Nhận xét: Kết quả của thử nghiệm hơi thở 13C và huyết thanh chẩn đoán trước điều trị
phù hợp trong 50,6% (42/83 trường hợp). Sự tương hợp kết quả của 2 phương pháp
chẩn đoán ở mức độ kém.
Mức độ thống nhất kết quả chẩn đoán giữa thử nghiệm urease nhanh và huyết thanh
chẩn đoán ở nhóm bệnh nhân trước điều trị tiệt trừ trình bày theo bảng 4:
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2013 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thử nghiệm hơi thở 13C, thử nghiệm urease và huyết thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỬ NGHIỆM HƠI THỞ 13C, THỬ NGHIỆM
UREASE VÀ HUYẾT THANH
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá giá trị của các phương pháp chẩn đoán nhiễm H. pylori của
các thử nghiệm hơi thở 13C, thử nghiệm Urease nhanh và huyết thanh chẩn đoán.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 165 bệnh nhân (95 trước điều trị và 70
sau tiệt trừ H. pylori). Chẩn đoán nhiễm H. pylori bằng 3 phương pháp: thử
nghiệm hơi thở 13C (Otsuka Pharmaceutical, Tokushima, Japan), thử nghiệm
urease nhanh sản xuất tại chỗ và huyết thanh chẩn đoán Instant-View® (Alfa
Scientific Designs Inc., USA). Ngưỡng chẩn đoán dương tính của thử nghiệm hơi
thở là 2,5/ 1000. Kết quả thử nghiệm urease nhanh được đọc trong vòng 3 giờ.
Quản lý số liệu và phân tích kết quả bằng phần mềm SPSS (phiên bản 15.0, SPSS
Inc, Chicago, Ill). Sử dụng chỉ số Kappa để đánh giá kết quả độ tương hợp của các
phương pháp chẩn đoán. Khoảng tin cậy của trị số kappa ở mức 95%.
Kết quả: Kết quả chẩn đoán giữa thử nghiệm hơi thở 13C và thử nghiệm urease
trước điều trị tiệt trừ H. pylori là: 88,2% (75/85) với = 0,58 0,12; và sau khi
điều trị tiệt trừ là 92,2% (59/64) với = 0,79 0,09. Mức độ phù hợp kết quả chẩn
đoán giữa thử nghiệm hơi thở 13C, thử nghiệm urease so với huyết thanh chẩn
đoán trước điều trị tiệt trừ lần lượt là 50,6% (42/83) với = 0,09 0,06; và 52,8%
(47/89) với = 0,12 0,07.
Kết luận: Thử nghiệm hơi thở 13C và thử nghiệm urease cho kết quả chính xác
trong khoảng 90% các trường hợp. Nên sử dụng đồng thời cả 2 phương pháp trong
trường hợp nghi ngờ có hoặc không nhiễm H. pylori. Chẩn đoán huyết thanh có tỉ
lệ âm giả cao và không phù hợp với chiến lược “thử nghiệm và điều trị” hiện nay
ở Việt Nam.
ABSTRACT
THE AGREEMENT AMONG 13C- UREA BREATH TEST, A LOCAL RAPID
UREASE TEST AND A SEROLOGICAL TEST IN H. PYLORI DIAGNOSIS
Tran Thien Trung, Quach Trong Duc, Lý Kim Hương
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 1 - 2009: 18 – 23
Aim: To assess the agreement among 13C - breath test (UBT), a local rapid urease
test (LRUT) and a serological test in H. pylori diagnosis.
Methods: A cross-sectional study was conducted in 165 patients (95 without
history of H. pylori infection and 70 after eradication). H. pylori status was
determined by 13C - breath test (Otsuka Pharmaceutical, Tokushima, Japan) and
LRUT made at the University of Medicine and Pharmacy at HCMC in all patients.
In addition, a serological test was also performed in patients who had never been
eradicated H. pylori. The positive cut-off point of 13C breath test was 2.5/1000.
Results of LRUT were read within 3 hours. Data were restored and analyzed by
SPSS software (version 15.0, SPSS Inc, Chicago, Ill).
The agreements among the three tests were assessed by using kappa () value. The
confident internal of was set at 95%.
Results: The agreement between UBT and LRUT when applied before and after
eradication were 88.2% (75/85) with = 0.58 0.12 (when applied before
eradication) and 92.2% (59/64) with = 0.79 0,09 (after eradication). The
agreement between UBT and LRUT with serological test when applied before
eradication were 50.6% (42/83) with = 0.09 0.06, and 52.8% (47/89) with =
0.12 0.07 respectively.
Conclusions: The agreement of 13C - breath test and LRUT was about 90%. In
patients with severe and complicated peptic ulcer disease, we should perform both
of these tests to clarify about the H. pylori status. The serological test used in this
study showed an unacceptable false negative result and was not suitable to use in
“test and treat” strategy.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tần suất nhiễm H. pylori khá cao từ 61% trong viêm dạ dày đến 96% trong loét dạ
dày - tá tràng có biến chứng thủng(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.).
Chẩn đoán nhiễm H. pylori và kiểm tra hiệu quả tiệt trừ là vấn đề mà các bác sĩ
chuyên khoa tiêu hóa quan tâm trong thực tế lâm sàng. Ở nước ta từ nhiều năm qua,
các phương pháp chẩn đoán H. pylori được dùng nhiều là thử nghiệm urease nhanh
và huyết thanh chẩn đoán. Thử nghiệm hơi thở lần đầu tiên được áp dụng tại Việt
Nam vào năm 2005 nhưng vẫn chưa được phổ biến rộng rãi. Cho đến nay, vẫn còn rất
ít các nghiên cứu trong nước so sánh giá trị của các phương pháp chẩn đoán nhiễm H.
pylori khi ứng dụng trên người Việt Nam. Đây là điểm cần được nghiên cứu nhằm
giúp chọn lựa phương pháp thích hợp trong chẩn đoán nhiễm H. pylori.
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá mức độ chính xác giữa thử nghiệm
Urease nhanh, hơi thở 13C và huyết thanh chẩn đoán trước và sau điều trị tiệt trừ H.
pylori.
PHƯƠNG PHÁP – ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cắt ngang thực hiện từ tháng 03/2008 – 08 / 2008.
Đối tượng nghiên cứu
Là các bệnh nhân đến khám tại Khoa khám bệnh, bệnh viện ĐHYD TP HCM đáp
ứng các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn nhận bệnh
Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu
Không sử dụng các thuốc kháng sinh, bismuth, sucrafate ít nhất 4 tuần.
Không sử dụng các thuốc ức chế bài tiết acid qua cơ chế thể dịch ít nhất 2 tuần
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân là trẻ em hoặc phụ nữ có thai
Tiền sử mổ cắt 2/3 dạ dày
Cách tiến hành nghiên cứu
Bệnh nhân cần nhịn đói qua đêm (ít nhất là 8 giờ). Làm thử nghiệm hơi thở trước khi
tiến hành nội soi tiêu hóa trên. Trong trường hợp bệnh nhân chưa lần nào được chẩn
đoán và tiệt trừ H. pylori thì sẽ làm thêm huyết thanh chẩn đoán. Thử nghiệm hơi thở
13C trong nghiên cứu này gồm viên thuốc 13C-urea (Otsuka Pharmaceutical,
Tokushima, Japan) và máy đo 13C bằng quang phổ kế hồng ngoại UBiT-200 (Otsuka
Electronics, Kyoto, Japan). Bệnh nhân nín thở 5-10 giây rồi thổi hơi vào trong bong
bóng thứ nhất. Sau đó bệnh nhân uống viên thuốc chứa 100mg 13C với 100ml nước
rồi nằm nghiêng trái 5 phút và sau đó ngồi yên trong 15 phút. Sau 20 phút uống viên
thuốc chứa 13C, bệnh nhân thổi hơi vào bong bóng thứ 2. Hai bong bóng sau khi bệnh
nhân thổi sẽ được đưa qua máy đếm. Nguyên lý của phương pháp hơi thở được trình
bày theo hình 1. Trị số ngưỡng (cut-off) để đánh giá thử nghiệm dương tính là
2,5/1000. Phương pháp này cho độ nhạy chẩn đoán là 98,2% và độ chuyên biệt là
83-87%(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.).
Sau khi làm thử nghiệm hơi thở, bệnh nhân sẽ được nội soi tiêu hóa trên. Mẫu mô
sinh thiết dùng để làm thử nghiệm urease nhanh được lấy ở vùng hang vị phía bờ
cong lớn cách môn vị khoảng 3 cm. Kít thử urease nhanh dùng trong nghiên cứu này
do bộ môn miễn dịch – sinh lý bệnh thuộc Đại Học Y Dược TP HCM sản xuất và là
loại làm trên nền thạch agar. Kết quả dương tính được ghi nhận trong vòng 3 giờ khi
màu vàng của kít thử chuyển sang màu hồng cánh sen. Kít thử này đã được chứng
minh là có giá trị tương đương với PyloriTek® và có độ tương hợp rất tốt = 0,917;
khi đọc kết quả ở thời điểm 3 giờ có độ tương hợp với thử nghiệm hơi thở 14C (PY
test) trong 97% các trường hợp(4,5).
Hình 1: Nguyên lý của thử nghiệm hơi thở 13C
Bệnh nhân chưa lần nào điều trị tiệt trừ H. pylori được lấy máu để làm thử nghiệm
huyết thanh chẩn đoán. Kít sử dụng là Instant-View® (Alfa Scientific Designs Inc.,
USA). Đây là kít thử định tính thế hệ 3 dựa trên kháng nguyên kép có độ nhạy và độ
đặc hiệu tương ứng là 95,1% và 92,8% theo thông tin của nhà sản xuất.
Phân tích và xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS (phiên bản 15.0, SPSS Inc,
Chicago, Ill). Sử dụng chỉ số Kappa để đánh giá độ tương hợp kết quả của các thử
nghiệm Urease nhanh sản xuất tại chỗ, thử nghiệm hơi thở 13C và huyết thanh chẩn
đoán. Mức độ thống nhất kết quả giữa 2 thử nghiệm được xem là kém nếu ≤ 0,02,
trung bình nếu 0,04 0,8(Error! Reference
source not found.)
KẾT QUẢ
Có 165 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu, trong đó:
95 trường hợp được kiểm tra trước điều trị H. pylori (34 nam và 61 nữ); tuổi trung
bình là 40 11.
70 trường hợp được kiểm tra hiệu quả sau điều trị tiệt trừ H. pylori (25 nam và 45
nữ); tuổi trung bình là 41 11.
Đặc điểm nội soi dạ dày – tá tràng được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1: Đặc điểm nội soi
Bệnh nhân Thương tổn n %
qua nội soi
Viêm dạ dày 77 81,1
Loét dạ dày 6 6,3
Loét tá tràng 3 3,1
Viêm trào
ngược DD-TQ
9 9,5
Nhóm trước
điều trị tiệt
trừ H. pylori
Tổng cộng 95 100
Viêm dạ dày 65 92,9
Loét dạ dày 1 1,4
Viêm trào
ngược DD-TQ
3 4,3
Bình thường 1 1,4
Nhóm sau
điều trị
tiệt trừ H.
pylori
Tổng cộng 70 100
Nhận xét: đa số bệnh nhân trong nghiên cứu có chẩn đoán nội soi là viêm dạ dày.
Mức độ thống nhất kết quả chẩn đoán giữa thử nghiệm hơi thở 13C và thử nghiệm
urease nhanh trên mẫu mô sinh thiết ở nhóm bệnh nhân trước điều trị tiệt trừ trình bày
theo bảng 2:
Bảng 2: So sánh kết quả thử nghiệm hơi thở 13C và urease nhanh ở nhóm bệnh
nhân trước điều trị tiệt trừ
Thử nghiệm hơi
thở 13C
Dương Âm
Dương 66 2* Thử nghiệm
Urease Âm 8 9
* 2 trường hợp này đều có kết quả Urease dương ở thời điểm 5 phút. Giá trị kappa
= 0,58 0,12.
Nhận xét: Kết quả của thử nghiệm hơi thở 13C và thử nghiệm urease trước điều trị phù
hợp trong 88,2% (75/85 trường hợp). Sự tương hợp kết quả của 2 phương pháp chẩn
đoán ở mức độ trung bình.
Mức độ thống nhất kết quả chẩn đoán giữa thử nghiệm hơi thở 13C và huyết thanh
chẩn đoán ở nhóm bệnh nhân trước điều trị tiệt trừ được trình bày theo bảng 3:
Bảng 3: So sánh kết quả thử nghiệm hơi thở 13C và huyết thanh chẩn đoán ở nhóm
bệnh nhân trước điều trị tiệt trừ
Thử nghiệm hơi
thở 13C
Dương Âm
Dương 34 3 Huyết thanh
chẩn đoán Âm 38 8
Giá trị kappa = 0,09 0,06
Nhận xét: Kết quả của thử nghiệm hơi thở 13C và huyết thanh chẩn đoán trước điều trị
phù hợp trong 50,6% (42/83 trường hợp). Sự tương hợp kết quả của 2 phương pháp
chẩn đoán ở mức độ kém.
Mức độ thống nhất kết quả chẩn đoán giữa thử nghiệm urease nhanh và huyết thanh
chẩn đoán ở nhóm bệnh nhân trước điều trị tiệt trừ trình bày theo bảng 4:
Bảng 4: So sánh kết quả thử nghiệm urease nhanh và huyết thanh chẩn đoán ở
nhóm bệnh nhân trước điều trị tiệt trừ
Thử nghiệm urease
nhanh
Dương Âm
Dương 34 5 Huyết
thanh chẩn
đoán
Âm 37* 13
* cả 37 trường hợp này đều có kết quả Urease dương ở thời điểm 5 phút. Giá trị
kappa = 0,12 0,07.
Nhận xét: Kết quả của thử nghiệm urease nhanh và huyết thanh chẩn đoán trước điều
trị phù hợp trong 52,8% (47/89 trường hợp). Sự tương hợp kết quả của 2 phương
pháp chẩn đoán ở mức độ kém.
Mức độ thống nhất kết quả chẩn đoán giữa thử nghiệm hơi thở 13C và thử nghiệm
urease ở nhóm bệnh nhân kiểm sau điều trị tiệt trừ trình bày theo bảng 5:
Bảng 5: So sánh kết quả thử nghiệm hơi thở 13C và thử nghiệm urease nhanh ở
nhóm bệnh nhân sau điều trị tiệt trừ
Thử nghiệm hơi
thở 13C
Dương Âm
Dương 13 2* Thử nghiệm
Urease Âm 3 46
* cả 2 trường hợp này đều có kết quả Urease dương ở thời điểm 5 phút. Giá trị
kappa = 0,79 0,09
Nhận xét: Kết quả của thử nghiệm hơi thở 13C và thử nghiệm urease nhanh sau điều
trị phù hợp trong 92,2% (59/64 trường hợp). Sự tương hợp kết quả của 2 phương
pháp chẩn đoán ở mức độ khá tốt.
BÀN LUẬN
Cho đến nay chưa có một thử nghiệm đơn độc nào được xem là đáng tin cậy hoàn
toàn để xác định chắc chắn tình trạng nhiễm H. pylori(Error! Reference source not found.). Nuôi
cấy được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán các bệnh nhiễm khuẩn, nhưng nuôi cấy
H. pylori có độ nhạy thấp và dễ bị ngoại nhiễm gây dương giả(Error! Reference source not
found.). Vì vậy nhiều nghiên cứu trên thế giới phối hợp ít nhất 2 thử nghiệm chẩn đoán
đã được kiểm chứng giá trị tại cộng đồng trong chẩn đoán nhiễm H. pylori(Error!
Reference source not found.). Trong nghiên cứu của chúng tôi, hai trong ba thử nghiệm được
sử dụng (thử nghiệm hơi thở 13C và Instant-View®) chưa từng được nghiên cứu ở
trong nước, nên chúng tôi chọn lựa phương pháp so sánh mức độ tương hợp kết quả
giữa các thử nghiệm chẩn đoán với nhau dựa trên trị số kappa () và không lập ra tiêu
chuẩn vàng.
Ở nhóm bệnh nhân chưa tiệt trừ H. pylori, chúng tôi sử dụng cả 3 phương pháp chẩn
đoán để so sánh. Ở nhóm bệnh nhân cần kiểm tra hiệu quả sau điều trị tiệt trừ H.
pylori chỉ làm 2 thử nghiệm là urease nhanh và hơi thở 13C. Thử nghiệm huyết thanh
chẩn đoán trong trường hợp này không chính xác do kháng thể kháng H. pylori còn
tổn tại khá lâu trong máu dù đã điều trị tiệt trừ thành công(Error! Reference source not found.).
Ở nhóm bệnh nhân trước điều trị tiệt trừ, so sánh kết quả của thử nghiệm urease và
hơi thở 13C cho thấy độ tương hợp kết quả đạt 88,2% các trường hợp (bảng 2). Có 2
trường hợp thử nghiệm Urease dương tính ở thời điểm 5 phút và thử nghiệm hơi thở
âm tính. Theo những nghiên cứu khác của chúng tôi dựa trên kít thử này và các kít
thử urease chuẩn khác, độ chuyên biệt ở thời điểm 60 phút đều đạt 100% và không có
dương giả(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.). Như vậy, 2 trường hợp
này thực sự có nhiễm H. pylori mà thử nghiệm hơi thở 13C đã bỏ sót. Theo y văn, khả
năng âm giả của thử nghiệm hơi thở có thể xảy ra do việc lấy mẫu hơi thở sau khi
uống 13C quá sớm hoặc quá muộn so với thời điểm 20 phút được khuyến cáo(Error!
Reference source not found.). Cũng trong bảng 2, có 8 trường hợp thử nghiệm hơi thở 13C
dương tính nhưng thử nghiệm urease âm tính. Khả năng thử nghiệm hơi thở 13C
dương giả trong các trường hợp này là rất thấp vì (1) điều này thường chỉ xảy ra trong
trường hợp viêm dạ dày mạn teo mức độ nặng, vốn ít gặp ở người Việt Nam(Error!
Reference source not found.,Error! Reference source not found.), và (2) các nghiên cứu của chúng tôi
trước đây cho thấy nếu rút ngắn thời gian đọc xuống còn 3 giờ thì có thể hạn chế
dương giả nhưng đồng thời cũng làm giảm độ nhạy của thử nghiệm urease(Error!
Reference source not found.,Error! Reference source not found.). Các nghiên cứu trong nước trước đây
cho thấy độ nhạy của thử nghiệm urease có thể tăng thêm 13% nếu sử dụng thêm mẫu
sinh thiết thứ 2 ở vùng thân vị(Error! Reference source not found.), hoặc thậm chí lên đến 36%
nếu sử dụng mẫu mô sinh thiết vùng 1/3 dưới thân vị phía bờ cong lớn(Error! Reference
source not found.). Mặc dù vậy, một điểm cần lưu ý thêm khi phân tích kết quả là ngưỡng
dương tính của thử nghiệm 13C theo khuyến cáo của nhà sản xuất là 2,5/1000 và
nghiên cứu trên người Nhật(Error! Reference source not found.). Chen và cộng sự(Error! Reference
source not found.) đề xuất giá trị ngưỡng là 3,5 /1000 với độ nhạy thử nghiệm là 98,2% và
độ đặc hiệu là 96,8%. Mauro và cộng sự(Error! Reference source not found.) nghiên cứu tại
Canada đề xuất giá trị ngưỡng là 3/1000 với độ nhạy 100% và độ đặc hiệu đến
98,5%. Như vậy cần có các nghiên cứu tiếp theo để xác định giá trị ngưỡng của thử
nghiệm ở người Việt Nam.
Sau điều trị tiệt trừ H. pylori, so sánh kết quả của thử nghiệm urease và thử
nghiệm hơi thở 13C sau điều trị tiệt trừ (bảng 5) cũng cho những kết quả tương tự
như nhận định nêu trên: độ tương hợp kết quả của hai thử nghiệm đạt 92,2%.
Cũng tương tự như trên các trường hợp dương tính với 1 trong 2 thử nghiệm hơi
thở 13C và urease sau 5 phút có nhiều khả năng là dương thật.Từ những nhận định
trên chúng tôi cho rằng trong thực hành điều trị, việc kiểm tra hiệu quả tiệt trừ H.
pylori có thể dựa trên thử nghiệm urease nếu không có thử nghiệm hơi thở 13C.
Tuy nhiên nếu nghi ngờ nhiễm H. pylori thì cần phối hợp cả hai thử nghiệm hơi
thở 13C và urease.
Bảng 3 và 4 cho thấy thử nghiệm huyết thanh chẩn đoán có độ thống nhất kết quả
kém so với thử nghiệm hơi thở 13C và thử nghiệm urease với < 0,02. Kết quả tương
hợp chỉ đạt khoảng 50%, trong đó 45,8% (38/83) trường hợp thử nghiệm hơi thở
dương và 41,5% (37/89) trường hợp thử nghiệm urease dương trong vòng 5 phút mà
huyết thanh chẩn đoán âm tính. Điều này chứng tỏ mặc dù theo tài liệu của hãng sản
xuất là kít thử có độ nhạy và độ đặc hiệu đều trên 90% nhưng khi ứng dụng trên thực
tế lâm sàng cho thấy mức độ âm giả của thử nghiệm quá cao. Trên thế giới hiện nay,
các hướng dẫn lâm sàng đều khuyến cáo cách tiếp cận “thử nghiệm và điều trị” (test
and treat) cho những trường hợp bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa không có các triệu
chứng báo động(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.). Các phương pháp
chẩn đoán H. pylori được đề nghị sử dụng là các thử nghiệm không xâm hại như thử
nghiệm hơi thở và huyết thanh chẩn đoán. Do thử nghiệm hơi thở chưa được phổ biến
rộng rãi nên nhiều bệnh nhân được chỉ định làm huyết thanh chẩn đoán. Qua nghiên
cứu này, cần có thêm những nghiên cứu khác nhằm xác định kít thử có độ nhạy và độ
đặc hiệu cao để áp dụng trong lâm sàng.
KẾT LUẬN
Chẩn đoán nhiễm H. pylori bằng thử nghiệm urease nhanh và hơi thở 13C cho kết quả
chính xác trong 88% trường hợp trước điều trị và 92% sau điều trị tiệt trừ.
Huyết thanh chẩn đoán cho kết quả âm giả cao và không phù hợp trong chẩn đoán và
điều trị H. pylori theo các hướng dẫn lâm sàng. Để chẩn đoán nhiễm H. pylori, có thể
sử dụng một trong hai thử nghiệm urease qua nội soi dạ dày – tá tràng, hoặc thử
nghiệm hơi thở 13C. Trường hợp nghi ngờ chẩn đoán trước điều trị hoặc cần kiểm tra
chính xác kết quả tiệt trừ H. pylori, có thể phối hợp đồng thời cả hai phương pháp thử
nghiệm urease và hơi thở 13C.
Qua nghiên cứu này, cần có thêm những nghiên cứu khác để xác định giá trị
ngưỡng phù hợp của thử nghiệm hơi thở 13C ở người Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 52_7922.pdf