Thiết kế bài dạy tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 18

I. MỤC TIÊU:

* Kiến thức: Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học, tốc độ khoảng 110 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2- 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý.

nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.Nghe, viết đúng chính tả bài Chợ Ta-sken. Viết đúng tên riêng phiên âm tiếng nước ngoài và các từ ngữ dễ viết sai. Trình bày đúng bài Chợ Ta-sken, tốc độ viết khoảng 95 chữ/ 15 phút.

* Kỹ năng: Rèn KN đọc, KN hiểu nghĩa của từ, hiểu nội dung bài.

* Thái độ: Phát triển tư duy ngôn ngữ.

- Phát triển năng lực: Mạnh dạn khi giao tiếp, biết lắng nghe người khác; trình bày rõ ràng, ngắn gọn, nói đúng nội dung cần trao đổi. KN tự nhận thức về bản thân; KN kiên định

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Phiếu, vở BTTV.

2. Học sinh: SGK, vở, sự chuẩn bị bài trước ở nhà.

 

docx25 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 698 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài dạy tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 18, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HS chuẩn bị tiết sau : Ôn cuối học kì I ( tiết 3) ĐIỀU CHỈNH .................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ------------------------------------------------------ TIẾNG ANH ( GV chuyên dạy ) ---------------------------------------------------- TIẾNG ANH ( GV chuyên dạy ) --------------------------------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 2 tháng 1 năm 2019 Buổi sáng: KHOA HỌC SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: - Nêu dược ví dụ về một số chất ở thể rắn, thể lỏng và thể khí. * Kĩ năng: - Phân biệt các dạng của chất. * Thái độ : - GD HS yêu thích môn học. - Phát triển năng lực: NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, chia sẻ trong nhóm. NL giải quyết vấn đề và sáng tạo II. CHUẨN BỊ : - GV: Tranh minh họa SGK. Sưu tầm một số thông tin về tai nạn giao thông. - HS: SGK, VBT III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Phương pháp hỏi đáp Phương pháp quan sát Phương pháp thảo luận nhóm IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động Khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Cách tiến hành: - Cán sự lớp điều hành các bạn chơi- Chơi TC : Ai thông minh hơn học sinh lớp 5 - GV chuyển ý vào bài mới. 2. Hoạt động Hình thành kiến thức: * Hoạt động 1: Trò chơi tiếp sức – Phân biệt ba thể của chất. Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn: - GV chia lớp thành hai đội. Mỗi đội có thể cử 5 hoặc 6 HS tham gia chơi - HS hai đội xếp thành 2 hàng trước bảng và tiếp nối nhau chơi. - Đội nào gắn xong trước và đúng là thắng cuộc. Bước 2: Tiến hành chơi. - Các đội cử đại diện lên chơi. Bước 3: Cùng kiểm tra. - GV và HS cùng kiểm tra. Thể rắn Thể lỏng Thể khí. Cát Cồn Hơi nước đường Dầu ăn Ô xi Nhôm Nước Ni – tơ Nước đá xăng Muối * Hoạt động 2: Trò chơi: Ai nhanh- ai đúng: Bước1:Phổ biến cách chơi ,luật chơi. Bước 2: Tiến hành chơi. + Chất rắn có đặc điểm gì? + Chất lỏng có đặc điểm gì? + Khí các – bô- níc, Ni – tơ có đặc điểm gì? "Đáp án : 1 - b ; 2 - c ; 3 - a 3. Hoạt động Thực hành: * Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận. Bước 1: HS quan sát các hình trong sgk và nói lên sự chuyển thể của nước? GV nhận xét. Bước 2: - HS tìm thêm một số ví dụ khác về sự chuyển thể củachất. - HS đọc mục bạn cần biết trong sgk? * Hoạt động 4: Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng ” Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn. Bước 2: Thực hiện . Bước 3: Kiểm tra và đánh giá. 4. Hoạt động Vận dụng: - GV tóm tắt nội dung bài. - HS liên hệ bản thân Chuẩn bị bài sau: Hỗn hợp 5. Hoạt động Vận dụng – Sáng tạo: ĐIỀU CHỈNH .................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ---------------------------------------------- TIẾNG VIỆT ÔN CUỐI HỌC KÌ I ( tiết 3) I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học, tốc độ khoảng 110 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2- 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. Lập bảng tổng kết về vốn từ môi trường. * Kỹ năng: Rèn KN đọc, KN hiểu nghĩa của từ, hiểu nội dung bài. * Thái độ: Phát triển tư duy ngôn ngữ. - Phát triển năng lực: Tự thực hiện nhiệm vụ cá nhân, làm việc trong nhóm, lớp II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Phiếu viết tên từng bài tập đọc. Bút dạ, giấy khổ to kẻ sẵn bảng BT2 2. Học sinh: SGK, vở, sự chuẩn bị bài trước ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - PP: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động Khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Cách tiến hành: - Lớp trưởng điều khiển cho chơi TC: Thò thụt - GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 2. Hoạt động Thực hành: a/ Mục tiêu: Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học, tốc độ khoảng 110 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2- 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. Lập bảng tổng kết về vốn từ môi trường. b/ Cách tiến hành Hoạt động 1: Ôn luyện tập đọc Kiểm tra 8 em theo thứ tự danh sách HS. - Cho HS lên bảng bốc thăm chọn bài tập đọc. - Yêu cầu HS đọc bài và trả lời 1 câu hỏi về nội dung. - 8 HS bốc thăm và xem lại bài chuẩn bị KT. Ò Nhận xét, đánh giá. Hoạt động 2: HĐ cặp đôi: Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau. - Trong các bài tập đọc đã học bài nào là văn miêu tả? - Tìm và ghi lại được các chi tiết mà HS thích nhất trong các bài văn miêu tả đã học (BT2). - Yêu cầu 2 HS tìm hiểu, tự trả lời và làm bài vào vở. - GV đến các nhóm quan sát, hỗ trợ, phỏng vấn. - Đại diện nhóm chia sẻ kết quả trước lớp: - HS trình bày - HS các nhóm khác cùng chia sẻ. - Yêu cầu học sinh chữa bài trong vở. * GV chốt, khen ngợi bài viết tốt. * Lưu ý đến nhóm có các em Nhật, Phương Tú cần hỗ trợ, giúp đỡ. 3. Hoạt động Vận dụng : - Giao BT cho HS: Ghi nhớ các từ vừa tìm được. - Chuẩn bị tiết sau : Ôn cuối học kì I (tiết 4) ĐIỀU CHỈNH .................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ---------------------------------------------------- TOÁN Tiết 87: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: - Tính diện tích của hình tam giác. - Tính diện tích của hình tam giác vuông khi biết độ dài hai cạnh góc vuông của nó. * Kỹ năng: Rèn kĩ năng làm tính nhanh, đúng, chính xác. *Thái độ: HS yêu thích học toán. - Phát triển năng lực: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề và giao tiếp toán học II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Bảng phụ.SGK, VBT. 2. Học sinh: SGK, vở, sự chuẩn bị bài trước ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Phương pháp: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm,phương pháp hợp tác, IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động Khởi động: Khởi động bằng trải nghiệm * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Cách tiến hành: - Lớp trưởng điều khiển cho HS chơi TC: Ai nhiều điểm nhất? - GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 2. Hoạt động Thực hành: Bài 1: Củng cố cách tính diện tích hình tam giác Tính: HĐ cá nhân. - Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập và tự làm bài - GV quan sát, hỗ trợ các em. - Chia sẻ kết quả trước lớp. a) S = 30,5 x 12 : 2 = 183 (dm2) b) 16dm = 1,6m S = 1,6 x 5,3 : 2 = 4,24 (m2) Bài 2: HĐ nhóm đôi - Yêu cầu 2 HS tìm hiểu và tự làm bài. - GV đến các nhóm quan sát, hỗ trợ, phỏng vấn. - Đại diện nhóm chia sẻ kết quả trước lớp. - Đường cao tương ứng với đáy AC của hình tam giác ABC chính là BA. + Đường cao tương ứng với đáy ED là GD. + Đường cao tương ứng với đáy GD là ED - Là hình tam giác vuông - Giới thiệu: Trong hình tam giác vuông 2 cạnh góc vuông chính là đường cao của tam giác. Bài 3: Vận dụng Tính diện tích của hình tam giác vuông khi biết độ dài hai cạnh góc vuông của nó. HĐ nhóm đôi: - Yêu cầu 2 HS tìm hiểu và tự làm bài. - GV đến các nhóm quan sát, hỗ trợ, phỏng vấn. - Gọi Hs chữa bài trên bảng. - Đại diện nhóm chia sẻ kết quả trước lớp. GV chốt đáp án: Bài giải a) Diện tích của hình tam giác vuông ABC 3 x 4 : 2 = 6(cm2) b) Diện tích của hình tam giác vuông DEG 5 x 3 : 2 = 7,5(cm2) Đáp số: a, 6cm2; b, 7,5cm2 Chú ý : khuyến khích sự nỗ lực học tập của các em yêu thích môn Toán làm các BT còn lại, GV kiểm tra cách làm bài. 3. Hoạt động Vận dụng : Bài 4: Cá nhân - Cho HS tự làm bài vào vở a) Đo độ dài các cạnh của hình chữ nhật ABCD: AB = DC = 4cm AD = BC = 3cm Diện tích hình tam giác ABC là: 4 x 3 : 2 = 6(cm2) b) Đo độ dài các cạnh của hình chữ nhật MNPQ và cạnh ME: MN = QP = 4cm MQ = NP = 3cm ME = 1cm EN = 3cm Tính: Diện tích hình chữ nhật MNPQ là: 4 x 3 = 12(cm2) Diện tích hình tam giác MQE là: 3 x 1 : 2 = 1,5(cm2) Diện tích hình tam giác NPE là: 3 x 3 : 2 = 4,5(cm2) Tổng diện tích 2 hình tam giác MQE và NPE là : 1,5 + 4,5 = 6(cm2) Diện tích hình tam giác EQP là: 12 - 6 = 6(cm2) 4. Hoạt động Vận dụng – Sáng tạo : a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học vào trong cuộc sống thực tiễn b. Cách tiến hành: - Gv nhận xét tiết học - Dặn HS ghi nhớ cách tính diện tích hình tam giác. ĐIỀU CHỈNH .................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ---------------------------------------------- Buổi chiều: TIN HỌC ( GV chuyên dạy ) ---------------------------------------------- TIN HỌC ( GV chuyên dạy ) ---------------------------------------------- TIẾNG ANH ( GV chuyên dạy ) ---------------------------------------------- TIẾNG ANH ( GV chuyên dạy ) --------------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm ngày 3 tháng 1 năm 2019 Buổi sáng: LỊCH SỬ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I A. PHẦN LỊCH SỬ. (5 điểm) Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 5: Câu 1: (0,5 điểm) Thực dân pháp nổ súng xâm lược nước ta vào ngày tháng năm nào? A. Tháng 8-1945.         B. Tháng 8-1957. C. Tháng 9- 1855.        D. Tháng 9-1858. Câu 2: (0,5 điểm) Người chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam là ai? A. Lê Hồng Phong.        B. Nguyễn Văn Cừ. C. Nguyễn Ái Quốc.   D. Trần Phú. Câu 3: (0,5 điểm) Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào ngày tháng năm nào? A. 3 - 2 - 1929.            B. 3 - 2 - 1930. C. 3 - 2 -  1935.    D. 3 - 2 - 1940. Câu 4: (0,5 điểm) Ngày nào dưới đây là ngày kỉ niệm phong trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh? A. 13 - 09 - 1930 B. 12 - 10 - 1931 C. 12 - 09 - 1930      D. 14 - 11- 1930 Câu 5: (0,5 điểm) Ý nghĩa to lớn của cách mạng tháng Tám: A. Thực dân Pháp phải chấm dứt ách cai trị nước ta. B. Đập tàn xiềng xích nô lệ suốt 80 năm, giành chính quyền về tay nhân dân ta, mở ra một trang lịch sử mới cho dân tộc. C. Toàn dân được ấm no hạnh phúc. D. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Bác Hồ. Câu 6: (1 điểm) Em hãy kể tên ba tổ chức cộng sản ra đời ở Việt Nam năm 1929. Câu 7: (1,5 điểm) Em hãy nêu ý nghĩa của chiến thắng Biên giới Thu – đông 1950? ĐIỀU CHỈNH ...................................................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------------------- TIẾNG VIỆT ÔN CUỐI HỌC KÌ I ( tiết 4) I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học, tốc độ khoảng 110 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2- 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý. nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.Nghe, viết đúng chính tả bài Chợ Ta-sken. Viết đúng tên riêng phiên âm tiếng nước ngoài và các từ ngữ dễ viết sai. Trình bày đúng bài Chợ Ta-sken, tốc độ viết khoảng 95 chữ/ 15 phút. * Kỹ năng: Rèn KN đọc, KN hiểu nghĩa của từ, hiểu nội dung bài. * Thái độ: Phát triển tư duy ngôn ngữ. - Phát triển năng lực: Mạnh dạn khi giao tiếp, biết lắng nghe người khác; trình bày rõ ràng, ngắn gọn, nói đúng nội dung cần trao đổi. KN tự nhận thức về bản thân; KN kiên định II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Phiếu, vở BTTV. 2. Học sinh: SGK, vở, sự chuẩn bị bài trước ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động Khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Cách tiến hành: - Lớp trưởng điều khiển cho các bạn chơi trò chơi TC: Ai nhớ lâu – Ai nhớ chính xác. - Từ đầu năm đến nay, các bạn được học những chủ điểm nào? - GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 2. Hoạt động Thực hành: Hoạt động 1: Ôn luyện tập đọc Kiểm tra 10 em theo thứ tự danh sách HS. Ò Nhận xét, đánh giá. - Cho HS lên bảng bốc thăm chọn bài tập đọc. - 10 HS bốc thăm và xem lại bài chuẩn bị KT. Hoạt động 2: Viết chính tả ( HĐ cả lớp) GV theo dõi, kiểm tra, uốn nắn những HS nào viết còn lúng túng. Đặc biệt lưu ý đến các em Phương Tú, Nhật, Phương Nam GV đọc bài. 1-2 HS đọc lại GV yêu cầu HS nêu những từ khó viết có trong bài. GV phân tích từ khó và yêu cầu HS viết vào bảng con. Ò Nhận xét. GV đọc lại bài, nhắc nhở cách trình bày GV đọc bài cho học sinh viết. GV đọc soát lỗi. HS dùng bút chì gạch chân lỗi sai. - HS đổi vở soát lỗi GV thu từ 5 – 6 vở chấm. Ò Nhận xét, sửa lỗi. * Lưu ý đến nhóm có các em Phương Tú, Nhật, Phương Nam cần hỗ trợ, giúp đỡ. 3. Hoạt động Vận dụng: - Yêu cầu HS đọc lại bài viết của mình. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau: Ôn cuối học kì I ( tiết 5 ) ĐIỀU CHỈNH .................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ---------------------------------------------------------- TOÁN Tiết 88: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: Củng cố: Giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong số thập phân.Tìm tỉ số phần trăm của hai số. Làm các phép tính với số thập phân.Viết các số đo đại lượng dưới dạng thập phân. Làm được bài tập phần 1, 2: bài 1, 2. * Kỹ năng: Rèn KN làm tính nhanh, đúng, chính xác. * Thái độ: HS yêu thích học toán - Phát triển năng lực: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề và giao tiếp toán học II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Bảng phụ.SGK, VBT. 2. Học sinh: SGK, vở, sự chuẩn bị bài trước ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Phương pháp: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm,phương pháp hợp tác, IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động Khởi động: Khởi động bằng trải nghiệm * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Cách tiến hành: - Lớp trưởng điều khiển cho HS chơi TC: Ai nhiều điểm nhất. 2. Hoạt động Thực hành: Bài 1: Củng cố cách cộng hai số thập phân * Phần 1: Hoạt động cá nhân Bài 1: Khoanh vào B. Bài 2: Khoanh vào C. Bài 3: Khoanh vào C. * Phần 2: Bài 1: Hoạt động cá nhân - Lưu ý: GV hướng dẫn trực tiếp các em Trâm, Hùng - Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập và tự làm bài - GV quan sát, hỗ trợ các em. - Chia sẻ kết quả trước lớp. Bài 2: Hoạt động cá nhân - Lưu ý: GV hướng dẫn trực tiếp các em Nhật, Việt, Trâm - Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập và tự làm bài - GV quan sát, hỗ trợ các em. - Chia sẻ kết quả trước lớp. Chú ý : khuyến khích sự nỗ lực học tập của các em yêu thích môn Toán làm các BT còn lại, GV kiểm tra cách làm bài. 4. Hoạt động Vận dụng : Bài tập PTNL học sinh: Bài 3: Cá nhân - Cho HS đọc bài và tự làm bài vào vở. - Gv quan sát, uốn nắn HS. Bài giải Chiều rộng của hình chữ nhật là: 15 + 25 = 40(m) Chiều dài của hình chữ nhật là: 2400 : 40 = 60(m) Diện tích hình tam giác MDC là: 60 x 25 : 2 = 750(m2) Đáp số: 750m2 5. Hoạt động Vận dụng – Sáng tạo : a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học vào trong cuộc sống thực tiễn b. Cách tiến hành: - GV nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị tiết sau. ĐIỀU CHỈNH .................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ---------------------------------------------- Buổi chiều: KHOA HỌC HỖN HỢP I. MỤC TIÊU: Sau bài học, hs biết: - Cách tạo ra một hỗn hợp - Kể tên một số hỗn hợp. - Nêu mốt số cách tách một số chất trong hỗn hợp. - Dọn vệ sinh sau khi thực hành - Phát triển năng lực: NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, chia sẻ trong nhóm. NL giải quyết vấn đề và sáng tạo II. CHUẨN BỊ: - GV: SGK - HS: SGK,VBT. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Phương pháp hỏi đáp Phương pháp quan sát Phương pháp thảo luận nhóm IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động Khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Cách tiến hành: - Cán sự lớp điều hành các bạn chơi- Chơi TC : Ai thông minh hơn học sinh lớp 5? - GV chuyển ý vào bài mới. 2. Hoạt động Hình thành kiến thức: * Hoạt động 1: Thực hành “Tạo một hỗn hợp gia vị” + Tạo ra một hỗn hợp gia vị gồm muối tinh, mì chính và hạt tiêu. + Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất nào ? + Hỗn hợp là gì ? - GV kết luận : + Muốn tạo ra một hỗn hợp, ít nhất phải có hai chất trở lên và các chất đó phải trộn lẫn với nhau. + Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau có thể tạo thành một hỗn hợp. 3. Hoạt động Thực hành: * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm - GV Kl * Hoạt động 3: Trò chơi “ Tách các chất ra khỏi hỗn hợp ” - GV đọc câu hỏi SGK và yêu cầu các nhóm thảo luận rồi ghi đáp án vào bảng. + Đề xuất 1: Để cát lắng xuống dưới đáy li, dùng thìa múc cát ra: + Đề xuất 2: Để cát lắng xuống dưới đáy li, nhẹ nhàng đổ nước trong li ra, để lại phần cát dưới đáy li. + Đề xuất 3 :Bịt miệng li khác bằng giấy lọc và bông thấm nước, đổ hỗn hợp nước và cát trắng ở trong li qua li có giấy lọc. 4. Hoạt động Vận dụng : * Hoạt động 4: HS thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp. HS thực hành theo nhóm 4 - HS đọc ghi nhớ. 5. Hoạt động Vận dụng - Sáng tạo: - GV tóm tắt nội dung bài. - Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau. ĐIỀU CHỈNH .................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ---------------------------------------------- TIẾNG VIỆT ÔN CUỐI HỌC KÌ I ( tiết 5 ) I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: Viết được lá thư cho người thân ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyện của bản thân trong học kì 1, đủ 3 phần, đủ nội dung cần thiết. * Kỹ năng: Rèn KN viết thư. * Thái độ: Phát triển tư duy ngôn ngữ. - Phát triển năng lực: NL văn học, NL ngôn ngữ; NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: : Phiếu viết tên từng bài tập đọc. Bút dạ, giấy khổ to kẻ sẵn bảng BT2 2. Học sinh: SGK, vở, sự chuẩn bị bài trước ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - PP vấn đáp, PP thảo luận nhóm IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động Khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Cách tiến hành: - Tổ chức chơi trò chơi: Chicken dance - Gv nhận xét, đánh giá, chuyển ý vào bài 2. Hoạt động Thực hành: a/ Mục tiêu: Củng cố kĩ năng đọc hiểu. b/ Cách tiến hành Hoạt động 1: HĐ cả lớp:HS đọc yêu cầu và gợi ý. - GVKL: + Phần nội dung nên viết: Kể lại kết quả học tập và rèn luyện của mình trong học kỳ I. Đầu thư: Thăm hỏi tình hình sức khoẻ, cuộc sống của người thân. Nội dung chính kể về kết quả học tập, rèn luyện sự tiến bộ của em trong học kỳ I và quyết tâm trong học kỳ II. Cuối thư viết lời chúc, lời hứa hẹn, chữ ký, ký tên. 3. Hoạt động Vận dụng: Hoạt động 2: HS viết thư - GV đọc bài tham khảo. - Học sinh đọc yêu cầu bài tập. - HS làm bài vào vở. - HS nối tiếp nêu bài làm của mình. - HS khác nhận xét. 4. Hoạt động Vận dụng - Sáng tạo: - GV nhận xét tiết học - Dặn HS chuẩn bị bài sau. ĐIỀU CHỈNH .................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ---------------------------------------------- THỂ DỤC ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI, ĐỔI CHÂN KHI ĐI ĐỀU SAI NHỊP TRÒ CHƠI: CHẠY TIẾP SỨC THEO VÒNG TRÒN I. MỤC TIÊU - Thực hiện được động tác đi đều vòng phải, vòng trái, cách đổi chân khi đi đều sai nhịp. - Chơi trò chơi"Chạy tiếp sức theo vòng tròn". YC biết cách chơi và tham gia chơi được. II. SÂN TẬP, DỤNG CỤ - Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ. GV chuẩn bị 1 còi. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC I.Mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học. - HS chạy chậm thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên xung quanh sân tập. - Ôn các động tác của bài thể dục đã học. - Trò chơi"Số chẳn số lẽ". II.Cơ bản: - Ôn đi đều vòng phải, vòng trái và đổi chân khi đi đều sai nhịp. Chia lớp thành các tổ tập luyện theo khu vực đã qui định.Các tổ trưởng điều khiển tổ của mình tập. GV quan sát để sửa sai hoặc giúp đỡ HS thực hiện chưa tốt. - Thi đi đếu theo 2 hàng dọc, lần lượt từng tổ lên thực hiện. - Chơi trò chơi"Chạy tiếp sức theo vòng tròn". GV nhắc lai cách chơi rồi mới cho HS chơi. III.Kết thúc: - Đi thường theo nhịp và hát. - GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét, đánh giá kết quả bài học. - Về nhà ôn động tác đi đều. ĐIỀU CHỈNH ...................................................................................................................................................................................................................................................................................... -------------------------------------------------------- Luyện Toán: ÔN LUYỆN HÌNH TAM GIÁC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh các kiến thức đã học về hình tam giá. 2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng. 3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận. * Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 2 trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu. II. CHUẨN BỊ : - Hệ thống bài tập III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động Khởi động: - GV cho HS hát một bài hát. - GV giới thiệu nội dung ôn tập. 2. Hoạt động Thực hành: Bài 1. Tam giác ABC có diện tích là 27cm2, chiều cao AH bằng 4,5cm. Tính cạnh đáy của hình tam giác? Bài 2. Hình tam giác có diện tích bằng diện tích hình vuông cạnh 12cm. Tính cạnh đáy hình tam giác biết chiều cao 16cm? Bài 3. Hình chữ nhật ABCD có: AB = 36cm; AD = 20cm BM = MC; DN = NC . Tính diện tích tam giác AMN? Bài 4. Một mảnh đất hình tam giác có độ dài đáy là 45m, chiều cao tương ứng bằng đáy. Tính diện tích mảnh đất đó. ĐIỀU CHỈNH .............................................................................................................................................................................................................................................................................................. ------------------------------------------------------------------------------------ Thứ sáu ngày 4 tháng 1 năm 2019 Buổi sáng: THỂ DỤC BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG. TRÒ CHƠI: “ CHẠY TIẾP SỨC THEO VÒNG TRÒN” I. MỤC TIÊU - Ôn tập lại bài thể dục phát triển chung. - Chơi trò chơi "Chạy tiếp sức theo vòng tròn".YC biết cách chơi và tham gia chơi được. II. SÂN TẬP, DỤNG CỤ - Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ. GV chuẩn bị 1 còi. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC I.Mở đầu - GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học. - Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập. - Chơi trò chơi"Kết bạn" * Thực hiện bài thể dục phát triển chung. II.Cơ bản: - Sơ kết học kì I. GV cùng HS hệ thống lại những kiến thức, kĩ năng đã học trong học kì(kể cả tên gọi, cách thực hiện). + Khi sơ kết và nhắc lại các kiến thức kĩ năng trên, GV chọn một số em thực hiện các động tác đã học. + Sau đó GV có thể nhận xét, kết hợp nêu những sai lầm thường mắc và cách sửa để HS nắm được động tác kĩ thuật. - Trò chơi"Chạy tiếp sức theo vòng tròn". Cả lớp cùng chơi dưới sự điều khiển của GV. III.Kết thúc: - Đứng tại chỗ vỗ tay, hát. - GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét. - Về nhà ôn bài thể dục và các động tác RLTTCB. ĐIỀU CHỈNH .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... -------------------------------------------------------- TIẾNG VIỆT ÔN CUỐI HỌC KÌ I ( tiết 6 ) I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học, tốc độ khoảng 110 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2- 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an Tuan 18 Lop 5_12511564.docx
Tài liệu liên quan