Để thực hiện mục tiêu đưa sản lượng trái cây lên 9 triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt 350 triệu USD vào năm 2010, thì phải quy hoạch vùng sản xuất cây ăn trái tập trung an toàn theo hướng GAP (sản xuất nông nghiệp tốt) và ứng dụng công nghệ sau thu hoạch tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường trong và ngoài nước; xây dựng thương hiệu trên cơ sở đảm bảo chất lượng, khối lượng và uy tín về bao bì, nhãn hiệu, dịch vụ giao hàng; xây dựng chiến lược phát triển thị trường trong nước làm cơ sở cho xuất khẩu; đồng thời tăng cường quảng bá trái cây Việt Nam và xúc tiến thương mại.
Phát triển cây ăn quả theo hướng xây dựng các vùng sản xuất tập trung chuyên canh (qui mô phải đạt trên 1.000ha), tạo ra khối lượng sản xuất đủ lớn, có chất lượng cao, đồng đều đáp ứng được yêu cầu của thị trường, trên cơ sở phát huy lợi thế và tiềm năng của từng loại cây trồng ở từng vùng. Tập trung phát triển 11 loại cây ăn quả có lợi thế cạnh tranh, trong đó có một số loại cây chủ lực phục vụ xuất khẩu như: Cam sành, Thanh long, Xoài cát Hoà Lộc, Bưởi Năm Roi, Vải, Vú sữa và Măng cụt. Mỗi tỉnh cần chọn từ 1 đến 2 hoặc 3 cây ăn quả có hội đủ các điều kiện phát triển sản xuất thành sản phẩm hàng hoá chủ lực có đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
44 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2042 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng và phương hướng phát triển sản xuất các loại cây ăn trái đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dựng hệ thống tiêu chuẩn VSATTP còn chậm, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý và và các tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về VSATTP còn yếu, phân tán, chưa phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ ngành.
Việc thực hiện ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản theo Quyết định 80 của Chính phủ vẫn còn nhiều bất cập. Nhà nước chưa tạo được một hành lang pháp lý phù hợp cho việc giải quyết tranh chấp trong liên kết giữa các nhà, đặc biệt là vấn đề hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa nhà doanh nghiệp và nhà nông. Các chính sách về tín dụng, vốn sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng, giống mới, khoa học kỹ thuật…theo QĐ 80 chưa được các cấp, các ngành triển khai đồng bộ, chưa khai thông. Đối với những trường hợp thiệt hại do các nguyên nhân bất khả kháng (như thiên tai, dịch bệnh), Nhà nước chưa có chính sách cụ thể để hỗ trợ cho các bên tham gia hợp đồng.
Các chương trình xúc tiến thương mại hiện nay vẫn chưa chú trọng vào phát triển thị trường phi truyền thống trong khi chính những thị trường này mới là những thị trường mà Nhà nước cần hỗ trợ xúc tiến thương mại để các doanh nghiệp có thể thâm nhập thị trường.
Hiện nay các hoạt động đàm phán để ký kết các thoả thuận hoặc các hiệp định về thương mại rau quả của Việt Nam còn chậm và cần phải triển khai mở rộng cũng như đẩy nhanh tiến độ của các hoạt động nay thông qua đàm phán ký kết các FTA hoặc các hiệp định về buôn bán rau quả với một số thị trường trọng điểm như Trung Quốc, Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ…Do chưa ký kết được thoả thuận song phương về buôn bán rau quả với một số thị trường, đặc biệt là với Trung Quốc nên rau quả của Việt Nam hiện nay rất kém cạnh tranh với rau quả của những nước đã có thoả thuận cắt giảm thuế quan như Thái Lan tại thị trường quốc tế. Đây là một trong những rào cản đối với rau quả của Việt Nam. Chính phủ Trung Quốc cũng thắt chặt hoạt động kiểm soát rau quả nhập khẩu sau khi Trung Quốc gia nhập WTO tạo thêm khó khăn cho rau quả xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này.
Công tác dự báo thị trường, tổ chức thu thập và xử lý thông tin đã có những tiến bộ đáng kể nhưng còn rời rạc, chậm về thời gian, thiếu hệ thống từ cơ sở vật chất đến phương thức tổ chức, nghèo nàn về nội dung, chưa thực sự trở thành một công cụ mạnh để chỉ đạo, hướng dẫn sản xuất. Do thiếu thông tin về thị trường nên người sản xuất rất lúng túng trong việc quyết định đầu tư nên trồng cây gì? qui mô ra sao? để có hiệu quả. Thị trường chưa thực sự hướng dẫn sản xuất, chưa có tác động tích cực đổi mới cơ cấu sản xuất hướng theo nhu cầu của thị trường. Công tác tổ chức dự báo thị trường, thu thập xử lý thông tin chậm về thời gian, mức độ, tin cậy không cao, trên thực tế chưa trở thành công cụ mạnh hướng dẫn sản xuất.
Tầm vĩ mô, hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc xây dựng và phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, xây dựng các quan hệ song phương và đa phương, tạo điều kiện xuất khẩu rau quả còn rất hạn chế, thiếu chủ động. Hoạt động nghiên cứu tiếp thị thuộc các tổ chức kinh tế, chuyên môn chậm phát triển, còn bị xem nhẹ, chưa tương xứng với yêu cầu phát triển ngành rau quả nói chung, đẩy mạnh xuất khẩu rau quả nói riêng. Sự yếu kém trong việc xác định hệ thống thị trường xuất khẩu chủ lực và những mặt hàng rau quả xuất khẩu trọng điểm là một trong những nguyên nhân hạn chế quá trình phát triển sản xuất - lưu thông - xuất khẩu rau quả.
Để sản xuất đạt hiệu quả cao cần đầu tư vào những lĩnh vực thị trường thực sự có nhu cầu. Người sản xuất đòi hỏi phải có nhu cầu thường xuyên về thông tin thị trường tiêu thụ để có quyết định đầu tư sản xuất hợp lý. Tuy vậy, người sản xuất không thể tự giải quyết vấn đề này cho mình, mà đòi hỏi có sự hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức kinh tế và các doanh nghiệp.
3.3 Nguyên nhân của những tồn tại và những vấn đề đặt ra
Xét về nguyên nhân khách quan, xuất phát điểm của nông nghiệp Việt Nam thấp trong khi nguồn lực của cả Nhà nước và nhân dân còn hết sức hạn hẹp. Hơn nữa, một bộ phận cán bộ và một số ngành, địa phương chưa nhận thức đầy đủ được tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, có năng suất, chất lượng cao, đa dạng hoá sản phẩm và định hướng thị trường nên chưa thực sự quan tâm chỉ đạo và có cơ chế chính sách đủ mạnh để thực hiện.
Công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp còn nhiều bất cập. Nhiều chủ trương chính sách đã được ban hành những còn chậm trong việc hướng dẫn tổ chức thực hiện. Một số chính sách chậm được điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu của chuyển đổi cơ cấu và phát triển sản xuất. Việc tuyên truyền phổ biến các chính sách để nâng cao nhận thức của người nông dân, giúp họ định hướng sản xuất hợp lý ở nhiều nơi vẫn còn chậm và chưa thực sự quan tâm.
Cơ cấu đầu tư chậm được điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu phát triển của cơ cấu kinh tế mới. Nhu cầu vốn cho đầu tư cho CSHT nông thôn rất lớn trong khi nguồn chi Ngân sách Nhà nước cho nông, lâm, thuỷ sản chỉ chiếm khoảng 6% tổng chi ngân sách và đáp ứng được khoảng 60 - 70% yêu cầu thực tế. Vốn của nông dân và các doanh nghiệp, HTX chiếm tỷ trọng lớn nhất trong đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh nông nghiệp nhưng số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thường có quy mô vừa và nhỏ lại chỉ chiếm gần 10% tổng số doanh nghiệp cả nước, do đó tốc độ mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp còn hạn chế. Trong khi đó, chưa có nhiều cơ chế, chính sách hữu hiệu nhằm khuyến khích, thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho đầu tư hạ tầng nông nghiệp nên nguồn vốn này chỉ mới chiếm khoảng 7% tổng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
Việc đầu tư phát triển hệ thống thông tin giá cả, thị trường chưa theo kịp yêu cầu nên khả năng phân tích, dự báo còn nhiều yếu kém, chưa hướng dẫn cho nông dân nên sản xuất loại sản phẩm gì để có hiệu quả cao. Hạ tầng dịch vụ phục vụ thương mại hàng nông sản còn thiếu nhiều, hệ thống chợ bán buôn hàng nông sản chưa được quy hoạch và đầu tư phát triển mạnh, thiếu các cảng chuyên dụng, chi phí bốc xếp, lưu kho cao...làm giảm hiệu quả tiêu thụ, chưa khuyến khích được người nông dân phát triển sản xuất.
Một số quy định về đất đai vẫn còn chưa thực sự phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường, chưa khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp trên quy mô lớn. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp, nông hộ mong muốn xây dựng được những vùng sản xuất nguyên liệu tập trung ổn định lâu dài nhưng lại gặp khó khăn về dồn đổi, chuyển nhượng đất nông nghiệp.
Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn nhìn chung còn chậm so với yêu cầu, chưa thực sự tạo nên chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của người nông dân về tầm quan trọng của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Nhiều nơi nông dân vẫn tập trung vào sản xuất các loại cây truyền thống, ít chịu đổi mới. Phát triển sản xuất nhiều loại cây trồng, trong đó có rau, hoa, quả còn phân tán và mang nặng tính tự phát.
Năng lực, trình độ cũng như việc tổ chức quản lý công tác nghiên cứu khoa học, nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu công nghệ cao chưa đáp ứng được nhu cầu. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của các tổ chức nghiên cứu KH&CN còn thiếu, lạc hậu, chưa đồng bộ và sử dụng kém hiệu quả, thiếu các cán bộ có trình độ chuyên môn cao đã ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả của công tác nghiên cứu. Việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chưa tạo ra bước đột phá để tăng nhanh năng suất, chất lượng và hiệu quả nhằm phục vụ quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
Mạng lưới khuyến nông tuy đã hình thành đến tận cụm xã nhưng nhìn chung vẫn chưa phát triển tương xứng với yêu cầu của sản xuất. Việc quản lý giống thiếu sự chặt chẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả kinh tế của nhiều loại rau, quả.
Khâu quản lý chất lượng hàng hoá còn nhiều bất cập gây tâm lý bất an của người tiêu dùng đối với các sản phẩm sản xuất trong nước. Công tác giáo dục, tuyên truyền về VSATTP trong cộng đồng chưa triệt để; thực trạng kinh tế nông nghiệp sản xuất nhỏ, manh mún, chưa đủ điều kiện để áp dụng kỹ thuật cao trong sản xuất; hầu hết các địa phương chưa có một bộ máy hữu hiệu để quản lý vấn đề này;… Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý và kiểm nghiệm về Vệ sinh an toàn thực vật và kiểm dịch thực vật còn hạn chế về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm, trang thiết bị của một số cơ sở kiểm định thuốc BVTV còn nghèo nàn đã ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động kiểm nghiệm, đánh giá dư lượng thuốc BVTV đối với hàng nông sản. Trình độ nhận thức của nông dân còn hạn chế nên việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV, thuốc bảo quản còn nhiều bất cập; nhiều nơi, nhất là các vùng ven đô thị đã xây dựng được các vùng rau, quả “an toàn” nhưng số lượng còn nhỏ bé, chưa thiết lập được mạng lưới kiểm soát, chứng nhận nên vẫn chưa khuyến khích phát triển sản xuất.
Các chính sách mới thường chậm đến với hợp tác xã, kể cả văn bản dưới luật. Các HTX nông nghiệp còn quá nhiều hạn chế và yếu kém cả về tổ chức, quản lý và hoạt động. Trong quản lý, sản xuất kinh doanh, nhiều hợp tác xã còn lệ thuộc rất lớn vào chính quyền địa phương. Việc chuyển đổi và thành lập mới HTX còn mang nặng tính hình thức và thiếu những mô hình hoạt động có hiệu quả. Trình độ quản lý điều hành sản xuất, kinh doanh và nhận thức về HTX kiểu mới và Luật HTX của nhiều cán bộ cơ sở còn hạn chế; nhiều hợp tác xã khó khăn về cơ sở vật chất và thiếu vốn, không đủ sức cạnh tranh với tư nhân; cơ chế cho hợp tác xã vay vốn còn bất cập; thiếu cập nhật thông tin thị trường... nên hiệu quả hoạt động chưa cao.
Phát triển Kinh tế trang trại còn thiếu nguồn vốn để xây dựng những kế hoạch đầu tư dài hơi nên nhiều trang trại hoạt động chưa hiệu quả, nhiều địa phương còn thiếu quy hoạch tổng thể và chưa xác định được mô hình trang trại phù hợp nên đã nảy sinh nhiều vấn đề như hệ thống cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn chưa đủ đáp ứng được nhu cầu cần thiết của các trang trại. Hơn nữa, do đầu ra còn hạn chế nên việc đầu tư chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch chưa thực sự được các chủ trang trại quan tâm, dẫn đến nông sản của nhiều trang trại thiếu tính cạnh tranh so với những mặt hàng cùng loại được sản xuất với quy mô nhỏ. Phát triển kinh tế trang trại chưa thực sự đầu tư vào những sản phẩm mang tính lâu dài, những loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế; chưa đầu tư có chiều sâu và thiếu định hướng lâu dài về xây dựng những mô hình sản xuất hiện đại.
Quá trình đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, tiêu thụ trong nông nghiệp, nông thôn chậm chuyển biến, thiếu tính đồng bộ. Chưa hình thành được hệ thống phân phối, kênh tiêu thụ phù hợp với nền sản xuất hàng hoá quy mô lớn, hiện đại và yêu cầu hội nhập, mở cửa thị trường.
Công tác tổ chức triển khai, phổ biến, tuyên truyền và vận động doanh nghiệp, người dân thực hiện Quyết định 80 còn yếu, chủ yếu mới chỉ dừng lại ở cấp tỉnh, chưa được triển khai mạnh đến cấp huyện và nhất là cấp xã. Nhiều địa phương chưa chú ý đúng mức đến vai trò và tầm quan trọng của hình thức tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng. Việc triển khai thực hiện còn nặng về hình thức, thiếu đi sâu vào nội dung, chưa chủ động sáng tạo ban hành những chính sách cụ thể của địa phương để hỗ trợ các bên tham gia hợp đồng. Do đó, bà con nông dân và ngay cả chính quyền tại một vài địa phương chưa hiểu biết đầy đủ về chính sách liên kết ''4 nhà'', còn nhiều lúng túng trong cả khâu sản xuất và tiêu thụ.
Trong sản xuất, chế biến và bảo quản nông sản, đặc biệt ngành hàng rau quả, vẫn chưa tạo được sự gắn kết chặt chẽ giữa vùng nguyên liệu và cơ sở sản xuất, bảo quản, chế biến. Do đó, chưa tận dụng được hết công suất, hiệu quả của các nhà máy đồng thời tác động làm cho giá cả hàng hoá thiếu ổn định, ảnh hưởng đến thu nhập của người sản xuất. Kết cấu hạ tầng cho vùng nguyên liệu chưa thực sự được quan tâm đầu tư.
Tóm lại, trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu nông sản các chính sách đã ban hành bước đầu đã tạo nên khung khổ pháp lý mang tính hệ thống, tạo môi trường hoạt động để kinh doanh xuất khẩu đi vào quỹ đạo của quản lý luật pháp và theo các qui luật của thị trường. Thành tựu về kinh doanh xuất khẩu nông sản thời gian qua là yếu tố quan trọng khẳng định hiệu quả của hệ thống chính sách và cơ chế đã ban hành. Tuy nhiên, trong lĩnh vực sản xuất - chế biến - lưu thông xuất khẩu rau, hoa, quả, Nhà nước, các Bộ, ngành có liên quan chưa tạo lập được cơ chế quản lý và chính sách kinh tế thực sự khuyến khích đối với người kinh doanh rau, hoa, quả nói chung, kinh doanh xuất khẩu rau, hoa, quả nói riêng như chính sách đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học; đầu tư cho công nghệ sau thu hoạch; chính sách khuyến khích về thuế; chính sách khuyến nông; chính sách bảo hiểm đối với lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu rau quả... Đồng thời, chưa có các giải pháp đủ mạnh có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng của xuất khẩu rau, hoa, quả. Những chính sách đã ban hành chung trong lĩnh vực sản xuất - lưu thông xuất khẩu nông sản vẫn còn hạn chế ở nhiều khía cạnh, cần được bổ sung nhằm khuyến khích xuất khẩu rau, hoa, quả.
Bên cạnh đó, trong cam kết WTO, Việt Nam phải bỏ toàn bộ trợ cấp xuất khẩu đối với hàng nông sản ngay khi gia nhập; với các khoản hỗ trợ trong nước được duy trì ở mức 10% giá trị sản lượng như các nước đang phát triển khác trong WTO. Trước mắt, năm 2007 sẽ bỏ thưởng xuất khẩu đối với thành tích xuất khẩu và thưởng vượt kim ngạch xuất khẩu.
Để phát huy lợi thế so sánh của rau, hoa, quả Việt Nam trên thị trường thế giới, để thúc đẩy xuất khẩu rau, hoa quả cần phải có cơ chế quản lý và chính sách kinh tế thực sự tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích xuất khẩu, phát huy tiềm năng của mọi thành phần kinh tế đầu tư sản xuất và tham gia xuất khẩu rau, hoa, quả. Đồng thời, thực thi đồng bộ các giải pháp kinh tế - tổ chức - kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả của kinh doanh rau, hoa, quả xuất khẩu, thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu rau, hoa, quả phát triển.
IV. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU QUẢ THỜI KỲ ĐẾN NĂM 2015
Để thực hiện mục tiêu đưa sản lượng trái cây lên 9 triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt 350 triệu USD vào năm 2010, thì phải quy hoạch vùng sản xuất cây ăn trái tập trung an toàn theo hướng GAP (sản xuất nông nghiệp tốt) và ứng dụng công nghệ sau thu hoạch tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường trong và ngoài nước; xây dựng thương hiệu trên cơ sở đảm bảo chất lượng, khối lượng và uy tín về bao bì, nhãn hiệu, dịch vụ giao hàng; xây dựng chiến lược phát triển thị trường trong nước làm cơ sở cho xuất khẩu; đồng thời tăng cường quảng bá trái cây Việt Nam và xúc tiến thương mại.
Phát triển cây ăn quả theo hướng xây dựng các vùng sản xuất tập trung chuyên canh (qui mô phải đạt trên 1.000ha), tạo ra khối lượng sản xuất đủ lớn, có chất lượng cao, đồng đều đáp ứng được yêu cầu của thị trường, trên cơ sở phát huy lợi thế và tiềm năng của từng loại cây trồng ở từng vùng. Tập trung phát triển 11 loại cây ăn quả có lợi thế cạnh tranh, trong đó có một số loại cây chủ lực phục vụ xuất khẩu như: Cam sành, Thanh long, Xoài cát Hoà Lộc, Bưởi Năm Roi, Vải, Vú sữa và Măng cụt. Mỗi tỉnh cần chọn từ 1 đến 2 hoặc 3 cây ăn quả có hội đủ các điều kiện phát triển sản xuất thành sản phẩm hàng hoá chủ lực có đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
+ Cam sành: dự kiến quy hoạch phát triển cây cam sành tại vùng ĐBSCL đến năm 2010 là 31 ngàn ha, đạt sản lượng 277,2 ngàn tấn; tập trung tại các tỉnh Vĩnh Long (chủ yếu ở huyện Tam Bình và Trà Ôn), Bến tre (tập trung chính ở huyện Chợ Lách, Mỏ Cày và Châu Thành), Tiền Giang (chủ yếu ở huyện Cái Bè và Cai Lậy), Hậu Giang và Cần Thơ.
+ Thanh Long: Quy hoạch phát triển thanh long tại 3 tỉnh vùng Đông nam bộ và ĐBSCL là Bình Thuận, Tiền Giang và Long An; Dự kiến đến năm 2010 diện tích Thanh long ở 2 vùng này đạt 14,3 ngàn ha, cho sản lượng 236,5 ngàn tấn.
Về giống, ngoài giống Thanh long vỏ đỏ ruột trắng hiện nay, cần chú ý phát triển các giống mới như vỏ đỏ ruột đỏ; vỏ đỏ ruột tím và vỏ vàng ruột trắng nhằm đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng.
+ Bưởi Năm roi: Quy hoạch phát triển bưởi Năm roi đến 2010 là 15 ngàn ha, đạt sản lượng 121,5 ngàn tấn; chủ yếu tại các tỉnh Vĩnh Long (tập trung chính ở huyện Bình Minh và Trà Ôn) và tỉnh Hậu Giang (chủ yếu ở huyện Châu Thành).
+ Xoài cát Hoà Lộc: Dự kiến đến 2010 có 9,0 ngàn ha xoài cát Hoà Lộc, cho sản lượng xấp xỉ 40 ngàn tấn. Tập trung ở hai tỉnh Tiền Giang (trong đó chủ yếu ở huyện Cái Bè) và tỉnh Đồng Tháp (tập trung chính ở huyện Cao Lãnh).
+ Sầu riêng: Quy hoạch vùng sầu riêng chủ lực tập trung tại vùng Đông nam bộ, trong đó chủ yếu ở tỉnh Đồng Nai (tập trung chính tại các huyện Cẩm Mỹ, Thị xã Long Khánh, Xuân Lộc…) và tỉnh Tây Ninh (chủ yếu tại các huyện Hoà Thành, Tân Châu và Tân Biên). Ngoài ra, cũng có thể phát triển tại một số tỉnh tại vùng ĐBSCL như Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long…Các giống Sâù riêng chất lượng cao như DONA, Chín Hoá, Ri 6 cần được chú trọng phát triển. Dự kiến đến năm 2010 tổng diện tích sầu riêng cả nước đạt gần 16 ngàn ha, cho sản lượng xấp xỉ 52 ngàn tấn.
+ Măng cụt: Dự kiến quy hoạch đến 2010 phát triển cây măng cụt tại một số tỉnh vùng ĐBSCL và Đông nam bộ, đạt diện tích 11,3 ngàn ha, cho sản lượng 24 ngàn tấn; Trong đó Bến Tre là tỉnh có diện tích măng cụt lớn nhất (tập trung ở các huyện Chợ Lách, Châu Thành); Tiếp theo là Vĩnh Long (tập trung ở huyện Vũng Liêm); Trà Vinh và Bình Dương (tại các huyện Thuận An, Bến Cát và Dầu Tiếng).
+ Vải thiều: Hai vùng trồng vải tập trung sẽ là Thanh Hà - Hải Dương và Lục Ngạn Bắc Giang. Dự kiến quy hoạch đến năm 2010 diện tích vải cả nước đạt 90 ngàn ha, cho sản lượng 315 ngàn tấn; trong đó Bắc Giang đạt 36 ngàn ha, cho sản lượng 177,5 ngàn tấn và vùng Hải Dương: 14,1 ngàn ha, đạt sản lượng 70 ngàn tấn.
Về cơ cấu giống, cần chú ý phát triển các giống chín sớm và chín muộn để nhằm hạn chế tác động của thị trường khi tập trung thu hoạch lúc chính vụ, dẫn đến cung vượt quá cầu.
4.1. Các chính sách phát triển sản xuất
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng gấp rút, sự tham gia của Việt Nam vào AFTA, AC-FTA, APEC hiện nay và WTO trong tương lai không xa đòi hỏi phải có những cải cách kinh tế theo hướng mở cửa thị trường và tuân thủ các quy định quốc tế. Đối với ngành nông nghiệp, các biện pháp phi thuế quan như hạn chế nhập khẩu, trợ cấp xuất khẩu không còn hợp lệ cần phải xoá bỏ. Thuế quan và hạn ngạch dần được thay thế bởi các biện pháp về hỗ trợ nghiên cứu phát triển, tiêu chuẩn chất lượng và môi trường đối với hàng nông sản; nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp an toàn, sản phẩm hữu cơ có chứng nhận VSATTP ngày càng tăng trên thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu. Để ngành nông nghiệp hội nhập thành công, cần phải phát triển sản xuất theo quy mô lớn, áp dụng được những tiến bộ khoa học kỹ thuật để tạo ra những sản phẩm chất lượng, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Trong thời gian tới, các giải pháp, chính sách để phát triển ngành nông nghiệp nói chung, ngành hàng rau quả nói riêng sẽ tập trung vào khuyến khích phát triển sản xuất như: chuyển dịch cơ cấu sản xuất; hỗ trợ việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ lãi suất đầu tư cho các dự án phát triển sản xuất, bảo quản, chế biến nông lâm sản; miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp; hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu khoa học, khuyến nông, chọn lọc, lai tạo và sản xuất giống, áp dụng khoa học công nghệ, giống mới vào sản xuất; hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại...
4.1.1. Chính sách về chuyển dịch cơ cấu sản xuất, đất đai, khuyến nông
Để đạt được bước tiến nhanh và bền vững trong giai đoạn phát triển mới của ngành rau quả, cần phải tạo được sự phát triển mạnh mẽ về chuyển dịch cơ cấu sản xuất, đổi mới chính sách đất đai, cải tiến trình độ khoa học công nghệ và quản lý... để tăng năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và hiệu quả của hàng hóa. Do đó, cần phải phát huy được sự nỗ lực của cả người sản xuất và kinh doanh, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành và vai trò thúc đẩy, hỗ trợ thiết thực của Nhà nước thực hiện các giải pháp:
- Phát triển sản xuất rau quả gắn liền với chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, phù hợp với nhu cầu của thị trường, mở rộng thị trường trong nước đồng thời hướng mạnh ra xuất khẩu.
Đổi mới cơ cấu sản xuất rau quả hợp lý để nâng cao năng suất và tăng giá trị thu được trên một đơn vị diện tích; phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến... và các dịch vụ cung cấp đầu vào, giải quyết đầu ra đối với sản xuất rau quả ngay tại địa bàn nông thôn, góp phần phát triển sản xuất bền vững và cải thiện đời sống nông dân và dân cư nông thôn.
Căn cứ vào điều kiện sinh thái từng vùng, xác định các loại cây trồng phù hợp, gắn kết chặt chẽ với sản xuất chế biến, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và có tiềm năng xuất khẩu. Trên cơ sở đó, hình thành các vùng chuyên canh, xây dựng các khu công nghệ cao và đẩy mạnh công tác khuyến nông áp dụng công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ sinh học, nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, nâng cao trình độ bảo quản, chế biến, tăng sức cạnh tranh của rau quả Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước.
Các cấp, các ngành liên quan cần tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ đồng thời thực hiện các chính sách khuyến khích doanh nghiệp và người nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, ứng dụng công nghệ mới, đào tạo nhân lực, cải tiến hệ thống thông tin giá cả thị trường, xây dựng thương hiệu... để góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói chung và ngành rau quả nói riêng.
- Nghiên cứu điều chỉnh các chính sách về đất đai, nhằm khuyến khích các tổ chức trong và ngoài nước tăng cường đầu tư vào nông nghiệp, các cơ quan nghiên cứu, các doanh nghiệp mở rộng hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vào sản xuất; khuyến khích người nông dân tích tụ đất, phát triển một cách ổn định và lâu dài việc sản xuất rau quả hàng hoá trên quy mô lớn, có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường. Cần có chế tài về gắn kết chặt chẽ quyền lợi sử dụng đất với nghĩa vụ và trách nhiệm sử dụng đất để đảm bảo sản xuất hàng hoá đạt hiệu quả cao, gắn với mục tiêu và kế hoạch phát triển kinh tế đồng thời phát huy được lợi thế so sánh cuả từng vùng.
Vận động nông dân chuyển nhượng ruộng đất, tạo cho những hộ có điều kiện sản xuất có thêm ruộng đất để mở rộng quy mô sản xuất theo hướng sản xuất trang trại. Khuyến khích nông dân góp quyền sử dụng đất và sức lao động của mình hợp tác với doanh nghiệp và các hợp tác xã để phát triển sản xuất hàng hoá, góp phần ổn định và cải thiện đời sống.
- Phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới cơ bản cơ chế quản lý KHCN, đặc biệt là cơ chế tài chính phù hợp với đặc thù sáng tạo và khả năng rủi ro của hoạt động KHCN. Chính phủ tăng cường đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, đặc biệt là các loại hình công nghệ cao; đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng KHCN, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất. Có các chính sách khuyến khích nhập khẩu và ứng dụng có hiệu quả các công nghệ tiên tiến trên thế giới; khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ trong nước gắn với thực tiễn, áp dụng hợp lý vào sản xuất, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản xuất rau quả. Đồng thời có chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ chức KHCN liên kết với nhau trong việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất.
Tiếp tục đầu tư cho các Viện, Trung tâm nghiên cứu rau, hoa, quả để có đủ năng lực nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác... Đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau quả như nuôi cấy mô tế bào, kỹ thuật trồng các loại rau cao cấp...; xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt…
Tập trung nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vào các khâu bảo quản, bao bì vận chuyển cho rau, quả, hoa tươi nhằm giảm mức hao hụt, nâng cao chất lượng sản phẩm. Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về bảo quản, chế biến quy mô nhỏ cho nông dân ở các vùng trồng rau quả rải rác không có điều kiện áp dụng công nghệ trên quy mô lớn.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống khuyến nông phù hợp với chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn. Phấn đấu đảm bảo 100% số huyện có trạm khuyến nông, mỗi xã có một cán bộ khuyến nông, mỗi thôn làng có một cộng tác viên khuyến nông. Để công tác khuyến nông đạt hiệu quả cao, cần kết hợp giữa hướng dẫn kỹ thuật canh tác với việc nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách của Nhà nước, thông tin về biến động giá cả thị trường, hướng dẫn bà con nông dân tổ chức sản xuất định hướng thị trường, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người nông dân... Nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách nhằm động viên, khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ quan đào tạo, nghiên cứu khoa học... chủ động tham
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực trạng và phương hướng phát triển sản xuất các loại cây ăn trái đến năm 2015.doc