Thực trạng hành vi người tiêu dùng sản phẩm may mặc ở nhánh văn hoá người kinh
Từ khi hòa bình lặp lại 1954, kinh tế vẫn không có gì sáng sủa hơn những tàn dư hà khắc mà thực dân Pháp và phong kiến áp đặt vẫn còn ảnh hưởng không nhỏ tới cách làm ăn của người dân. Đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền . Miền Bắc tuy được hoà bình, nhưng kinh tế lại bị tàn phá nặng nề sau 15 năm chiến tranh với một nền nông nghiệp lạc hậu, chủ yếu dựa vào sản xuất nhỏ cá thể, cơ sở sản xuất kinh tế tư bản chủ nghĩa hết sức kém cỏi và non yếu . Công nghệ mới phôi thai, nền công nghiệp và thủ công nghiệp có tính chất phân tán, chiếm đại bộ phận trong nền kinh tế quốc dân, lại đang phải tiến hành công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ, nền kinh tế dân tộc dân chủ nhân dân được thiết kế trong thời kì kháng chiến chống Pháp bị xoá bỏ để thiết lập lại quan hệ sản xuất phong kiến, xây dựng nền kinh tế thị trường mở nằm trong sự khống chế của đế quốc Mỹ, tạo điều kiện chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh ở Miền Nam. Nông nghiệp giữ nguyên tình trạng lạc hậu, độc cạnh phát triển chậm, bấp bênh như trong thời kì thực dân Pháp thống trị. Sản lượng lúa giảm so với năm 1945 và không ổn định. Công nghiệp ngày càng bị phụ thuộc vào nước ngoài . Trong may mặc, cũng có những bước tiến mới, sự giao lưu văn hoá giữa các nước khác nhau đã làm cho quan điểm may mặc có sự thay đổi, việc thay thế váy bằng quần, áo tứ thân bằng áo sơ mi đã phần nào nói lên được điều đó. Hơn nữa, do có sự khác nhau về điều kiện kinh tế chính trị xã hội nên xu hướng cung cách ăn mặc hai miền có sự khác nhau. Nếu ở Miền Bắc sự biến đổi trong ăn mặc thể hiện sự đồng đều, xoá nhòa dần ranh giới giữa nông thôn và thành thị, giữa các tầng lớp xã hội, tiết kiệm giản dị hơn thì ở thành thị phía Nam chạy theo mốt nước ngoài với nhịp độ mạnh mẽ hơn, khoảng cách ăn mặc giữa các giai cấp, giữa thành thị nông thôn ngày càng cách biệt hơn. Ở Miền Bắc chỉ có bà già ở nông thôn còn mặc váy còn đa số, chị em thanh niên và trung niên đã chuyển sang mặc quần may kiểu “chân quê”. Ở thành thị, nhiều nữ thanh niên mặc quần âu thay cho quần đen. Chiếc áo cánh của phụ nữ được cải tiến nhiều như cắt sát eo hơn chứ không rộng và thẳng như trước, vạt áo lượn vòng, hạ thấp tà, triết li trước ngực và sau lưng. Cổ áo cũng đa dạng, cổ vuông tròn, hình trái tim . Màu sắc cũng phong phú, màu nâu, gụ, xanh, trắng, vải hoa. Khi kiểu áo mới này thịnh hành thì yếm cổ truyền không còn nữa. Nó được thay thế bằng áo lót nịt ngực tiếp thu từ Châu Âu góp phần làm tô thêm vẻ đẹp hình thể của phụ nữ. Trong những năm chống chiến tranh phá hoại miền Bắc, hình ảnh cô dân quân mặc quần đen, áo cánh nâu bó sát thân, thắt lưng to bản, đầu chịt khăn vuông mỏ quạ, chân đi dép cao su đen cắt từ lốp ô tô, vai khoác súng trường là hình ảnh tiêu biểu cho phụ nữ Việt Nam thời kì vừa sản xuất vừa chiến đấu chống Mỹ cứu nước. Ở Miền Nam, hơn 20 năm sống dưới chế độ thực dân mới của Mỹ – Ngụy, về cơ bản y phục dân tộc vẫn được bảo lưu và cải tiến theo hướng kết hợp dân tộc với hiện đại. Ngay bộ quần áo bà ba truyền thống không ngừng được cải tiến. Từ chiếc màu đen may bằng vải rẻ tiền dần biến đổi thành loại bà ba nhiều màu sắc may sát eo hơn. Bên cạnh đó, vào những năm 60-70 ở các thành thị Miền Nam đặc biệt là ở Sài Gòn đã dấy lên phong trào mặc các kiểu quần áo âu hiện đại như váy mini, quần bò jean với các mốt ống loe, ống bó các kiểu áo thun áo phông. Một số ít thanh niên nam nữ hoặc theo kiểu “hippy” may bằng vải thô với nhiều kiểu may cắt kì quặc, thêu thùa rối rắm, phong trào ăn mặc có khi đến mức cực đoan gây nên những phản ứng cực đoan gây nên những phản ứng xã hội, nhất là với tầng lớp trung niên và người già có ý thức dân tộc nhằm bảo vệ những giá trị truyền thống trước những lố lăng trong phong trào Âu hoá.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng hành vi người tiêu dùng sản phẩm may mặc ở nhánh văn hoá người kinh.DOC