I. MỤC TIÊU.
- Biết viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân. HS làm BT1, 2(a), 3 SGK
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Bảng nhóm, bảng phụ ghi bảng đơn vị đo khối lượng.
III. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
28 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 776 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài dạy tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: 1. MỸ THUẬT
(GVC)
TIẾT: 2. ĐẠO ĐỨC
(GV2)
TIẾT: 2. TIẾNG VIỆT (TT)
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU.
Luyện tập củng cố về từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm và từ nhiều nghĩa, về các từ ngữ thuộc các chủ điểm đã học, luyện viết đoạn văn miêu tả cảnh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- CBNDLT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
1. HDHS làm BT
Bài: 1.
Xếp các từ sau thành các nhóm từ đồng nghĩa với nhau.
Oi ả, gan lì, giản dị, đơn sơ, oi nồng, dỗ dành, vỗ về, an ủi, nóng nực, mộc mạc, dũng cảm, gan góc.
- GV gọi ý nhóm 1 có nghĩa chung là nóng, nhóm 2 nghĩa chung là gan, táo bạo, nhóm 3 nghĩa chung là giản dị, nhóm 4 nghĩa chung là an ủi động viên. HS dựa vào nghĩa đó để phân thành nhóm.
Bài: 2.
Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: hồi hộp, vắng lặng, nghèo khổ, đơn sơ, chân thành, khó khăn, phức tạp.
Chọn 1 cặp từ trái nghĩa vừa tìm được rồi đặt câu.
VD: Bước vào phòng thi, em rất hồi hộp nhưng một lúc sau, em bình tĩnh lại ngay.
Bài: 3.
a. Đặt câu với mỗi từ đồng âm sau:
+ bản: - Làng bản, rừng núi chìm trong biển mây mù.
- Mẫu đơn này được phô tô thành hai bản.
+ sắc: - Con dao này rất sắc.
- Mẹ em đang sắc thuốc cho bà ngoại.
b. Đặt câu với từ nhiều nghĩa:
+ quả. - Quả đất luôn luôn quay quanh mình nó.
- Mẹ mua cho em một quả bóng rất đẹp
+ gáy: - Quyển sách này đã rách gáy.
- Em bị bạn Nam ném sau gáy.
Bài: 4.
Viết bài văn ngắn tả một cảnh đẹp thanh bình ở quê em.
- GV gợi ý cho HS lựa chọn cảnh để miêu tả, có thể tả nhiều cảnh hoặc có thể tả một cảnh nổi bật mà em cho là đẹp nhất.
2. Chữa bài.
___________________________________________________________
TIẾT: 4. ATGT
BIỂN BÁO HIỆU GT ĐƯỜNG BỘ
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- HS biết và giải thích nội dung 23 biển báo hiệu giao thông đã học.
- HS hiểu ý nghĩa, nội dung 10 biển báo hiệu GT mới.
2. Kĩ năng:
- Giải thích sự cần thiết của biển báo hiệu GT.
- Mô tả được các biển báo đó băng lời nói hoặc bàng hình vẽ ; Để nói cho những người khác biết về nộidung của các biển báo hiệu GT.
3. Thái độ:
- Có ý thức tuân theo những hiệu lệnh của biển báo hiệu GT khi đi đường.
- Tham gia tuyên truyền, vận động mọi người, thực hiện luật GTĐB.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Phiếu học tập.
- Các biển báo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Trò chơi phóng viên.
- 1HS làm phóng viên nêu câu hỏi cho các bạn trong lớp trả lời.
- Ở gần nhà bạn có loại biển báo gì?
- Những biển báo đó được đặt ở đâu?
- Những người ở đó có biết nội dung các biển báo đó không?
- Họ có thấy các biển báo đó có ích gì không?
Hoạt động 2: Ôn lại các biển báo đã học.
- Cho học sinh nhắc lại các biển báo đã học, mô tả hình dạng, màu sắc.
- Biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn.
- GV kết luận.
Hoạt động 3: Nhận biết các biển báo hiệu
- Cho HS quan sát các loại biển báo.
- Xác định, phân loại, mô tả hình, màu sắc của các biển báo đó.
- Biển báo cấm.
- Biển báo nguy hiểm.
- Biển báo chỉ dẫn.
- GV kết luận
3. Củng cố - dặn dò:
Chuẩn bị bài Kĩ năng đi xe đạp an toàn.
- Thảo luận nhóm.
- Phát biểu trước lớp.
- Học sinh thảo luận và tìm đúng loại biển báo
- Nhóm nào xong trước được biểu dương.
- Trình bày trước lớp.
- Lớp mhận xét, bổ sung.
- Thảo luận nhóm 4.
- Tìm và phân loại biển báo, mô tả....
- Phát biểu trước lớp.
- Lớp góp ý, bổ sung.
______________________________________________________
Thứ 4 ngày 31 tháng 10 năm 2018
TIẾT: 1. TOÁN
VIẾT CÁC SỐ ĐO DIỆN TÍCH DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU.
Giúp HS:
- Biết cách viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Kẻ sẵn bảng đơn vị đo diện tích theo thứ tự từ lớn đến bé.
- Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
2.1. HDHS Ôn tập về các đơn vị đo diện tích
a) Bảng đơn vị đo diện tích
- GV chỉ bảng viết sẵn.
- Kể tên các đơn vị đo diện tích theo thứ tự từ lớn đến bé ?
b) Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích liền kề
- Mối quan hệ giữa m2 với dm2 và m2 với dam2 ?
- Nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo diện tích liền kề ?
c) Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích thông dụng
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích km2, ha với m2. Quan hệ giữa km2 và ha ?
2.2. HDHS viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân
a) Ví dụ 1:
- Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm 3m2 5 dm2 = . . . m2
b) Ví dụ 2:
- Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm 42dm2 = . . . m2
HDHS thực hành
Bài: 1.
- Nêu yêu cầu của bài.
Cả lớp làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm.
- Cho HS nhận xét
- GV chữa bài
- Cả lớp sửa bài.
Bài: 2.
- Nêu yêu cầu của bài.
- HS Làm bài vào vở, 1em làm bảng phụ - HS nhận xét, GV Chữa bài.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện thêm
- HS lắng nghe
- 1 HS lên bảng viết vào bảng.
- 1 m2 =100dm2 = dam2
+ Mỗi đơn vị đo diện tích gấp 100 lần đơn vị đo bé hơn tiếp liền nó.
+ Mỗi đơn vị đo diện tích bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền nó.
1 km2 = 1 000 000m2
1 ha = 10 000m2
1km2 = 100ha
1ha = km2 = 0,01 km2
HS thảo luận cặp đôi làm bài
3m2 5 dm2 = 3,05 m2
42 dm2 = 0,42 m2
- 1HS nêu yêu cầu -làm bài.
a) 56dm2 = 0,56m2
b) 17dm2 23cm2 = 17,23dm2
c) 23cm2 = 0,23dm2
d) 2cm2 5mm2 = 2,05 cm2
- HS nêu yêu cầu, làm bài
a) 1654m2 = 0,1654ha
b) 5000m2 = 0,5ha
c) 1ha = 0,01km2
d) 15ha = 0,15km2
__________________________________________________________
TIẾT: 2. KỸ THUẬT
(GV2)
TIẾT: 3. KỂ CHUYỆN (KHÔNG HỌC)
LUYỆN ĐỌC: CÁI GÌ QUÝ NHẤT?
I. MỤC TIÊU.
- HS Luyện đọc thành thạo, đọc đúng và đọc diễn cảm.
- Đọc đúng các từ khó trong các bài luyện đọc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- CB bài LĐ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1:
- Chia lớp thành 3 nhóm
Nhóm 1: Những học sinh năng khiếu
Nhóm 2 : Những học sinh đạt chuẩn.
Nhóm 3: Những học sinh chưa đạt chuẩn .
Hoạt động 2:
GV yêu cầu tong nhóm luyện đọc.
Nhóm 1:
- Luyện đọc diễn cảm.
- Yêu cầu đọc hay hấp dẫn.
- GV TCTV Cho các em trong nhóm.
Nhóm 2:
- Yêu cầu đọc trôi chảy đọc ngắt nghỉ đúng dấu câu.
- GV quan sát kĩ từng em để giúp các em sửa lỗi trong các lần đọc
Nhóm 3:
- Đối tượng này cần phải nhẹ nhàng và giúp đỡ các em một cách tỉ mỉ.
- Yêu cầu đọc rõ ràng từng tiếng, từ đúng chính tả.
Hoạt động 3:
- GV nhận xét các nhóm và nhận xét từng em.
- GV nhắc nhở các em về nhà luyện đọc
- Học sinh luyện đọc theo yêu cầu của giáo viên.
- Học sinh đọc và các bạn khác nhận xét
- Từng học sinh luyện đọc.
- Học sinh luyện đọc và học sinh khác nhận xét
__________________________________________________________
TIẾT: 4. TẬP ĐỌC
ĐẤT CÀ MAU
I. MỤC TIÊU.
- Đọc diễn cảm toàn bài, biết nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm làm nổi bật và tính cách kiên cường của người Cà Mau.
- Hiểu ý nghĩa bài văn: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên ở Cà Mau góp phần hun đúc nên tính cách kiên cường của người Cà Mau.
- GD HS ý thức bảo vệ môi trường.
- GDMT: (khai thác trực tiếp)
+ Hiểu về môi trường sinh thái ở đất mũi Cà Mau, hiểu về con người nơi đây được nung đúc và lưu truyền tinh thần thượng võ để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng của Tổ Quốc ; từ đó yêu quý con người và vùng đất này.
TCTV: Đất nẻ chân chim.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Bản đồ Việt Nam ; tranh ảnh về cảnh thiên nhiên, con người trên mũi Cà Mau, nếu có.
- Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc
III. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
GV giới thiệu bài (kết hợp chỉ bản đồ, giới thiệu tranh ảnh ): Trên bản đồ Việt Nam hình chữ S, Cà Mau là mũi đất nhô ra ở phí Tây Nam tận cùng của Tổ quốc. Thiên nhiên ở đây rất khắc nghiệt nên cây cỏ, con người cũng có những đặc điểm rất đặc biệt. Bài Đất Cà Mau của nhà văn Mai Văn Tạo sẽ cho các em biết về điều đó.
a. Luyện đọc:
- 1 em đọc bài
- Cho HS quan sát tranh SGK
- Chia đoạn
+ Đoạn 1 : Từ đầu cơn dông.
+ Đoạn 2 : Tiếp theo thân cây đước.
+ Đoạn 3 : Phần còn lại.
- Đọc nối đoạn.
- Luyện đọc nối trong nhóm:
- Gọi 3 em đọc lại bài.
- GV đọc mẫu
b. Tìm hiểu bài:
*Đoạn 1: Từ đầu đến nổi cơn dông.
H: Mưa ở Cà Mau có gì khác thường ?
H: Mưa hối hả là mư như thế nào?
H: Đoạn văn này tả cảnh gì?
*Đoạn 2:
H: Cây cối trên đất Cà Mau được mọc ra sao?
H: Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào?
H: Đoạn văn này tả cảnh gì Cà Mau?
*Đoạn 3: Phần còn lại
H: Người dân Cà Mau có tính cách như thế nào ?
H: Đoạn 3 tả cái gì ?
H: Qua bài văn này em hiểu và cảm nhận được điều gì về con người và thiên nhiên ở Cà Mau?
- GV ghi bảng ND cho HS nhắc lại
c. Luyện đọc diễn cảm:
- 3 em đọc lại bài
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 3 ở bảng phụ.
- GV đọc mẫu
- Luyện đọc trong nhóm
- Cho HS thi đọc
3. Củng cố - dặn dò:
- Một HS nhắc lại nội dung của bài.
- Nhận xét tiết học
- HS đọc lại bài Cái gì quý nhất ?
- HS lắng nghe
- 1 em khá đọc bài
- Lần 1 đọc kết hợp luyện phát âm tiếng khó: mưa rất phũ, phập phều
- Lần 2 luyện đọc kết hợp giải nghĩa các từ khó sgk.
- Luyện đọc trong nhóm cho nhau nghe
- 3 em đọc, cả lớp theo dõi
- Theo dõi cô đọc
1 em đọc đoạn 1, lớp đọc thầm
- Mưa ở Cà Mau là mưa dông: rất đột ngột, dữ dội nhưng chóng tạnh.
- Mưa rất nhanh ào ào đến như con người hối hả làm một việc gì đó.
- Tả mưa ở Cà Mau
- 1 em đọc, cả lớp đọc thầm
- Cây cối mọc thành chòm, thành rặng ; rễ dài cắm sâu vào lòng đất để chống chọi được với thời tiết khắc nghiệt.
- Nhà cửa được dựng dọc những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì ; từ nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước.
- Đất, cây cối và nhà cửa ở Cà Mau.
- 1 em đọc to trước lớp
- Người Cà Mau thông minh, giàu nghị lực, thượng võ, thích kể và thích nghe những chuyện kì lạ về sức mạnh và trí thông minh của con người.
- Tính cách người Cà Mau.
- HS nối tiếp nhau nêu và bổ sung thành nội dung chính
- Nhắc lại nội dung chính.
- 3 em đọc bài nối tiếp. Cả lớp nhận xét nêu giọng đọc mỗi đoạn.
- HS theo dõi GV đọc
- Luyện đọc nhóm đôi đoạn 3.
- 3 em thi đọc trước lớp cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
___________________________________________________________
TIẾT: 5. HDHSTH
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC MÔN TOÁN + TIẾNG VIỆT, . . .
I. MỤC TIÊU.
- HS luyện viết.
- HS làm được các bài tập ở vở bài tập thực hành Toán tuần 7, 8.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
Hoạt động 1:
- YC HS luyện viết
Hoạt động 2: HDHS tự học
* HDHS làm bài tập ở vở bài tập TH Toán tuần 7, 8.
- HS làm bài.
- Nhận xét, chữa bài
III. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
__________________________________________________________
Thứ 5 ngày 01 tháng 10 năm 2018
TIẾT: 1. TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU.
- Biết viết các số đo độ dài, số đo khối lượng, số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
- Làm BT 1, 2, 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Phiếu HT, BP.
III. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
HDHS luyện tập
Bài: 1. (Nhóm 4)
- HS đọc đề bài và làm bài.
- 1 em lên bảng làm cả lớp làm vào vở.
- GVChữa bài, cả lớp theo dõi.
Bài: 2. (Nhóm 2)
- HS đọc yêu cầu, làm bài, nêu miệng.
- GV nhận xét, chữa bài
Bài: 3.
(Làm vở chấm, 1 em làm BP)
- Cho HS đọc yêu cầu, làm bài.
- 1 HS lên bảng trình bày
- GV nhận xét, chữa bài
3. Củng cố - dặn dò:
- GV tổng kết tiết học.
- HS lắng nghe
- 1 em nêu yêu cầu.
a) 42m34cm = 42,34 m
b) 56m29cm = 562,9dm
c) 6m 2cm = 6,02 m
d) 4352m = 4,352km
- HS làm bài.
a) 500 g = 0,5 kg
b) 347 g = 0,347kg
c) 1,5 tấn = 1500 kg
- HS làm bài
a) 7 km2 = 7 000 000m2
4 ha = 40 000 m2
8,5ha = 85 000 m2
30 dm2 = 0,3 m2
515 dm2 = 5,15 m2
__________________________________________________________
TIẾT: 2. TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH - TRANH LUẬN
I. MỤC TIÊU.
- Nêu được những lí lẽ, dẫn chứng bước đầu biết diễn đạt gãy gọn, rõ ràng trong thuyết trình, tranh luận một vấn đề đơn giản.
- GDKNS:
+ Thể hiện sự tự tin (nêu được những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục diễn đạt gãy gọn, thái độ bình tĩnh, tự tin).
+ Lắng nghe tích cực (lắng nghe tơn trọng người cùng tranh luận).
+ Hợp tác (hợp tác luyện tập thuyết trình, tranh luận).
II. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
HDHS luyện tập
Bài tập: 1.
- Nêu nội dung của bài
- Gọi 5 em đọc lại bài: Cái gì quý nhất
- Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận với nhau vấn đề gì?
- Ý kiến của mỗi bạn như thế nào?
- Mỗi bạn đưa ra lí lẽ gì để bảo vệ ý kiến của mình?
- Thầy giáo muốn thuyết phục 3 bạn điều gì?
- Thầy đã lập luận như thế nào?
H: Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận như thế nào?
- Qua câu chuyện các em thấy khi muốn tham gia tranh luận và thuyết phục người khác một vấn đề nào đó thì cần phải có những điều kiện nào?
- GV nhấn mạnh: Khi thuyết trình, tranh luận về một vấn đề nào đó, ta phải có ý kiến riêng, biết nêu lí lẽ để bảo vệ ý kiến một cách có lí có tình, thể hiện sự tôn trọng người đối thoại
Bài tập: 2.
- GV phân tích VD, giúp HS hiểu thế nào là mở rộng thêm lí lẽ và dẫn chứng.
- Phân công mỗi nhóm đóng 1 nhân vật ; suy nghĩ, trao đổi, chuẩn bị lí lẽ và dẫn chứng cho cuộc tranh luận (ghi ra nháp).
Bài tập: 3.
- Cho HS thảo luận cặp
- Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- Những câu trả lời đúng được sắp xếp theo trình tự: bắt đầu từ điều kiện quan trọng, căn bản nhất:
* GV cùng HS phân tích: Phải nói theo ý kiến của số đông không phải là điều kiện của thuyết trình, tranh luận. Khi tranh luận không nhất thiết ý kiến của số đông là đúng. Người tham gia thuyết trình, tranh luận cần có bản lĩnh, có suy nghĩ riêng, biết đưa lí lẽ và dẫn chứng để bảo vệ ý kiến, thuyết phục mọi người.
Kết luận: Khi thuyết trình, tranh luận, để tăng sức thuyết phục và đảm bảo phép lịch sự, người nói cần có thái độ ôn tồn, hoà nhã, tôn trọng người đối thoại ; tránh nóng nảy, vội vã hay bảo thủ, gây ồn ào không chịu nghe ý kiến đúng của người khác.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Đọc đoạn mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn tả con đường.
- 1 em nêu yêu cầu.
- HS làm việc theo nhóm, viết kết quả vào V
- Cái gì quý nhất trên đời
- Hùng cho: Lúa gạo là quý nhất
- Quý cho: Vàng là quý nhất.
- Nam cho: Thì giờ là quý nhất
- Hùng: Llúa gạo nuôi sống con người.
Quý: Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo.
Nam: Có thì giờ mới làm ra đựơc lúa gạo, vàng bạc.
- Khẳng định cái đúng của 3 HS: lúa gạo, vàng, thì giờ đều rất quý, nhưng chưa phải là quý nhất mà quý nhất là người lao động.
- Nêu ra ý kiến mới sâu sắc hơn: (lập luận có lí): không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị. Vì vậy, người lao động là quý nhất.
- Thầy rất tôn trọng người tranh luận và lập luận có lí có tình.
- Phải hiểu vấn đề phải có ý kiến riêng, có dẫn chứng và tôn trọng người tranh luận.
- Đọc yêu cầu BT2 và VD mẫu.
- HS thảo luận nhóm 4
- Đại diện các nhóm thực hiện cuộc trao đổi, tranh luận.
- Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá cao những nhóm tranh luận sôi nổi, HS đại diện nhóm biết mở rộng lí lẽ và nêu dẫn chứng cụ thể làm cho lời tranh luận giàu sức thuyết phục.
- 1, 2 HS đọc nội dung BT3. cả lớp đọc thầm lại.
- HS thảo luận cặp sắp xếp các ý theo thứ tự.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả.
ĐK1: Phải có hiểu biết về vấn đề được thuyết trình, tranh luận, nếu không không thể tham gia thuyết trình, tranh luận.
ĐK2: Phải có ý kiến riêng về vấn đề được thuyết trình, tranh luận. Không có ý kiến riêng nghĩa là không hiểu sâu sắc vấn đề, hoặc không dám bày tỏ ý kiến riêng, sẽ nói dựa, nói theo người khác.
ĐK3: Phải biết cách nêu lí lẽ và dẫn chứng: Có ý kiến rồi còn phải biết cách trình bày, lập luận để thuyết phục người đối thoại.
___________________________________________________________
TIẾT: 3. KHOA HỌC
THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS
I. MỤC TIÊU.
Giúp HS:
- Nắm được các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễn HIV.
- Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV và gia đình họ.
- Có thái độ đúng, thân thiện, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.
KNS:
- Kĩ năng XĐ giá trị bản thân tự tin và có ứng xử phù hợp.
- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông chia sẻ, tránh phân biệt kì thị với người nhiễm HIV
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- GV: Tranh minh họa (SGK)
III. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- Bệnh HIV/AIDS là gì ?
- Vi rút HIV được lây truyền như thế nào?
- Nêu cách phòng tránh lây nhiễm HIV/AISD?
- GV nhận xét đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ1: Trò chơi tiếp sức " HIV lây truyền"
-Yêu cầu: HS viết các hành vi có nguy cơ nhiễm HIV, và hành vi không có nguy cơ lây nhiễm.
- Tổ chức cho HS trình bày
*KL: HIV không lây qua tiếp xúc thông thường như nắm tay, ăn cơm cùng mâm, GDKNS
HĐ2: Đóng vai" Tôi bị nhiễm HIV"
- Yêu cầu HS đóng vai thể hiện các hành vi ứng xử đối với người bị lây nhiễm HIV
- Tổ chức cho HS trình bày
- Đặt câu hỏi cho HS thảo luận:
+ Các em nghĩ thế nào về cách ứng xử?
+ Các em thấy người bị nhiễm HIV cảm nhận thế nào trong mỗi tình huống?
- Tổng kết (SGK)
- GV GDKNS cho các em
HĐ3: Quan sát thảo luận
- Yêu cầu HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi (SGK)
* KL: HIV không lây qua tiếp xúc thông thường .Những người bị nhiễm HIV có ....
3.Củng cố - dặn dò:
- Bệnh HIV/AISD có lây truyên qua việc tiếp xúc thông thường không? Liên hệ thực tế hành vi ứng xử người bị nhiễm HIV
- Liên hệ giáo dục.
- Nhận xét tiết học
- Xác định được các hành vi tiếp xúc thông thường
- Hoạt động theo nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày
- 2-3 HS nêu lại kết luận.
+ Biết được trẻ bị nhiễm HIV có quyền được học tập, vui chơi,sống hoà hợp cùng cộng đồng
- Hoạt động nhóm.
- Các nhóm trình bày về hành vi ứng xử
- Hoạt động cả lớp.
- HS nhắc lại
+ Khắc sâu kiến thức cho HS về hành vi đối xử với người bị nhiễm HIV.
- Hoạt động cá nhân (Quan sát các hình trang 36, 37 SGK trả lời câu hỏi).
- HS nghe và nhắc lại
TIẾT: 4. THỂ DỤC
(GV2)
________________________________________________________
Chiều thứ 5 ngày 01 tháng 11 năm 2018
TIẾT: 1. ĐẠI LÍ
CÁC DÂN TỘC VÀ SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ
I. MỤC TIÊU: Giúp HS
- Biết được sự phân bố dân cư ở Việt Nam (có nhiều dân tộc, mật độ dân số cao, tập trung nhiều ở thành phố và các vùng đồng bằng).
- Sử dụng bảng số liệu, lược đồ dân cư ở mức độ đơn giản để nhận biết một số đặc điểm của sự phân bố dân cư ở nước ta (HS học tốt nêu được hậu quả của sự phân bố dân cư không đồng đều giữa đồng bằng và vùng núi)
- Có ý thức tôn trọng, đoàn kết các dân tộc.
- Đồng bằng đất chật người đông; ở miềm núi dân cư thưa thớt – Mối quan hệ giữa việc dân số đông với việc khai thác môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- GV: Lược độ mật độ dân số Việt Nam; Tranh minh họa các dân tộc Việt Nam
III. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- Năm 2004, nước ta có bao nhiêu dân? Dân số nước ta đứng thứ mấy trong các nước Đông Nam Á ?
- Dân số tăng nhanh gây khó khăn gì trong việc nâng cao đời sống nhân dân? Tìm một ví dụ cụ thể về hậu quả của việc tăng dân số nhanh ở địa phương em.
- GV nhận xét đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ 1: Các dân tộc
- Yêu cầu đọc SGK.
- GV: Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? Dân tộc nào có đông nhất ? Sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống ở đâu ?
- GV cho HS quan sát tranh, yêu cầu HS kể tên một số dân tộc ít người
- GV chốt ý – Liên hệ GD về tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc.
HĐ 2: Mật độ dân số Việt Nam .
- GV nêu: Mật độ dân số là số dân trung bình sống ...
- GV yêu cầu HS đọc bảng số liệu về mật độ dân số của một nước Châu Á .
+ So sánh mật độ dân số nước ta với mật độ dân số một số nước Châu Á. Kết quả so sánh chứng tỏ điều gì ?.
- GV kết luận.
HĐ 3: Sự phân bố dân cư ở Việt Nam
- GV Yêu cầu HS nêu tên lược đồ và cho biết lược đồ giúp ta biết điều gì ?
- Yêu cầu HS quan sát lược đồ và nêu: Các vùng có mật độ dân số trên 1000 người/km2 ? Những vùng nào có mật độ dân số từ 501 đến 1000 ng/km2? Các vùng có mật độ dân số từ trên 100 đến 500 ng/km2 ? Vùng có mật độ dân số dưới 100ng/km2 ?
- Gọi HS trình bày
- Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở những vùng nào? Vùng nào dân cư sống thưa thớt ?
- Vùng đồng bằng, vùng ven biển đất chật người đông gây ra những khó khăn gì?
- Vùng núi dân cư sống thưa thớt ở vùng núi gây khó khăn gì cho việc phát triển kinh tế?
- 3/4 dân số nước ta tập trung ở nông thôn vì sao?
- GV tổng kết, kết hợp GDBVMT
3. Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên gọi HS đọc phần ghi nhớ.
- HS đọc.
- Hoạt động cả lớp
- HS nêu, lớp nhận xét bổ sung
- HS nghe.
- HS nghe giảng
- HS đọc
- HS làm việc theo nhóm 2
- HS: Lược đồ mật độ dân số Việt Nam. Lược đồ cho ta biết sự phân bố dân cư ở nước ta.
- HS làm việc theo nhóm 2
- Đại diện nhóm trình bày (Chỉ trên lược đồ)
- Hoạt động cả lớp
- Thiếu đất sản xuất...dư thừa lao động, thiếu việc làm .(HS học tốt nêu)
- Nhiêu tài nguyên nhưng thiếu lao động cho hoạt động sản xuất. (HS học tốt nêu)
- Làm nghề nông
____________________________________________________________
TIẾT: 2. TOÁN (TT)
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU.
Củng cố cách viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân. Luyện giải toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- CBNDLT
III. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
1. HDHS làm bài tập
Bài: 1. Viết các số đo độ dài sau dưới dạng số đo có tên đơn vị là:
a. Mét.
4m 7dm ; 15m 5cm ; 12m 5cm ; 8m9dm 2cm ; 5dm ; 7dm 3cm; 23dm; 6m 5mm ; 125cm ; 1305mm; 13dm5mm 2060mm
b. Km
13km 8hm ; 2008m ; 12km 5hm 6m ; 5km 6dam
Bài: 2. Viết các số đo khối lượng sau dưới dạng số đo có tên đơn vị là:
a. Kg.
12kg 6hg 5dag ; 120 dag ; 6 hg 7g ; 2005g ; 12kg 34g
b. Tạ.
675 kg ; 1567 kg ; 12tạ 12kg ; 3tạ 7 yến ; 12yến 5kg
c. Tấn
1500kg ; 45 tạ 3 yến ; 5802 kg ; 12tạ 6 yến ; 123 yến
Lưu ý: HS số đo độ dài và số đo khối lương mỗi đơn vị ứng với 1 chữ số.
Bài: 3. Viết số đo diện tích sau dưới dạng số đo có tên đơn vị là:
a. mét vuông.
234 dm2 ; 2307cm2 ; 17m2 65dm2 ; 50dm245cm2 ; 305dm2
b.dam2
657 m2 ; 3dam25m2 ; 23m2 ; 1ha 4dam2 20m2
Lưu ý: Số đo diện tích mỗi đơn vị đo ứng với 2 chữ số.
Bài: 4. Một mảnh đất hình chữ nhật có chu vi là 300m, chiều dài gấp rưỡi chiều rộng.
a. Tính diện tích mảnh đất ra m2, ha?
b. Trên mảnh đất này người ta trồng lúa,cứ 3m2 thu được 2kg thóc.Tính số thóc thu được trên thửa ruộng ra tấn?
HD: Tính nửa chu vi, vẽ sơ đồ rồi giải theo dạng toán tổng và tỉ số.
2. HDHS chữa bài.
Gọi HS lần lượt lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét bổ sung và chữa bài vào vở.
TIẾT: 3. GDKNS
(GV2) _______________________________________________________
Thứ 6 ngày 02 tháng 11 năm 2018
TIẾT: 1. TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU.
Giúp HS:
- Biết viết các số đo độ dài, khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân với các đơn vị khác nhau.
- Quyên, Phúc, Thoạt làm bài 1, 2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
HDHS luyện tập
Bài: 1.
- Cho Hs đọc yêu cầu, làm bài.
- 1 HS lên bảng trình bày
- GV nhận xét, chữa bài
Bài: 2.
- Cho HS đọc yêu cầu
- GV treo bảng phụ ghi nội dung bài tập cho HS thi “ Tiếp sức”.
- GV nhận xét kết quả.
Bài: 3.
- Nêu yêu cầu của bài
- YC làm bài vào vở
- GV chấm một số bài
- GV nhận xét, chữa bài
- Cả lớp sửa bài.
Bài: 4.
- Làm tương tự bài trên
- Nêu yêu cầu của bài
- Cho HS làm nháp – nêu miệng
- GV nhận xét, chữa bài
Bài: 5. (HSNK)
3. Củng cố - dặn dò:
- GV tổng kết tiết học.
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào nháp, 1em lên bảng làm.
a) 3m6dm = 3 m = 3,6m
b) 4dm = m = 0,4m
c) 34m5cm = 34m = 34,05m
d) 345cm = 3cm = 3,45m
3,2 tấn = 3200kg
0,502 tấn = 502 kg
2,5 tấn = 2500kg
0,021 tấn = 21 kg
- HS đọc đề và làm bài .
a) 42dm4cm = 42dm = 42,4dm
b) 56cm9mm = 56mm = 56,9mm
c) 26m2cm = 26m = 26,02m
- HS đọc đề và làm bài.
a) 3kg5g = 3 kg = 3,005kg
b) 30 g = kg = 0,030kg
c) 1103g = 1kg = 1,103kg
______________________________________________________
TIẾT: 2. KHOA HỌC
PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI
I. MỤC TIÊU.
Giúp HS
- Nắm được một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại; Biết được nguy cơ khi bản thân có thể bị xâm hại.
- Biết cách phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại.
- Giáo dục HS ý thức phòng tránh bị xâm hại và nhắc nhở mọi người cùng đề cao cảnh giác.
KNS:
- Kĩ năng phân tích, phán đoán các tình huống có nguy cơ bị xâm hại
- Kĩ năng ứng phó, ứng xử phù hợp khi rơi vào tình huống có nguy cơ bị xâm hại.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- GV: Phiếu ghi sẵn một số tình huống.
III. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- Những trường hợp tiếp xúc nào không bị lây nhiễm HIV/AIDS ?
- Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với người nhiễm HIV và gia đình họ?
- Tại sao chúng ta cần phải giúp đỡ những người bị nhiễm HIV/AIDS ?
- GV nhận xét đánh giá.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ 1:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an Tuan 9 Lop 5_12494664.doc