I. MỤC TIÊU:
* Kiến thức:
- Biết chia một số thập phân cho một số thập phân.
- Vận dụng để tìm x và giải toán có lời văn.
* Kỹ năng:
- Rèn KN tính chính xác và trình bày khoa học. Làm BT 1 (a,b,c), bài (2a), bài 3.
* Thái độ:
- HS yêu thích học toán
* GDKNS: KN nhận thức, KN tư duy, KN tự xác định giá trị.
- Phát triển năng lực: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề và giao tiếp toán học
40 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 659 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài dạy tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần học 15, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
00
- Dặn ôn bài và chuẩn bị bài sau.
ĐIỀU CHỈNH
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------------------------
Buổi chiều:
TIN HỌC
( GV chuyên dạy )
----------------------------------------------
TIN HỌC
( GV chuyên dạy )
----------------------------------------------
TIẾNG ANH
( GV chuyên dạy )
----------------------------------------------
TIẾNG ANH
( GV chuyên dạy )
---------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 13 tháng 12 năm 2018
Buổi sáng:
LỊCH SỬ
CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU - ĐÔNG 1950
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Tường thuật sơ lược được diễn biến chiến dịch Biên giới trên lược đồ:
+ Ta mở chiến dich Biên giới nhằm giải phóng một phần biên giới, củng cố và mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế.
+ Mở đầu ta ýân công cứ điểm Đông Khê.
+ Mất Đông Khê, địch rút quân khỏi Cao Bằng theo đường số 4, đồng thời đưa lực lượng lên để chiếm lại Đông Khê.
+ Sau nhiều ngày đêm giao tranh quyết liệt quân Pháp đóng trên đường số 4 phải rút chạy.
+ Chiến dịch Biên giới thắng lợi, Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng.
2. Kĩ năng: Kể lại được tấm gương anh hùng La Văn Cầu : Anh La Văn Cầu có nhiệm vụ đánh bộc phá vào lô cốt phía đông bắc cứ điểm Đông Khê . Bị trúng đạn, nát một phần cánh tay phải nhưng anh đã nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu .
3. Thái độ: Tự hào về truyền thống lịch sử của cha ông.
-Phát triển năng lực:Mạnh dạn khi giao tiếp, trình bày rõ ràng, ngắn gọn, nói đúng nội dung cần trao đổi; năng lực hợp tác, chia sẻ trong nhóm
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: SGK, một số tài liệu về chiến dịch ĐBP.
2. Học sinh: SGK, vở, sự chuẩn bị bài trước ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Phương pháp: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động Khởi động:
* Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới.
* Cách tiến hành:
- Cán sự lớp cho các bạn thi kể tên các cuộc khởỉ nghĩa lớn
- GV kết nối, chuyển vào bài mới
2. Hoạt động Hình thành kiến thức:
Mục tiêu: -Kể lại một số sự kiện về chiến dich Điện Biên Phủ.
Tiến hành:
Hoạt động 1: Ta quyết định mở chiến dịch biên giới Thu - Đông 1950.
- Dùng bản đồ Việt Nam hoặc lược đồ vùng Bắc Bộ sau đó giới thiệu:
+ Các tỉnh trong căn cứ địa Việt Bắc
+ Từ 1948 đến giữa năm 1950 ta mở một loạt các chiến dịch quân sự và giành được nhiều thắng lợi. Trong tình hình đó, thực dân Pháp âm mưu cô lập căn cứ địa Việt Bắc: Chúng khoát chặt biên giới Việt – Trung.
+ Nếu để Pháp tiếp tục khóa chặt biên giới Việt - Trung, sẽ ảnh hưởng gì đến căn cứ địa Việt Bắc và kháng chiến của ta?
=> Nếu tiếp tục để địch đóng quân tại đây và khoá chặt Biên giới Việt - Trung thì căn cứ địa Việt Bắc bị cô lập, không khai thông được đường liên lạc quốc tế.
+ Vậy nhiệm vụ của kháng chiến lúc này là gì?
=> Cần phá tan âm mưu kkhoá chặt biên giới của địch, khai thông biên giới, mở rộng quan hệ quốc tế.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Nội dung thảo luận:
+ Diễn biến kết quả chiến dịch Biên giới Thu - Đông.
=> Trận Đông Khê. Ngày 16-9-1950 ta nổ súng tấn công Đông Khê. Địch ra sức cố thủ. Với tinh thần quyết thắng, bộ đội ta đã anh dũng chiến đấu. Sáng 18-9-1950 quân ta chiếm được cứ điểm Đông Khê.
- Pháp bị cô lập, chúng buộc phải rút khỏi Cao Bằng, theo đường số 4. Sau nhiều ngày giao tranh, quân địch ở đường số 4 phải rút chạy.
- Diệt và bắt sống hơn 8000 tên địch v.v... Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng.
Hoạt động 3: Ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu - đông 1950
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi: Nêu điểm khác nhau chủ yếu của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 với chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
=> Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 ta chủ động mở và tấn công địch. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 địch tấn công ta, ta đánh lại và giành chiến thắng.
- Điều đó cho thấy sức mạnh của quân và dân ta như thế nào so với những ngày đầu kháng chiến?
=> Quân đội ta đã lớn mạnh và trưởng thành.
+ Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 có tác động thế nào đến địch? Mô tả những điều em thấy trong hình 3.
=> Địch thiệt hại nặng nề. Hàng nghìn tên tù binh mệt mỏi. Trông chúng thật thảm hại.
- GV chốt kiến thức.
- Rút ra bài học SGK
- Lưu ý: 4 HS mức 1, 2 nhắc lại.
3. Hoạt động Vận dụng:
Hoạt động 4: Làm việc cá nhân
* Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới thu-đông 1950
- HS quan sát tranh và nêu suy nghĩ về hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới thu-đông.
- GV nhận xét chốt KT
4. Hoạt động Vận dụng – Sáng tạo:
- GV cho HS nhắc lại nội dung bài học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
ĐIỀU CHỈNH
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------------------------------------
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI ( tả hoạt động )
I. MỤC TIÊU:
* Kiến thức:
- Nêu được nội dung chính của từng đoạn, những chi tiết tả hoạt động của nhân vật trong bài văn( BT1).
- Viết được một bài văn tả hoạt động của một người.
* Kỹ năng:
- Rèn KN biết viết và trình bày đoạn văn.
* Thái độ:
- HS có ý thức học tốt.
- Phát triển năng lực:Mạnh dạn khi giao tiếp, trình bày rõ ràng, ngắn gọn Năng lực hợp tác, năng lực quan sát, chia sẻ trong nhóm
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: bảng phụ, VBT
2. Học sinh: SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
PP quan sát, PP đàm thoại, PP thảo luận nhóm
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động Khởi động:
* Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới.
* Cách tiến hành:
- Lớp trưởng điều khiển lớp hát bài: Khăn quàng thắm mãi vai em.
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới.
2. Hoạt động Thực hành:
Mục tiêu: - Nêu được nội dung chính của từng đoạn, những chi tiết tả hoạt động của nhân vật trong bài văn( BT1).
- Viết được một bài văn tả hoạt động của một người.
Tiến hành:
Bài 1: HĐ nhóm đôi
+ Xác định đoạn của bài văn?
+ Nêu nội dung chính của từng đoạn?
+ Tìm những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm trong bài văn?
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
+ Đoạn 1: Bác Tâm.. loang ra mãi.
Đoạn 2: Mảng đường hình chữ nhật. Khéo như vá áo.
Đoạn 3: Còn lại.
+ Đoạn 1: Tả bác Tâm đang vá đường.
Đoạn 2: Tả kết quả lao động của bác Tâm.
Đoạn 3: Tả bác Tâm đứng ngắm mảng đường đã vá xong.
- Những chi tiết tả hoạt động:
+ Tay phải cầm búa, tay trái xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nháy vào chỗ trũng.
+ Bác đập búa đều đều xuống những viên đá, hai tay đưa lên, hạ xuống nhịp nhàng.
+ Bác đứng lên vươn vai mấy cái liền.
3. Hoạt động Vận dụng:
Bài 2: Làm việc cá nhân
- GV y/c HS hãy giới thiệu người mình định tả.
- Cách trình bày đoạn văn?
- Nội dung đoạn văn?
- GV nhận xét đánh giá .
* Lưu ý: HS mức 1,2 có thể gặp khó khăn, GV quan sát, giúp đỡ các em
4. Hoạt động Vận dụng – Sáng tạo:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau
ĐIỀU CHỈNH
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------
TOÁN
TIẾT 73: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
* Kiến thức:
- Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và vân dụng để tính giá trị của biểu thức, giải toán có lời văn.
- Làm được các BT1(a,b), BT2a), BT.
* Kỹ năng:
- Rèn KN làm tính nhanh, đúng, chính xác.
* Thái độ:
- HS yêu thích học toán
- Phát triển năng lực:Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề và giao tiếp toán học
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ.SGK, VBT.
2. Học sinh: SGK, vở, sự chuẩn bị bài trước ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Phương pháp: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm,phương pháp hợp tác,
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động Khởi động:
* Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới.
* Cách tiến hành:
- Lớp trưởng điều khiển cho các bạn chơi trò chơi TC: Trời mưa, trời mưa
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới.
2. Hoạt động Thực hành:
Mục tiêu: - Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và vân dụng để tính giá trị của biểu thức, giải toán có lời văn.
Tiến hành:
Bài tập 1a, b,c: Hoạt động cá nhân.
- Dự kiến: Nam Anh, Khải làm bài xong trước .
- Lưu ý hoạt động làm bài của em Nhật, Yến, Việt
* GV chốt đáp án, củng cố bài toán chia một số thập phân cho một số tự nhiên và chia một số thập phân cho một số thập phân.
a) 266,22 : 34 = 7,83
c) 91,08 : 3,6 = 25,3
b) 483 : 35 = 13,8
Bài tập 2a) : Hoạt động nhóm bàn
- Lưu ý hoạt động làm bài của em Phương Nam, Yến, ..
- Dự kiến: HS nhóm nào làm xong trước thì đi giúp đỡ các bạn chậm hơn.
- GV chốt cách làm đúng.
a) ( 128,4-73,2) : 2,4- 18,32
=55,2 : 2,4 -18,32
=23 – 18,32
= 4,68
* Củng cố cách tính giá trị của biểu thức có chứa đồng thời dấu ngoặc đơn và dấu tính khác.
Bài tập 3: Hoạt động nhóm bàn
- Lưu ý hoạt động của các em Hoàng Anh, Yến, Ngọc Anh..
- GV chốt cách giải đúng.
Động cơ đó chạy được số giờ là:
120: 0,5 = 240 ( giờ)
Đ/S: 240 giờ
3. Hoạt động Vận dụng:
- HS nêu cách thực hiện chia một số thập phân cho một số tự nhiên
- Giao bài tập cho HS: Đặt tính rồi tính:
a, 45,5 : 12
b, 394,2 : 73
- Dặn chuẩn bị bài sau.
4. Hoạt động Vận dụng - Sáng tạo:
ĐIỀU CHỈNH
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------------------------
Buổi chiều:
KHOA HỌC
CAO SU
I. MỤC TIÊU:
* Kiến thức:
- Nhận biết một số tính chất của cao su
- Nêu được công dụng của cao su.
- Nêu được một số cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
* Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích tổng hợp, KN tự xác định giá trị.
* Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn đồ đạc bằng cao su.
* GDKNS: Từ việc nêu tính chấ và công dụng của cao su, GV liên hệ về ý thức bảo vẹ và khai thác nguồn tài nguyên hợp lí tránh sự suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường do sản xuẩt nguyên liệu gây ra.
- Phát triển năng lực: NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, chia sẻ trong nhóm. NL giải quyết vấn đề và sáng tạo
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Phiếu bài tập.
2. HS: Sưu tầm tranh, ảnh, một số đồ dùng bằng thủy tinh.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Phương pháp hỏi đáp
Phương pháp quan sát
Phương pháp thảo luận nhóm
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động Khởi động:
* Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới.
* Cách tiến hành:
- Cán sự lớp điều hành các bạn chơi- Chơi TC : Gió thổi
- GV chuyển ý vào bài mới.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức:
Mục tiêu: - Nhận biết một số tính chất của cao su
- Nêu được công dụng của cao su.
- Nêu được một số cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
Tiến hành:
Hoạt động 1: Tính chất của cao su.
*Tiến trình đề xuất
1. Tình huống xuất phát và nêu vấn đề:
H: Em hãy kể tên các đồ dùng được làm bằng cao su?
- GV tổ chức trò chơi “Truyền điện” để HS kể được các đồ dùng làm bằng cao su
-Kết luận:
H: Theo em cao su có tính chất gì?
2. Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS
- GV yêu cầu HS mô tả bằng lời những hiểu biết ban đầu của mình vào vở ghi chép khoa học về những tính chất của cao su.
- HS làm việc theo nhóm 4: tập hợp các ý kiến vào bảng nhóm
- Các nhóm đính bảng phụ lên bảng lớp và cử đại diện nhóm trình bày
3. Đề xuất câu hỏi( dự đoán/ giả thiết) và phương án tìm tòi.
- Từ những ý kiến ban đầu của của HS do nhóm đề xuất, GV tập hợp thành các nhóm biểu tượng ban đầu rồi hướng dẫn HS so sánh sự giống và khác nhau của các ý kiến trên
- Tổ chức cho HS đề xuất các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức tìm hiểu về tính chất của cao su.
-Ví dụ HS có thể nêu:
+ Cao su có tan trong nước không?
+ Cao su có cách nhiệt được không?
+ Khi gặp lửa, cao su có cháy không?...
- GV tổng hợp , chỉnh sửa và nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung tìm hiểu về tính chất của cao su và ghi lên bảng.
+ Tính đàn hồi của cao su như thế nào?
+Khi gặp nóng, lạnh hình dạng của cao su thay đổi như thế nào?
+ Cao su có thể cách nhiệt, cách điện được không?
+ Cao su tan và không tan trong những chất nào?
3. Hoạt động Thực hành:
4. Thực hiện phương án tìm tòi:
- GV yêu cầu HS viết câu hỏi dự đoán vào vở Ghi chép khoa học trước khi làm thí nghiệm nghiên cứu.
- GV gợi ý để các em làm thí nghiệm:
* Với nội dung tìm hiểu cao su có tính đàn hồi tốt HS làm thí nghiệm: Ném quả bóng cao su xuống sàn nhà hoặc kéo căng 1 sợi dây cao su. Quan sát, nhận xét và kết luận.
* Với nội dung tìm hiểu cao su ít bị biến đổi khi gặp nóng, lạnh, HS làm thí nghiệm: đổ nước sôi vào 1 li thủy tinh, li kia đổ đá lạnh đập nhỏ, sau đó bỏ vài sợi dây cao su vào cả hai li.
*Để biết được cao su cháy khi gặp lửa, GV sử dụng thí nghiệm: đốt nến, đưa sợi dây cao su vào ngọn lửa.
* Với nội dung cao su có thể cách nhiệt, HS làm thí nghiệm: Đổ nước sôi vào li thủy tinh, sau đó lấy miếng cao su bọc bên ngoài li thủy tinh. Yêu cầu HS sờ tay vào miếng cao su bọc bên ngoài li thủy tinh.
* Với nội dung cao su có thể cách điện GV làm thí nghiệm: dùng mạch điện đã chuẩn bị thắp sáng bóng đèn, sau đó thay dây dẫn điện bằng đoạn dây cao su.
* Với nội dung: Cao su tan và khụng tan trong những chất nào, HS làm thí nghiệm:
Bỏ miếng cao su lót ở mặt trong nắp ken vào nước. Bỏ miếng cao su ấy vào xăng
- Tổ chức cho các nhóm trình bày thí nghiệm
5.Kết luận, kiến thức:
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả
- GV hướng dẫn HS so sánh kết quả thí nghiệm với các suy nghĩ ban đầu của mình ở bước 2 để khắc sâu kiến thức và đói chiếu với mục Bạn cần biết ở SGK
- GV kết luận về tính chất của cao su:
- Cao su có tính đàn hồi tốt; ít bị biến đổi khi gặp nóng, lạnh; cách điện, cách nhiệt tốt; không tan trong nước, tan trong một số chất lỏng khác; cháy khi gặp lửa.
Hoạt động 2: Công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
+ Có mấy loại cao su ?
- Có 2 loại cao su.
+ Đó là những loại nào ?
- Cao su tự nhiên và cao su nhân tạo.
+ Cao su được dùng để làm gì?
- Cao su được sử dụng làm săm lốp xe, làm các chi tiết của một số đồ điện....
+ Cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su
- Không để ngoài nắng, không để hoá chất dính vào, không để ở nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.
4. Hoạt động Vận dụng:
- Gọi 4 HS lần lượt nêu lại : nguồn gốc , tính chất , công dụng , cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su .
- Về học bài và chuẩn bị bài mới : Chất dẻo
5. Hoạt động Vận dụng – Sáng tạo:
ĐIỀU CHỈNH
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------------------------
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại cái đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân theo gợi ý của SGK.
- HS( M3,4) kể được câu chuyện ngoài SGK .
2. Kĩ năng: Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện, biết nghe và nhận xét lời kể của bạn .
3. Thái độ: Giáo dục tinh thần quan tâm đến nhân dân của Bác.
- Phát triển năng lực:Mạnh dạn khi giao tiếp, biết lắng nghe người khác; trình bày rõ ràng, ngắn gọn, nói đúng nội dung cần trao đổi. KN tự nhận thức về bản thân; KN kiên định.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tranh minh họa truyện.
2. Học sinh: SGK, vở, sự chuẩn bị bài trước ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động Khởi động:
* Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới.
* Cách tiến hành:
- Lớp trưởng điều khiển cho các bạn chơi trò chơi TC: Truyền điện
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức:
Mục tiêu: Hiểu được yêu cầu của đề và chuẩn bị câu chuyện mình định kể
Tiến hành:
Hoạt động 1: HĐ cả lớp:
H/dẫn HS hiểu đề bài.
- Đề bài: Hãy kể một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.
- GV Gạch dưới: đã nghe, đã đọc, góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.
- Dự kiến: HS mức 1. 2 có thể chưa chuẩn bị đúng câu chuyện, GV định hướng để HS lựa chọn câu chuyện sẽ kể.
3. Hoạt động Thực hành
Mục tiêu : - Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu vì hạnh phúc của nhân dân theo gợi ý của SGK; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
Tiến hành:
Hoạt động 2: Kể chuyện theo nhóm
- Thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Nhắc nhở học sinh trước khi kể:
+ Kể xong cần trao đổi với bạn về nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
- Lưu ý: HS mức 1. 2 có thể chưa kể được cả câu chuyện chỉ yêu cầu kể 1 đoạn chuyện.
4. Hoạt động Vận dụng:
- Em học tập được điều gì từ những tấm gương em vừa kể?
- HS liên tiếp đứng lên phát biểu.
5. Hoạt động Vận dụng – Sáng tạo:
- Dặn HS về kể chuyện cho người thân nghe
- Chuẩn bị bài sau
ĐIỀU CHỈNH
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------------------------
THỂ DỤC
BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG - TRÒ CHƠI"THỎ NHẢY"
I. MỤC TIÊU
- Thực hiện cơ bản đúng các động tác đã học của bài TD phát triển chung.
- Chơi trò chơi"Thỏ nhảy".YC biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
- Địa điểm: sân trường.
- Phương tiện: còi...
- Dự kiến PP: quan sát, làm mẫu, luyện tập
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC
1, Phần mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Đi đều vòng quanh sân tập kết hợp với hát.
- Khởi động các khớp, chơi trò chơi "Tìm người chỉ huy"
- Kiểm tra 6 động tác TD đã học.
2, Phần cơ bản
- Ôn bài thể dục phát triển chung.
GV chỉ định một số HS ở các tổ lần lượt lên thực hiện từng động tác, có tính chất nhắc lại kĩ thuật động tác để HS cả lớp biết.
- Chia tổ tập luyện theo từng khu vực, dưới sự hướng dẫn của tổ trưởng.
* Thi xem tổ nào có nhiều người thực hiện bài thể dục đúng và đẹp nhất.
Từng tổ lên thực hiện bài thể dục 1 lần tổ trưởng điều khiển.
- Chơi trò chơi"Thỏ nhảy"
GV nêu tên trò chơi,cùng HS nhắc lại cách chơi, kết hợp cho 1-2 HS ra làm mẫu, sau đó cho cả lớp cùng chơi.
3. Phần kết thúc:
- Nhảy thả lỏng, cúi người thả lỏng, hít thở sâu.
- Trò chơi"số chẳn số lẻ".
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét đánh giá kết quả bài học, về nhà ôn các động tác TD đã học.
ĐIỀU CHỈNH
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------------------------
Luyện Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh :
- Nắm vững cách tính toán nhân, chia, cộng, trừ giữa số thập phân và số tự nhiên.
- Rèn kỹ năng cộng, trừ, nhân số thập phân, một số nhân 1 tổng, giải toán có liên quan.
- Giúp HS chăm chỉ học tập.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động Khởi động:
- GV cho HS hát một bài hát.
- GV giới thiệu nội dung ôn tập.
2. Hoạt động Thực hành:
Bài tập 1: Đặt tính rồi tính:
a) 7,2 : 6,4 b) 28,5 : 2,5
c) 0,2268 : 0,18 d) 72 : 6,4
Lời giải:
a) 1,125 b) 11,4
c) 1,26 d) 11,25
Bài tập 2: Tính bằng 2 cách:
a) 2,448 : ( 0,6 x 1,7)
b) 1,989 : 0,65 : 0,75
Lời giải:
a) 2,448 : ( 0,6 x 1,7)
= 2,448 : 1,02
= 2,4
Cách 2: 2,448 : ( 0,6 x 1,7)
= 2,448 : 0,6 : 1,7
= 4,08 : 1,7
= 2,4
b) 1,989 : 0,65 : 0,75
= 3,06 : 0,75
= 4,08
Cách 2: 1,989 : 0,65 : 0,75
= 1,989 : ( 0,65 x 0,75)
= 1,989 : 0,4875
= 4,08
Bài tập 3: Tìm x:
a) X x 1,4 = 4,2
b) 2,8 : X = 2,3 : 57,5
Lời giải:
a) X x 1,4 = 4,2
X = 4,2 : 1,4
X = 3
b) 2,8 : X = 2,3 : 57,5
2,8 : X = 0,04
X = 2,8 : 0,04
X = 70
Bài tập 4: (HSKG)
Một mảnh đất hình chữ nhật có diện tích 161,5m2, chiều rộng là 9,5m. Tính chu vi của khu đất đó?
Lời giải:
Chiều dài mảnh đất đó là:
161,5 : 9,5 = 17 (m)
Chu vi của khu đất đólà:
(17 + 9,5) x 2 = 53 (m)
Đáp số: 53 m.
ĐIỀU CHỈNH
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 14 tháng 12 năm 2018
Buổi sáng:
THỂ DỤC
BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG - TRÒ CHƠI"THỎ NHẢY"
I. MỤC TIÊU
- Thực hiện cơ bản đúng các động tác đã họccủa bài TD phát triển chung.
- Chơi trò chơi"Thỏ nhảy".YC biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. SÂN TẬP, DỤNG CỤ
- Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ. GV chuẩn bị 1 còi.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC
I. Mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Chạy chậm thành vòng tròn quanh sân tập.
- Khởi động các khớp: Cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông.
- Trò chơi" Tìm chỗ trống".
II.Cơ bản:
- Ôn bài thể dục phát triển chung.
GV chỉ định một số HS ở các tổ lần lượt lên thực hiện từng động tác, có tính chất nhắc lại kĩ thuật động tác để HS cả lớp biết.
- Chia tổ tập luyện theo từng khu vực, dưới sự hướng dẫn của tổ trưởng.
* Thi xem tổ nào có nhiều người thực hiện bài thể dục đúng và đẹp nhất.
Từng tổ lên thực hiện bài thể dục 1 lần tổ trưởng điều khiển.
- Chơi trò chơi"Thỏ nhảy"
GV nêu tên trò chơi,cùng HS nhắc lại cách chơi, kết hợp cho 1-2 HS ra làm mẫu, sau đó cho cả lớp cùng chơi.
III.Kết thúc:
- Nhảy thả lỏng, cúi người thả lỏng, hít thở sâu.
- Trò chơi"số chẳn số lẻ".
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét đánh giá kết quả bài học, về nhà ôn các động tác TD đã học.
ĐIỀU CHỈNH
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỔNG KẾT VỐN TỪ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được một số từ ngữ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn theo yêu cầu của BT1, BT2 .
- Tìm được một số từ ngữ tả hình dáng của người theo yêu cầu của BT3 ( chọn 3 trong số 5 ý a, b, c, d, e).
- Viết được đoạn văn tả hình dáng người thân khoảng 5 câu theo yêu cầu của BT4
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ chính xác khi tả hình dáng một người.
3. Thái độ: Thể hiện tình cảm thân thiện với mọi người.
- Phát triển năng lực: Tự thực hiện nhiệm vụ cá nhân, làm việc trong nhóm, lớp
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên: bảng phụ, VBT
2. Học sinh: SGK, vở, sự chuẩn bị bài trước ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- PP: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động Khởi động:
* Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới.
* Cách tiến hành:
- Cán sự lớp điều khiển các bạn chơi trò chơi: Đi chợ mua gì?
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới.
2. Hoạt động Thực hành:
Mục tiêu: - Nêu được một số từ ngữ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, bạn bè, thầy trò theo yêu cầu của BT1, BT2.
- Tìm được một số từ ngữ tả hình dáng của người theo yêu cầu của BT3 ( chon 3 trong số 5 ý a, b,c ,d ,e).
- Viết được đoạn văn tả hình dáng người thân khoảng 5 câu theo yêu cầu của BT4.
Tiến hành:
Bài tập 1: Cá nhân=> Nhóm
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- HS hoạt động nhóm
- Gọi đại diện nhóm trình bày
- GV nhận xét kết luận lời giải đúng.
Đáp án
+ Người thân trong gia đình: cha mẹ, chú dì, ông bà, cụ, thím, mợ, cô bác, cậu, anh,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an Tuan 15 Lop 5_12496296.docx