MỞ ĐẦU .1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG
ƯƠNG ĐỐI VỚI VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI .12
1.1. Tổng quan về ngân hàng trung ương .12
1.1.1. Khái niệm ngân hàng trung ương.12
1.1.2. Chức năng của ngân hàng trung ương .12
1.2. Quản lý của ngân hàng trung ương đối với vốn chủ sở hữu của các ngân hàng
thương mại.16
1.2.1. Vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại.16
1.2.2. Quản lý của ngân hàng trung ương đối với vốn chủ sở hữu của các ngân
hàng thương mại .26
1.2.3. Yếu tố tác động đến quản lý của ngân hàng trung ương đối với vốn chủ sở
hữu của các ngân hàng thương mại .47
1.2.4. Kinh nghiệm quản lý của một số ngân hàng trung ương các nước khu vực
và thế giới đối với vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại .51
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.63
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM ĐỐI VỚI VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM .64
2.1. Tổng quan về hệ thống ngân hàng Việt Nam.64
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam.64
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.66
2.2. Thực trạng quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với vốn chủ sở hữu của các
ngân hàng thương mại tại Việt Nam.72
2.2.1. Cơ sở pháp lý của Ngân hàng Nhà nước về quản lý vốn chủ sở hữu của các
ngân hàng thương mại tại Việt Nam.72
192 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 731 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng quản lý của ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
– 2013. Và tăng trưởng chỉ bắt đầu
có dấu hiệu phục hồi trở lại với mức tăng nhẹ ước đạt khoảng 3,4% vào năm 2014.
Như vậy, có thể thấy tăng trưởng kinh tế toàn cầu giai đoạn 2010-2014 ở mức thấp
hơn nhiều so với mức tăng trưởng trung bình đạt xấp xỉ 5% giai đoạn trước khủng
hoảng tài chính toàn cầu. Bên cạnh đó, các nước lớn tiếp tục loay hoay với vấn đề
nợ công, sự yếu kém của khu vực ngân hàng, tổng cầu yếu và sự tê liệt của chính
sách. Chính sách tài khóa thắt lưng buộc bụng và việc cắt giảm tiền lương tại nhiều
quốc gia chưa đem lại kết quả tốt đẹp trong việc giải quyết việc làm, ngăn chặn sự
căng thẳng của nợ công và sự yếu kém của khu vực tài chính.
Trong nước, những bất ổn của nền kinh tế thế giới đã tác động không thuận
đến nền kinh tế Việt Nam. Những hạn chế, yếu kém của nền kinh tế cùng với những
mặt trái của chính sách hỗ trợ tăng trưởng đã làm cho lạm phát tăng cao (năm 2010
lạm phát tăng 11,75%, năm 2011 tăng vọt lên 18,13%) ảnh hưởng không nhỏ đến
ổn định kinh tế vĩ mô, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế trong ba năm 2011-2013 đạt tỷ lệ thấp (bình quân chỉ tăng
5,52%/năm) và có sự tăng nhẹ trong năm 2014 (5,98%).
Trong giai đoạn 2010-2014, Thông tư 13, Thông tư 19 và Thông tư 22 đã đi
vào cuộc sống, được các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quán triệt thực hiện
hiệu quả, góp phần bảo đảm an toàn trong hoạt động đối với từng TCTD, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài cũng như cả hệ thống. Tuy nhiên, Thông tư 13 và các Thông tư
sửa đổi đã bộc lộ một số nội dung chưa phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay cũng
như quá trình hội nhập quốc tế. Do đó, việc ban hành Thông tư số 36/2014/TT-NHNN
85
quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm giải quyết các vấn đề sau:
Trước hết, sửa đổi một số quy định không còn phù hợp, hoàn thiện, bổ sung
và tiếp cận sát hơn với thông lệ quốc tế về quản trị ngân hàng và quản lý, giám sát
ngân hàng, từng bước thực hiện các quy định của Basel 2 về bảo đảm an toàn trong
hoạt động ngân hàng.
Thứ hai, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, bảo đảm kiểm soát tốt chất lượng
hoạt động, khả năng chi trả, thanh khoản, an toàn hoạt động đầu tư, góp vốn, mua
cổ phần, cấp tín dụng của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Bảo đảm hệ
thống ngân hàng Việt Nam phát triển ổn định, bền vững, an toàn, hiệu quả.
Thứ ba, tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động thông qua các
cơ chế báo cáo, tự công khai để giám sát của chính nội bộ TCTD, các thành viên
góp vốn, cổ đông của TCTD và tăng cường sự giám sát, thanh tra của cơ quan quản
lý nhà nước, bảo đảm an toàn trong hoạt động đối với từng TCTD, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài cũng như toàn hệ thống.
Thứ tư, hạn chế việc sở hữu chéo không lành mạnh, sự thâu tóm, chi phối của
một hoặc một số TCTD đối với TCTD khác thông qua các hoạt động cấp tín dụng,
góp vốn, mua cổ phần và các hình thức khác.
Ngày 20/11/2014, NHNN đã ban hành Thông tư số 36/2014/TT-NHNN (gọi tắt
là Thông tư 36) có hiệu lực từ ngày 01/02/2015 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an
toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư
mới này thay thế một loạt các văn bản như Quyết định 03/2008/QĐ-NHNN ngày
01/2/2008 về giới hạn cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán, Thông tư 13, 19 và 22
về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.Theo NHNN đánh giá,
Thông tư số 36 tạo nên những chuẩn mực về quản trị, an toàn hoạt động ngân hàng mới
phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu quản lý, giám sát hệ thống ngân hàng
trong giai đoạn phát triển mới để từng bước đưa hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn,
lành mạnh và hiệu quả hơn, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. So
với các quy định trước có liên quan, Thông tư 36 đã bổ sung một số điểm mới như [47]:
86
- Bổ sung quy định việc xác định giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp
và việc xử lý đối với các trường hợp khi giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp
giảm thấp hơn mức vốn pháp định.
- Bổ sung quy định về vốn tự có và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đối với chi
nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.
- Hệ số rủi ro đối với các khoản phải đòi cho vay kinh doanh bất động sản và
chứng khoán được giảm từ 250% (theo quy định tại Thông tư 13) xuống còn 150%.
- Bổ sung khái niệm người có liên quan của cá nhân, tổ chức làm căn cứ duy
trì, tính toán các giới hạn cấp tín dụng, góp vốn, mua cổ phần, đầu tư của TCTD,
chi nhánh NHNNg.
- Bổ sung các yêu cầu về công khai, báo cáo việc cấp tín dụng, góp vốn, mua
cổ phần đặc biệt đối với người có liên quan của những đối tượng không được cấp
tín dụng, đối tượng hạn chế cấp tín dụng. Cập nhật, bổ sung danh sách cổ đông,
thành viên quản lý, điều hành, kiểm soát nhằm mục đích vừa tăng cường năng lực
quản trị, điều hành, kiểm soát rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài vừa phục vụ công tác giám sát, thanh tra của Ngân hàng Nhà nước trong hoạt
động của các thành viên, kiểm soát dòng tiền, hạn chế việc tập trung vốn, sở hữu
chéo, thao túng hoặc chi phối thông qua những người có liên quan.
- Bổ sung một số quy định về điều kiện, giới hạn góp vốn, mua cổ phần giữa
các công ty con, công ty liên kết, công ty kiểm soát của NHTM, công ty tài chính;
việc NHTM mua, nắm giữ cổ phiếu của TCTD khác nhằm phòng ngừa, kiểm soát,
hạn chế tình trạng sở hữu chéo, đầu tư chéo, cạnh tranh không lành mạnh trong hệ
thống ngân hàng.
Thông tư 36 tác động lớn tới hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản. Thông tư có
tác động mạnh làm giảm tình trạng sở hữu chéo và lợi ích nhóm thao túng trong
ngành ngân hàng và quá trình này có thể sẽ thúc đẩy việc bộc lộ đầy đủ hơn nợ xấu
ngành ngân hàng. Do đó tổng lượng vốn được phép cho vay đầu tư, kinh doanh trên
thị trường cổ phiếu sẽ bị giảm xuống.
87
Mặt khác, việc điều chỉnh giảm hệ số rủi ro nói trên sẽ giúp các ngân hàng
cho vay kinh doanh bất động sản và chứng khoán hưởng lợi khi tính CAR. Tuy
nhiên, phạm vi áp hệ số rủi ro 150% được mở rộng ra so với Thông tư 13 có thể
khiến tổng tài sản có rủi ro tăng lên. Các khoản cho vay công ty quản lý quỹ và cho
vay đảm bảo bằng vàng không được khuyến khích so với trước. Quy định mới loại
trừ cổ phiếu quỹ và các khoản cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần tại tổ chức tín
dụng khác khi tính vốn cấp 1 sẽ làm giảm CAR với các ngân hàng cấp nhiều tín
dụng để góp vốn, mua cổ phần tại tổ chức tín dụng khác. Qua đó quy định này giúp
giảm sở hữu chéo, giảm tình trạng vốn ảo trong các ngân hàng.
Bên cạnh đó, Thông tư 36 có tác động nâng cao năng lực quản trị, điều hành, kiểm
soát rủi ro, bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Các hoạt động cấp tín dụng, đầu tư,... trở nên minh bạch hơn, công khai hơn.
Vốn cấp 2:
Trong các quy định trên, vốn cấp 2 bao gồm:
(i) Số dư có tài khoản đánh giá lại tài sản của tổ chức tín dụng (50% số dư
với tài sản cố định và 40% số dư với tài sản tài chính);
(ii) Quỹ dự phòng tài chính tối đa bằng 1,25% tổng tài sản “Có” rủi ro;
(iii) Trái phiếu chuyển đổi có kỳ hạn ban đầu tối thiểu 5 năm, các công cụ
nợ có kỳ hạn tối thiểu 10 năm và không được đảm bảo bằng tài sản của tổ chức tín
dụng. Tổng giá trị của các khoản mục này tối đa bằng 50% giá trị vốn cấp 1.
Khi xác định vốn cấp 2, NHNN quy định giới hạn tổng giá trị vốn cấp 2 tối đa bằng
100% giá trị vốn cấp 1. Ngoài việc xác định vốn cấp 1 và vốn cấp 2, NHNN còn xác định
các khoản phải trừ khi tính vốn tự có là 100% số dư nợ tài khoản đánh giá lại tài sản cố
định và 100% số dư nợ tài khoản đánh giá lại tài sản tài chính của tổ chức tín dụng.
Về Tổng tài sản “Có” rủi ro:
Tổng tài sản “Có” rủi ro là tổng giá trị tài sản “Có” xác định theo mức độ rủi ro
và giá trị tài sản “Có” tương ứng của cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro:
Tài sản “Có” xác định theo mức độ rủi ro = Giá trị tài sản “Có” x Hệ số rủi
ro tương ứng.
88
Tài sản “Có” tương ứng của cam kết ngoại bảng = Giá trị của cam kết ngoại
bảng x Hệ số chuyển đổi x Hệ số rủi ro.
Theo các chuyên gia, tỷ lệ CAR của Việt Nam chủ yếu tính toán trên cơ sở
vốn cấp 1, còn các quốc gia khác ( Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan.) tính toán trên
cơ sở CAR = ( Vốn cấp 1+ Vốn cấp 2)/Tổng tài sản có rủi ro.
Ðây là quy định mới so với các văn bản trước đây, trong khi ngày càng nhiều
các NHTM hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, thì việc điều chỉnh
này là hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển và nhằm tiến thêm một bước
trong việc tuân thủ 29 nguyên tắc thanh tra cơ bản của Uỷ ban Basel.
Trong giai đoạn 2011 - 2014, hầu hết các ngân hàng thương mại đều đạt tỷ lệ
an toàn vốn tối thiểu theo quy định (CAR ≥ 9%).
ϖ Quy định hệ số rủi ro giai đoạn năm 2005 – 2010 [23]:
Dựa trên mức độ rủi ro, các hệ số rủi ro cho tài sản “Có” nội bảng gồm 4
nhóm là 100%, 50%, 20% và 0% (phụ lục 2).
Tuy nhiên, đối với tài sản “Có” ngoại bảng thì phụ thuộc vào mức độ rủi ro
tương đối so với việc cấp tín dụng trực tiếp, giá trị của tài sản này trước tiên phải
được chuyển đổi từ giá trị ngoại bảng sang nội bảng theo các hệ số chuyển đổi
100%, 50%, 20% và 0% (phụ lục 3).
Sau đó, tài sản có rủi ro của các cam kết ngoại ngoại bảng được tính bằng cách
nhân tài sản có ngoại bảng vừa chuyển đổi với các hệ số rủi ro.
Bảng 2.3: Hệ số rủi ro của các cam kết ngoại bảng
Nhóm tài sản Hệ số rủi ro
Các cam kết ngoại bảng được Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam bảo lãnh hoặc được bảo đảm hoàn toàn bằng tiền mặt, sổ tiết kiệm, tiền ký
quỹ, giấy tờ có giá do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành
0%
Các cam kết ngoại bảng có tài sản bảo đảm bằng Bất động sản của bên vay 50%
Trường hợp khác 100%
Nguồn: Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN [23]
89
ϖ Quy định hệ số rủi ro giai đoạn năm 2011 đến nay [25]:
Với tài sản Có xác định theo mức độ rủi ro, NHNN quy định hệ số rủi ro
gồm 5 nhóm với biên độ rộng hơn là 0%, 20%, 50%, 100%, 150% và 250%. So với
giai đoạn 2005-2010, hoạt động chứng khoán và bất động sản của các NHTM được
NHNN quy định hệ số rủi ro cho các khoản vay thuộc hai lĩnh vực này là 250%,
những khoản vay đối với các khoản cho vay các công ty con, công ty liên doanh,
công ty liên kết của tổ chức tín dụng đã được nâng lên 150%. Nguyên nhân là do tác
động của suy thoái kinh tế toàn cầu, bong bóng bất động sản trong nước và sự tăng
trưởng nóng của thị trường chứng khoán giai đoạn 2007-2010 đã khiến các khoản cho
vay thuộc hai lĩnh vực này trở nên mất an toàn, có thể dẫn đến nợ xấu cho các ngân
hàng thương mại. Hệ số rủi ro của các giá trị tài sản “Có” tương ứng từng cam kết
ngoại bảng được quy định như sau:
- Cam kết ngoại bảng được Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước bảo
lãnh thanh toán hoặc được bảo đảm hoàn toàn bằng tiền mặt, sổ tiết kiệm, tiền ký quỹ,
giấy tờ có giá do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước phát hành: Hệ số rủi ro là 0%.
- Cam kết ngoại bảng được bảo đảm bằng bất động sản: Hệ số rủi ro là 50%.
- Các hợp đồng giao dịch lãi suất, hợp đồng giao dịch ngoại tệ và cam kết
ngoại bảng khác: Hệ số rủi ro là 100%.
Xét cả hai giai đoạn có thể thấy, tài sản có rủi ro mới chỉ tính đến rủi ro tín
dụng, chưa phản ánh chính xác mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân
hàng. Cách tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu vẫn dựa vào nội dung của Basel 1 chưa
cộng cả rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp vào mẫu công thức. Lý do là bởi phần
lớn các ngân hàng Việt Nam còn thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở dữ liệu để
xây dựng mô hình lượng hóa các loại rủi ro này. Do đó, theo Thông tư 13, mẫu số
sẽ nhỏ hơn và tỷ lệ CAR sẽ cao hơn và không tương đồng khi so sánh với tỷ lệ CAR
được tính toán tại các nước tuân thủ Basel 2.
Đây là một bước tiến lớn để nâng cao các tiêu chuẩn an toàn, tăng cường hơn
nữa sự minh bạch trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; qua đó góp phần hạn
90
chế tình trạng sở hữu chéo, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu hệ thống, loại các tính toán
ảo trong vốn chủ sở hữu của NHTM .
Trong thời gian đầu, các tổ chức tín dụng còn gặp nhiều lúng túng, chưa đáp
ứng được các điều kiện của các quy định này, nhưng trong tương lai sẽ có nhiều lợi
ích, nhiều mặt tích cực hơn, các tổ chức tài chính sẽ phát triển bền vững, an toàn
hơn. Vấn đề là các tổ chức tài chính cũng như NHNN cần có những lộ trình hợp lý
để đáp ứng các điều kiện ấy. Bên cạnh đó vẫn còn một số điều chưa hợp lý cần
được khắc phục như đã phân tích ở trên. Trong bối cảnh hội nhập với kinh tế toàn
cầu của Việt Nam hiện nay thì các quy định an toàn trong tổ chức tín dụng là rất cần
thiết để nền kinh tế nước ta hội nhập và phát triển bền vững.
Đến năm 2014 có 5 ngân hàng có cá nhân sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ 5% vốn
điều lệ, 5 ngân hàng khác có tổ chức nắm giữ quá tỷ lệ 15% vốn, 8 ngân hàng mà
nhóm cổ đông và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ 20%. Từ ngày
15/3/2015, các cá nhân, tổ chức và người có liên quan vi phạm quy định trên phải
chuyển nhượng cổ phần cho NHNN và mất quyền biểu quyết, quyền ứng cử làm
thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, đồng thời NHNN cấm NHTM cấp tín dụng mới
cho cổ đông và người có liên quan sở hữu cổ phần vượt trần. Như vậy, mức độ an
toàn của các TCTD đã được cải thiện đáng kể, giảm bớt các NHTM yếu kém. Hình
thành một số NHTM có quy mô lớn hơn, có khả năng cạnh tranh cao hơn.
Hộp 1. Tình hình thực hiện Basel 2 tại một số ngân hàng:
- Vietinbank, Trong số 10 NHTM được chọn thí điểm trển khai Basel 2,
Vietinbank là ngân hàng được đánh giá có chủ trương triển khai Basel 2 sớm và
chủ động. Từ năm 2012, Vietinbank triển khai nhiều biện pháp để tăng vốn chủ sở
hữu/ vốn tự có. Năm 2014, với sự hỗ trợ của các đối tác chiến lược là IFC và
BTMH, Vietinbank tiếp tục đổi mới mô hình, ký hợp đồng với công ty Ernst &
Young Singapore tư vấn xây dựng hệ thống quản lý tín dụng, xây dựng các mô
hình đo lường các chỉ tiêu PD, EAD, LGD,, xây dựng thành công khung quản trị
rủi ro theo Basel 2, đang triển khai lộ trình thực hiện từ nay đến năm 2018.
91
- Vietcombank, tháng 6/2014, Vietcombank đã có những bước chuẩn bị tích
cực trong lộ trình triển khai Basel 2, bắt đầu khởi động dự án “Phân tích hiện trạng
và xây dựng lộ trình triển khai nâng cao năng lực quản trị rủi ro ngân hàng theo
yêu cầu của Hiệp ước vốn Basel 2”. Theo đó, Vietcombank đã phối hợp cùng với
Ernst&Young xây dựng lộ trình nâng cao năng lực quản trị rủi ro ngân hàng theo
yêu cầu Basel 2 trong vòng 3 - 5 năm.
- BIDV, với quyết tâm triển khai thành công Basel 2, ngày 15/9/2014 thành
lập Ban Quản lý dự án Triển khai Basel 2 tại BIDV do Tổng Giám đốc làm Trưởng
ban. Ngày 26/3/2015, BIDV thành lập Ban quản lý dự án Tư vấn rà soát báo cáo
phân tích chênh lệch GAP và xây dựng kế hoạch triển khai Master Plan Basel 2
(GAP&MP Basel 2) vào tháng 03/2015. Đây là dự án khởi đầu trong chuỗi dự án
triển khai Basel 2, đóng vai trò bản lề trong quá trình triển khai Basel 2 tại BIDV 5
- 7 năm tới. Công ty TNHH PricewaterhouseCoopers Việt Nam là đối tác chính
của BIDV tham gia hỗ trợ thực hiện dự án này.
- Techcombank đã hình thành Văn phòng Quản lý dự án Basel để có thể
trực tiếp báo cáo lên Giám đốc khối Quản trị rủi ro trong việc thực hiện điều phối
nguồn lực triển khai Basel 2;
- Sacombank đã dần đáp ứng được yêu cầu trong việc xây dựng hệ thống
quản trị rủi ro trong toàn bộ hệ thống, cùng với đó thành lập Ban chỉ đạo và Đội dự
án thực hiện Basel 2, tích cực đẩy mạnh hoàn thiện Basel 2 vào năm 2018.
Khi thực hiện quản lý vốn chủ sở hữu và các hoạt động ngân hàng khác, trên cơ
sở hoạt động của thanh tra, NHNN đã có những nhận diện và biện pháp xử lý kịp thời:
Thứ nhất, Quản lý vốn chủ sở hữu theo thực tế cơ cấu sở hữu. Ví dụ: tính
đến ngày 30/6/2015:
- Nhóm NHTM có yếu tố nhà nước gồm 4 NHTM 100% sở hữu Nhà nước
(Agribank vốn điều lệ 28.874 tỷ VND, ngân hàng TNHH MTV Xây Dựng vốn điều
lệ 7500 tỷ VND, ngân hàng TNHH MTV Đại Dương vốn điều lệ 4000 tỷ VND,
ngân hàng TMCP GPbank vốn điều lệ 3.018 tỷ VND): Nhà nước cấp phát phần vốn
theo yêu cầu và quy trình.
92
Đối với 3 NHTM Nhà nước đã cổ phần hóa là BIDV vốn điều lệ 31.481 tỷ
VND, VCB vốn điều lệ 26.650 tỷ VND, Vietinbank vốn điều lệ 37.723 tỷ VND:
Phần tiền thu được từ việc cổ phần hóa được quản lý theo quy định hiện hành: nộp
về SCIC, sau đó Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét và quyết định việc sử dụng nguồn
vốn thặng dư sau khi bán cổ phần của ngân hàng khi có phương án cụ thể. Hiện nay,
tỷ lệ sở hữu nhà nước tại ba ngân hàng này còn cao, các ngân hàng sẽ thực hiện
giảm bớt thông qua việc tăng tỷ lệ sở hữu của đối tác chiến lược nước ngoài và nhà
đầu tư trong nước.
- Nhóm NHTM cổ phần theo quy mô vốn:
+Vốn điều lệ trên 10.000 tỷ VND như MB vốn điều lệ 11.594 tỷ VND, Sài
Gòn vốn điều lệ 14.295 tỷ VND, Sacombank vốn điều lệ 12.425 tỷ VND, Eximbank
vốn điều lệ 12.355 tỷ VND.
+ Vốn điều lệ 5000 tỷ-10000 tỷ VND (11 ngân hàng) : VPbank vốn điều lệ
8056,5 tỷ VND, Tienphongbank vốn điều lệ 5550 tỷ VND, SHB vốn điều lệ 8866 tỷ
VND, HDbank vốn điều lệ 8100 tỷ VND, Techcombank vốn điều lệ 8878 tỷ VND,
MaritimeBank vốn điều lệ vốn điều lệ 8000 tỷ VND, SeAbank vốn điều lệ 5466 tỷ
VND, Đông Á vốn điều lệ 5000 tỷ VND, Pvcombank vốn điều lệ 9000 tỷ VND,
Bưu điệnLienviet bank vốn điều lệ 6460 tỷ VND, ACB vốn điều lệ 9377 tỷ VND.
+ Vốn điều lệ < 5000 tỷ VND: Các NHTM còn lại (15 NH).
Đối với các NHTM cổ phần, tùy thuộc vào tình hình tài chính và kết quả
kinh doanh, NHNN có những biện pháp thích ứng trong quá trình tái cơ cấu một
cách phù hợp, ví dụ hỗ trợ thanh khoản đối với NHTM thiếu thanh khoản tạm thời,
thực hiện M&A hoặc đưa vào diện kiểm soát đặc biệt.
- Nhóm NHTM có sở hữu nước ngoài: trong 4 NHTM có yếu tố nhà nước thì
Vietinbank và Vietcombank đã bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài nhằm giảm
tỷ lệ sở hữu nhà nước, nhưng tỷ lệ này chưa cao (đến 31/12/2014, tỷ lệ sở hữu nhà
nước tại Vietcombank là hơn 77% và Vietinbank là hơn 64%, có nghĩa là tỷ lệ sở
hữu nước ngoài tại Vietcombank là khoảng 20% và tại Vietinbank khoảng 30%),
BIDV và Agribank có tỷ lệ sở hữu nhà nước lần lượt là 95% và 100% và chưa có sở
hữu nước ngoài.
93
Thứ hai, Quản lý vốn cấp 2. Trong khi vốn điều lệ là vốn cứng và thực có
của NHTM, vốn cấp 2 hàm chứa nhiều rủi ro. Tuy nhiên ở Việt Nam, do các công
cụ tài chính như trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, chênh lệch từ đánh giá lại
tài sản rất ít trong danh mục tài sản nợ được NHNN chấp thuận. Thành phần vốn
chủ sở hữu để NHNN tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu chủ yếu là vốn cấp 1 và vốn
cấp 2. Đây là điều kiện thuận lợi để các NHTM Việt Nam nhanh chóng tiếp cận các
yêu cầu của Basel 2.
Thứ ba, về hoạt động kế toán, nếu NHTM Việt Nam thực hiện theo chuẩn mực
kế toán quốc tế thì các sai lệch trên bảng cân đối kế toán đang được thực hiện theo chuẩn
mực kế toán Việt Nam sẽ là cao hơn. Sự khác biệt này là khác nhau ở từng NHTM cụ
thể. Mặc khác, vẫn xảy ra tình trạng vốn chủ sở hữu “ảo” khi không trích lập dự phòng
rủi ro tín dụng đầy đủ hoặc không thực hiện đầy đủ nội dung chuẩn mực kế toán “hợp
nhất kinh doanh” khi sáp nhập, hợp nhất ngân hàng. Tình trạng lãi giả lỗ thật, kinh doanh
bị lỗ nhưng NHTM vẫn chia cổ tức xảy ra không phải là ít tại nhiều NHTM. Hoặc khi
hợp nhất NHTM, vốn ảo xuất hiện khi tính toán tỷ lệ chuyển đổi cổ phiếu cũ và mới vào
thời điểm hợp nhất ngân hàng. Những hiện tượng này dần được khắc phục thông qua
việc ban hành các văn bản pháp luật về trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo Thông tư
36/2013/TT-NHNN và thực tế hoạt động của NHTM mới sau khi hợp nhất.
Thứ tư, quản lý vốn góp của cổ đông tại NHTM cổ phần. Những năm qua,
cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, các NHTM cổ phần Việt Nam
đã có những thành công vượt bậc để gia tăng vốn chủ sở hữu theo yêu cầu của
NHNN. Bên cạnh đó, các cổ đông lớn và cổ đông tổ chức đã có những thủ thuật
lòng vòng để đảm bảo tỷ lệ góp vốn, tránh pha loãng cổ phiếu thông qua thành lập
công ty con, sở hữu chéo gây ảnh hưởng lớn đến ngân hàng. Việc siết chặt kỷ
luật tài chính, kiên quyết đưa ra xử lý các tổ chức và cá nhân vi phạm quy định nhà
nước, ban hành và thực hiện các văn bản mới đã góp phần giải quyết thực trạng này,
đem lại niềm tin cho công chúng vào năng lực quản lý của NHNN.
2.2.2.2. Quy định công khai, minh bạch thông tin
Ở các quốc gia, tính chính xác, kịp thời, minh bạch của thông tin do NHTW công
bố có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến mọi mặt của cuộc sống. IMF công bố Bộ chỉ số
94
lành mạnh tài chính – FSIs gồm 40 chỉ số. Ngân hàng thanh toán quốc tế (IBS) công bố
yêu cầu về công bố thông tin cho các ngân hàng riêng lẻ theo khung của Basel. Hiện nay
có khoảng 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đang công bố Bộ chỉ số lành mạnh tài chính
với định kỳ quý, 6 tháng và năm trên website của IMF và của từng NHTW.
Theo trụ cột thứ 3 của Basel 2, NHNN đã ban hành Thông tư số 48/2014/TT-
NHNN ngày 31/12/2014 quy định việc phát ngôn và cung cấp thông tin của NHNN Việt
Nam. Nội dung thông tin phát ngôn và cung cấp cho báo chí bao gồm:
- Chủ trương, chính sách, pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại
hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng).
- Quyết định điều hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi là
Thống đốc) về tiền tệ và ngân hàng.
- Tình hình diễn biến về tiền tệ và ngân hàng.
- Thông báo liên quan đến việc thành lập, mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp
nhập, phá sản, giải thể, thu hồi giấy phép, chấp thuận mở rộng mạng lưới tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng
nước ngoài tại Việt Nam.
Danh sách thông tin công bố đã bổ sung 39 loại thông tin thuộc các nhóm
trên. Tuy nhiên, nếu xét theo trụ cột thứ 3 của hiệp ước Basel 2 trong việc đảm bảo
hoạt động an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng, các ngân hàng phải công
khai về cơ cấu vốn tự có, mức độ rủi ro hoạt động, chính sách quản lý rủi ro, các
biện pháp hạn chế rủi ro,
Trong thời gian qua, NHNN đã rất chú trọng vào công tác công bố thông tin.
Không chỉ có công bố thông tin về mặt nội dung, NHNN rất chú trọng vào tần suất,
thời lượng, thời điểm công bố thông tin. Thẩm quyền công bố thông tin của NHNN
được mở rộng và phân cấp cụ thể hơn, tạo điều kiện cho NHNN chủ động và linh
hoạt hơn trong quản lý điều hành, tuyên truyền, phổ biến, giải thích đường lối, quan
điểm của cơ quan điều hành. Qua đó, dư luận trong và ngoài nước đã có những
đánh giá cao đối với hoạt động truyền thông của NHNN.
95
2.2.2.3. Quy định thanh tra, giám sát vốn chủ sở hữu các ngân hàng thương mại
Năm 1997, ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đã ban hành các nguyên tắc
cơ bản nhằm giám sát ngân hàng hiệu quả. Theo đó, cơ quan giám sát ngân hàng
phải có mục tiệu và trách nhiệm rõ ràng, độc lập trong hoạt động chức năng và có
đủ các nguồn lực cần thiết. Cơ quan giám sát có quyền hạn giải quyết mọi vấn đề
nảy sinh nhằm đảm bảo an toàn và lành mạnh cho hệ thống ngân hàng; kiểm soát
hoạt động ngân hàng thông qua kiểm soát việc cấp phép tham gia hoạt động ngân
hàng; có khả năng hạn chế hoạt động mua lại ngân hàng và kiểm soát sự chuyển
giao quyền sở hữu ngân hàng. Ngoài ra, cần có sự phối kết hợp của các cơ quan
giám sát các nước để thực hiện hoạt động giám sát tổng thể trên phạm vi toàn cầu.
Như vậy, để thiết lập hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả giám sát ngân hàng,
NHNN cần tuân thủ các nguyên tắc giám sát ngân hàng của BIS [3].
Trong hoạt động quản lý của NHNN Việt Nam, bên cạnh ban hành các chính
sách về vốn chủ sở hữu thì hoạt động thanh tra, giám sát mức vốn, cơ cấu vốn, các
tỷ lệ an toàn liên quan tới vốn chủ sở hữu có vai trò quyết định hiệu lực quản lý.
Để đánh giá việc giám sát, kiểm tra của NHNN đối với các ngân hàng
thương mại trong việc đảm bảo an toàn vốn chủ sở hữu, luận án sẽ căn cứ theo mức
độ tuân thủ 29 nguyên tắc cốt lõi trong giám sát ngân hàng do Ủy Ban Basel ban
hành theo ba mức độ: đã đáp ứng, đang triển khai và chưa đáp ứng (Phụ lục 4)[43].
Các nguyên tắc đã đáp ứng
Nguyên tắc 5: Các tiêu chí cấp phép
NHNN ban hành Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 quy định
về việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức
nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Ngoài ra, quy định mức vốn
pháp định của TCTD được quy định trong Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày
22/11/2006 và Nghị định số 10/2011/NĐ-CP ngày 26/01/2011 bổ sung một số điều
của Nghị định số 141/2006/NĐ-CP.
96
Nguyên tắc 6: Chuyển đổi quyền sở hữu
NHNN hướ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_nhung_23_4_8142_1853693.pdf