LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3
I. VAI TRÒ VÀ LOẠI HÌNH CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 3
1. Khái niệm cạnh tranh của Doanh nghiệp 3
2. Vai trò của cạnh tranh giữa các doanh nghiệp 4
3. Các loại hình cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường: 5
4. Mối quan hệ giữa cạnh tranh và hợp tác: 6
II. CÁC CÔNG CỤ CẠNH TRANH CHỦ YẾU: 6
1. Cạnh tranh bằng sự đa dạng hoá: 6
2. Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm: 7
3. Cạnh tranh bằng giá cả. 8
4. Cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm: 10
III. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP. 12
1. Khả năng cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 12
2. Tính tất yếu của nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 13
PHẦN II: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY KHOÁ MINH KHAI 14
I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY KHOÁ MINH KHAI. 14
1. Quá trình hình thành và phát triển. 14
2. Bộ máy tổ chức và lao động. 16
3. Máy móc thiết bị và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 21
4. Về nguyên vật liệu chính mà Công ty đã và đang sử dụng. 23
5. Sản phẩm và thị trường 24
6. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong nhũng năm gần đây: 26
II. KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG TIÊU THỤ SẢN PHẨM
CỦA CÔNG TY KHOÁ MINH KHAI TRONG NHỮNG NĂM QUA. 28
1. Sản phẩm và chất lượng sản phẩm. 28
2. Giá bán. 32
3. Công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm. 37
4. Các hoạt động quảng cáo-tiếp thị, yểm trợ bán hàng. 43
5. Các công cụ cạnh tranh khác. 44
III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY KHOÁ MINH KHAI. 46
1. Các yếu tố bên ngoài. 46
2. Các yếu tố bên trong Công ty. 52
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
TRONG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY. 54
1. Những kết quả đạt được: 54
2. Tồn tại. 55
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO KHẢ NĂNG
CẠNH TRANH TRONG TIÊU THỤ SẢN PHẨM
CỦA CÔNG TY KHOÁ MINH KHAI 57
I. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 57
1. Đặc điểm tình hình: 57
2. Mục tiêu và nhiệm vụ tổng quát của Công ty trong năm 2002. 58
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ NÂNG CAO KHẢ NĂNG
CẠNH TRANH TRONG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
KHOÁ MINH KHAI. 58
1. Đa dạng hoá sản phẩm. 58
2. Các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm. 60
3. Một số biện pháp cạnh tranh về giá. 63
4. Tăng cường hoạt động Marketing và hoàn thiện hệ thống kênh
tiêu thụ sản phẩm. 65
5. Hoàn thiện tổ chức hệ thống bán hàng 69
KẾT LUẬN 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
78 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1282 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng khả năng cạnh tranh trong tiêu thụ sản phẩm của công ty khoá Minh Khai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o chất lượng khoá lên để đạt tới chất lượng tối đa.
2. Giá bán.
Đối với mặt hàng tiêu dùng, ngoài yếu tố chất lượng và mẫu mã sản phẩm thì giá cả cũng là yếu tố quan trọng để đi đến quyết định mua của khách hàng,đặc biệt trong điều kiện mức thu nhập của người dân Việt Nam còn thấp. Công ty khóa Minh Khai đã sử dụng giá bán làm công cụ cạnh tranh chủ yếu đối với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. để sử dụng được công cụ này thì giá bán sản phẩm của Công ty phải thấp hơn tương đối so với sản phẩm của đối thủ, đồng thời vẫn phải đảm bảo cho doanh nghiệp có lãi, đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Các biện pháp để cạnh tranh về giá là làm giảm giá thành đơn vị sản phẩm và giảm các chi phí thưoưng mại của hàng hoá bán ra.
Trong những năm qua, Công ty khoá Minh Khai đã áp dụng nhiều biện pháp để hạ giá thành sản phẩm như: tiết kiệm nguyên vật liệu, thu hồi phế liệu và sản phẩm hỏng...Đối với nguyên vật liệu, Công ty đã cố gắng tìm nguồn cung ứng ổn định và giá cả hợp lý nhất. Công ty thường ký hợp đồng mua hàng trực tiếp với các doanh nghiệp sản xuất các loại nguyên vật liệu ở trong nước như: sắt, thép, đồng, fero...Với nguyên vật liệu nhập ngoại như phôi thép, chất đồng cứng...,Công ty đã có quan hệ hợp tác lâu dài với một số doanh nghhiệp của các nước như Thái Lan, Trung Quốc, Italia... Lựa chọn người cung ứng hợp lý, Công ty sẽ mua được nguyên vật liệu với giá rẻ và ổn định. Với các nguyên vật liệu trong nước có xu hướng ổn định, Công ty nên dự trữ ở mức vừa đủ đảm bảo cho sản xuất liên tục. Với phương pháp dự trữ này, Công ty đã tiết kiệm được chi phí dự trữ, đồng thời làm giảm mức độ hư hỏng, hao hụt, thất thoát nguyên vật liệu. Trong sản xuất, các sản phẩm hỏng dược sử dụng lại hoạc được sử dụng để sản xuất các loại sản phẩm khác. Ví dụ: phần vỡ của trục khoá sẽ được sử dụng lại qua quá trình tái sản xuất để hình thành bi khoá, chìa khoá hỏng cũng được đưa vào nấu chảy để tái sản xuất lại...
Đối với chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm, hình thức trả lương theo sản phẩm cho công nhân đã góp phần tăng năng suất lao động trong ca sản xuất, hạn chế được thời gian máy chạy không tải làm giảm chi phí cố định.
Đồng thời, Công ty còn xác định số lượng lao động tối ưu cho từng loại dây chuyền trong ca, những dây chuyền sản xuất hiện đại chủ yếu là tự động được bố trí ít lao động so với các dây chuyền lạc hậu hơn. Cụ thể với việc bố trí hợp lý trên, năng suất lao động năm 2001 đã tăng từ 20-25 % so với năm 2000.
Ngoài ra, để giảm chi phí gián tiếp, Công ty còn sử dụng biện pháp làm giảm chi phí thương mại cho hàng hoá bán ra, góp phần hạn chế sự tăng giá ở các khâu bán lẻ và khâu trung gian. Chi phí thương mại được phát sinh ở lĩnh vực vận chuyển được hạn chế bằng việc Công ty sử dụng các loại phương tiện sẵn có chở hàng hoá đến các đại lý ở gần,thay vì thuê vận chuyển với chi phí caohơn. Đối với các đại lý hay những người bán buôn ở xa, công ty khuyến khích họ đưa phương tiện đến công ty trực tiếp nhận hàng. Các hoạt động quảng cáo, khuyến mại, khuyếch trương thì hầu như chưa được Công ty sử dụng.
Bằng các biện pháp hạ giá thành sản phẩm vừa nêu, sản phẩm của Công ty khoá Minh Khai không ngững có giá thành thấp mà còn có chất lượng cao. Bên cạnh đó, để có một mức giá bán phù hợp với mức thu nhập của khacks hàng đồng thời cũng để thực hiện vấn đề cạnh tranh về giá đối với các đối thủ cạnh tranh khác thì Công ty đã tiến hành phân loại giá cả trên cơ sởnghiên cứu trên cơ sở giá bán của các sản phẩm cùng loại hiện có trên thị trường đồng thời thống nhất ý kiến của các phòng ban dựa trên tình hình thực tế, đặc biệt là ý kiến của Ban giám đốc Công ty. Do đó, giá bán sản phẩm của Công ty khoá Minh Khai hiện nay được chia thành hai loại: giá bán buôn và giá bán lẻ đối với các sản phẩm như ke, cụm cremon... cho nên trong những năm vừa qua, trước sự biến động của nền kinh tế và sự thay đổi chính sách thuế của Nhà nước từ thuế doanh thu sang thúe VAT đã làm cho tình hình sản xuất của Công ty gặp không ít khó khăn. Nhưng để đảm bảo uy tín lâu dài và giữ được khách hàng, Công tyđã luôn cố gắng để giữ giá ở một mức độ ổn định.
Biểu số 8: Giá bán sản phẩm tại công ty khoá Minh Khai
(áp dụng từ ngày 01/03/2002- số liệu do phòng Marketing cung cấp)
Đơn vị tính: đồng
TT
Danh mục sản phẩm
Đvt
Giá thanh toán
(bao gồm cả thuế VAT)
I
Khoá các loại
cái
1
Khoá Mk 10
cái
10000
2
Khoá MK10A
cái
10000
3
Khoá MK10A đồng
cái
15700
4
Khoá MK10E gang
cái
12000
5
Khoá MK10E2 gang
cái
12000
6
Khoá MK10E đồng
cái
15700
7
Khoá MK10K gang
cái
15500
8
KHOá Mk10K đồng
cái
35000
9
Khoá MK 10C đồng
cái
44000
10
Khoá MK10N gang
cái
34000
11
Khoá MK10N đồng
cái
19000
12
Khoá MK10N nhôm
cái
29000
13
KHoá MS gang
cái
17000
14
Khoá MS đồng
cái
29000
15
Khoá MS nhôm
cái
17000
16
Khoá MK10M
cái
23000
17
Khoá xe đạp dây
cái
13000
18
Khoá MK10NS sơn TĐ
cái
18900
19
Khoá MK 10CS sơn TĐ
cái
11000
II
Ke các loại:
cái
20
Ke đen120
cái
900
21
Ke đen160
cái
1400
22
Ke mạ120
cái
1700
23
Ke mạ160
cái
2200
24
Ke160 mạ kẽm
cái
3000
III
Bản lề các loại:
cái
25
Bản lề cối đen160
cái
2800
26
Bản lề gông đen160
cái
3200
27
Bản lề cối mạ160
cái
4800
28
Bản lề 100NO
cái
15000
IV
Chốt các loại:
cái
29
Chốt mạ110
cái
2200
30
bhốt mạ200
cái
2600
31
Chốt cửa trong
cái
4500
Biểu số 9: Giá bán sản phẩm tại công ty khoá Việt Tiệp
(áp dụng từ 01/03/2002- số liệu do phòng Marketing cung cấp)
Đơn vị tính: đồng
TT
Danh mục sản phẩm
Đvt
Giá bán
(bao gồm cả thuếVAT)
I
Khoá các loại:
cái
1
Khoá MK10
cái
10500
2
Khoá MK10A
cái
10500
3
Khoá MK10A đồng
cái
16000
4
Khoá MK10E gang
cái
12000
5
Khoá MK10E2 gang
cái
12500
6
Khoá MK 10E đồng
cái
16200
7
Khoá MK10K gang
cái
36000
8
Khoá MK10K đồng
cái
44000
9
Khoá MK10N gang
cái
34500
10
Khoá MK10N nhôm
cái
20000
11
Khoá MK10N đồng
cái
28000
12
Khoá MK10S gang
cái
14000
13
Khoá MK10S đồng
cái
19000
14
Khoá xe đạp dây
cái
15500
15
Khoá MK10NS sơn TĐ
cái
32000
II
Ke các loại:
cái
16
Ke đen120
cái
1000
17
Ke đen160
cái
1500
18
Ke mạ120
cái
1600
19
Ke mạ160
cái
2400
20
Ke160 mạ kẽm
cái
3000
III
Bản lề các loại:
cái
21
Bản lề cối đen160
cái
3000
22
Bản lề gông đen160
cái
3200
23
Bản lề cối mạ160
cái
5000
24
Bản lề 100NO
cái
15000
IV
Chốt các loại:
cái
25
Chốt mạ110
cái
2500
26
Chốt mạ200
cái
2800
27
Chốt cửa trong
cái
5000
Qua số liệu thực tế về giá bán sản phẩm ta thấy giá bán sản phẩm của Công ty khoá Minh Khai là tương đối phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng. So với khoá Việt Tiệp, giá của khoá Minh Khai có hạ hơn chút ít, điều đó không có nghĩa chất lượng của sản phẩm khoá Minh Khai kém hơn. Sở dĩ để có giá thành hạ là do sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của tập thể Ban lãnh đạo và đội ngũ CBCNV trong Công ty cùng với sự hoàn thiện của hệ thống chất lượng đã giúp Công ty hạ giá thành nhờ vào việc tiết kiệm một khối lượng lớn chi phí vật tư dư thừa, chi phí sản phẩm sai hỏng... mang lại cho Công ty nhiều lợi thế trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt đây là công cụ sắc bén sử dụng trong cnhj tranh.
Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay khi Việt Nam chuẩn bị tham gia Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CFBT) để thành lập khu vực mậu dịch tự do của ASEAN (AFTA) vào năm 2003 và đang xúc tiến xin gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì có nghĩa là khó khăn đối với khoá Minh Khai cũng tăng lên gấp bội. Khi hàng rào thuế quan được xoá bỏ thì các loại hàng háo trong đó có khoá ngoại nhập sẽ tràn ngập trên thị trường Việt Nam với chất lượng cao và giá rẻ sẽ chèn ép các sản phẩm khoá trong nước.
Điều đó cũng đặt ra một thách thức lớn đối với Công ty khoá Minh Khai trong thời gian tới. Công ty cần phải chú ý đầu tư, đổi mới dây chuyền công nghệ hiện có, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân đồng thời phải luôn theo dõi, dự báo mức biến động về giá cả trên thị trường đặc biệt là chính sách giá cả của các đối thủ cạnh tranh khác để có sự điều chỉnh thích hợp, mang lại hiệu quả cao.
3. Công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm.
Trong vài năm gần đây do có sự mở cửa của nền kinh tế với sự hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế khu vực hay các tổ chức kinh tế khác như: AFTA, WTO đã làm thay đổi bộ mặt của nền kinh tế trong nước, đi kèm với nó là chất lượng đời sống được nâng lên. Người tiêu dùng cũng đòi hỏi cao hơn đối với những sản phẩm mà họ mua. Do vậy, sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất nhằm kéo khách hàng về phía mình đang ngày càng gay gắt và Công ty khoá Minh Khai cũng không tránh khỏi vòng xoáy đó. Trước đây, sản phẩm của Công ty chủ yếu là cung cấp cho thị trường miền Bắc nhưng gần đây để kéo khách hàng gần hơn về phía mình hay mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và giành giật thị trường đối với các đối thủ cạnh tranh của mình như khoá Việt Tiệp, HTX khoá Trúc Sơn, các loại khoá ngoại nhập khác... Công ty khóa Minh Khai đang hướng sản phẩm của mình vào thị trường tiêu thụ miền Trung và miền Nam nhưng điều đáng lo ngại nhất là các Công ty, các HXT đã “nhái” lại mẫu mã, kiểu dáng của Công ty khoá Minh Khai với giá rẻ hơn đã làm ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và khả năng tiêu thụ của Công ty.
Tuy nhiên đó là thực trạng chung của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đầu của nền kinh tế thị trường, cho nên để có thể tồn tại buộc Công ty phải có những biện pháp hữu hiệu từ quá trình sản xuất cho đến việc bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm của mình để khách hàng có một cách nhìn đúng đắn về những sản phẩm đích thực của Công ty.
Do đặc điểm sản phẩm của Công ty bao gồm các mặt hàng cơ khí công nghiệp và cơ khí tiêu dùng, vừa phục vụ cho ngành sản xuất công nghiệp, vừa phục vụ cho dân cư. Vì vậy khoá Minh Khai đã tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm đồng thời theo đồng thời cả 3 loại kênh:
Sơ đồ 4: Hệ thống kênh tiêu thụ của Công ty khoá Minh Khai
Người tiêu dùng cuối cùng
K1
K2
K3
Công ty
Đại lý bán buôn
Đại lý bán lẻ
Đại lý bán lẻ
Qua sơ đồ trên, ta thấy Công ty đang áp dụng các loại kênh phân phối có độ dài khác nhau:
- Kênh 1: là kênh phân phối trực tiếp từ Công ty đến người tiêu dùng. Sản phẩm bán qua kênh này hoàn toàn do 3 cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm được đặt trước cổng Công ty đảm nhiệm. Số lượng sản phẩm bán qua kênh này rất nhỏ. đối tượng mua hàng chủ yếu là người tiêu dùng trực tiếp. Khách hàng đến với cửa hàng giới thiệu sản phẩm là vì họ tin tưởng vào chất lượng sản phẩm cũng như uy tín của Công ty, đồng thời cửa hàng giới thiệu sản phẩm là nơi trưng bày các loại sản phẩm mới đầu tiên của Công ty.
Như vậy các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm của Công ty đã thực hiện 3 chức năng cơ bản là quảng cáo, yểm trợ và bán hàng, nó có vai trò quan trọng trong việc thai thác triệt để thị trường và sự gia nhập các sản phẩm mơí vào thị trường.
- Loại kênh thứ hai mà Công ty đang áp dụng là kênh dài hơn. Sản phẩm tiêu thụ được chuyển qua đại lý bán lẻ rồi đến người tiêu dùng. Các trung gian của kênh này bao gồm một số đại lý quốc doanh, một số đại lý tư nhân và một số khách hàng tự do. Đại lý chủ yếu của kênh này được tập trung chủ yếu ở khu vực Hà Nội. Các đại lý bán lẻ tư nhân là những người có cửa hàng khá lớn hoặc các tư nhân buôn bán. Khách hàng tự do là khách hàng mua theo hợp đồng muabán có khối lượng nhỏ. Ngoài việc bán hàng cho Công ty, các đại lý ở kênh này còn cung cấp cho Công ty những thông tin về thị trường một cách nhanh nhạy, chính xác, đặc biệt là các thông tin về chất lượng, quy cách sản phẩm, loại sản phẩm được ưa chuộng. Từ đó Công ty đề ra những kế hoạch để ứng phó với những thay đổi từ thị trường.
- Loại kênh thứ 3 mà Công ty đang áp dụng là kênh dài, sản phẩm từ Công ty đến người tiêu dùng phải qua 2 khâu trung gian là đại lý bán buôn và đại lý bán lẻ. Việc tổ chức kênh dài tương đối chặt chẽ, khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường lớn.
Các đại lý bán buôn tư nhân là các đại lý trung thành nhất của Công ty. Các đại lý này khá nhanh nhạy với việc tìm hiểu nhu cầu thị trường và thâm nhập vào thị trường mới. Họ đã giúp cho Công ty đưa hàng hoá vào thị trường một cách thông suốt và nhịp nhàng. Các đại lý bán buôn tư nhân mở rộng thị trường và tăng số lượng khách hàng bằng cách cho họ hươngr một số ưu đãi về tài chính. Với những nỗ lạc của các đại lý, số lượng hàng hoá tiêu thụ ngày càng nhiều và thị trường của Công ty được mở rộng. Nhờ đó uy tín của công ty được nâng cao, sản phẩm trở lên nổi tiếng hơn trên thị trường.
Với việc áp dụng 3 loại kênh phân phối trên, Công ty khoá Minh KIhai đã có được thị trường tiêu thụ rộng khắp cả nước. ở kênh tiêu thụ trực tiếpcó khối lượng hàng hoá tiêu thụ chiếm khoảng 15%, kênh ngắn (kênh 2) chiếm khoảng 60%, còn lại kênh dài (kênh 3) chiếm khoảng 25%.
Dưới đây là bảng số liệu về tình hình tiêu thụ sản phẩm trong 2 tháng đầu năm 2002 của Công ty khoá Minh Khai.
Biểu số 10: Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong 2 tháng đầu năm 2002
(Nguồn: số liệu do phòng Marketing cung cấp)
Tên sản phẩm
Đv
Tháng1
Tháng2
I. Khoá các loại:
cái
1. Khoá Mk10
2346
2784
2. Khoá Mk 10A
822
349
3. Khoá Mk 10A đồng
22
0
4. Khoá MK 10E
3936
3157
5. Khoá MK10N
4560
4589
6. Khoá MK10N đồng
4906
805
7. Khoá MK 10S đồng
537
402
8. Khoá xe máy 82
305
0
9. Khoá MK 10T
50
510
10. Cụm ổ 14E
1500
256
II. Bản lề các loại:
11. Bản lề cối 160
1466
1038
12. Bản lề cối 160 mạ
950
3125
13. Bản lề gông 160
1450
1996
14. Bản lề 70 NO
1500
872
III. Chốt các loại:
15. Chốt 80
324
200
16. Chốt 110 mạ
173
341
17. Chốt 200 mạ
28
68
IV. Cremon:
cụm
18. Cụm 23 AS
673
1757
19. Cụm 23 K
299
355
V. Thanh cài các loại:
cái
20. Thanh cài mạ 0.5 m
33
201
21. Thanh cài mạ 1m
1102
1225
Biểu số 11: Tỷ trọng thị trường các vùng năm 2000- 2001
(nguồn: số liệu do phòng kế hoạch cung cấp)
Stt
Khu vực
2000 (%)
2001 (%)
1
Hà nội
40
40
2
Miền bắc
45
45
3
Miền trung
10
10
4
Miền nam
5
5
Qua bảng số liệu trên cho thấy các loại sản phẩm chủ yếu của Công ty hầu như được tiêu thụ ở thị trường phía Bắc mà tiêu biểu là thị trường Hà nội (40 %) . Các thị trường lân cận như Hải phòng, Nam định... mức tiêu thụ không lớn, luôn giữ vững sự ổn định về số lượng nhưng đối với thị trường miềm Trung và miền Nam thì sản phẩm tiêu thụ của Công ty còn rất khiêm tốn. điều đó chứng tỏ công tác phát triển thị trường tiêu thụ của Công ty vẫn chưa được rộng khắp, cụ thể là ở khu vực miền Trung và miền Nam, các sản phẩm của Công ty vẫn chưa được thâm nhập sâu. Đây có lẽ là một điểm yếu của Công ty.
Để cụ thể hơn, chúng ta xem xét tỷ trọng thị trường của khoá Việt Tiệp và khoá Đông Anh trong hai năm gần đây.
Biểu số 12: Tỷ trọng thị trường của khoá Việt Tiệp và khoá Đông Anh.
(Nguồn: số liệu do phòng Marketing cung cấp)
Việt Tiệp
Đông Anh
Khu vực
2000 (%)
2001 (%)
Khu vực
2000 (%)
2001 (%)
Miền Bắc
45
45
Miền Bắc
70
65
Miền Trung
25
25
Miền Trung
30
30
Miền Nam
30
30
Miền Nam
0
5
Biểu số 13: Số lượng các đại lý chính thức của khoá Minh Khai và khoá Việt Tiệp.
(Nguồn: số liệu do phòng Marketing cung cấp)
Khu vực
Minh Khai
Việt Tiệp
2000
2001
2000
2001
Miền Bắc
10
15
17
20
Miền Trung
2
3
2
2
Miền Nam
0
3
4
6
Tổng
12
21
23
28
Dựa vào bảng trên cho thấy, số lượng cá đại lý của Việt Tiệp luôn lớn hơn của Minh Khai. Tuy nhiên, tốc độ tăng qua từng năm của Minh khai lại lớn hơn của Việt Tiệp, điều đó chứng tỏ trong những năm gần đây, Công ty khoá Minh Khai đã tập trung nhiều vào công tác xây dựng mạng lưới phân phối sản phẩm.
Đối với Công ty khoá Việt Tiệp, là một Công ty có số lượng chủng loại hàng hoá và số lượng tiêu thụ hàng năm lớn hơn gấp nhiều anf so với khoá Minh Khai (số lượng sản phẩm khoá sản xuất ra hàng năm của Công ty khoá Việt Tiêpj vào khoảng 3- 4 triệu khoá các loại) thì việc Công ty này có số lượng các đại lý nhiều hơn là điều đương nhiên. Nếu như năm 2001, Công ty khoá Minh Khai chỉ có 21 đại lý thì Việt Tiệp đã có 28 đại lý. Điều đó chứng tỏ, cong ty đã đi sau khoá Việt Tiệp về xây dựng mạng lưới tiêu thụ và thâm nhập mở rộng thị trường.
Do vậy, muốn đẩy nhanh sức phát triển và tốc độ tiêu thụ sản phẩm ở mức cao hơn nữa, Công ty cần quan tâm chú ý đến việc đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị máy móc hiện đại, đổi mới công nghệ sản xuất. Ngoài ra, còn phải lập ra các chiến lược chung Marketing, thực hiện các hình thức quảng cáo, giới thiệu sản phẩm đến các vùng miền...
Như vậy thì sản phẩm của Công ty mới có thể chiếm lĩnh trên khắp các thị trường toàn quốc, đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác kể cả hàng ngoại nhập.
4. Các hoạt động quảng cáo-tiếp thị, yểm trợ bán hàng.
Công cụ cạnh tranh của Công ty khoá Minh Khai là chất lượng sản phẩm nên các hoạt động quảng cáo, tiếp thị khuyếch trương sản phẩm không được Công ty chú trọng. Các sản phẩm của Công ty không được người tiêu dùng biết đến thông qua các hoạt động quảng cáo. Trong khi đó Công ty khoá Việt Tiệp lại có hoạt động quảng cáo rất mạnh trên các phương tiện thông tin dại chúng như báo chí, đài phát thanh, truyền hình, thông qua các tờ rơi...điều đó đã làm cho người tiêu dùng biết nhiều hơn về các sản phẩm của Công ty.
Cũng như khoá Việt Tiệp, Công ty khoá Minh Khai tham gia vào các hội chợ hàng năm như hội chợ hàng tiêu dùng, hội chợ hàng công nghiệp với mục đích là giới thiệu sản phẩm và ký các hợp đồng đại lý. Mặc dù chi phí dành cho các hội chợ là không nhiều, chủng loại được trưng bày và giới thiệu không đa dạng nhưng Công ty đã ký được khá nhiều hợp đôngf với các đại lý trong những năm vừa qua. Số lượng các đại lý của Công ty cũng tăng rất nhanh. Về hoạt động này, các đối thủ của Công ty khoá Minh Khai cũng tỏ ra rất mạnh. Công ty khoá Việt Tiệp cũng tham gia hội chợ với quy mô lớn hơn, chủng loại sản phẩm được trưng bày và giới thiệu nhiều hơn và Công ty này cũng đã có những thành công trong việc ký kết các hợp đồng đại lý.
Đặc biệt, Công ty khoá Việt Tiệp còn áp dụng nhiều hình thức khuyến mãi như giảm giá, chiết khấu cho khách hàng vùng sâu, vùng xa mua hàng với khối lượng lớn. Đây là một điều mà Công ty khoá Minh Khai cũng cần phải nghiên cứu và áp dụng .
Bên cạnh đó,Công ty khoá Minh Khai cũng cần phải nghiên cứu và lựa chọn một phương tiện quảng cáo hữu hiệu phù hợp với khả năng tài chính hiện có nhưng lại đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, nhằm hướng người tiêu dùng vào sản phẩm của mình một cách nhanh chóng và có tính thuyết phục cao.
Ngoài ra, Công ty cũng nên sử dụng một số biện pháp yểm trợ bán hàng khác như gửi kèm phiếu dự thi cho khách hàng khi mua sản phẩm , trợ giá vận chuyển đối với các đơn vị mua hàng hoá với số lượng lớn, xây dựng chính sách bảo hành sản phẩm cho khách hàng.
Nếu làm tốt được điều trên thì các sản phẩm của Công ty mới có thể đứng vững được trên thị trường.
5. Các công cụ cạnh tranh khác.
5.1. Cạnh tranh về phương thức thanh toán và chính sách phục vụ.
Trong trường hợp hai Công ty cùng bán một loại sản phẩm tương tự nhau trên thị trường với cùng một mức giá thì điều kiện thanh toán có thể trở thành yếu tố quyết định đối với việc lựa chọn của người mua. Đối với các sản phẩm của Công ty, điều kiện thanh toán mà Công ty có thể áp dụng đối với khách hàng là người bán buôn, các đại lý, những người mua hàng với khối lượng lớn và mối quan hệ kinh doanh lâu dài với Công ty. áp dụng phương thức thanh toán ưu đãi đối với khách hàng nhằm đưa hàng hoá thâm nhập vào thị trường một cách nhanh chóng và nhịp nhàng là chiến lược đẩy của chiến lược chung Marketing.
Như trên đã nói, hiện nay Công ty khoá Minh Khai có khoảng 20 đại lý trên cả 3 vùng miền được chia thành hai loại hình: các đại lý quốc doanh và các đại lý ngoài quốc doanh.
Đối với các đại lý quốc doanh, Công ty luôn khuyến khích họ trả tiền ngay. Hình thức khuyến khích là cho hưởng tỷ lệ hoa hồng ưu đãi cho các đại lý. đồng thời Công ty cho phép đại lý thanh toán bằng các phương thức có lợi nhất, thanh toán bằng tiền mặt, bằng séc hoặc có thể chuyển khoản qua Ngân hàng.
Đối với các đại lý tư nhân, công ty cho phép thanh toán chậm, tuy nhiên đối với phương thức trả chậm, Công ty quy định các khoản ưu đãi khác với phương thức trả nhanh. Các đại lý này cũng có thể thanh toán bằng tiền mặt, séc hoặc bằng chuyển khoản.
Với khách hàng là người bán buôn, Công ty vẫn áp dụng phương thức cho thanh toán chậm. Thời gian thanh toán được áp dụng riêng cho từng khách hàng tuỳ thuộc vào khả năng thanh toán cuả từng khu vực tiêu thụ. Chẳng hạn, khách hàng của khu vực Hà nội có thể được phép thanh toán chậm từ 3- 5 ngày, các tỉnh thành Miền bắc từ 7- 15 ngày, các tỉnh Miền trung và Miền nam từ 15- 20 ngày.
Ngoài chính sách thanh toán như đã nêu, Công ty còn áp dụng một số chính sách phục vụ như nhận chở hàng hoá đến nơi tiêu thụ, trợ giá vận chuyển cho các đại lý ở xa và mức trợ giá này phục thuộc vào quãng đường vận chuyển. Tuy nhiên, so với một số đối thủ cạnh tranh như khoá Việt Tiệp , khoá Đông Anh thì chính sách phục vụ và thanh toán của Công ty khoá Minh Khai còn chưa được bằng. Cụ thể,Công ty khoá Việt Tiệp cho các đại lý hưởng chiết khấu rất cao, từ 3- 5 % tuỳ theo từng loại sản phẩm; ngoài ra Công ty còn dùng chính sách thưởng cho đại lý nào đạt mức doanh thu cao và ổn định, cho phép đổi lại những sản phẩm khó tiêu thụ, bảo hành sản phẩm với thời gian dài...
Do những hạn chế như đã nêu trên đã làm giảm đi phần nào khả năng cạnh tranh của Công ty khoá Minh Khai trên thương trường kinh doanh.
5.2. Quy mô và uy tín của Công ty trên thị trường.
Quy mô cáng lớn thì Công ty càng được nhiều người tiêu dùng biết đến, đó là điều không thể phủ nhận được. Đây cũng là một yếu tố thuận lợi cho sản phẩm của Công ty tiếp cận với thị trường đặc biệt là xâm nhập vào thị trường mới. Hiện nay, Việt nam vẫn chưa có một hệ thống tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá quy mô của doanh nghiệp . Người ta thường so sánh quy mô giữa chúng thông qua các chỉ tiêu về số lượng lao động và sản lươngj hàng hoá sản xuất ra. Thông qua các số liệu ở phần trước chúng ta dễ nhận thấy rằng Công ty khoá Việt Tiệp có quy mô vưọt trội hơn hẳn so với các Công ty khác. Tiếp đến là Công ty khoá Minh Khai với số lượng lao động là340 người và sản lượng hàng hoá tiêu thụ là khoảng 500 nghìn khoá các loại (số liệu năm 2001) . Tiếp theo là khoá Đông Anh và khoá Trúc Sơn...
Như vậy, có thể nói lợi thế cạnh tranh về quy mô của Công ty khoá Minh Khai là khá lớn.
Về uy tín thì Công ty khoá Minh Khai đã tự khẳng định được mình qua chặng đường tồn tại và phát triển trên 40 năm trên thị trường, là một trong những Công ty sản xuất khoá đầu tiên của Việt nam, Công ty khoá Minh Khai đã thực sự được người tiêu dùng biết đến thông qua các loại sản phẩm truyèen thống như khoá MK10, khoá treo, bản lề, cụm cremon... Các sản phẩm khoá của Công ty đã thực sự gây được ấn tượng với khách hàng bởi chất lượng , giá cả và cả phương thức phục vụ.Uy tín mà Công ty có được hiện nay chính là nhờ vào chất lượng của sản phẩm. Đó là tài sản vô hình của Công ty mà phải trải qua một quá trình phấn đấu lâu dài và bền bỉ mới có được.
Mặc dù trên thị trường hiện nay có rất nhiều chủng loại khoávới nhiều xuất xứ khác nhau, trong nước có khoá Việt Tiệp, khoá Đông Anh, khoá Trúc Sơn..., nhập ngoại có khoá Thái Lan, khoá Trung Quốc, khoá Italia... nhưng có thể nói, sản phẩm khoá của Coong ty khoá Minh Khai đã được người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng. Với ưu thế của uy tín này, Công ty khoá Minh Khai có thể xâm nhập thị trường mới và đưa sản phẩm mới ra thị trường một cách dễ dàng hơn so với một số đối thủ cạnh tranh khác. Đây là một lợi thế rất lớn mà Công ty cần biết tận dụng.
III. các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trong tiêu thụ sản phẩm của công ty khoá minh khai.
1. Các yếu tố bên ngoài.
1.1. Nhóm các yếu tố môi trường vĩ mô.
1.1.1. Các yếu tố về mặt kinh tế.
Trong một vài năm gần đây, tốc độ phát triển nền kinh tế Việt nam khá cao và ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên do cuộc khủng hoảng kinh tế Châu á nhất là vào cuối năm 97, đầu năm 98 đã ảnh hưởng hầu hết đến nền kinh tế của các nước trong khu vực.
Thật vậy, trong thời gian gần đây Công ty khoá Minh Khai đang đứng trước 2 đe doạ lớn:
Thứ nhất: do cuộc khủng hoảng kinh tế cùng với sự sụp đổ của khối bạn hàng truyền thống ở các nước Đông âu làm cho ngành cơ khí ở Việt nam nói chung và Công ty khoá Minh Khai nói riêng đều lâm vào tình trạng sản xuất không có đầu ra.
Thứ 2: chính sách kinh tế mở cửa đã hấp dẫn các Công ty nước ngoài tham gia vào thị trường khoá với sự xuất hiện của các loại khoá của Trung quốc, Thái lan, nhật... Hơn nữa, thị trường ở trong nước cũng ngày càng hạn hẹp hơn do sự xuất hiện của khoá Việt Tiệp, Khoá Trúc Sơn.. và một số cơ sở sản xuất nhỏ đã làm cho khả năng cạnh tranh của Công ty khoá Minh Khai cũng bị yếu đi rất nhiều và có lúc tưởng như không thể đứng vững trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường.
Khả năng cạnh tranh của Công ty khoá Minh Khai lúc này đã bị yếu đi rất nhiều và có lúc tưởng như không thể tự đứng vững được
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0177.doc