Thiết kế bài dạy tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần học 22

I. MỤC TIÊU

- Thực hiện được động tác tung và bắt bóng theo nhóm 2-3 người.

- Thực hiện được nhảy dây kiểu chân trước chân sau.

- Thực hiện được động tác bật cao.

- Thực hiện tập phối hợp chạy - mang vác.

- Chơi trò chơi"Trồng nụ trồng hoa". YC biết cách chơi và tham gia chơi được.

II. SÂN TẬP, DỤNG CỤ

- Sân tập sạch sẽ, an toàn.

- GV chuẩn bi còi, bóng, mỗi em 1dây nhảy.

III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC

I.Mở đầu:

- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học.

- Lớp chạy chậm thành vòng tròn xung quanh sân tập.

- Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối.

- Chơi trò chơi"Nhảy lướt sóng".

 

docx35 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 623 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài dạy tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần học 22, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
húng ta sẽ thất bại. c) Nếu không vì mải chơi thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập. * Dự kiến: HS cần giúp đỡ: Trác Linh, Nhật, Phương Nam 4. Hoạt động vận dụng – sáng tạo: a) Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học để liên hệ thực tế b) Cách tiến hành: Nêu câu hỏi ứng dụng cho hs . Thêm cặp từ chỉ quan hệ để hoàn chỉnh câu ghép sau: ....không mải chơi....Nam đã thi đỗ. - Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ. ĐIỀU CHỈNH .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------- TOÁN TIẾT 107: DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN HÌNH LẬP PHƯƠNG I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: - Biết được hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt. - Biết tính diện tích diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. - HS làm bài tập 1,2. * Kỹ năng: Rèn kĩ năng làm tính nhanh, đúng, chính xác. *Thái độ: HS yêu thích học toán. - Phát triển năng lực: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề và giao tiếp toán học II. CHUẨN BỊ: * Giáo viên: : SGK, VBT. * Học sinh: SGK, vở, sự chuẩn bị bài trước ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Phương pháp: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm,phương pháp hợp tác, IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động khởi động: a) Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. b) Cách tiến hành: - Lớp trưởng điều khiển cho các bạn chơi trò chơi : Truyền điện. - GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 2. Hoạt động hình thành kến thức: a) Mục tiêu: - Biết được hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt. - Biết tính diện tích diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. b) Cách tiến hành: * Ví dụ : - Gọi 1 HS đọc ví dụ trong SGK ( trang 111) - GV cho HS quan sát mô hình trực quan về hình lập phương. + Các mặt của hình lập phương đều là hình gì? + Em hãy chỉ ra các mặt xung quanh của hình lập phương? - GV hướng dẫn để HS nhận biết được hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt có 3 kích thước bằng nhau, để từ đó tự rút ra được quy tắc tính. * Quy tắc: (SGK – 111) + Muốn tính diện tích xung quanh của hình lập phương ta làm thế nào? + Muốn tính diện tích toàn phần của hình lập phương ta làm thế nào? * Ví dụ: Một hình lập phương có cạnh là 5cm. Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương - GV nêu VD hướng dẫn HS áp dụng quy tắc để tính. - HS TL nhóm –chia sẻ cách làm Bài giải Diện tích xung quanh của hình lập phương đã cho là : (5 x 5) x 4 = 100(cm2) Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là: (5 x 5) x 6 = 150(cm2) Đáp số : 100cm2 150cm2 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Hoạt động cá nhân. Mục tiêu: tính diện tích diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. HS đọc yêu cầu Làm bài - chia sẻ Bài giải: Diện tích xung quanh của hình lập phương đó là: (1,5 x 1,5) x 4 = 9 (m2) Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là: (1,5 x 1,5) x 6 = 13,5 (m2) Đáp số: 9(m2) 13,5 m2 * Dự kiến: HS cần giúp đỡ: Trác Linh, Nhật, Phương Nam Bài 2: HĐ nhóm 2 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài - HS thảo luận trong nhóm-chia sẻ Bài giải: Diện tích xung quanh của hộp đó là: (2,5 x 2,5) x 4 = 25 (dm2) Hộp đó không có nắp nên diện tích bìa dùng để làm hộp là: (2,5 x 2,5) x 5 = 31,25(dm2) Đáp số: 31,25 dm2 Dự kiến: Nam Anh, Quỳnh Anh, Lan làm nhanh sẽ giúp đỡ nhóm làm chậm 4. Hoạt động vận dụng: a) Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề liên quan đến bài học b) Cách tiến hành: - GV nêu nội dung bài ứng dụng : Người ta làm cái hộp bằng bìa không có nắp hình lập phương, cạnh 2,5dm. Tính diện tích miếng bìa đó? - HS chia sẻ - Dặn HS ôn bài, chuẩn bị bài sau: Nhân một số thập phân với một số thập phân. 5. Hoạt động vận dụng – sáng tạo: ĐIỀU CHỈNH .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------- Buổi chiều: TIN HỌC ( GV chuyên dạy ) ---------------------------------------------- TIN HỌC ( GV chuyên dạy ) ---------------------------------------------- TIẾNG ANH ( GV chuyên dạy ) ---------------------------------------------- TIẾNG ANH ( GV chuyên dạy ) --------------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm ngày 14 tháng 2 năm 2019 Buổi sáng: LỊCH SỬ BẾN TRE ĐỒNG KHỞI I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: - Biết cuối năm 1959 - đầu năm 1960, phong trào “Đồng khởi” nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam (Bến Tre là nơi tiêu biểu của phong trào “Đồng Khởi”) - Sử dụng bản đồ, tranh ảnh để trình bày sự kiện. - Ý nghĩa của phong trào "Đồng khởi" của nhân dân tỉnh Bến Tre. * Kỹ năng: Rèn KN nhận biết các sự kiện, nhân vật lịch sử. * Thái độ: GD cho HS biết tự hào về truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc ta. - Phát triển năng lực: Mạnh dạn khi giao tiếp, trình bày rõ ràng, ngắn gọn, nói đúng nội dung cần trao đổi; năng lực hợp tác, chia sẻ trong nhóm II. CHUẨN BỊ: * Giáo viên: Tranh minh họa SGK. * Học sinh: SGK, vở, sự chuẩn bị bài trước ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Phương pháp: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Cách tiến hành: - Lớp trưởng cho các bạn chơi TC: Ai hiểu biết nhiều hơn! - GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 2. Hoạt động hình thành kiến thức: a) Mục tiêu: - Biết cuối năm 1959 - đầu năm 1960, phong trào “Đồng khởi” nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam (Bến tre là nơi tiêu biểu của phong trào “Đồng khởi”) - Sử dụng bản đồ, tranh ảnh để trình bày sự kiện. - Ý nghĩa của phong trào "Đồng khởi" của nhân dân tỉnh Bến Tre. b) Cách tiến hành Hoạt động 1: Hoàn cảnh bùng nổ phong trào " Đồng khởi " Bến Tre Mục tiêu: HS nắm được: cuối năm 1959 - đầu năm 1960, phong trào “Đồng khởi” nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam (Bến tre là nơi tiêu biểu của phong trào “Đồng khởi”) HĐ cặp đôi Từng cặp đôi thảo luận theo hệ thống câu hỏi sau: + Phong trào đồng khởi ở Bến Tre nổ ra trong hoàn cảnh nào? + Phong trào bùng nổ vào thời gian nào? Tiêu biểu nhất là ở đâu? Chia sẻ trong nhóm,trước lớp. KL: ( GV tham khảo trong SGV) - Lưu ý hoạt động làm bài của nhóm có em Trác Linh, Nhật, Phương Nam 3. Hoạt động thực hành: Hoạt động 2: Phong trào đồng khởi của nhân dân tỉnh Bến Tre Mục tiêu: HS trình bày được sự kiện và nêu ý nghĩa của phong trào "Đồng khởi" của nhân dân tỉnh Bến Tre. - Thảo luận nhóm : theo hệ thống câu hỏi sau: + Thuật lại sự kiện ngày 17- 1- 1960? + Sự kiện này ảnh hưởng gì đến các huyện khác ở Bến Tre? + Kết quả của phong trào ? + Phong trào có ảnh hưởng gì đến phong trào đấu tranh của nhân dân như thế nào? + Ý nghĩa của phong trào? Chia sẻ trong nhóm,trước lớp. - Ngày 17- 1- 1960 nhân dân huyện Mỏ Cày đứng lên khởi nghĩa mở đầu cho phong trào " Đồng khởi" tỉnh Bến Tre. - Cuộc khởi nghĩa ở Mỏ Cày, phong trào nhanh chóng lan ra các huyện khác. - Trong 1 tuần lễ ở Bến Tre đã có 22 xã được giải phóng hoàn toàn, 29 xã khác tiêu diệt ác ôn giải phóng nhiều ấp. - Phong trào đã trở thành ngọn cờ tiên phong, đẩy mạnh cuộc đấu tranh của đồng bào MN ở cả nông thôn và thành thị. Chỉ tính trong năm 1960 có hơn 10 triệu lượt người bao gồm cả nông dân công nhân trí thức tham gia ... - Phong trào mở ra thời kì mới cho phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam: nhân dân miền Nam cầm vũ khí chống quân thù, đẩy Mĩ và quân đội Sài Gòn vào thế bị động .. 4. Hoạt động vận dụng: a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề có liên quan trong thực tiễn. b) Cách tiến hành: GV nêu câu hỏi - Hs chia sẻ trước lớp - Nêu ý nghĩa của phong trào đồng khởi? - HS đọc lại phần ghi nhớ - Dặn học sinh học và chuẩn bị bài sau: Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta. 5. Hoạt động vận dụng – sáng tạo: ĐIỀU CHỈNH .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------------------- TẬP LÀM VĂN ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: Nắm vững kiến thức đã học về cấu tạo bài văn kể chuyện, về tính cách nhân vật trong truyện và ý nghĩa truyện. * Kỹ năng: Rèn KN viết văn kể chuyện. * Thái độ: HS có ý thức học tập tốt. - Phát triển năng lực: Mạnh dạn khi giao tiếp, trình bày rõ ràng, ngắn gọn Năng lực hợp tác, năng lực quan sát, chia sẻ trong nhóm II. CHUẨN BỊ: * Giáo viên: bảng phụ, VBT * Học sinh: SGK, vở, sự chuẩn bị bài trước ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: PP quan sát, PP đàm thoại, PP thảo luận nhóm IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động khởi động: a) Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. b) Cách tiến hành: - Lớp trưởng điều khiển lớp hát bài: “Lớp chúng mình rất rất vui”. - GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 2. Hoạt động thực hành: a) Mục tiêu: Nắm vững kiến thức đã học về cấu tạo bài văn kể chuyện, về tính cách nhân vật trong truyện và ý nghĩa truyện. b) Cách tiến hành Bài 1: HĐ nhóm Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học về cấu tạo bài văn kể chuyện, về tính cách nhân vật trong truyện và ý nghĩa truyện. Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi theo yêu cầu. - Chia sẻ trong nhóm - Cán sự lớp điều hành các nhóm trả lời các câu hỏi. - GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng (GV đưa bảng phụ đã viết sẵn kết quả đúng). - Dự kiến: HS nhóm nào làm xong trước thì đi giúp đỡ các bạn chậm hơn. Bài 2: HĐ nhóm - HS đọc câu chuyện Ai giỏi nhất? - GV giao việc: + Các em đọc lại câu chuyện. + Khoanh tròn chữ a,b hoặc c ở ý em cho là đúng. + GV dán lên bảng 3 tờ phiếu ghi câu hỏi trắc nghiệm. - HS làm bài theo nhóm. 3. Hoạt động vận dụng: - Đại diện các nhóm sẽ trình bày kết quả. ( 3 HS lên làm bài trên phiếu.) 1. Câu chuyện có mấy nhân vật?( Bốn nhân vật) 2. Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào?( Cả lời nói và hành động) 3. Ý nghĩa của câu chuyện trên là gì?( Khuyên người ta biết lo xa và chăm chỉ làm việc.) * Dự kiến: HS cần giúp đỡ: Trác Linh, Minh Tú, Hoàng Anh 4. Hoạt động vận dụng – sáng tạo: - Dặn HS ghi nhớ những kiến thức về văn kể chuyện; đọc trước các đề văn ở tiết tiếp theo. - Nhận xét tiết học - Dặn ôn bài và chuẩn bị bài sau : Kể chuyện (KT viết). ĐIỀU CHỈNH .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... ------------------------------------------------------------ TOÁN TIẾT 108: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: Củng cố kiến thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. Vận dụng được quy tắc tính để giải một số tình huống đơn giản. Bài tập cần làm: 1, 2, 3. * Kỹ năng: Rèn KN làm tính nhanh, đúng, chính xác. * Thái độ: HS yêu thích học toán - Phát triển năng lực: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề và giao tiếp toán học. II.CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Bảng phụ.SGK, VBT. 2. Học sinh: SGK, sự chuẩn bị bài trước ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Phương pháp: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm,phương pháp hợp tác IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động khởi động: a) Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. b) Cách tiến hành: - Lớp trưởng điều khiển cho HS chơi TC: Gọi tên. HS nào được gọi tên sẽ nêu quy tắc tính DT xq hoặc DT tp hình lập phương - GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 2. Hoạt động thực hành: a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương. Vận dụng được quy tắc tính để giải một số tình huống đơn giản. b) Cách tiến hành Bài 1: Hoạt động cá nhân. Mục tiêu: Củng cố kiến thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập Cho HS đọc yêu cầu bài tập, làm bài vào vở - Mời HS trình bày kết quả trước lớp - HS khác nhận xét, bổ sung, - GV chốt kết quả đúng: 2m5cm = 2,05m Diện tích xung quanh của hình lập phương là: 2,05 x 2,05 x 4 = 16,81 (m2) Diện tích toàn phần của hình lập phương là: 2,05x 2,05 x 6 = 25,215(m2) Đáp số: Sxq: 16,81m2 Stp: 25,215m2 - GV quan sát, hỗ trợ các em thuộc mức 1, 2. Bài 2: Hoạt động nhóm bàn - HS đọc đề toán - HS thảo luận nhóm đôi,(thời gian thảo luận là 2 phút). - Gọi các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận, nêu cách gấp và giải thích kết quả. - Kết quả: chỉ có hình 3 và hình 4 là gấp được hình lập phương. Vì: - Hình 3 và hình 4 đều có thể gấp thành hình lập phương vì khi ta gấp dãy 4 hình vuông ở giữa thành 4 mặt xung quanh thì hai hình vuông trên và dưới sẽ tạo thành 2 mặt đáy trên và đáy dưới. - Đương nhiên là không thể gấp hình 1 thành một hình lập phương. - Với hình 2, khi ta gấp dãy 4 hình vuông ở dưới thành 4 mặt xung quanh thì 2 hình vuông ở trên sẽ đè lên nhau không tạo thành một mặt đáy trên và một mặt đáy dưới được. Do đó hình 2 cũng bị loại. + Hình lập phương có mấy mặt? - 6 mặt - Dự kiến: Nam Anh, Khải, Lan làm bài xong trước và đến các nhóm lắng nghe, nhận xét các nhóm. 3. Hoạt động vận dụng: Bài 3: Hoạt động cặp đôi. HS thảo luận ,chia sẻ trong nhóm-trước lớp Giải Diện tích một mặt của hình lập phương A là : 10 x 10 = 100 (cm2) Diện tích một mặt của hình lập phương B là : 5 x 5 = 25 (cm2) Diện tích một mặt của hình lập phương A gấp diện tích một mặt của hình lập phương B số lần là: 100 : 25 = 4 (lần) Vậy dtxq (toàn phần) của hình A gấp 4 lần dtxq (toàn phần) của hình B - Lưu ý hoạt động làm bài của em Trác Linh, Minh Tú, Hoàng Anh 4. Hoạt động vận dụng - sáng tạo: a) Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề liên quan đến bài học b) Cách tiến hành: - GV nêu nội dung bài ứng dụng: Một người thợ cần sơn bên trong và bên ngoài của một khối hình lập phương không có nắp, có cạnh là 1,5m .Tính DT hộp người đó cần phải sơn? - HS chia sẻ - Dặn HS ôn bài. Chuẩn bị bài: Luyện tập chung ĐIỀU CHỈNH .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------- Buổi chiều: KHOA HỌC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ VÀ NĂNG LƯỢNG NƯỚC CHẢY I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: - Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy trong đời sống và sản xuất - Sử dụng năng lượng gió: điều hòa khí hậu, làm khô, chạy động cơ gió - Sử dụng năng lượng nước chảy: quay guồng nước, chạy máy phát điện, * Kỹ năng: Rèn KN quan sát và thực hành. * Thái độ: HS yêu thích khoa học - Phát triển năng lực:NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, chia sẻ trong nhóm. NL giải quyết vấn đề và sáng tạo II. CHUẨN BỊ: - GV: Bảng phụ, bút dạ - HS: SGK, VBT III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Phương pháp hỏi đáp Phương pháp quan sát Phương pháp thảo luận nhóm IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Cách tiến hành: - Cán sự lớp điều hành các bạn chơi- Chơi TC : Thò thụt - GV chuyển ý vào bài mới. 2. Hoạt động hình thành kiến thức: a) Mục tiêu: - Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy trong đời sống và sản xuất - Sử dụng năng lượng gió: điều hòa khí hậu, làm khô, chạy động cơ gió - Sử dụng năng lượng nước chảy: quay guồng nước, chạy máy phát điện, b) Cách tiến hành v Hoạt động 1: Tìm hiểu năng lượng gió HĐ nhóm - Yêu cầu HS quan sát các tranh 1, 2, 3 SGK trang 90 thảo luận các câu hỏi: + Vì sao có gió? Nêu một số ví dụ về tác dụng của năng lượng của gió trong tự nhiên. + Con người sử dụng năng lượng gió trong những công việc gì? + Liên hệ thực tế địa phương. - Các nhóm đọc thông tin SGK kết hợp quan sát tranh ảnh thảo luận và trả lời các câu hỏi - Đại diện các nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung * GV chốt: Năng lượng gió có thể dùng để chạy thuyền buồm, làm quay tua-bin của máy phát điện, Lưu ý: nhóm có em Trác Linh, Hoàng Anh, Phương Tú 3. Hoạt động thực hành: v Hoạt động 2: Tìm hiểu năng lượng nước chảy HĐ nhóm - Yêu cầu HS quan sát các tranh 4, 5, 6 SGK trang 91 thảo luận các câu hỏi: + Nêu một số ví dụ về tác dụng của năng lượng của nước chảy trong tự nhiên. + Con người sử dụng năng lượng của nước chảy trong những công việc gì? + Kể tên một số nhà máy thủy điện mà em biết. + Liên hệ thực tế địa phương. - TL nhóm. Chia sẻ trong nhóm,trước lớp. * GV chốt: Năng lượng nước chảy có thể dùng để chuyên chở hàng hóa xuôi dòng nước, làm quay bánh xe nước đưa nước lên cao, làm quay làm quay tua-bin của máy phát điện, Lưu ý: nhóm có em Trác Linh, Hoàng Anh, Phương Tú 4. Hoạt động vận dụng: - GV yêu cầu HS trả lời: + Con người sử dụng năng lượng của nước chảy trong những công việc gì? - Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau: Sử dụng năng lượng điện. 5. Hoạt động vận dụng – sáng tạo: ĐIỀU CHỈNH .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------- KỂ CHUYỆN ÔNG NGUYỄN KHOA ĐĂNG I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Hiểu và trao đổi được với bạn bè về nội dung ý nghĩa câu chuyện. * Kỹ năng: Rèn KN nghe và kể lại được nội dung câu chuyện. * Thái độ: HS khâm phục sự thông minh, tài trí của ông Nguyễn Khoa Đăng - Phát triển năng lực: Mạnh dạn khi giao tiếp, biết lắng nghe người khác; trình bày rõ ràng, ngắn gọn, nói đúng nội dung cần trao đổi. KN tự nhận thức về bản thân; KN kiên định II. CHUẨN BỊ: * Giáo viên: : Bảng phụ. Tranh minh họa truyện * Học sinh: SGK, vở, sự chuẩn bị bài trước ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động khởi động: * Mục tiêu: Tạo hứng thú, kích thích học tập, khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới. * Cách tiến hành: - Lớp trưởng điều khiển cho các bạn chơi trò chơi TC: Chuyền hoa - GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới. 2. Hoạt động hình thành kiến thức: a) Mục tiêu: Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Hiểu và trao đổi được với bạn bè về nội dung ý nghĩa câu chuyện. b) Cách tiến hành Hoạt động 1: HĐ cả lớp: a. Giáo viên kể: * GV kể chuyện lần 1: Giọng kể thong thả, chậm rãi, nhấn giọng ở những từ ngữ tường thuật lại diễn biến của câu chuyện. * GV kể chuyện lần thứ 2 (kết hợp tranh) * Hướng dẫn học sinh kể, trao đổi ý nghĩa câu chuyện. - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS nêu nội dung từng tranh Hoạt động nhóm theo gợi ý sau: + Ông Nguyễn Khoa Đăng là người như thế nào? + Ông đã làm gì để tên trộm tiết lộ nguyên hình? + Ông đã làm gì để bắt được bọn cướp? + Ông còn làm gì để phát triển làng xóm? Định hướng câu trả lời: + Là một vị quan án có tài xét xử được dân mến phục + Ông cho bỏ tiền vào nước thì biết hắn là kẻ trộm mà kẻ trộm thì phải biết chỗ để tiền nên đánh hắn, lột mặt lạ của hắn. + Cho quân sĩ cải trang thành dân phu, khiêng những hòm có quân sĩ bên trong đi qua truông để dụ bọn cướp + Ông đưa bọn cướp đi khai khẩn đất hoang, lập đồn điền rộng lớn, đưa dân đến lập làng xóm ở hai bên truông. 3. Hoạt động thực hành: Hoạt động 2: HĐ nhóm: Hướng dẫn HS kể chuyện và tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện - Kể chuyện trong nhóm - Thi kể chuyện - Gợi ý cho HS trao đổi về ý nghĩa c/chuyện + Bạn biết gì về ông Nguyễn Khoa Đăng? + Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào? + Bạn thích nhất tình tiết nào trong truyện? - Thực hành kể chuyện,trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Cán sự lớp điều hành cho các nhóm thi kể trước lớp và nêu ý nghĩa câu chuyện. - Nhận xét, bình chọn bạn kể tốt - Nhắc nhở học sinh trước khi kể: + Chỉ cần kể đúng cốt truyện, không cần lặp lại nguyên văn từng lời thầy. + Kể xong cần trao đổi với bạn về nội dung và ý nghĩa câu chuyện. - Lưu ý: HS mức 1. 2 có thể chưa kể được cả câu chuyện chỉ yêu cầu kể 1 đoạn chuyện, hoặc kể theo kiểu tóm tắt ND. 4. Hoạt động vận dụng: - Biện pháp ông Nguyễn Khoa Đăng dùng để tìm kẻ ăn cắp và trừng trị bọn cướp như thế nào? - HS nêu lại nội dung, ý nghĩa câu chuyện . - Chuẩn bị bài sau: Kể chuyện đã nghe, đã đọc. 5. Hoạt động vận dụng – sáng tạo: ĐIỀU CHỈNH .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------- THỂ DỤC NHẢY DÂY - PHỐI HỢP MANG VÁC- TC"TRỒNG NỤ TRỒNG HOA" I. MỤC TIÊU - Thực hiện được động tác tung và bắt bóng theo nhóm 2-3 người. - Thực hiện được nhảy dây kiểu chân trước chân sau. - Thực hiện được động tác bật cao. - Thực hiện tập phối hợp chạy - mang vác. - Chơi trò chơi"Trồng nụ trồng hoa". YC biết cách chơi và tham gia chơi được. II. SÂN TẬP, DỤNG CỤ - Sân tập sạch sẽ, an toàn. - GV chuẩn bi còi, bóng, mỗi em 1dây nhảy. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC I.Mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học. - Lớp chạy chậm thành vòng tròn xung quanh sân tập. - Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối. - Chơi trò chơi"Nhảy lướt sóng". II.Cơ bản: - Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2-3 người. Các tổ tập theo khu vực đã qui định, dưới sự điều khiển của các tổ trưởng. - Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. Phương pháp tổ chức tập luyện theo từng nhóm.Lần cuối tổ chức thi đua giữa các tổ, nhảy tính theo thời gian xem tổ nào nhảy được nhiều lần nhất. - Tập bật cao và tập chạy- mang vác. Tập bật cao theo tổ.GV làm mẫu cách bật nhảy với tay lên cao chạm vào vật chuẩn, sau đó cho HS bật nhảy thử một vài lần, rồi mới bật chính thức theo lệnh của GV. Tập phối hợp chạy- mang vác theo tùng 3 người. GV làm mẫu 1 lần , sau đó HS tập theo. - Chơi trò chơi"Trồng nụ trồng hoa". GV nêu tên trò chơi,yêu cầu HS nhắc lại cách chơi.Sau đó cho HS chơi theo từng nhóm. III.Kết thúc: - Thực hiện động tác thả lỏng hít thở sâu tích cực. - GV cùng HS hệ thống bài, nhận xét đánh giá kết quả bài học. - Về nhà tâp nhảy dây kiểu chân trước chân sau. ĐIỀU CHỈNH ...................................................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------- Luyện Toán: Hình Hộp Chữ Nhật - Hình Lập Phương (tiết 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh các kiến thức đã học về hình hộp chữ nhật và hình lập phương. 2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng. 3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận. * Phân hóa: Học sinh trung bình chỉ làm tự chọn 1 trong 3 bài tập; học sinh khá làm tự chọn 2 trong 3 bài tập; học sinh giỏi thực hiện hết các yêu cầu. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập. 2. Học sinh: Đồ dung học tập. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động Khởi động: - GV cho HS hát một bài hát. - GV giới thiệu nội dung ôn tập. 2. Hoạt động Thực hành: Bài 1. Chu vi đáy của một hình hộp chữ nhật là 28 cm, diện tích xung quanh của nó là 336cm2.Tính chiều cao của cái hộp đó. Bài 2. Một cái thùng tôn có dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 32 cm, chiều rộng 28 cm, chiều cao 54 cm. Tính diện tích tôn cần để làm thùng (không tính mép dán). Bài 3. Người ta quét vôi toàn bộ tường ngoài, trong và trần nhà của một lớp học có chiều dài 6,8m, chiều rộng 4,9m, chiều cao 3,8 m. a) Tính diện tích cần quét vôi, biết diện tích các cửa đi và cửa sổ là 9,2m2. b) Cứ quét vôi mỗi m2 thì hết 6000 đồng. Tính số tiền quét vôi lớp học đó. ĐIỀU CHỈNH ..........................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an Tuan 22 Lop 5_12528947.docx