Thực trạng an ninh lương thực tỉnh Sóc Trăng trước tác động của quá trình xâm nhập mặn

DANH SÁCH HÌNH i

DANH SÁCH BẢNG i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i

MỤC LỤC ii

1. MỞ ĐẦU 1

2. NỘI DUNG 1

2.1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH SÓC TRĂNG 1

2.1.1 Vị trí địa lí 1

2.1.2 Đơn vị hành chính, dân số 2

2.1.3 Đặc điểm khí hậu, sông ngòi 2

2.1.4 Giao thông 3

2.2 CÁC KHÁI NIỆM 3

2.2.1 An ninh lương thực 3

2.2.1.1 Khái niệm 3

2.2.1.2 Vai trò 3

2.2.2 Xâm nhập mặn 4

2.2.2.1 Khái niệm 4

2.2.2.2 Nguyên nhân 4

2.2.2.3 Hậu quả 5

2.3 TÌNH HÌNH AN NINH LƯƠNG THỰC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 5

2.3.1 Tình hình an ninh lương thực thế giới 5

2.3.2 Tình hình an ninh lương thực Việt Nam 6

2.4 THỰC TRẠNG AN NINH LƯƠNG THỰC TỈNH SÓC TRĂNG TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH XÂM NHẬP MẶN 7

2.5 ẢNH HƯỞNG, TÁC ĐỘNG CỦA XÂM NHẬP MẶN ĐẾN AN NINH LƯƠNG THỰC TỈNH SÓC TRĂNG 10

2.5.1 Thực trạng xâm nhập mặn tại tỉnh Sóc Trăng 10

2.5.2 Tác động của xâm nhập mặn đến an ninh lương thực tỉnh Sóc Trăng 12

2.5.3 Giải pháp 14

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

 

docx21 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng an ninh lương thực tỉnh Sóc Trăng trước tác động của quá trình xâm nhập mặn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
%. Tổng lượng mưa trung bình năm khoảng từ 1.500mm - 2.000mm (Tổng cục thống kê, 2013). Tỉnh Sóc Trăng nằm ở cửa nam hạ nguồn sông Hậu, là nơi sông Hậu đổ ra biển Đông tại hai cửa Định An và Trần Đề. Sóc Trăng có 3 hệ thống sông kênh rạch chính là sông Mỹ Thanh ở phía nam, sông Hậu ở phía đông và kênh Quản Lộ-Phụng Hiệp ở phía tây bắc (Địa chí tỉnh Sóc Trăng, 2012). Trong đó sông Hậu là nguồn cung cấp nước chính cho sông ngòi và kênh rạch trên địa bàn. Nước trên sông Hậu chuyển vào nội vùng qua các nhánh sông Cái Côn, Trà Ban, Cái Trâm, Rạch Vọp, Đại Ngãi, Đây là nguồn cung cấp lượng nước ngọt dồi dào cho tỉnh. 2.1.4 Giao thông Sóc Trăng có đường bờ biển dài 72 km và 03 cửa sông lớn là Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh hình thành lưu vực rộng lớn thuận lợi cho giao thông đường thủy, nuôi trồng thủy hải sản, khai thác biển, đánh bắt xa bờ (Đặng Vũ Thắng, 2012). Đồng thời địa bàn tỉnh nằm trên tuyến quốc lộ 1A và có các tuyến tỉnh lộ, tuyến đường liên huyện, liên xã nên giao thông trên địa bàn tỉnh khá thuận lợi. 2.2 CÁC KHÁI NIỆM 2.2.1 An ninh lương thực 2.2.1.1 Khái niệm Chúng ta có hơn 200 khái niệm về an ninh lương thực. Tuy nhiên cho đến nay, định nghĩa về an ninh lương thực của FAO được công nhận là chuẩn mực về hàm ý và cách diễn giải nhất. Theo định nghĩa của FAO thì An ninh lương thực là mọi người có quyền tiếp cận các thực phẩm một cách an toàn, bổ dưỡng, đẩy đủ mọi lúc mọi nơi để duy trì cuộc sống khỏe mạnh và năng động. An ninh lương thực bao gồm lương thực sẵn có, tiếp cận lương thực, ổn định lương thực và sử dụng lương thực chất lượng - an toàn. Như vậy, an ninh lương thực hay an ninh lương thực quốc gia được hiểu là sự đảm bảo của mỗi quốc gia về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực, nạn đói và tình trạng phụ thuộc vào nguồn lương thực nhập khẩu (Bách khoa toàn thư mở). 2.2.1.2 Vai trò An ninh lương thực có tầm quan trọng hàng đầu trong việc đảm bảo sự ổn định và phát triển của mỗi quốc gia. Đảm bảo được an ninh lương thực sẽ giúp cho mọi người đều tiếp cận được với lương thực, loại bỏ được nạn đói. An ninh lương thực có 3 vai trò chính: Duy trì sự tồn tại của con người: con người không thể tồn tại nếu không có lương thực. Lương thực là nhu cầu thiết yếu để duy trì sự sống, hoạt động và sự phát triển của con người. Do vậy, lương thực cần phải được cung cấp đều đặn và đầy đủ để xóa bỏ tình trạng đói nghèo. Đảm bảo cho phát triển kinh tế: vấn đề an ninh lương thực và phát triển kinh tế có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Xét về mục tiêu chính sách của các chính phủ, an ninh lương thực được coi như một chuỗi liên tục từ mức độ vi mô về đảm bảo dinh dưỡng cho người dân đến mức vĩ mô là đảm bảo cung cấp đầy đủ lương thực cho thị trường trong nước và khu vực. Ổn định an ninh lương thực theo cả hai góc độ vi mô, vĩ mô giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hiệu quả và giảm đói nghèo (Vũ Anh Pháp, 2016). Ổn định về chính trị - xã hội: an ninh lương thực đóng góp một phần không nhỏ vào sự ổn định chính trị - xã hội. Một quốc gia có nền an ninh lương thực ổn định sẽ giúp tình hình chính trị ổn định, từ đó xã hội ổn định và thúc đẩy quốc gia phát triển. Có sẵn nguồn lương thực dự trữ đảm bảo cung ứng khi có dịch bệnh thiên tai. 2.2.2 Xâm nhập mặn 2.2.2.1 Khái niệm Xâm nhập mặn là hiện tượng nước mặn với nồng độ mặn bằng 4‰ xâm nhập sâu vào nội đồng khi xảy ra triều cường, nước biển dâng hoặc cạn kiệt nguồn nước ngọt (Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ Thiên tai). Mặn là thuốc tính vùng cửa sông. Trong sự tương tác giữa sông và biển, hai dòng nước ngọt và mặn giao hội với nhau. Trong thời kỳ triều lên, xáo trộn và nước mặn rút đi trong thời kỳ triều xuống tạo thành sự mặn hóa đều đặn trong không gian, theo thời gian dưới tác động của hai yếu tố cơ bản: lưu lượng nước ngọt từ nguồn xuống và thủy triều thể hiện qua biên độ và cường suất, một yếu tố quan trọng nữa là gió chướng (Lê Sâm, 2003). Sự xâm nhập mặn của nước biển được giải thích là do mùa khô nước ngọt trên sông giảm mạnh, khô hạn kéo dài nguồn nước ngọt ở thượng nguồn không về kịp hoặc số lượng nước ngọt không đủ, từ đó nước biển theo các sông, kênh, gạch tràn vào gây mặn trên diện rộng. Các vùng ven biển cửa sông lớn nguy cơ nhiễm mặn cao hơn do sự thẩm thấu lâu ngày hoặc do tiềm sinh gây nên. 2.2.2.2 Nguyên nhân Tác động của tự nhiên: Biến đổi khí hậu khiến hiện tượng Elnino diễn ra phức tạp. Đó là sự xuất hiện dòng nước biển ấm đột ngột ở phía đông Thái Bình Dương. Do tác động của sự thay đổi hướng gió và áp suất không khí hoặc có thể do các cơn động đất dưới đáy biển làm trái đất nóng lên dẫn đến băng tan, mực nước biển dâng. Hiện tượng xâm thực, do nước biển dâng làm suy giảm diện tích của rừng phòng hộ ven biển và rạn san hô khiến xâm nhập mặn tiến sâu vào nội đồng. Yếu tố địa hình là một trong nhiều nguyên nhân gây xâm nhập mặn. Địa hình trũng, mặn dễ xâm nhập vào sâu. “Hình dạng lòng sông vùng cửa quyết định nên mặn xâm nhập vào sông. Nếu vùng cửa sông nông và hẹp (do phù sa lũ năm trước bồi lắng gây nên chẳng hạn), thì mặn năm sau khó xâm nhập vào sâu hơn. Những năm gần đây, do lũ ĐBSCL thấp, lượng phù sa ít, nên các cửa sông bị bào xói sâu hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho mặn lên cao” (Nguyễn Ngọc Anh, 2014). Tác động của con người: Con người làm gia tăng hiệu ứng nhà kính thông qua thải một lượng lớn chất thải ra môi trường như: CO2, CH4, N2O, HFCs, SF6, Trong canh tác có sự tranh chấp giữa vùng trồng lúa và nuôi tôm dẫn đến tranh chấp về nguồn nước. Người nuôi tôm dẫn nước mặn vào ao làm ảnh hưởng đến nguồn nước cung cấp cho trồng lúa và rau màu. Khai thác quá mức nguồn nước ngầm. Con người phá rừng phòng hộ một cách tự phát để canh tác thủy sản đã làm giảm diện tích rừng. Mất lá chắn rừng phòng hộ, nước biển dễ xâm nhập vào sâu hơn trong nội đồng. Việc nước Lào và Campuchia xây dựng đập thủy điện làm chắn dòng chảy từ thượng nguồn sông Mekong xuống hạ nguồn vùng ĐBSCL làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới người dân, nhất là vấn đề thiếu nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Đồng thời làm giảm đi một nguồn lợi thủy sản lớn từ các con nước từ thượng nguồn, làm suy giảm đa dạng sinh thái nhiều loài có nguy cơ bị tuyệt chủng. 2.2.2.3 Hậu quả Xâm nhập mặn diễn ra chủ yếu vào mùa khô làm cho đất nhiễm mặn, nhiễm phèn và thiếu nguồn nước ngọt trầm trọng. Nhiều diện tích đất canh tác, sản xuất lương thực thực phẩm thiếu nguồn nước tưới dẫn đến mất mùa, thiệt hại về kinh tế lẫn ổn định về nguồn lương thực. Xâm nhập mặn làm suy giảm đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái đồng thời là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường. 2.3 TÌNH HÌNH AN NINH LƯƠNG THỰC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 2.3.1 Tình hình an ninh lương thực thế giới Với tiến trình khai hoang phục hóa đất, sự cải tiến trong nông nghiệp đã đạt được những thành tựu về giống, kỹ thuật canh tác, công nghệ chế biến bảo quản sau thu hoạch và những tiến bộ về sinh học, thủy lợi, cơ giới hóa đã góp phần thúc đẩy sản lượng lương thực gia tăng. Tuy nhiên, song song những mặt thuận lợi, các yếu tố như sự gia tăng dân số, lạm phát dẫn đến giá lương thực gia tăng, những cuộc xung đột chính trị, chiến tranh và đặc biệt là biến đổi khí hậu đã đe dọa an ninh lương thực toàn cầu. “Theo số liệu do Liên hợp quốc công bố ngày 16-10-2010 trên thế giới có khoảng 1 tỉ người thiếu ăn. Còn theo các báo cáo của FAO, khu vực có số người đói nhiều nhất là châu Á - Thái Bình Dương với 578 triệu người. Tỷ lệ người đói cao nhất ở khu vực tiểu vùng Sa-ha-ra châu Phi, chiếm 30% trong năm 2010 (239 triệu). Trong số 925 triệu người bị đói trên toàn cầu có tới  2/3 tập trung ở 7 quốc gia là Băng-la-đét, Trung Quốc, Công-gô, Ê-thi-ô-pi-a, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a và Pa-ki-xtan. Hiện nay có khoảng 80 quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực. Những khu vực bị đe dọa nhiều nhất là Bắc và Trung Phi, tiếp đó là châu Á như: Ap-ga-ni-xtan, Mông Cổ, Triều Tiên” (Phạm Thị Thanh Hoa và Nguyễn Đức Vinh, 2012). Hình 2.2 Số lượng người bị đói trên toàn cầu năm 2010 (triệu người) (Nguồn: Phạm Thị Thanh Hoa và Nguyễn Đức Vinh, 2012) Theo như dự báo, dân số thế giới sẽ tăng từ 7 tỷ người lên 9 tỷ người vào năm 2050. Các quốc gia đang rơi vào tình trạng mất an ninh lương thực ở hiện tại thì trong tương lai tình hình đảm bảo an ninh lương thực sẽ ngày càng xấu đi do thiếu hụt phân phối lương thực và tăng số người mất an ninh lương thực. 2.3.2 Tình hình an ninh lương thực Việt Nam Năm 1945, Việt Nam rơi vào nạn đói khiến hơn 2 triệu người chết đói chỉ trong vòng nửa năm. Lương thực bị Pháp và Nhật vơ vét dự trữ cho chiến tranh, đất canh tác lúa bị Nhật bắt trồng đay. Sau năm 1975, đất nước giải phóng và thống nhất, an ninh lương thực dần được cải thiện. Sau 25 năm đổi mới (chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa năm 1986) Việt Nam từ một nước đói nghèo vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai trên thế giới. Đảm bảo nguồn an ninh lương thực quốc gia. Ở Việt Nam, khái niệm an ninh lương thực xuất hiện vào năm 1992, khi thực hiện dự án an ninh lương thực của FAO, an ninh lương thực ở Việt Nam gồm 4 nội dung chính: (1) Sản xuất đủ yêu cầu lương thực, thực phẩm của xã hội (tính sẵn có): vừa phải quan tâm về số lượng vừa phải chú ý đến chất lượng ngày càng tăng cao của xã hội. (2) Cung cấp lương thực thực phẩm ổn định (tính ổn định): hoàn thiện hệ thống phân phối và phát triển thị trường để lương thực, thực phẩm đến được mọi nơi, mọi lúc với giá cả ổn định ngay cả trong tình huống xấu nhất khi có thiên tai xảy ra. (3) Khả năng kinh tế để tiếp cận đến lương thực thực phẩm (tính tiếp cận): là khả năng thực tế để mọi người có thể mua lương thực, thực phẩm tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống. Yếu tố này đề cập đến phương kế kiếm sống như tài sản của hộ (đất đai, lao động, vốn,), việc làm và thu nhập. (4) Vệ sinh an toàn thực phẩm (tính an toàn): là một trong những yếu tố không thể thiếu được của khái niệm an ninh lương thực quốc gia. Yếu tố này đề cập đến tiêu chuẩn vệ sinh, chất lượng cần thiết để lương thực, thực phẩm không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng. Với các chính sách phù hợp, chương trình an ninh lương thực phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng và bên vững đã góp phần thúc đẩy Việt Nam hội nhập tốt hơn với kinh tế thị trường quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu các ngành hàng nông sản và thủy sản năm 2014 lên đến 23 tỷ USD. Bảng 2.1 Trị giá hàng hóa xuất khẩu phân theo cơ cấu ngành hàng Đơn vị tính: tỷ USD Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Hàng Nông sản và Nông sản chế biến 15,46 14,08 15,21 Hàng Thủy sản 6,09 6,67 7,79 Nguồn: Tổng cục thống kê Về vấn đề an ninh lương thực của Việt Nam trong tương lai, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khoảng 130 triệu người vào năm 2035 phải cần tới 36 triệu tấn thóc. Và để đạt được sản lượng này, Việt Nam cần phải duy trì tối thiểu 3 triệu héc ta đất chuyên trồng lúa hai vụ để có 6 triệu héc ta đất gieo trồng (Phạm Thị Thanh Hoa và Nguyễn Đức Vinh, 2012). Tuy nhiên, với tình hình BĐKH và hiện tượng El-nino đang diễn ra phức tạp như hiện nay thì việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đang đứng trước thách thức lớn. Đặc biệt, ĐBSCL là vùng sản xuất lương lực trọng yếu của quốc gia lại là nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất các hậu quả của BĐKH như hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài gây ra. 2.4 THỰC TRẠNG AN NINH LƯƠNG THỰC TỈNH SÓC TRĂNG TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH XÂM NHẬP MẶN Sóc Trăng có diện tích tự nhiên là 331,176 nghìn ha trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 208,8 nghìn ha chiếm 63% diện tích của tỉnh. Với mô hình canh tác nhiều vụ diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt năm 2014 là 367,7 nghìn ha (tổng diện tích trồng lúa là 363,9 nghìn ha, còn lại là diện tích trồng cây lương thực có hạt khác) (Tổng cục thống kê). Với những chủ trương và chính sách chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn, đầu tư cho nông thôn, tăng sản lượng để đảm bảo an ninh lương thực, trong những năm qua Sóc Trăng đã đạt được những kết quả khả quan về sản xuất lương thực, thực phẩm. Bảng 2.2 Sản lượng lương thực có hạt tỉnh Sóc Trăng qua các năm 2012 2013 2014 Lúa (nghìn tấn) 2.251,8 2.220,0 2.265,3 Các loại lương thực có hạt khác (nghìn tấn) 14,1 15,9 14,7 Tổng (nghìn tấn) 2.265,9 2.235,9 2.280,0 Nguồn: Tổng cục thống kê Sản lượng lương thực của tỉnh được giữ ổn định qua các năm không những đảm bảo được nguồn lương thực cung cấp và dự trữ trong tỉnh mà còn phục vụ cho xuất khẩu. Trong đó, gạo đặc sản ST là mặt hàng lương thực xuất khẩu chính của tỉnh góp phần không nhỏ vào tổng sản lượng xuất khẩu gạo của quốc gia. Bảng 2.3 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của tỉnh Sóc Trăng qua các năm 2012 2013 2014 Diện tích (nghìn ha) 365,9 373,5 363,9 Năng suất (tấn/ha) 6,15 5,94 6,23 Sản lượng (nghìn tấn) 2.251,8 2.220,0 2.265,3 Nguồn: Tổng cục thống kê Năm 2013 nông dân tỉnh Sóc Trăng xuống giống lúa vụ 3 không theo khuyến khích của các ngành chức năng, dẫn đến diện tích gieo trồng tăng 2% so với năm 2012. Tuy nhiên việc xuống giống tự phát rơi vào thời điểm xâm nhập mặn diễn biến bất lợi, nguồn nước ngọt bị khan hiếm khiến cho phần lớn diện tích lúa vụ 3 bị thiệt hại, tập trung ở Long Phú và Trần Đề. Chính vì vậy, tuy diện tích gieo trồng lớn nhưng năng suất và sản lượng sụt giảm so với năm 2012. Năm 2014, diện tích gieo trồng lúa của tỉnh giảm 3% so với năm 2013 nhưng năng suất và sản lượng tăng lên rõ rệt. Nguyên nhân được giải thích do năm 2014 thời tiết thuận lợi, đồng thời áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tăng năng suất lúa. Năm 2015, diện tích gieo trồng lúa đạt 366,9 nghìn ha, với sản lượng gần 2,3 triệu tấn, vượt 9,9% kế hoạch, trong đó diện tích lúa đặc sản, lúa thơm chiếm 33%. Đề án Phát triển sản xuất lúa đặc sản đạt được kết quả cao, diện tích lúa đặc sản, lúa thơm tăng từ 66.018 ha năm 2012 lên 126.728 ha năm 2015, vượt 81% so chỉ tiêu kế hoạch đề ra (70.000 ha), các hoạt động như công tác giống, chuyển giao khoa học kỹ thuật, củng cố, nâng cao hoạt động của hợp tác xã gắn với xây dựng cánh đồng lớn đã được tập trung thực hiện (Sở NN và PTNT tỉnh Sóc Trăng, 2015). Bên cạnh sự phát triển ổn định của lúa gạo, ngành chăn nuôi của tỉnh Sóc Trăng cũng đạt được những thành tựu nhất định. Với hơn 72 trang trại lớn nhỏ (thống kê năm 2014) cùng với chăn nuôi theo hộ gia đình số lượng gia súc gia cầm trong tỉnh luôn ổn định qua các năm. Cung ứng lượng lớn sản lượng thịt cho tỉnh. Bảng 2.4 Số lượng gia súc, gia cầm hằng năm của tỉnh Sóc Trăng 2012 2013 2014 Trâu (nghìn con) 3,7 3,2 2,7 Bò (nghìn con) 23,6 24,7 25,6 Heo (nghìn con) 279,2 278,5 290,5 Gia cầm (triệu con) 4,714 4,467 4,658 Nguồn: Tổng cục thống kê Đặc biệt với đề án phát triển chăn nuôi đàn bò sữa từ năm 2004 của dự án CIDA ở vùng đồng bào dân tộc Khmer đã mở ra hướng thoát nghèo bền vững cho bà con vùng nông thôn. Năm 2015, tổng đàn bò đạt 36.000 con trong đó tổng đàn bò sữa trên 8.000 con, tăng 30,4% so với giữa năm 2014. Nhiều hộ đồng bào Khmer thoát nghèo với chỉ 1 con bò sữa, mỗi ngày cho thu nhập trên 100.000 đồng. (Sở NN và PTNT tỉnh Sóc Trăng, 2015; Nguyễn Ngọc Sơn, Nguyễn Thúy Hằng và Đỗ Văn Hoàng, 2015). Tình hình chăn nuôi heo của tỉnh phần lớn tập trung ở quy mô nhỏ và chủ yếu nuôi theo phương thức truyền thống hộ gia đình. Ở quy mô lớn hơn (quy mô trang trại từ 50 đến 120 con) có kết hợp chăn nuôi truyền thống với kỹ thuật tiên tiến. Ở quy mô đàn trên 120 con tập trung ở những hộ gia đình có tiềm lực kinh tế vững chắc (Nguyễn Minh Thông và ctv, 2013). Là một tỉnh ven biển, nuôi trồng và sản xuất thủy sản được coi là hướng phát triển kinh tế mũi nhọn. Tỉnh Sóc Trăng có thể phát triển nuôi trồng thủy sản ở cả 03 vùng sinh thái nước mặn, lợ, ngọt của biển, ven biển và nội địa. Bảng 2.5 Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản tỉnh Sóc Trăng qua các năm 2012 2013 2014 Diện tích (nghìn ha) 64,8 68,2 68,4 Sản lượng (tấn) 181.011 195.063 206.725 Nguồn: Tổng cục thống kê Năm 2012, diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 64,8 nghìn ha, trong đó diện tích nuôi tôm nước lợ là 37.346 ha (có 21.613 ha nuôi thâm canh và bán thâm canh); tổng sản lượng thủy sản đạt 181.011 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 388 triệu USD. Tính đến tháng 7/2015, tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản là 56.730 tấn, giảm 20,21% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó khai thác biển là 33.695 tấn, giảm 8,08%, sản lượng tôm nuôi là 16.612 tấn, giảm 42,85%. Hiện nay, nhiều hộ nuôi tôm với quy mô trang trại đã đầu tư lớn trong sản xuất theo quy trình công nghệ nghiêm ngặt nhằm thực hiện các mô hình nuôi tôm sạch, hạn chế rủi ro mất mùa do dịch bệnh, thời tiết bất lợi. Mô hình cánh đồng mẫu tôm cũng được các chủ trang trại tôm ở Vĩnh Châu, Trần Đề áp dụng bước đầu đã có những kết quả khả quan. (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, 2015; Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Sóc Trăng, 2015) Ngoài các sản phẩm chủ lực nêu trên Sóc Trăng cũng phát triển rất tốt các loại rau màu như hành tím, củ cải, cây công nghiệp ngắn ngày như mía. Mía là một trong những cây được phát triển thành các vùng sản xuất tập trung ở các huyện Cù Lao Dung, Long Phú, Mỹ Tú. Diện tích mía năm 2014 đạt 12.100 ha cho sản lượng  trên 1,3283 triệu tấn cung cấp cho nhà máy đường Sóc Trăng và các nhà máy đường các tỉnh Trà Vinh, Hậu Giang, Cần Thơ. Hành tím là mặt hàng truyền thống và có khả năng phát triển của tỉnh, đã xuất khẩu sang một số nước. Vùng chuyên canh tác hành tím được tập trung ở huyện Vĩnh Châu trên các giồng cát cho năng suất cao và chất lượng tốt. Diện tích cây hành tím năm 2014 đạt 6.200 ha cho sản lượng 110.000 tấn. Bên cạnh đó, cây ăn trái là một thế mạnh trên vùng ngọt của tỉnh do ít chịu ảnh hưởng lũ. Các cây chủ lực có giá trị kinh tế cao đã và đang được ngành Nông nghiệp ưu tiên phát triển là măng cụt, sầu riêng, xoài, bưởi, cam, quýt, vú sữa bằng các giống mới có chất lượng cao như: sầu riêng hạt lép, xoài cát Hòa Lộc, xoài Cát Chu, bưởi da xanh, bưởi Năm Roi, cam mật, quýt đường, vú sữa Lò Rèn. Diện tích cây ăn trái hiện có 26.988 ha với sản lượng 200.000 tấn trái các loại (Tổng cục thống kê, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng). 2.5 ẢNH HƯỞNG, TÁC ĐỘNG CỦA XÂM NHẬP MẶN ĐẾN AN NINH LƯƠNG THỰC TỈNH SÓC TRĂNG 2.5.1 Thực trạng xâm nhập mặn tại tỉnh Sóc Trăng Sóc Trăng là tỉnh tiềm năng lớn phát triển nông nghiệp và thủy sản, đóng góp lớn vào sản lượng lương thực xuất khẩu của quốc gia. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu diễn ra, mực nước biển dâng Sóc Trăng là một trong 10 tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, nếu mực nước biển dâng cao 1 mét vào năm 2100, Sóc Trăng sẽ bị ngập khoảng 1.570 km2 (45% diện tích tự nhiên khi triều thấp và ngập trên 72% diện tích tự nhiên khi triều cao) (Tin môi trường, 2013; Ban Tuyên giáo Sóc Trăng, 2013). Nước biển dâng khiến xâm nhập mặn diễn ra đe dọa lớn đến tình hình sản xuất an ninh lương thực của tỉnh. Hình 2.3 Xâm nhập mặn ở ĐBSCL (kịch bản A2 - nước biển dâng 30cm) (Nguồn: Châu Trần Vĩnh, 2013) Ở Sóc Trăng mặn chủ yếu xâm nhập vào các tháng đầu năm (từ tháng 1 đến tháng 5) từ vùng cửa sông đi sâu vào nội đồng. Độ mặn xâm nhập vào hệ thống sông ngòi của tỉnh thường diễn biến bất thường và phức tạp qua các năm. Độ mặn cao nhất đo được tại các trạm của tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn 2000 - 2012 được cho ở hình 2.3. Năm 2010, mùa mưa kết thúc sớm, mực nước ngoài sông Hậu tại Châu Đốc xuống nhanh ở mức thấp. Trong khi đó, gió Đông Bắc hoạt động mạnh và thủy triều vùng biển Đông ở mức cao nên từ đầu tháng 1/2010 cho đến hiện tại mặn đã xâm nhập khá mặn vào vùng cửa sông và tiến sâu dần vào nội đồng (Sở NN và PTNT TP.Cần Thơ và Viện NC BĐKH - Đại học Cần Thơ, 2012). Hình 2.4 Sự thay đổi độ mặn lớn nhất ở các trạm đo của Sóc Trăng từ 2000 - 2012 (Nguồn: Sở NN và PTNT TP.Cần Thơ và Viện NC BĐKH - Đại học Cần Thơ, 2012) Theo dự báo độ của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam cập nhật vào cuối tháng 2/2016. Độ mặn từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2016 đo dọc cửa Trần Đề (Sóc Trăng) dao động từ 3g/l tại trạm Phong Nậm cho đến 23g/l tại trạm Long Phú. Tại Long Phú, mặn kéo dài suốt mùa khô. Tại Đại Ngãi từ giữa tháng 3 trở đi, độ mặn cao, khả năng xuất hiện nước ngọt là rất ít. Tại Nhơn Mỹ, vào giữa tháng 3 đến tháng 4 nồng độ mặn trên 4g/l xuất hiện lúc triều cao. Tại Phong Nậm dễ tiếp cận nguồn nước ngọt, tuy nhiên nước mặn vẫn có thể xâm nhập vào các kênh trục cấp nước ngọt cho hệ thống Quản Lộ - Phụng Hiệp. Bảng 2.6 Dự báo độ mặn (g/l) cửa Trần Đề dọc sông Hậu từ tháng 3 – 5 năm 2016 Trạm/Vị trí (km) Độ mặn lớn nhất trong tháng Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Long Phú (20) 20 – 22 21 – 23 20 – 22 Đại Ngãi (30) 12 – 14 12 – 14 10 – 12 Nhơn Mỹ (40) 5 – 7 6 – 8 5 – 7 Phong Nậm (50) An Lạc Tây 3 – 5 4 – 6 3 – 5 Nguồn: Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, 2016 Hình 2.5 Vị trí các điểm dự báo mặn tại cửa Định An và cửa Trần Đề (Nguồn: Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, 2016) 2.5.2 Tác động của xâm nhập mặn đến an ninh lương thực tỉnh Sóc Trăng Độ mặn tăng cao gây không ít khó khăn cho tình hình sản xuất trên địa bàn tỉnh. Cụ thể là ngay đầu năm 2013, nước mặn đã đến sớm hơn làm gần 10.000 ha lúa bị ảnh hưởng (mất trắng gần 2.000 ha và 8.000 ha bị ảnh hưởng năng suất), sản lượng lúa giảm 1,4% so với năm 2012. Năm 2015 là năm khô hạn ở mức kỷ lục, xâm nhập mặn bất thường, hàng ngàn hecta lúa và hoa màu của các tỉnh ven biển bị thiệt hại. Như dự báo của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, năm 2016 xâm nhập mặn tiếp tục diễn ra sớm với độ mặn có thể vượt trên mức 4g/l. Thực tế từ Chi cục Thủy lợi Sóc Trăng, xâm nhập mặn đã sâu vào nội đồng khoảng 65 km, với tình trạng nguồn nước ngọt khan hiếm, xâm nhập mặn sâu và kéo dài, nhiều hộ nông dân bơm nước vào ruộng cứu lúa, tuy nhiên với nguồn nước ngoài sông đã bị nhiễm mặn nên nguồn nước đưa vào chẳng những không cứu được lúa mà còn làm phần lớn diện tích mất trắng. Tính đến tháng 2/2016 toàn tỉnh có 5.787,78 ha lúa bị thiệt hại do hạn mặn. Trong đó, huyện Long Phú thiệt hại 1.902 ha, huyện Mỹ Xuyên là 1.114,69 ha, huyện Trần Đề là 2.370,16 ha và có đến 2.320 ha bị thiệt hại trên 70%. Tổng thiệt hại ước tính trên 40 tỷ đồng (Báo Nông nghiệp Việt Nam, 2016). Hình 2.6 Cánh đồng lúa mất mùa do xâm nhập mặn của nông dân huyện Long Phú (Nguồn: Báo Nông nghiệp Việt Nam, 2016) Không những xâm nhập mặn ảnh hưởng đến tình hình sản xuất lúa mà còn ảnh hưởng đến tình hình sản xuất hoa màu trong tỉnh, thiếu nguồn nước ngọt hàng trăm hecta mía của tỉnh không thể đẻ nhánh, diện tích lớn rau màu thiếu nguồn nước tưới rơi vào tình trạng khô héo, kém phát triển. Hình 2.7 Ruộng bắp cải khô héo chậm phát triển của nông dân Phường 3, Tp.Sóc Trăng (Nguồn: Báo Nông nghiệp Việt Nam, 2016) Tình hình thủy sản nuôi trong tỉnh cũng gặp khó khăn do độ mặn cao. Đối với vùng tôm nuôi ven biển, thiếu nước ngọt pha loãng, nồng độ mặn vượt mức chịu đựng của tôm dẫn đến hàng loạt diện tích nuôi tôm bị thiệt hại và giảm năng suất. Đối với vùng nước ngọt, phần lớn diện tích cây ăn quả và thủy sản nước ngọt cũng chịu cảnh mất mùa bởi mặn nhiễm sâu vào nội đồng. Với tổng đàn bò sữa trên 8.000 tuy nhiên xâm nhập mặn làm phần lớn diện tích không thể trồng cỏ cho bò, thiếu nguồn thức ăn, sản lượng và năng suất sữa từ đàn bò đạt chất lượng không cao. Để thích ứng với tình trạng xâm nhập mặn các hộ nông dân chuyển đổi mô hình canh tác từ trồng lúa sang chuyên tôm làm mất đi một phần diện tích sản xuất lúa. Nhiều hộ chuyển đổi theo hướng tự phát và nuôi với mật độ dày tiềm ẩn nhiều rủi ro dịch bệnh, đồng thời xuất hiện tranh chấp vùng mặn – ngọt giữa khu vực trồng lúa và khu vực nuôi tôm khiến cả hai bên đều bị giảm năng suất và sản lượng. 2.5.3 Giải pháp Giải pháp công trình: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Lựa chọn các giống chịu hạn mặn, sử dụng các loại cây trồng tốn ít nước. Quy hoạch vùng nuôi thủy sản nước mặn hợp lý, ổn định, để có ranh giới mặn ngọt rõ ràng. Trồng và bảo vệ, mở rộng diện tích rừng ngập mặn ở vùng ven biển, ven sông có sự tham gia của cộng đồng địa phương. Quản lý các vùng cửa cống ngăn mặn, tránh dẫn nước mặn vào nội đồng. Giải pháp phi công trình: Dự báo dài hạn, ngắn hạn và cập nhật thông tin độ mặn (trong ngày) trên các phương tiện thông tin đại chúng (đài phát thanh, truyền hình...) để người dân biết và có ý thức chuẩn bị ứng phó. Khuyến cáo người dân thay đổi cơ cấu giống lúa, những giống dài ngày chuyển sang giống ngắn ngày chịu mặn. Sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt có tiết kiệm nước cho rau màu. Vận động người dân dự trữ nước trong các ao, hồ, lu chứa nước và sử dụng nước tiết kiệm có hiệu quả để bảo đảm nguồn nước ngọt phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Đưa vấn đề BĐKH vào chương trình học tập ở các cấp. Quản lý có hiệu quả tài nguyên nước ngầm, tránh tình trạng khai thác sử dụng nước ngầm bừa bãi. 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Qua các phân tích nêu trên cho thấy Sóc Trăng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxthuc_trang_an_ninh_luong_thuc_tinh_soc_trang_truoc_tac_dong.docx
Tài liệu liên quan