống đối của các thủ lĩnh người Việt, Tô Định đã giết Thi Sách để hy vọng dập tắt sớm ý định chống đối. Thù chồng bị giết càng khiến Trưng Trắc hành động gấp rút trong việc khởi binh chống nhà Hán
*************************************
Toán
TIẾT 28: LUYỆN TẬP CHUNG (Tr 36)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số.
- Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng, thời gian. Đọc được thông tin trên biểu đồ hình cột. (làm bài 1, 2)
- Có ý thức tốt trong học tập, vận dụng tốt trong thực tiễn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu lại cách tìm số liền trước, liền sau của một số, cách so sánh STN
- GV nhận xét
2. Bài mới.
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- GV cho HS làm bài cá nhân, trình bày kết quả
- Gọi HS nhận xét, GV chữa bài, chốt kết quả đúng
- Củng cố kiến thức về các hàng, giá trị của chữ số trong STN; bảng đơn vị đo thời gian và khối lượng
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
? Biểu đồ cho biết gì?
? Hàng dọc cho biết gì?
? Hàng ngang cho biết gì?
- Cho HS thảo luận nhóm đôi làm bài, GV nhận xét, chữa bài
=> Củng cố cách xem bản đồ và tìm số trung bình cộng của nhiều số
3 . Củng cố dặn dò.
- GV, HS hệ thống bài
- GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS chuẩn bị bài sau
- HS nêu miệng
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu bài
- HS làm bài vào sgk, trình bày
- HS khác nhận xét, chốt lại kết quả
a. D b. B c. C d. C e. C
- HS đọc yêu cầu bài
+ Biểu đồ cho biết số sách các bạn đã đọc được trong thư viện
+ số quyển sách mà các bạn đã đọc
+ tên các bạn đọc sách trong thư viện
- HS thảo luận nhóm đôi làm bài, sau đó trình bày
a/ Hiền đã đọc được 33 quyển sách
b/ Hòa đọc được 40 quyển sách
c/ Số quyển sách Hòa đọc được nhiều hơn Thục là
40 – 25 = 15 quyển sách
d/ Trung đọc ít hơn Thục 3 quyển sách, vì: 25 – 22 = 3 quyển sách
e/ Bạn Hòa đọc được nhiều sách nhất
g/ Bạn Trung đọc được ít sách nhất
h/ Trung bình mỗi bạn đọc được số sách là:
(33 + 40 + 22 + 25) : 4 = 30 quyển sách
********************************************
Tập đọc
CHỊ EM TÔI
(Dạy 4A tiết 4 sáng + Dạy 4D tiết 3 chiều)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, bước đầu diễn tả được nội dung câu chuyện
- Hiểu ND: Khuyên HS không nói dối vì đó là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người đối với mình (Trả lời được các CH trong SGK).
- Giáo dục HS đức tính trung thực, có lòng tự trọng. Biết trân trọng tình cảm chị em.
* KNS: tự nhận thức bản thân, thể hiện sự cảm thông, xác định giá trị, lắng nghe tích cực.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- Tranh trong sách giáo khoa
- Bảng phụ ghi nội dung đọc diễn cảm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
? Gọi HS đọc bài tập đọc “Nỗi dằn vặt của An – đrây – ca ” và trả lời câu hỏi 1, 2
- GV nhận xét
2. Bài mới.
a) Giới thiệu bài
b) Luyện đọc và tìm hiểu bài
- GV chia đoạn bài thơ để HS luyện đọc
+ Đoạn 1: Dắt xe ra cửatặc lưỡi cho qua.
+ Đoạn 2: Cho đến một hôm nên người.
+ Đoạn 3: đoạn còn lại
- Cho HS đọc nối tiếp bài theo 2 lượt
+ Lượt 1: kết hợp luyện đọc từ khó: tặc lưỡi, cuồng phong, im như phỗng, ráng ,...,ngắt nghỉ hơi ở câu dài “Thỉnh thoảng, hai chị em lại cười phá lên khi nhắc lại chuyện/ nó rủ bạn vào rạp chiếu bóng chọc tức tôi, làm cho tôi tỉnh ngộ”
+ Lượt 2: kết hợp giải nghĩa từ
- Cho HS đọc bài theo cặp
- GV đọc mẫu
+ Giọng nhẹ nhàng, hóm hỉnh
. Cha: đáp lại dụ dàng, ôn tồn khi cô chị xin phép đi học; giọng trầm buồn khi phát hiện ra con nói dối
. Chị: lễ phép khi xin phép ba đi học; bực tức khi mắng em
. Em: tinh nghịch, lúc thản nhiên, lúc giả bộ ngây thơ
+ Nhấn giọng ở những từ ngữ: lễ phép, , thưa, ân hận, tặc lưỡi, lướt qua, giận dữ, thủng thỉnh, giả bộ, sững sờ, im như phỗng, cuồng phong, cười phá lên,
* Tìm hiểu bài
Đoạn 1:
+ Cô chị xin phép ba đi đâu?
1. Cô bé có đi học nhóm không? Em đoán xem cô đi đâu?
+ Cô chị đã nói dối ba như vậy đã nhiều lần chưa? Vì sao cô lại nói dối được nhiều lần như vậy?
+ Thái độ của cô sau mỗi lần nói dối ba?
2. Vì sao mỗi lần nói dối, cô lại cảm thấy ân hận?
=> Ý đoạn 1?
Đoạn 2:
3. Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối?
? Cô chị sẽ nghĩ ba sẽ làm gì khi biết mình hay nói dối?
? Thái độ của người cha lúc đó thế nào?
=> Ý đoạn 2
Đoạn 3:
4. Vì sao cách làm của cô em giúp chị tỉnh ngộ?
? Cô chị đã thay đổi như thế nào?
? Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
? Hãy đặt tên cho cô chị và cô em theo đặc điểm tính cách.
- Gọi HS nêu nội dung chính của bài
c) Đọc diễn cảm
- Gọi HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài
- GV chọn đoạn, hướng dẫn HS luyện đọc, GV treo bảng phụ
+ GV đọc mẫu đoạn
+ GV sửa mẫu
- GV nhận xét chung
- GV hướng dẫn HS đọc phân vai, chú ý thể hiện đúng giọng các nhân vật
3 . Củng cố dặn dò.
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài
- GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS chuẩn bị bài sau.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- Lắng nghe.
- HS đọc toàn bài
- HS đọc nối tiếp + đọc từ khó, câu văn dài cần ngắt nghỉ
- HS đọc nối tiếp + giải nghĩa từ
- HS đọc bài theo cặp
- HS chú ý nghe
+ Cô xin phép ba đi học nhóm.
+ Cô không đi học nhóm mà đi chơi với bạn bè, đi xem phim hay la cà ngoài đường.
+ Cô chị đã nói dối ba rất nhiều lần, cô không nhớ đây là lần thứ bao nhiêu cô nói dối ba, nhưng vì ba cô rất tin cô nên cô vẫn nói dối.
+ Cô rất ân hận nhưng lại tặc lưỡi cho qua
+ Vì cô cũng rất thương, biết mình phụ lòng tin của ba nhưng vẫn tặc lưỡi vì quen nói dối
- Ý 1: Nhiều lần cô chị nói dối ba.
+ Cô bắt chước chị cũng nói dối ba đi tập văn nghệ để đi xem phim, lại đi lướt qua mặt chị, cô chị thấy em nói dối đi tập văn nghệ để đi xem phim thì tức giận bỏ về.
+ Khi cô chị mắng thì cô em thủng thẳng trả lời, lại còn giả bộ ngây thơ hỏi lại để cô chị sững sờ vì bị bại lộ mình cũng nói dối ba để đi xem phim.
+ Cô nghĩ ba sẽ tức giận mắng mỏ thậm chí đánh hai chị em.
+ Ông buồn rầu khuyên hai chị em cố gắng học cho giỏi.
- Ý 2: Cô em giúp cô chị tỉnh ngộ
+ Vì cô em bắt chước mình nói dối.Vì cô biết cô là tấm gương xấu cho em.
+ Cô không bao giờ nói dối ba đi chơi nữa. Cô cười mỗi khi nhớ lại cách em gái đã giúp mình tỉnh ngộ.
+ Chúng ta không nên nói dối. Nói dối là tính xấu. Nói dối làm mất lòng tin ở mọi người. Anh chị mà nói dối sẽ ảnh hưởng đến các em ....
- HS nêu
- HS nêu nội dung: Khuyên HS không nói dối vì đó là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người đối với mình
- HS đọc thầm và phát hiện giọng đọc phù hợp
+ HS lắng nghe
+ HS đọc mẫu
- HS đọc diễn cảm theo cặp, thi đọc
- HS lắng nghe và bình chọn bạn đọc hay
- HS luyện đọc phân vai
+ Cha: dịu dàng, ôn tồn khi con gái xin phép đi học; trầm buồn khi phát hiện con nói dối
+ Chị: lễ phép xin phép ba đi học; bực tức khi mắng em
+ Em: tinh nghịch: lúc thản nhiên; lúc giả bộ ngây thơ
HS luyện đọc thuộc lòng, thi đọc
- HS nhắc lại
****************************************
Địa lý (4D)
TÂY NGUYÊN
(Đã soạn và dạy thứ 2 ngày 8 tháng 10)
*******************************************************************
Soạn: Ngày 2 tháng 10 năm 2018
Dạy: Thứ 4 ngày 10 tháng 10 năm 2018
Luyện từ và câu
MRVT: TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết thêm được nghĩa một số từ ngữ về chủ điểm Trung thực - Tự trọng (BT1, BT2)
- Bước đầu biết xếp các từ Hán Việt có tiếng "trung" theo hai nhóm nghĩa (BT3) và đặt câu được với một từ trong nhóm(BT4)
-Vận dụng nói viết, sử dụng từ linh hoạt. Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Thẻ từ ghi : tự tin, tự ti, tự trọng, tự kiêu, tự hào, tự ái ở BT 1. Phiếu học tập bài 3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
? HS1 viết 3 danh từ chung và 3 danh từ riêng
? Nêu khái niệm danh từ chung, danh từ riêng và cách viết danh từ riêng
- GV nhận xét
2. Bài mới.
a) Giới thiệu bài
b) Nhận xét
Bài 1: (nhóm đôi)
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và tìm từ.
- Gọi HS lên bảng thực hiện ghép từ.
- GV nhận xét sửa sai.
- Thứ tự các từ điền như sau : tự trọng, tự kiêu, tự ti, tự tin, tự ái, tự hào.
Bài 2: (dãy – truyền điện)
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS thảo luận và thi nhau
+ Dãy 1: đưa ra từ và chỉ người trả lời
+ Dãy 2: tìm nghĩa của từ và đặt tiếp câu hỏi cho nhóm khác
- HS thực hiện và đổi vai người hỏi người trả lời.
- GV nhận xét sửa sai phân thắng – bại.
Bài 3: (nhóm 4)
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và làm bài.
- Nhóm nào xong trước lên bảng đính bài làm của nhóm mình lên bảng.
- Nhận xét, tuyên dương .
Bài 4: (cá nhân)
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Gọi HS đọc câu văn của mình. Chú ý nhắc những HS đặt câu chưa đúng hoặc có nghĩa tiếng Việt chưa hay.
- Nhận xét câu văn của HS
3. Củng cố dặn dò
- Gọi HS nêu lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học. Về nhà viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu nói về truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta trong đó có dùng 2 trong các từ ở BT 3. Chuẩn bị bài: Cách viết tên người,tên địa lí Việt Nam.
- HS nêu miệng
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Thảo luận cặp đôi, dùng thẻ từ ghép bài 1, trình bày
- Tiếp nối nhau đọc bài và nhật xét.
- HS đọc yêu cầu bài.
- Hoạt động trong nhóm.
+ Một lòng một dạ gắn bó với lí tưởng, tổ chức hay với người nào đó là : trung thành.
+ Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi là : trung kiên.
+Một lòng một dạ vì việc nghĩa là : trung nghĩa.
+ Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một là : trung hậu.
+ Ngay thẳng, thật thà là : trung thực.
- HS đọc yêu cầu bài.
- Hoạt động theo nhóm vào phiếu học tập.
+ Trung có nghĩa là “ở giữa”: trung thu, trung bình, trung tâm.
+ Trung có nghĩa là “một lòng một dạ”: trung thành, trung nghĩa, trung kiên, trung thực, trung hậu.
- HS đọc yêu cầu bài.
- Đặt câu và tiếp nối đọc, VD:
+ Lớp em không có HS trung bình.
+ Đêm trung thu thật vui và lí thú.
+ Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước.
*************************************************
Khoa học
PHÒNG MỘT SỐ BỆNH DO THIẾU CHẤT DINH DƯỠNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Nêu cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng: thường xuyên theo dõi cân nặng của em bé; cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng.
- Đưa trẻ đi khám và chữa trị kịp thời.
- Có ý thức ăn uống đủ chất để phòng tránh bệnh suy dinh dưỡng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Phiếu học tập HĐ 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
? Kể tên các cách bảo quản thức ăn.
- GV nhận xét
2. Bài mới.
a) Giới thiệu bài
- Kiểm tra việc HS sưu tầm tranh, ảnh về các bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng.
? Nếu chỉ ăn cơm với rau trong thời gian dài em cảm thấy thế nào ?
-GV giới thiệu: Hàng ngày nếu chỉ ăn cơm với rau là ăn thiếu chất dinh dưỡng. Điều đó không chỉ gây cho chúng ta cảm giác mệt mỏi mà còn là nguyên nhân gây nên rất nhiều căn bệnh khác. Các em học bài hôm nay để biết điều đó.
b) Bài mới
Hoạt động 1: Quan sát phát hiện bệnh. (cả lớp – cá nhân)
* Mục tiêu:
+ Mô tả đặc điểm bên ngoài của trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng và người bị bệnh bướu cổ.
+ Nêu được nguyên nhân gây ra các bệnh kể trên.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 26 SGK và tranh ảnh do mình sưu tầm được, sau đó trả lời các câu hỏi:
+ Người trong hình bị bệnh gì ?
+ Những dấu hiệu nào cho em biết bệnh mà người đó mắc phải ?
- Gọi nối tiếp các HS trả lời (mỗi HS nói về 1 hình)
- Gọi HS lên chỉ vào tranh của mình mang đến lớp và nói theo yêu cầu trên. (cá nhân)
- GV kết luận:
+ Em bé ở hình 1 bị bệnh suy dinh dưỡng, còi xương. Cơ thể rất gầy và yếu, chỉ có da bọc xương. Đó là dấu hiệu của bệnh suy dinh dưỡng suy kiệt. Nguyên nhân là do em thiếu chất bột đường, hoặc do bị các bệnh như: ỉa chảy, thương hàn, kiết lị, làm thiếu năng lượng cung cấp cho cơ thể.
+ Cô ở hình 2 bị mắc bệnh bướu cổ. Cô bị u tuyến giáp ở mặt trước cổ, nên hình thành bướu cổ. Nguyên nhân là do ăn thiếu i-ốt.
Hoạt động 2: Nguyên nhân và cách phòng chống bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng (nhóm 4)
* Mục tiêu: Nêu các nguyên nhân và cách phòng chống bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
* Cách tiến hành:
- Phát phiếu học tập cho HS. Yêu cầu HS đọc kỹ và hoàn thành phiếu của mình trong 5 phút.
- Gọi HS chữa phiếu học tập.
- Gọi các HS khác bổ sung nếu có ý kiến khác.
? Trẻ em nếu không ăn đủ lượng và đủ chất, đặc biệt thiếu chất đạm sẽ gây ra bệnh gì?
? Nếu thiếu I - ốt, chuyện gì sẽ xảy ra?
? Ngoài các bệnh: còi xương, suy dinh dưỡng, bướu cổ, các em còn biết bệnh gì do thiếu dinh dưỡng
? Nêu cách phát hiện và đề phòng các bệnh do thiếu dinh dưỡng?
-GV nhận xét, kết luận về phiếu đúng.
Hoạt động 3: Trò chơi: Em tập làm bác sĩ. (lớp)
* Mục tiêu: Củng cố những kiến thức đã học trong bài.
* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS tham gia trò chơi:
+ 3 HS tham gia trò chơi: 1 HS đóng vai bác sĩ, 1 HS đóng vai người bệnh, 1 HS đóng vai người nhà bệnh nhân.
+ HS đóng vai người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân nói về dấu hiệu của bệnh.
+ HS đóng vai bác sĩ sẽ nói tên bệnh, nguyên nhân và cách đề phòng.
-Cho 1 nhóm HS chơi thử. Ví dụ:
+Bệnh nhân: Cháu chào bác ạ ! Cổ cháu có 1 cục thịt nổi lên, cháu thấy khó thở và mệt mỏi.
+Bác sĩ: Cháu bị bệnh bướu cổ. Cháu ăn thiếu i-ốt. Cháu phải chữa trị và đặc biệt hàng ngày sử dụng muối i-ốt khi nấu ăn.
- Gọi các nhóm HS xung phong lên trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, phong danh hiệu bác sĩ cho những nhóm thể hiện sự hiểu bài.
3. Củng cố, dặn dò
- Gọi HS nêu lại nội dung bài
? Vì sao trẻ nhỏ lúc 3 tuổi thường bị suy dinh dưỡng ?
? Làm thế nào để biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không ?
- Nhận xét giờ học, HS chuẩn bị bài sau
- HS nêu miệng
- HS báo cáo việc chuẩn bị của mình
- Cảm thấy mệt mỏi không muốn làm bất cứ việc gì.
-HS lắng nghe.
- HS trả lời câu hỏi
+Hình 1: Bị suy dinh dưỡng. Cơ thể em bé rất gầy, chân tay rất nhỏ.
+Hình 2: Bị bệnh bướu cổ, cổ bị lồi to.
-HS trả lời.
-HS quan sát và lắng nghe.
- HS nhận phiếu học tập. Hoàn thành phiếu học tập theo nhóm 4
-2 HS chữa phiếu học tập.
- HS bổ sung.
+ Trẻ em nếu không ăn đủ lượng và đủ chất, đặc biệt thiếu chất đạm sẽ bị suy dinh dưỡng
+ Cơ thể chậm phát triển hoặc kém thông minh, dễ bị bệnh bướu cổ
+ Một số bệnh do thiếu dinh dưỡng như
. Bệnh quáng gà, khô mắt do thiếu vi ta min A
. Bệnh phù do thiếu vi ta min B
. Bệnh chảy máu chân răng do thiếu vi ta min C
+ Để phòng các bệnh do thiếu dinh dưỡng cần ăn uống đủ lượng, đủ chất. Đối với trẻ em cần được theo dõi cân nặng thường xuyên. Nếu phát hiện trẻ bị các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng thì cần điều chỉnh thức ăn cho hợp lí và nên đưa trẻ tới các cơ sở khám chữa bệnh để khám và điều trị
-Hs lắng nghe
- HS tham gia trò chơi:
+Do cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng về chất đạm cũng như các chất khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển bình thường.
+Cần theo dõi cân nặng thường xuyên cho trẻ. Nếu thấy 2 – 3 tháng liền không tăng cân cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.
*******************************************************************
Soạn: Ngày 2 tháng 10 năm 2018
Dạy: Thứ 5 ngày 11 tháng 10 năm 2018
Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN VIẾT THƯ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn viết thư (Đúng ý, bố cục rõ ràng, viết đúng chính tả).
- Biết chữa những lỗi chung về ý, bố cục bài, cách dùng từ đặt câu, lỗi chính tả theo sự hướng dẫn của GV
- Vận dụng sửa bài, rút kinh nghiệm làm bài sau tốt hơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ (ghi lỗi sai phổ biến)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới.
a) Giới thiệu bài
b) Nhận xét chung về kết quả bài viết của HS
*Hoạt động 1: Phân tích yêu cầu của đề và bài làm
- Yêu cầu học sinh nêu lại yêu cầu của đề.
* Thể loại : Văn viết thư.
* Đối tượng nhận thư
* Nội dung cần viết
- Phân tích ưu khuyết điểm trong bài làm của học sinh :
+ Ưu điểm:..............................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chữa bài
- Gv nêu một số lỗi tiêu biểu trong bài làm của HS. Yêu cầu thực hiện sửa.
- Hướng dẫn HS chữa những lỗi trên.
- GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc
*Hoạt động 3: Hướng dẫn học tập những đoạn thư, lá thư hay.
- HS trao đổi , thảo luận, rút kinh nghiệm.
3 . Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét tiết học,HS chuẩn bị bài sau.
- HS đọc lại đề bài
- HS theo dõi, lắng nghe
+ Nhược điểm:.......................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
- Nghe trình bày, góp ý, nhận xét.
- HS đọc lại bài làm, đọc lời phê của cô giáo, chữa lỗi trong bài làm của mình.
- Lắng nghe, trao đổi, học tập kinh nghiệm, phát hiện cái hay cái đáng học tập trong bài viết của bạn
*Ghi chú: Một số nội dung cần nhận xét trong bài viết:
+ Nắm được yêu cầu của đề, tường thuật khá cụ thể kết hợp nêu cảm xúc khi tường thuật.
+ Sắp xếp ý để thuật khá hợp lí, theo trình tự thời gian.
Dàn bài: Phân rõ 3 phần, cân đối, hợp lý,
Sắp xếp ý, chọn ý: có ý song còn thiếu sáng tạo, sắp xếp ý tương đối hợp lý. Một số bài quá nghèo ý, sắp xếp lộn xộn. Chữ viết cẩu thả
Dùng từ : Đọc cho học sinh nghe bài văn có câu văn dùng từ hay
Viết câu: Dẫn chứng bài văn viết câu chưa đủ bộ phận, chưa rõ ý.
**************************************************
Toán
TIẾT 29: PHÉP CỘNG (Tr 38)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết đặt tính và biết thực hiện phép trừ các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp
- Củng cố kĩ năng giải toán có lời văn bằng một phép tính trừ (làm bài 1; 2 dòng 1,3; bài 3)
- HS biết vận dụng kiến thức đã học để tính toán tốt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Biểu đồ tranh "Các con của năm gia đình".
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nêu lại cách tìm số trung bình cộng của nhiều số
- GV nhận xét
2. Bài mới.
a) Giới thiệu bài
b) Phép cộng đến số có 6 chữ số
- GV viết lên bảng hai phép tính cộng
48352 + 21026
367859 + 541728
Yêu cầu HS đặt tính rồi tính.
- Gọi HS nhận xét bài làm
? Em hãy nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình ?
- GV nhận xét, kết luận
? Khi thực hiện phép cộng các số tự nhiên ta đặt tính như thế nào ? Thực hiện phép tính theo thứ tự nào ?
- Gọi HS nhắc lại nhiều lần
c) Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: (cá nhân)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- GV yêu cầu HS tự đặt tính và thực hiện phép tính
- GV nhận xét, chữa bài, củng cố cách đặt tính và thực hiện tính của một số phép tính
=> KL: Ta thực hiện đặt tính sao cho các chữ số trong cùng một hàng thẳng cột với nhau. Kẻ dấu gạch ngang thay cho dấu bằng. Thực hiện phép tính theo thứ tự từ phải sang trái.
Bài 2 dòng 1,3: (cả lớp)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- GV yêu HS đọc đề bài và làm bài
- GV nhận xét, chữa bài, củng cố lại cách cộng các số đến 6 chữ số, lưu ý cách cộng có nhớ để HS tránh sai sót trong khi tính toán
Bài 3: (nhóm đôi)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài và phân tích đề bài theo nhóm đôi
- GV yêu cầu HS tự làm bài.GV thu bài chấm, nhận xét
Tóm tắt
Cây lấy gỗ: 325164 cây
Cây ăn quả: 60830 cây
Tất cả: cây ?
- GV nhận xét, củng cố cách làm
3 . Củng cố dặn dò.
- Củng cố nội dung bài học
- GV nhận xét tiết học, HS chuẩn bị bài sau
- HS nêu
- HS lắng nghe
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
- HS kiểm tra bài bạn và nêu nhận xét.
- HS nêu về phép tính: 48352 + 21026.
+ Đặt tính: Viết 48 352, sau đó viết dấu cộng và viết số 21 026
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an Tuan 6 Lop 4_12433088.doc