I- MỤC TIÊU :
- Nghe - viết chính xác, đẹp đoạn từ Chiều đi học về . còn nguyên màu vôi gạch trong bài thơ Về ngôi nhà đang xây.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biết
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Bài tập 3 viết sẵn trên bảng phụ.
- Giấy khổ to, bút dạ.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
38 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 777 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài dạy môn Tiếng Việt lớp 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần của bài
- Gọi 4 nhóm làm trên giấy dán bài lên bảng, đọc các từ nhóm mình tìm được. Yêu cầu các nhóm có cùng yêu cầu bổ sung từ nhóm bạn chưa tìm được.
- Nhận xét, bổ sung các từ không trùng lặp.
- Nhận xét, kết luận các từ đúng.
Bài 2 :
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu của bài.
- 1 HS đọc.
- Gọi HS nêu câu thành ngữ, tục ngữ của mình tìm được. GV ghi nhanh các chữ đầu của câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao lên bảng.
- Nối tiếp nhau phát biểu.
- Nhận xét, khen ngợi
- Yêu cầu HS viết vào vở.
- Viết vào vở tục ngữ, thành ngữ, ca dao đã tìm được
a) Từ ngữ nói về quan hệ gia đình :
+ Chị ngã, em nâng.
+ Anh em như thể chân tay
b) Tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ thầy trò :
+ Không thầy đố mày làm nên.
Bài 3 :
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu của bài tập.
- 1 HS đọc
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm cùng làm bài như các hoạt động ở bài 1.
Bài 4 :
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc
- Yêu cầu HS tự làm bài tập.
- 1 HS viết vào giấy khổ to. HS cả lớp viết vào vở.
- Yêu cầu HS viết vào giấy dán bài lên bảng, đọc đoạn văn. GV sửa chữa cho HS.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình.
- 5 HS đọc đoạn văn của mình.
- Nhận xét, cho điểm HS viết đạt yêu cầu.
3- Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ, thành ngữ, tục ngữ, ca dao vừa tìm được, hoàn thành đoạn văn.
Thứ ........ ngày ...... tháng ..... năm 20.....
Tuần : ........ MÔN : TẬP LÀM VĂN
Tiết : ........ LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Tả hoạt động)
I- MỤC TIÊU :
- Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập nói, tập đi.
- Chuyển một phần của dàn ý đã lập thành một đoạn văn miêu tả hoạt động của em bé.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Tranh ảnh về em bé.
- Giấy khổ to, bút dạ.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A- Kiểm tra bài cũ :
- Chấm đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu mến.
- 3 HS mang đoạn văn lên cho GV chấm.
- Nhận xét
B- Dạy bài mới :
1- Giới thiệu bài :
- GV nêu
- Lắng nghe.
2- Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 :
- Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý của bài tập.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc
- Yêu cầu HS tự lập dàn ý
- GV nêu gợi ý
- 1 HS làm vào giấy khổ to, HS cả lớp làm vào vở.
+ Yêu cầu HS viết vào giấy dán lên bảng. GV cùng HS cả lớp đọc, nhận xét, bổ sung để thành một dàn ý hoàn chỉnh.
- Nhận xét, bổ sung.
- Gọi HS dưới lớp đọc dàn ý của mình. GV chú ý sửa chữa.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc dàn ý của mình.
- Cho điểm HS làm bài đạt yêu cầu.
Bài 2 :
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc
- Yêu cầu HS tự làm bài. GV gợi ý
- 1 HS làm bài vào giấy, HS cả lớp làm vào vở.
- Yêu cầu HS viết vào giấy dán lên bảng. GV cùng HS bổ sung, sửa chữa.
- Bổ sung, sửa chữa đoạn văn của bạn.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình.
- 3 đến 5 HS đọc đoạn văn.
- Nhận xét, cho điểm HS viết đạt yêu cầu.
3- Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn văn, chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết.
Thứ ........ ngày ...... tháng ..... năm 20.....
Tuần : ......... MÔN : TẬP ĐỌC
Tiết : ......... THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN
I- MỤC TIÊU :
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : Hải Thượng Lãn Ông, thuyền chài, chữa, mụn mủ, từ giã, sổ thuốc, nổi tiếng, chữa bệnh, danh lợi, công danh, nhân nghĩa, ...
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ nói về tình cảm của người bệnh, sự tận tụy và lòng nhân hậu của Lãn Ông.
- Đọc diễn cảm toàn bài văn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : Hải Thượng Lãn Ông, danh lợi, bệnh đậu, tái phát, vời, ngự y, ...
- Hiểu nội dung bài : Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Tranh minh họa trang 153, SGK
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A- Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu 2 HS đọc bài thơ Về ngôi nhà đang xây và trả lời câu hỏi về nội dung bài
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng toàn bài thơ, lần lượt trả lời các câu hỏi.
+ Em thích hình ảnh nào trong bài thơ ? Vì sao ?
+ Bài thơ nói lên điều gì ?
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
- Nhận xét, cho điểm từng HS
B- Dạy bài mới :
1- Giới thiệu bài :
-Cho HS quan sát tranh minh họa bài tập đọc và mô tả những gì vẽ trong tranh.
- Tranh vẽ một người thầy thuốc đang chữa bệnh cho em bé mọc mụn đầy người trên một chiếc thuyền nan.
- Giới thiệu
- Lắng nghe.
2- Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a/ Luyện đọc
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọ ctừng đoạn của bài (2 lượt).
- HS đọc theo trình tự :
+ HS 1 : Hải Thượng ... củi
+ HS 2 : Một ... hối hận
+ HS 3 : Là ... phương
- Yêu cầu HS đọc phần Chú giải
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- GV giải thích : Lãn Ông có nghĩa là ông lão lười. Đây chính là biệt hiệu danh y tự đặt cho mình, ngụ ý nói rằng ông lười biếng với chuyện danh lợi.
- Theo dõi.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS ngồi cùng bàn tiếp nối nhau luyện đọc theo cặp từng đoạn.
- Gọi HS đọc toàn bài
- 2 HS đọc toàn bài trước lớp.
- GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc.
b/ Tìm hiểu bài
- GV chia HS thành nhóm, yêu cầu HS trong nhóm cùng đọc thầu và trao đổi trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài của SGK
- HS tìm hiểu bài theo nhóm, nhóm trưởng điều khiển hoạt động.
- Gọi 1 HS khá điều khiển các bạn báo cáo kết quả tìm hiểu bài.
- 1 HS khá điều khiển lớp hoạt động. Cách làm như ở bài tập đọc Bài ca về trái đất.
+ Hải Thượng Lãn Ông là người như thế nào ?
+ Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi.
+ Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài ?
+ HS nêu.
+ Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho người phụ nữ ?
+ Người phụ nữ chết do tay thầy thuốc khác song ông tự buộc tội mình về cái chết ấy. Ông rất hối hận.
- Giảng : Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái.
- Lắng nghe.
+ Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi ?
+ Ông được vời vào cung chữa bệnh, được tiến cử chức ngự y song ông đã khéo léo chối từ.
+ Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào ?
- HS trả lời
+ Bài văn cho em biết điều gì ?
+ Bài văn cho em hiểu rõ về tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.
- Ghi nội dung bài lên bảng.
- 2 HS nhắc lại nội dung của bài, HS cả lớp ghi vào vở.
- Kết luận.
- Lắng nghe.
c/ Đọc diễn cảm
- Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. Yêu cầu HS cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay.
- Đọc và tìm các đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 1 :
+ Treo bảng phụ có viết sẵn đoạn 1.
+ Đọc mẫu
+ Theo dõi GV đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+ 2 HS ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- 3 HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
3- Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và soạn bài Thầy cúng đi bệnh viện.
Thứ ........ ngày ...... tháng ..... năm 20.....
Tuần : ........ MÔN : CHÍNH TẢ
Tiết : ........ VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
I- MỤC TIÊU :
- Nghe - viết chính xác, đẹp đoạn từ Chiều đi học về ... còn nguyên màu vôi gạch trong bài thơ Về ngôi nhà đang xây.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biết
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Bài tập 3 viết sẵn trên bảng phụ.
- Giấy khổ to, bút dạ.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A- Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS lên bảng tìm những tiếng có nghĩa chỉ khác nhau ở âm đầu tr / ch hoặc khác nhau ở thanh hỏi / thanh ngã.
- 2 HS lên bảng viết từ.
- Gọi HS nhận xét từ bạn đặt trên bảng.
- Nhận xét.
- Nhận xét chữ viết của HS.
B- Dạy bài mới :
1- Giới thiệu bài :
- GV nêu
- HS lắng nghe.
2- Hướng dẫn viết chính tả
a/ Trao đổi về nội dung đoạn thơ
- Gọi HS đọc đoạn thơ.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- Hỏi : Hình ảnh ngôi nhà đang xây cho em thấy điều gì về đất nước ta ?
- HS : Khổ thơ là hình ảnh ngôi nhà đang xây dở cho đất nước ta đang trên đà phát triển.
b/ Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- HS tìm và nêu từ khó : xây dở, giàn giáo, huơ huơ, sẫm biếc, còn nguyên, ...
- Yêu cầu HS luyện đọc và luyện viết.
c/ Viết chính tả
d/ Soát lỗi và chấm bài
3- Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2 :
Lưu ý : GV có thể lựa chọn phần a hoặc b hoặc bài tập do GV tự doạn để chữa lỗi chính tả cho HS địa phương mình.
a) Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Yêu cầu HS tự làm bài theo nhóm.
- 1 nhóm viết vào giấy khổ to, các nhóm khác viết vào vở.
- Gọi nhóm làm ra giấy dán bài lên bảng, đọc các từ nhóm mình tìm được. Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung từ mà nhóm bạn còn thiếu.
- 1 nhóm báo cáo kết quả làm bài, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- Nhận xét, kết luận các từ đúng.
- 1 HS đọc lại bảng các từ ngữ.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý HS dùng bút chì viết các từ còn thiếu vào SGK.
- 1 HS làm trên bảng lớp. HS dưới lớp làm vào SGK.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét bài bạn và sửa chữa nếu bạn làm sai.
- Kết luận lời giải đúng.
- Theo dõi GV chữa bài và tự chữa lại nếu bài mình sai.
- Gọi HS đọc mẩu chuyện.
- 1 HS đọc.
- Câu chuyện đáng cười ở chỗ nào ?
- HS trả lời.
3- Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cười cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau
Thứ ........ ngày ...... tháng ..... năm 20.....
Tuần : ........ MÔN : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết : ........ TỔNG KẾT VỐN TỪ
I- MỤC TIÊU :
- Tìm nhưng từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa nói về tính cách : nhân hậu, trung dũng, dũng cảm, cần cù.
- Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong đoạn văn Cô Chấm.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Giấy khổ to, bút dạ.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A- Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 4 HS lên bảng thực hiện yêu cầu
- Mỗi HS viết 4 từ ngữ miêu tả hình dáng của con người :
+ Miêu tả mái tóc.
+ Miêu tả vóc dáng.
+ Miêu tả khuôn mặt.
+ Miêu tả làn da.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn miêu tả hình dáng của một người thân hoặc một người em quen biết
- 3 HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn của mình.
- Nhận xét, cho điểm HS.
- Gọi HS nhận xét các từ ngữ bạn tìm trên bảng.
- Nhận xét
- Nhận xét, cho điểm HS.
B- Dạy bài mới :
1- Giới thiệu bài :
- GV nêu
- HS nghe.
2- Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Chia lớp thành các nhóm 4 HS.
- Yêu cầu mỗi nhóm tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với một trong các từ : nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù.
- Hoạt động trong nhóm, 4 nhóm viết vào khổ giấy to kẻ sẵn bảng. Các nhóm khác viết vào vở nháp.
- Yêu cầu 4 nhóm viết trên giấy dán lên bảng, đọc các từ nhóm mình tìm được. Các nhóm có cùng yêu cầu bổ sung các từ ngữ mà nhóm bạn chưa có. GV ghi nhanh các từ ngữ đó vào cột tương ứng.
- Nhận xét, kết luận các từ đúng.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- 1 HS đọc
- Bài tập có những yêu cầu gì ?
- HS trả lời
- GV gợi ý HS : Để làm được bài tập các em cần lưu ý : Nêu đúng tính cách của cô Chấm, em phải tìm những từ ngữ nói về tính cách, để chứng minh cho từng nét tính cách của cô Chấm.
- Lắng nghe.
- Yêu cầu HS đọc bài văn và trả lời câu hỏi : Cô Chấm có tính cách gì ?
- Đọc thầm và tìm ý trả lời.
- Gọi HS phát biểu, GV ghi bảng
1- Trung thực, thẳng thắn.
2- Chăm chỉ.
3- Giản dị.
4 Giàu tình cảm, dễ xúc động.
- Nối tiếp nhau phát biểu
- Tổ chức cho HS tìm những chi tiết và từ ngữ minh họa cho từng nét tính cách của cô Chấm trong nhóm. Mỗi nhóm chỉ tìm từ minh họa cho một tính cách.
- HS hoạt động trong nhóm, 4 n hóm viết vào giấy. Các nhóm khác có thể dùng bút ghi vào vở nháp.
- Gợi ý HS : Viết chi tiết minh họa, sau đó gạch chân dưới những từ ngữ minh họa cho tính cách.
- Gọi HS dán giấy lên bảng, đọc phiếu. GV cùng cả lớp nhận xét, bổ sung.
- 4 nhóm dán bài lên bảng, cả lớp đọc, nhận xét và bổ sung ý kiến.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Theo dõi GV chữa bài và chữa lại nếu sai.
3- Củng cố - dặn dò
- Hỏi : Em có nhận xét gì về cách miêu tả tính cách cô Chấm của nhà văn Đào Vũ ?
- HS trả lời.
3- Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài, đọc kỹ bài văn, học cách miêu tả của nhà văn và chuẩn bị bài sau.
Thứ ........ ngày ...... tháng ..... năm 20.....
Tuần : ......... MÔN : KỂ CHUYỆN
Tiết : ......... KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I- MỤC TIÊU :
- Tìm và kể lại được câu chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình.
- Biết sắp xếp các tình tiết trong truyện theo một trình tự hợp lý.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện mà các bạn kể.
- Nói được suy nghĩ của mình về buổi sum họp đó.
- Lời kể tự nhiên, sinh động, sáng tạo, kết hợp với cử chỉ điệu bộ.
- Biết nhận xét, đánh giá lời bạn kể.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Tranh (ảnh) về cảnh sum họp gia đình (nếu có)
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A- Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS kể lại một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu vì hạnh phúc của nhân dân.
- 2 HS nối tiếp nhau kể lại chuyện. HS cả lớp theo dõi.
- Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện.
- Nhận xét.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
B- Dạy bài mới :
1- Giới thiệu bài :
- GV nêu
- Lắng nghe.
2- Hướng dẫn kể chuyện
a/ Tìm hiểu đề bài
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- 2 HS đọc
- GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch dưới các từ ngữ : một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình.
- Theo dõi.
- Đề bài yêu cầu gì ?
- Gợi ý : Em cần kể chuyện về một buổi sum họp đầm ấm ở một gia đình mà khi sự việc xảy ra, em là người tận mắt chứng kiến hoặc em cũng tham gia vào buổi sum họp đó.
- Đề bài yêu cầu kể về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình.
- Gọi HS đọc gợi ý trong SGK.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc.
- Em định kể câu chuyện về buổi sum họp nào ? Hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe.
- 3 đến 5 HS nối tiếp nhau giới thiệu về câu chuyện mình sẽ kể.
b/ Kể trong nhóm
- Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS, yêu cầu các em kể câu chưyện của mình trong nhóm và nói lên suy nghĩ của mình về buổi sum họp đó.
- Hoạt động trong nhóm
- GV đi hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm.
c/ Kể trước lớp
- Tổ chức cho HS thi kể.
- 5 đến 7 HS tham gia kể câu chuyện của mình trên lớp.
- Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện.
- Nhận xét.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
3- Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị một câu chuyện em đã được nghe, được đọc nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho những người xung quanh.
Thứ ........ ngày ...... tháng ..... năm 20.....
Tuần : ........ MÔN : TẬP ĐỌC
Tiết : ........ THẦY CÚNG ĐI BỆNH VIỆN
I- MỤC TIÊU :
- Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : Cụ Ún, làng xa bản gần, đau quặn, thuyên giảm, khẩn khoản, sỏi thận, quằn quại, bệnh viện, giải thích, ...
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ sau các dấu câu, nhấn giọng ở những từ ngữ tả cơn đau của cụ Ún; sự bất lực của các học trò khi cố cúng bái chữa bệnh cho thầy mà bệnh không giảm ; thái độ khẩn khoản của người con trai, sự tận tình của các bác sĩ, sự dứt khoát từ bỏ nghề thầy cúng của cụ Ún.
- Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với diễn biến truyện.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : thuyên giảm, ...
- Hiểu nội dung bài : Phê phán cách suy nghĩ mê tín dị đoan, giúp mọi người hiểu cúng bái không thể chữa khỏi bệnh, chỉ có khoa học và bệnh viện mới làm được điều đó.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Tranh minh họa trang 158, SGK
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A- Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn bài Thầy thuốc như mẹ hiền và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài và lần lượt trả lời các câu hỏi.
+ Em thấy Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc như thế nào ?
+ Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào ?
+ Bài văn cho em biết điều gì ?
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
- Nhận xét và cho điểm từng HS.
B- Dạy bài mới :
1- Giới thiệu bài :
- Cho HS quan sát tranh minh họa và mô tả những gì vẽ trong tranh.
- Tranh vẻ hai người đàn ông đang dìu một cụ già. Cụ già nhăn nhó và đau đớn.
- Giới thiệu.
- Lắng nghe.
2- Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a/ Luyện đọc
- Yêu cầu 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (2 lượt)
- HS đọc bài theo trình tự :
+ HS 1 : Cụ Ún ... cúng bái.
+ HS 2 : Vậy mà ... thuyên giảm.
+ HS 3 : Thấy ... không lui.
+ HS 4 : Sáng ... ốm đau nên đi bệnh viện.
- Yêu cầu HS đọc phần Chú giải
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc tiếp nối từng đoạn (đọc 2 vòng)
- Gọi HS đọc toàn bài.
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc
- Theo dõi.
b/ Tìm hiểu bài
- GV chia HS thành nhóm, yêu cầu HS các nhóm cùng đọc thầm và trả lời câu hỏi cuối bài.
- HS làm việc theo nhóm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.
- Mời 1 HS khá lên điều khiển cả lớp thảo luận. GV theo dõi, giảng thêm khi thấy cần thiết.
- 1 HS khá lên điều khiển cả lớp thảo luận.
+ Cụ Ún làm nghề gì ?
+ Những chi tiết cho thấy cụ Ún được mọi người tin tưởng về nghề thầy cúng.
+ Cụ Ún làm nghề thầy cúng.
+ Khắp làng bảng gần xa, nhà nào có người ốm cũng nhờ cụ đến cúng. Nhiều người tôn cụ làm thầy, cắp sách theo cụ học nghề.
+ Khi mắc bệnh, cụ đã tự chữa bằng cách nào ? Kết quả ra sao ?
+ Khi mắc bệnh, cụ chữ bằng cách cúng bái nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm.
+ Cụ Ún bị bệnh gì ?
+ Cụ Ún bị sỏi thận.
+ Vì sao bị sỏi thận mà cụ Ún không chịu mổ, trốn bệnh viện về nhà ?
+ Vì cụ sợ mổ và cụ không tin bác sĩ người Kinh bắt được con ma người Thái.
+ Nhờ đâu cụ Ún khỏi bệnh ?
+ Cụ Ún khỏi bệnh là nhờ các bác sĩ ở bệnh viện mổ lấy sỏi ra cho cụ.
+ Câu nói cuối bài giúp em hiểu cụ Ún đã thay đổi cách nghĩ như thế nào ?
- HS trả lời.
+ Bài học giúp em hiểu điều gì ?
+ Bài học đã phê phán cách suy nghĩ mê tín dị đoan của một số bà con dân tộc và giúp mọi người hiểu cúng bái không thể chữa khỏi bệnh mà chỉ có khoa học và bệnh viện mới làm được điều đó.
- Ghi nội dung chính của bài lên bảng.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài, cả lớp ghi vào vở.
- Kết luận
- Lắng nghe.
c/ Đọc diễn cảm
- Yêu cầu 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. Yêu cầu HS cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay.
- Đọc bài, tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm 3 đoạn :
+ Treo bảng phụ có viết sẵn đoạn 3.
+ Đọc mẫu.
+ Theo dõi GV đọc mẫu
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+ 2 HS ngồi cùng bàn đọc cho nhau.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- 3 HS thi đọc diễn cảm,
- Nhận xét, cho điểm HS
3- Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học và soạn bài Ngu Công xã Trịnh Tường.
Thứ ........ ngày ...... tháng ..... năm 20.....
Tuần : ........ MÔN : TẬP LÀM VĂN
Tiết : ........ TẢ NGƯỜI
(Kiểm tra viết)
I- MỤC TIÊU :
- Thực hành viết bài văn tả người.
- Bài viết đúng nội dung, yêu cầu của đề bài, có đủ 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài.
- Lời văn tự nhiên, chân thật, biết cách dùng các từ ngữ miêu tả hình ảnh so sánh khắc họa rõ nét người mình định tả, thể hiện tình cảm của mình đối với người đó. Diễn đạt tốt, mạch lạc.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Bảng lớp viết sẵn đề bài cho HS lựa chọn.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1- Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra giấy bút của HS.
2- Thực hành viết
- Gọi HS đọc 4 đề kiểm tra trên bảng.
- Nhắc HS : Các em đã quan sát ngoại hình, hoạt động của nhân vật, lập dàn ý chi tiết, viết đoạn văn miêu tả hình dáng, hoạt động của người mà em quen biết. Từ các kỹ năng đó, em hãy viết thành bài văn tả người hoàn chỉnh.
- HS viết bài.
- Thu chấm một số bài.
- Nêu nhận xét chung.
3- Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét chung về ý thức làm bài của HS.
- Dặn dò HS về nhà chuẩn bị tiết Tập làm văn làm biên bản của một vụ việc.
Thứ ........ ngày ...... tháng ..... năm 20.....
Tuần : ....... MÔN : LUYỆN TẬP
Tiết : ....... TỔNG KẾT VỐN TỪ
I- MỤC TIÊU :
- Tự kiểm tra được vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho.
- Tự kiểm tra khả năng dùng từ đặt câu của mình.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- HS chuẩn bị giấy.
- Bài văn Chữ nghĩa trong văn miêu tả viết trên bảng lớp hoặc giấy khổ to.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A- Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 4 HS lên bảng đặt câu với 1 từ đồng nghĩa, 1 từ trái nghĩa với mỗi từ : nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù.
- Mỗi HS đặt 2 câu, 1 câu có từ trái nghĩa, 1 câu có từ đồng nghĩa với từ mình chọn.
- Gọi HS dưới lớp đọc các từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với các từ trên.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- Nhận xét việc học bài ở nhà của HS.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét bài làm của bạn nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- Nhận xét chung và cho điểm HS.
B- Dạy bài mới :
1- Giới thiệu bài :
- Gvnêu
- HS nghe.
2- Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Yêu cầu HS lấy giấy để làm bài.
- Làm bài độc lập.
- Gợi ý HS : BT1
- Yêu cầu HS trao đổi bài, chấm chéo. Sau đó nộp lại cho GV.
- Chấm bài cho nhau.
- Nhận xét về khả năng sử dụng từ, tìm từ của HS.
- Kết luận lời giải đúng.
- Chữa bài vào vở nếu sai
Bài 2
- Gọi HS đọc bài văn
- 3 HS tiếp nối nhau đọc.
- Giảng : Nhà văn Phạm Hổ bàn với chúng ta về chữ nghĩa trong văn miêu tả. Đó là :
- Ví dụ :
+ Trông anh ta như một con gấu.
+ Trái đất đi như một giọt nước mặt giữa không trung.
Em hãy đọc ví dụ về nhận định này trong đoạn văn.
+ Con lợn béo như một quả sim chín ...
Bài 3 :
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp cùng theo dõi
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm.
- Gọi 2 nhóm làm bài vào giấy khổ to dán lên bảng. GV và HS cả lớp nhận xét, sửa chữa để có câu hay.
- Mỗi nhóm đặt 3 câu, 2 nhóm làm bài vào giấy khổ to.
3- Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS ôn lại : từ đơn, từ phức, từ đồng nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
Thứ ........ ngày ...... tháng ..... năm 20.....
Tuần : ....... MÔN : TẬP LÀM VĂN
Tiết : ....... LÀM BIÊN BẢN MỘT VỤ VIỆC
I- MỤC TIÊU :
- Phân biệt được sự giống nhau, khác nhau về nội dung và cách trình bày giữa biên bản cuộc họp với biên bản vụ việc.
- Lập được biên bản về một vụ việc.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Giấy khổ to, bút dạ.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A- Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS đọc lại đoạn văn tả hoạt động của một em bé.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- Nhận xét, cho điểm từng HS
B- Dạy bài mới :
1- Giới thiệu bài :
- GV nêu
- Lắng nghe.
2- Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- 2 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp, trả lời câu hỏi của bài.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu HS phát biểu. GV ghi nhanh lên bảng ý kiến của HS.
- Nối tiếp nhau phát biểu, bổ sung ý kiến để có câu trả lời hoàn chỉnh.
Bài 2 :
- Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý của bài tập.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS làm vào giấy khổ to, cả lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS làm ra giấy dán lên bảng, HS cùng GV nhận xét, bổ sung ý kiến.
- 1 HS báo cáo biên bản của mình, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- Gọi HS dưới lớp đọc bài làm của mình
- 3 HS dưới lớp đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, cho điểm HS viết đạt yêu cầu.
3- Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành biên bản và chuẩn bị bài sau.
Thứ ........ ngày ...... tháng ..... năm 20.....
Tuần : ....... MÔN : TẬP ĐỌC
Tiết : ....... NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
I- MỤC TIÊU :
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : Trịnh Tường, Bát Xát, ngỡ ngàng, ngoằn ngoèo, Phìn Ngan, nương, ...
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ khâm phục trí sáng tạo, sự nhiệt tình làm việc của ông Phàn Phù Lìn.
- Đọc diễn cảm toàn bài.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : Ngu Công, cao sản, ...
- Hiểu nội dung bài : Ca ngợi ông Lìn với tinhthần dám nghĩ, dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Tranh minh họa trang 146, SGK
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A- Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc bài T
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TIENG VIET 5.doc