Thực tập tốt nghiệp tại Trung tâm tư vấn thiết kế công nghệ cấp thoát nước trực thuộc công ty CP nước và môi trường Việt Nam - VIWASE số 5 Đường Thành

 

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬPCÔNG TY CP NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM – VIWASE 2

I. CÔNG TY CP NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM - VIWASE 2

1. Giới thiệu chung: 2

2. Hệ thống quản lý chất lượng: 4

3. Lĩnh vực hoạt động: 4

4. Cơ cấu tổ chức: 7

5. Nhân sự: 8

6. Năng lực tài chính: 8

II. NĂNG LỰC KINH NGHIỆM CỦA CÔNG TY 8

1. Lĩnh vực tư vấn, khảo sát thiết kế 9

2.Lĩnh vực nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ: 11

3.Chuyển giao công nghệ , tổng thầu Thi công xây lắp , đầu tư xây dựng các công trình Cấp thoát nước , Sản xuất kinh doanh Vật tư chuyên nghành Cấp thoát nước 12

III. GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM TƯ VẤN THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ CẤP THOÁT NƯỚC 13

PHẦN 2: QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI CÔNG TY 15

I. TÌM HIỂU CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH THỰC HIỆN MỘT DỰ ÁN ĐẦU TƯ 15

II. TÌM HIỂU CÁC DỰ ÁN CẤP THOÁT NƯỚC Ở CÔNG TY 16

1. Nội dung chính cảu một báo cáo đầu tư một dự án cấp thoát 16

2. Danh mục bản vẽ của một hồ so thiết kế kỹ thuật thi công một mạng lưới đường 17

III. GIỚI THIỆU PHẦN TÌM HIỂU VỀ : TIỂU DỰ ÁN CẤP NƯỚC XÃ NGŨ PHÚC 18

1. Tài liệu được nghiên cứu: 18

2. Giới thiệu nội dung dự án nghiên cứu: 18

PHẦN III. THAM QUAN THỰC TẬP 35

I. MỤC ĐÍCH 35

II. DÂY CHUYỀN XỬ LÝ 35

 

 

doc40 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 3334 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực tập tốt nghiệp tại Trung tâm tư vấn thiết kế công nghệ cấp thoát nước trực thuộc công ty CP nước và môi trường Việt Nam - VIWASE số 5 Đường Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước thải chứa kim loại nặng. 1.5.Quản lý chất thải rắn: Công ty có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý chất thải ở Việt Nam: Phân tích và khảo sát thị trường; Nghiên cúu môi trường, lập kế hoạch và nghiên cứu khả thi; Khảo sát kỹ thuật và khảo sát nhà máy; Thiết kế sơ bộ cho nhà máy và các thiết bị; Chuẩn bị tiêu chí kỹ thuật Đánh giá hồ sơ thầu; Thiết kế kiến trúc và phong cảnh Thiết kế kết cấu và xây dựng; Giám sát thi công và chạy thử; Công ty tham gia nhiều lĩnh vực thuộc quản lý chất thải rắn tập trung bao gồm trung chuyển, bãi chôn , thiêu hủy và các phương án xử lý rác khác. Công ty cung cấp các dịch vụ kỹ thuật chuyên nghànhvà lập quy hoạch xây dựng các nhà máy hủy rác tập trung. Kinh nghiệm điều tra ảnh hưởng tới môi trường của các quy trình công nghệ trong việc thu gom xử lý chất thải rắn của Công ty được đánh giá cao, đặc biệt trong bối cảnh môi trường thế giới được quan tâm nhu hiện nay. 2.Lĩnh vực nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ: VIWASE chú trọng công tác nghiên cứu khoa học và chuyên giao công nghệ , đã chủ trì nghiên cứu các đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ trong chuyên nghành cấp thoát nước và vệ sinh môi trường. VIWASE là đơn vị chủ trì nghiên cứu doạn thảo các quy hoạch tổng thể , định hướng , chiến lược cho nghành như: Quy hoạch cấp nước cho các đô thị Việt Nam đến năm 2020; Định hướng phát triển Cấp nước Đô thị Việt Nam đến năm 2020; Định hướng phát triển Thoát nước Đô thị Việt Nam đến năm 2020; Chiến lược môi trường xây dựng; Kết quả của nhiều đề tài nghiên cứu khoa học đã được ứng dụng có hiệu quả trong nhiều dự án cấp thoát nước và môi trường đưa đến hiệu quả to lớn về kinh tế và xã hội .Một số tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được ứng dụng kịp thời thông qua các dịch vụ chuyển giao công nghệ , thi công thựcnghiệm . Công ty đã và đang triển khai một số đề tài nghiên cứu về lĩnh vực quy hoạch hệ thống thoát nước đô thị, công nghệ xử lý nước thải , chất thải rắn và cấp thoát nước nông thôn. Một số đề tài được triển khai nghiên cứu trong năm 2001 như: Nghiên cứu chương trình quản lý mạng lưới khách hàng; Xử lý rác thải tại các bãi chôn lấp rác thải rắn đô thị ... 3.Chuyển giao công nghệ , tổng thầu Thi công xây lắp , đầu tư xây dựng các công trình Cấp thoát nước , Sản xuất kinh doanh Vật tư chuyên nghành Cấp thoát nước: Bên cạnh công tác tư vấn khảo sát thiết kế , nghiên cứu khoa học , VIWASE đã và đang thục hiện nhiều dịch vụ chuyển giao công nghệ , thi công xây lắp các công trình cấp thoát nước có quy mô vừa và nhỏ , sản xuất và cugn ứng thiết bị , vật tư chuyên nghành cấp thoát nước. Một trong những trọng tâm phát triển của Công ty là đầu tư xây dựng các công trình Cấp nước quy mô vừa và nhỏ phục vụ các khu công nghiệp, thị trấn thị tứ theo hình thức BOO ( Xây dựng – Vận hành – Sở hữu); BT ( Xây dụng – Chuyển giao) ; BOT ( Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao). Hiện nay Công ty đang triển khai các dự án đầu tư xây dựng Hệ thống Cấp nước Từ Sơn Bắc Ninh theo hình thức BOO, công suất 20.000 m3/ngđ, Hệ thống cấp nước đô thị Văn Lâm và khu công nghiệp Như Quỳnh , tỉnh Hưng Yên theo hình thức BOO , Hệ thống cấp nước Yên Lập , tỉnh Quảng Ninh... Đến nay Dự án ĐTXD hệ thống cấp nước Từ Sơn đã hoàn thành giai đoạn 1 với công suất 7000 m3/ngđ và đang vận hành khai thác , cung cấp nước sạch cho khoảng 1000 hộ dân III. GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM TƯ VẤN THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ CẤP THOÁT NƯỚC Giám đốc trung tâm: Đỗ Đình Trì Phó giám đốc trung tâm: Nghuyễn Huy Khôi Các lĩnh vực mà trung tâm tham gia: Cung cấp trọn gói hoặc một phần dịch vụ tư vấn, thiết kế các dự án về cấp thoát nước, xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn và môi trường theo HĐKT của Công ty ký với khách hàng và sự phân công của Ban Giám đốc Công ty: Tư vấn đầu tư,lập báo cáo đầu tư, lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế và lập tổng dự toán hệ thống cấp thoát nước, vệ sinh môi trường của các công trình dân dụng, công nghiệp và kỹ thuật hạ tầng đô thị. Thẩm đinh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi và thẩm định thiết kế các công trình cấp thoát nước và vệ sinh môi trường. Lập báo cáo, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các khu đô thị và vệ sinh môi trường. Tư vấn đấu thầu; Tư vấn thủ tục xây dựng; Thẩm tra dự án và thiết kế; Quản lý dự án; Thiết kế; Giám sát tác giả và tham gia công tác nghiệm thu tại công trường với Chủ đầu tư. Nghiên cứu khoa học và triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực cấp thoát nước, vệ sinh môi trường. Thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, sản xuất, thử nghiệm các thiết bị xử lý nước, xây dựng thực nghiệm các công trình và vệ sinh theo công nghệ mới. Chủ trì hoặc tham gia lập hồ sơ dự thầu của Công ty về các công trình cấp thoát nước, xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn và môi trường. Thi công xây lắp, chuyển giao công nghệ các công trình cấp thoát nước, xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn và môi trường. Các việc khác do Ban Giám đốc Công ty giao. Các dự án mà Trung tâm đã và đang tham gia mà em được biết: -Dự án thiết kế nhà máy nước Sông Đà -Tiểu dự án cấp nước 7 xã tỉnh Hải Dương - Dự án cấp nước 4 thị trấn tỉnh Hải Dương - Dự án cải tạo hệ thống thoát nước khu phố cổ Hà Nội PHẦN 2: QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI CÔNG TY Chủ trương đầu tư Quy mô công trình, Tổng vốn đầu tư, Nguồn vốn Trình duyệt Phê duyệt Cấp có thẩm quyền Xem xét và phê duyệt Lập dự án đầu tư Lập báo cáo Thiết kế cơ sở Kế hoạch đấu thầu Trình duyệt QĐ. Phê duyệt Cấp có thẩm quyền Phê duyệt dự án Phê duyệt kế hoạch Thiết kế và lập dự toán Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán Thiết kế bản vẽ thi công Thẩm tra và thẩm định QĐ. Phê duyệt Cấp có thẩm quyền Phê duyệt thiết kế Cấp phê duyệt Đấu thầu Lập hồ sơ mời thầu Bán hồ sơ mời thầu Nộp hồ sơ dự thầu Đánh giá HSDT QĐ. Phê duyệt Cấp có thẩm quyền Phê duyệt HSMT Phê duyệt kquả đánh giá HSMT Thương thảo và ký hợp đồng Thương thảo hợp đồng Ký HĐ với nhà thầu trúng thầu Cấp có thẩm quyền Phê duyệt Thi công xây lắp Nhà thầu thi công Giám sát thi công của chu đầu tư Bàn giao đưa công trình vào sử dụng Quyết toán công trình Lập hồ sơ quyết toán Kiểm tra quyết toán Bản vẽ hoàn công I. TÌM HIỂU CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH THỰC HIỆN MỘT DỰ ÁN ĐẦU TƯ II. TÌM HIỂU CÁC DỰ ÁN CẤP THOÁT NƯỚC Ở CÔNG TY 1. Nội dung chính cảu một báo cáo đầu tư một dự án cấp thoát I/ Phần Mở Đầu trình bày: + Lý do, sự cần thiết phải lập dự án + Những căn cứ lập dự án + Mục tiêu và nhiệm vụ của dự án II/ Điều kiện tự nhiên và tình hình hiện trạng: Nêu rõ điều kiện tự nhiên và tình hình hiện trạng của địa phương - nơi thực hiện dự án, và nêu rõ những ảnh hưởng của dự án đến môi trường và đời sống của khu vực đó khi thực hiện và sau khi hoàn thành dự án. III/ Các tiền đề phát triển đô thị Các quan hệ liên vùng hình thành và phát triển Tính chất của đô thị Cơ sở kinh tế, kỹ thuật phát triển đô thị Quy mô dân số và lao động xã hội Quy mô đất đai xây dựng đô thị Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu phát triển đô thị IV/ Những định hướng phát triển và số liệu thiết kế Những đồ án đã và đang nghiên cứu trên địa bàn khu vực Định hướng phát triển chính trong quy hoạch chung Định hướng quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật V/ Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật - Chuẩn bị kỹ thuật - Nguyên tắc thiết kế - Các chỉ tiêu tính toán - Giải pháp thiết kế: San nền, thoát nước mưa, khối lượng và kinh phí Quy hoạch cấp nước + Cơ sở thiết kế + Các số liệu tính toán + Giải pháp thiết kế Tính toán các nhu cầu dùng nước Xác định nguồn nước Thiết kế nguồn ống cấp nước Khối lượng và kinh phí Quy hoạch thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường + Mục tiêu và nguyên tắc thiết kế + Quy hoạch thoát nước bẩn + Quy hoạch vệ sinh môi trường VI/ Xây dựng đợt đầu Nguyên tắc thiết kế Nội dung xây dựng đợt đầu + Khu vực xây dựng + Nội dung xây dựng Chuẩn bị kỹ thuật Xây dựng hệ thống thoát nước bẩn Các dự án cần được nghiên cứu để hỗ trợ cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu vực hoạt động VII/ Tính toán chi phí dư án, phân tích tài chính VIII/ Quản lý và thực thi dự án IX/ Tác động của dự án X/ Kết luận và kiến nghị 2. Danh mục bản vẽ của một hồ so thiết kế kỹ thuật thi công một mạng lưới đường I/ Các bản vẽ tổng thể - mặt bằng tổng thể - mặt bằng vị trí các bản vẽ trắc dọc II/ Tuyến ống chuyên tải Các bản vẽ mặt bằng, trắc dọc tuyến ống III/ Trạm bơm (chuyển tiếp, tăng áp…) - bản vẽ công nghệ - bản vẽ kết cấu - bản vẽ điện - bản vẽ san nền IV/ Các bản vẽ chi tiết - hố van, đồng hồ, van xả khí, van xả cặn - gối đỡ… III. GIỚI THIỆU PHẦN TÌM HIỂU VỀ : TIỂU DỰ ÁN CẤP NƯỚC XÃ NGŨ PHÚC 1. Tài liệu được nghiên cứu: Thuyết minh thiết kế cơ sở - phần công nghệ- tính toán các hạng mục công trình Tập bản vẽ thiết kế cơ sở-mphần công nghệ- tính tóan các hạng mục công trình 2. Giới thiệu nội dung dự án nghiên cứu: I. Nội dung dự án 1.1 Nội dung hồ sơ thiết kế Công suất thiết kế 800 m3/ngày. Trạm xử lý hoạt động 24/24h Q = 800 m3/ngày = 33,34 m3/h = 0,0093 m3/s Công suất khai thác nước thô 800m3/ngày. Q = 800 m3/ngày = 33,34 m3/h = 0,0093 m3/s Các hạng mục công trình gồm : - Xây dựng hố thu nước và trạm bơm cấp I - Lắp đặt đường ống nước thô dẫn nước từ sông Rạng về trạm xử lý. -Trạm xử lý nước mặt bao gồm các công trình sau: + Thiết bị trộn kiểu vành chắn áp dụng nguyên lý chênh áp và dòng chảy rối + Bể lắng đứng kết hợp ngăn phản ứng xoáy . + Bể lọc nổi + Bể lọc cát + Bể chứa dung tích W=150m3, xây dựng bằng bê tông cốt thép. + Nhà hoá chất và nhà Clo + Điện động lực, điện chiếu sáng + Đường ống kỹ thuật và nhà quản lý 1.2 Dây chuyền công nghệ xử lý nước mặt. Nước nguồn ® Công trình thu ® Trạm bơm cấp I ® Chất keo tụ (phèn) ® Thiết bị trộn ® Bể lắng đứng kết hợp ngăn phản ứng xoáy® Bể lọc vật liệu nổi à Bể lọc cát ® Khử trùng (clo ) ® Bể chứa nước sạch ® Trạm bơm cấp II ® Mạng ống truyền dẫn và phân phối. II. TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ VÀ VẬT TƯ THIẾI BỊ. 2.1 Tiêu chuẩn thiết kế. - Tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam. - Tiêu chuẩn ngành: Tiêu chuẩn thiết kế cấp nước mạng lưới bên ngoài nhà và công trình TCVN 33-2006. - Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống ban hành theo Quyết định số 1329/2002/BYT/QĐ Bộ Y tế , ngày 18 tháng 4 năm 2002. - Tiêu chuẩn thiết kế bê tông cốt thép TCVN 5574-91. - Tiêu chuẩn tải trọng và tác động 2737-95. 2.2 Tiêu chuẩn vật tư thiết bị. Tiêu chuẩn chung là ISO, BS, AISI, ASTM, SUS hoặc AWWA và các tiêu chuẩn khác tương đương, được sản xuất trong nước hoặc nhập ngoại. Cụ thể cho từng loại vật tư thiết bị như sau: Ống và phụ kiện bằng thép hàn. Ống là loại thép đen hàn xoắn theo tiêu chuẩn BS 534, bên ngoài phủ bitum, bên trong láng Epoxy. Áp lực làm việc 6 bar. Ống và phụ kiện bằng nhựa uPVC. Là loại một đầu bát, một đầu trơn, nối gioăng cao su, ống và phụ kiện theo tiêu chuẩn ISO 4422:1996 (TCVN 6151:2002) hoặc tương đương. Áp lực làm việc 6 bar. Ống và phụ kiện bằng nhựa HDPE. Là loại ống nhựa đen theo tiêu chuẩn ISO 4427:1996 (E), độ dày ống và phụ kiện theo DIN 8074:1999 Áp lực làm việc 6 bar. Ống và phụ kiện PPR Là loại ống nhựa theo tiêu chuẩn DIN 8077:1999 Áp lực làm việc 6 bar. Mối nối mềm. Khoảng cách lắp đặt từ 40-100 mm. Miếng đệm bằng cao su đàn hồi EFDM. Vỏ bọc POLYME chống ăn mòn. Áp lực làm việc 6 bar. Mặt bích cho đường ống và phụ kiện. Mặt bích cho đường ống và phụ kiện theo tiêu chuẩn BS 4504, phần 3.1 và 3.2, khoan lỗ theo PN6 Áp lực làm việc 6 bar. Gioăng cho mối nối mặt bích. Thuộc loại vòng-bu lông-bên trong, kích thước gioăng theo tiêu chuẩn BS 4865 phần 1. Gioăng phải được chế tạo từ vật liệu được quy định trong các điều khoản của tiêu chuẩn BS 2494 đối với các vòng loại W. Van. Van cổng theo tiêu chuẩn ISO 5996. Thân van bằng gang theo BS 1452, phủ epoxy tĩnh điện, trục chính bằng thép không rỉ, nêm và vành đai ép đồng thau theo BS 2874, miếng đệm bằng cao su đàn hồi. Trục, bu lông, đai ốc bằng thép không rỉ. áp lực làm việc 6 bar. Van bướm vận hành bằng tay: Nhìn chung theo tiêu chuẩn BS 5155. Thân van bằng gang liền khối với chân đế tròn của cánh van, phủ epoxy tĩnh điện. Thân trụ bằng thép không rỉ với PTFE hoặc sơn bịt với các vòng bi tự bôi trơn. Đĩa van bằng thép không rỉ, có khả năng quay 900. Trục van bằng thép không rỉ. áp lực làm việc 6 bar. Van 1 chiều cho trạm bơm nước sạch: Là van đĩa loại waphơ, áp lực làm việc 6 bar. Van xả khí: Là loại có ren trong, nối mặt bích. Thân và nắp bằng gang theo BS 1452 hoặc BS 2789. Cơ cấu liên động nội bộ và phao bằng thép không rỉ. Áp lực làm việc 6 bar. Van bi: Theo BS 5159. Thân bằng đồng thau, bi được chế tạo từ gang được phủ bằng vật liệu không bị ăn mòn phù hợp hoặc đồng thau. Đồng hồ lưu lượng kiểu cơ. Mặt bích khoan lỗ theo PN6, vỏ tối thiểu phù hợp IP65. Xi măng. Do các công ty xi măng của Việt Nam sản xuất, đảm bảo chất lượng cao theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6260-1997 hoặc ISO, đạt mác PC30. Thép xây dựng. Được sản xuất bởi các đơn vị trong nước hoặc liên doanh có uy tín. Vật liệu xây dựng khác. Như cát, đá, sỏi… được sản xuất tại địa phương hoặc khu vực lân cận, có chất lượng tốt, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo TCVN. Quy định quản lý chất lượng. Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng cơ bản ban hành kèm theo quyết định số 18/2003/QĐ-BXD ngày 27/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Định mức, đơn giá xây dựng cơ bản. Đơn giá xây dựng cơ bản thành phố Hải Dương ban hành tháng 12/2006 của UBND tỉnh Hải Dương. Thông báo giá vật liệu xây dựng, các vật tư thiết bị chuyên ngành CTN tại thành phố Hải Dương số 563/TCXD/TBVL-LS ngày 27/3/2007 của liên Sở Tài chính - Xây dựng tỉnh Hải Dương. Định mức dự toán xây dựng cơ bản ban hành theo quyết định số 1242/1999/QĐ-BXD ngày 25 tháng 11 năm 1998 của Bộ Trưởng Bộ Xây dựng. Định mức dự toán cấp thoát nước ban hành theo quyết định số 33/2005/QĐ-BXD ngày 4/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Tổng hợp kinh phí: theo thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Bộ Xây dựng. Chi phí khác áp dụng theo quyết định số 10/2005/QĐ-BXD và số 11/2005/QĐ-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ Xây Dựng. Tài liệu khảo sát địa hình, khoan khảo sát địa chất công trình Xem chi tiết trong báo cáo khảo sát địa hình, địa chất III. TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH. 3.1 Tính toán trạm bơm nước thô và hố thu nước. Hố thu nước: Công trình bố trí ngoài tại bờ sông Rạng, tại thửa đất số 1214 tờ bản đồ số 07. Hố thu nước xây dựng kết hợp với trạm bơm cấp I Cốt mực nước cao nhất: +4,08m Cốt mực nước thấp nhất: +0,97m. Cốt mặt đất tại vị trí đặt trạm bơm: +2,00m ( cốt hiện trạng ) Lắp đặt 2 ống tự chảy dẫn nước về hố thu, đường kính mỗi ống tự chảy DN=125mm, V=0.76m/s, 1000i = 8.34m/km với L = 40m thì tổn thất áp lực là h = 0,34 m. Ống đặt dốc về ngăn thu với độ dốc i=1%. Bình thường chỉ thu nước qua 1 ống để tránh lắng cặn sẽ vận hành 2 ống luân phiên nhau. Tiết diện họng thu nước được tính theo công thức: F=k*Q/v, trong đó: Q: Lưu lượng cần thu, (m3/s). v: Vận tốc qua cửa thu, v < 0,6 m/s. k: Hệ số thu hẹp diện tích do lưới hoặc song chắn, k=1,5-1,6 F= 1,6*800/ (0,45*24*3600) = 0,033m2. Kích thước họng thu: DN = 250 (mm). Tại cửa họng thu nước có lắp song chắn rác với tiết diện thanh chắn d=10mm, khoảng cách giữa các thanh là 50mm. Họng thu được đặt dưới mực nước thấp nhất 0.8m, có trụ đỡ. Hố thu nước có kích thước mặt bằng axb =3,0m x 2,0m chia làm 2 ngăn, một ngăn lắng và một ngăn hút. Chiều sâu hố thu nước H=5,95m (Trong đó phần chìm so với mặt đất hiện trạng là 3,10m, và phần xây dựng nổi là 2,80m). Cửa thu giữa 2 ngăn có kích thước 0.8 x 0.8m, có lắp lưới chắn rác. Trạm bơm nước thô. Công suất tính toán Qtt = 33,34m3/h, chọn hai máy bơm một chạy và một dự phòng. Áp lực cần thiết của máy bơm được tính : H= HĐL + HDD + HCB + HTD Trong đó : * HĐL- Chênh cao giữa cao độ thấp nhất của mực nước trong hố thu và cao trình mực nước trong bể phản ứng, HĐL= 5,0m +3,9m=8,9m. * Tổn thất áp lực trên ống dẫn HDD= 1,84 . 1,2 = 2,2 m. 1,2 : là hệ số kể đến tổn thất áp lực cục bộ trên tuyến. * HCB- Tổn thất áp lực cục bộ trong trạm bơm HCB= 2,5m. * HTD- Áp lực tự do, bao gồm: Tổn thất áp lực tại đầu vòi phun: 0,5m Tổn thất áp lực qua thiết bị trộn: 1,5m áp lực tự do tại đầu vòi vào ngăn phản ứng: 2m Vậy HTD = 2+0,5+1,5 = 4,0m. H= 8,9+ 2,2 + 2,5+ 4,0m = 17,6 (m) Chọn máy bơm trục ngang kiểu máy bơm thuỷ lợi để chống mài mòn, tăng tuổi thọ và an toàn cấp nước, máy có thông số kỹ thuật Q= 34m3/h, H= 20m, HO= 6m, N=7,5 Kw. Lắp đặt 2 máy, 1 máy chạy và 1 máy dự phòng. Lắp đặt két nước trên mái để mồi bơm và nên bố trí bơm rò rỉ. Xây dựng trạm bơm cấp I có kích thước mặt bằng: a x b=4,0m x 3,8 m. Trạm bơm I cần được tôn nền lên cao trình +4,5m, cao hơn so với mực nước cao nhất 0,5m để tránh bị ngập nước vào mùa lũ. Cấp điện trạm bơm I Điện cấp cho trạm xử lý và trạm bơm nước thô có thể lấy từ trạm biến áp 320KVA/35-0,4; khoảng cách từ nguồn cấp điện đến trạm xử lý là 50m. Nguồn điện này do Sở điện lực tỉnh Hải Dương quản lý. UBND xã Ngũ Phúc có trách nhiệm cấp nguồn điện đủ công suất cho trạm xử lý và trạm bơm nước thô cũng như việc lo toàn bộ thủ tục để đấu điện theo như cam kết của xã. 3.2 Tính toán ống nước thô. + Ống hút của trạm bơm nước thô: Tuyến ống nước thô được tính với công suất Qtt = 0,0093m3/s hay Qtt = 9,3 l/s. Lắp đặt ống có đường kính DN 150, V= 0,53m/s, 1000i = 3,28 m/km với chiều dài ống hút là 12,5 m, tổn thất áp lực dọc đường trên ống hút là Hw= 0,04m. + Ống đẩy: Với công suất Qtt = 0,0093m3/s hay Qtt = 9,3 l/s. Lắp đặt ống đường kính DN 125mm, V= 0,76m/s, 1000i = 8,58 m/km với chiều dài tuyến L= 210m, tổn thất áp lực dọc đường trên tuyến Hw= 1,8m. Vật liệu sử dụng cho tuyến ống nước thô là ống thép hàn. 3.3 Công trình xử lý. a. Thiết bị trộn phèn. Trước khi vào bể lắng, nước được trộn với dung dịch phèn trong đường ống bằng thiết bị trộn vành chắn, tổn thất cục bộ qua thiết bị là 0,3m-0,4m. Tiết diện vành chắn xác định theo công thức : F1 m1 = ----------- F2 2gm2 h m1 = { -------------------- + 1} V12 với : m= 0,8 ; h = 0,3 ; V1 = 0,76m/s . F1 0,012 m1 = 7,52 à F2 = -------- = ------------- = 0,0026m2 . m1 7,52 Rvành = 0,025m . Chọn đường kính lỗ vành chắn là : d =50mm . Dung dịch phèn được cho vào trước vành chắn khoảng cách L ≥ 30cm bằng ống uPVC DN21mm nhờ máy bơm định lượng. b. Bể lắng đứng kết hợp ngăn phản ứng. Công suất tính toán : Q = 33,34 m3/h. Thiết kế bể lắng đứng có ngăn phản ứng trung tâm Số lượng bể lắng đứng : n = 2 bể Vận tốc nước dâng trong bể lắng đứng : Vtt = 0,53 mm/s Hệ số kể đến việc sử dụng dung tích bể : b = 1,5. Thời gian phản ứng : t = 19 phút. Diện tích tiết diện ngang vùng lắng: Chiều cao vùng lắng chọn, HL = 2,7m. Chiều cao ngăn phản ứng: Hp.ư = 0,9 HL = 2,4m Diện tích ngăn phản ứng: Đường kính ngăn phản ứng : D = 1,7m à Fpư = 2,27 m2 Nước được phân phối vào ngăn phản ứng qua hệ thống vòi phun. Đường kính miệng vòi phun d = 32(mm) với vận tốc nước phun v=2,89m/s. Tổn thất áp lực tại vòi phun: h=0,06v2 = 0,06 x 2,892 = 0,5 (m) Nước đi vào ngăn phản ứng qua ống phun theo hướng tiếp tuyến. Dưới ngăn phản ứng dùng tấm chắn hướng dòng bằng gỗ làm triệt tiêu chuyển động xoáy của nước. Xác định kích thước bể lắng: Tổng diện tích của 1 bể lắng là F = FL+ Fp.ư = 13,1+ 2,27 = 15,37m2. Kích thước bể lắng đứng: axb= 4,0m x 4,0m. Chiều cao phần chứa và ép cặn Hc =2,8m Tổng chiều cao của bể lắng là: H = HL + Hc + Hbv. Hbv: Chiều cao bảo vệ, Hbv =0,4m. H = 2,7m + 2,8m + 0,4m = 5,9m. Để thu nước đã lắng dùng hệ thống máng vòng xung quanh thành bể. Lấy tiết diện máng: BxH=0,2m x 0,3m. Máng có khoan lỗ D32 để thu nước sau lắng, khoảng cách giữa các lỗ khoan a=0,2m. Phần chứa và ép cặn của bể lắng phải xây dựng thành hình chóp với góc tạo thành giữa các tường nghiêng 60°. Thể tích phần chứa cặn : Wc=18,5m3 Xả cặn bằng thuỷ lực, khi xả cặn bể lắng hoạt động bình thường. Thời gian giữa 2 lần xả cặn T tính bằng giờ (h) xác định theo công thức: Trong đó: Wc: Dung tích phần chứa cặn của bể, WC = 18,5 m3. N : Số lượng bể lắng, N = 2 q: Lưu lượng tính toán, q = 33,34 (m3/h) d: Nồng độ trung bình của cặn đã nén chặt, tính bằng g/m3 tuỳ theo hàm lượng cặn trong nước và thời gian chứa cặn trong bể. Với hàm lượng cặn trong nước là 120mg/l thì nồng độ trung bình của cặn đã nén chặt là 20000 g/m3. C: Nồng độ cặn trong nước đưa vào bể lắng tính bằng g/m3 xác định theo công thức: C = Cn + KxP + 0,25M (mg/l) Trong đó: + Vào mùa khô: Cn: Hàm lượng cặn nước nguồn, Cn = 120(mg/l). P: Liều lượng phèn tính theo sản phẩm không chứa nước, p = 32(g/m3). K: Hệ số với phèn sạch lấy = 0,5. M: Độ mầu nước nguồn tính bằng độ (thang màu platin-côban), M = 24 (TCU) m: Hàm lượng cặn sau khi lắng, m=10 mg/l. Vậy: C = Cn + KxP + 0,25M (mg/l) = 120 + 0,5x32 + 0,25x24 = 142 (mg/l). Thời gian giữa 2 lần xả cặn : Thời gian giữa 2 lần xả cặn vào mùa khô là 7 ngày. + Về mùa lũ: Cn: Hàm lượng cặn nước nguồn, Cn = 1200(mg/l). P: Liều lượng phèn tính theo sản phẩm không chứa nước, p = 70(g/m3) K: Hệ số với phèn sạch lấy = 0,5. M: Độ mầu nước nguồn tính bằng độ (thang màu platin-côban), M = 24(TCU) m: Hàm lượng cặn sau khi lắng, m= 10 mg/l. Vậy: C = Cn + KxP + 0,25M (mg/l) = 1200 + 0,5x70 + 0,25x24 = 1241(mg/l) Thời gian giữa 2 lần xả cặn : Thời gian giữa 2 lần xả cặn vào mùa lũ là 3 ngày. Ống xả cặn bể: Dùng ống thép DN200. Thời gian xả cặn t=10 phút, Xây dựng 2 bể lắng bằng bê tông cốt thép hợp khối với bể lọc nổi và bể lọc cát có kích thước như sau: B x L x H = 4,0m x 4,0m x 5,9m Dẫn nước từ bể lắng sang bể lọc đợt I dùng ống thép DN100, bố trí thêm 01 van chặn . c, Khối bể lọc nước Khối bể lọc đợt 1 (Bể lọc nổi): Xây dựng bằng bê tông cốt thép. Các chỉ số kỹ thuật như sau: - Công suất tính toán : Q = 33,34m3/h. - Dùng vật liệu lọc là hạt nhựa lọc nổi: dtd=1,2 ¸ 2mm. - Chiều cao lớp vật liệu lọc nổi là Hvll = 1,3 m - Vận tốc lọc trung bình Vtb= 3,3 m/h - Tốc độ lọc tăng cường (khi dừng 1 bể để rửa) Vtc = 6,6 m/h - Cường độ rửa lọc q=14l/s-m2 thời gian xả rửa lọc là 3 phút, tổng thời gian rửa lọc là 6 -8 phút, chu kỳ rửa lọc vào mùa khô là 1 lần/ngày. Chu kỳ rửa lọc vào mùa lũ là 2-3 lần/ngày. Xây dựng 2 bể lọc đợt 1 bằng BTCT có kích thước trên mặt bằng BxL=2,3m x2,2m hợp khối với khối bể lọc đợt 2 . Dùng khung và lưới Inox để đỡ lớp vật liệu lọc ở phía dưới. Để chặn lớp vật liệu nổi ở phía trên dùng tấm thép bản. Trên tấm thép bản có sườn tăng cứng và có gắn măng sông thép lắp đặt các chụp lọc nhựa ( lắp ngược ) với số lượng chụp lọc là 45-50 cái/m2. Chiều cao của bể lọc nổi được xác định theo công thức. H = Hvll + Hn + Hgn + Hbv+ Hkc Trong đó: Hvll: Chiều cao lớp vật liệu lọc, Hvll = 1,3m H gn : Chiều cao giãn nở vật liệu lọc khi rửa, H gn = 0,6m Hn : Chiều cao lớp nước trong bể, Hn = 1,5m. Hbv: Chiều cao bảo vệ, Hbv = 0,4m Hkc : Chiều cao khoang chứa nước, Hkc = 0,8 m H = 1,3 + 0,6 + 1,5 + 0,4 + 0,8 = 4,6m. Thu nước sau lọc dùng mương với kích thước:BxH= 200mm x 300mm Rửa lọc bằng nước thuần tuý với cường độ rủa lọc q=14l/s-m2. Nước rửa lọc dùng bằng nước thô. Ống thu nước rửa lọc đặt phía đáy bể, đường kính ống xả nước rửa lọc DN=200mm. Van xả rửa lọc dùng loại van đóng mở nhanh 900. Tổng lượng nước cho 1 lần rửa lọc là 12,75m3. Để cấp nước rửa bể lọc lấy nước lọc từ ngăn lọc bên cạnh, đặt cửa xả nước BxH = 200x200. Tại cửa này đặt van tường để đóng mở khi cần thiết ngừng hoạt động một ngăn lọc. Khối bể lọc đợt 2 (Bể lọc cát): Xây dựng bằng bê tông cốt thép, hợp khối với bể lọc đợt I Các thông số kỹ thuật như sau: Công suất tính toán : Q = 33,34m3/h. Dùng vật liệu lọc là cát thạch anh có các thông số sau: Đường kính hạt nhỏ nhất: d1 = 0,5mm Đường kính hạt lớn nhất : d2 = 1,25mm Đường kính hiệu dụng : d10= 0,6 – 0,7mm. Hệ số không đồng nhất : K = 1,5 – 1,7 Chiều cao lớp cát lọc thạch anh: Hvll = 1,0 m Chiều cao lớp sỏi đỡ H s = 0,15 m, đường kính cỡ hạt dtd =2¸4mm Dưới lớp sỏi đỡ là sàn chụp lọc với số lượng chụp lọc 45¸50 cái trên 1m2 diện tích công tác của bể lọc. Vận tốc lọc trung bình Vtb= 5,0 m3/m2.h. Vận tốc lọc tăng cường : Vtc = 7,5 m3/m2.h. Diện tích bể lọc được xác định theo công thức Trong đó : Qtt: công suất tính toán, Qtt = 800m3/ngày T: thời gian làm việc của bể trong ngày, T=24h W: cường độ rửa nước, W= 16 l/s.m2. t1 : thời gian rửa lọc là 6 phút, t1=0,1 h t2 : thời gian ngừng bể lọc để rửa, t2= 0,35 h a: số lần rửa bể trong một ngày, a=1. Xây dựng 3 ngăn lọc, diện tích mỗi ngăn là : Chọn kích thước mỗi ngăn lọc là axb =1,4m x 1,7m. Chiều cao của bể lọc được xác định theo công thức. H = Hvll + H sđ + Hn + Hs + Hbv+ Hkc Trong đó: Hvll: Chiều cao lớp vật liệu lọc, Hvll = 1,0m H sđ : Chiều cao lớp sỏi đỡ, H s = 0,15m H s : Chiều cao sàn chụp lọc, H s = 0,15m Hn : Chiều cao lớp nước trong bể, Hn = 2,0m. Hbv: Chiều cao bảo vệ, Hbv = 0,5m Hkc : Chiều cao khoang chứa nước, Hkc = 0,8 m H = 1,0 + 0,15 + 2,0 + 0,5 + 0,8 + 0,15= 4,6m. Tính toán hệ thống phân phối nước rửa lọc và thu nước lọc: Ống thu nước sau lọc dẫn sang bể chứa dùng ống thép DN125, vận tốc v = 0

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao cao thuc tap tot nghiep- Hieu.doc
  • docbao cao thuc tap tot nghiep.doc