Tất cả các hoạt động can thiệp, giáo dục cho trẻ em nói chung, trẻ
RLPTK nói riêng phải thông qua hoạt động trải nghiệm trong các hoạt động và bằng
hoạt động cụ thể thì mới có thể đạt được những kết quả cũng như những tiến bộ. Vì
vậy, khi nghiên cứu công tác Phát hiện sớm, Can thiệp sớm, giáo dục trẻ rối loạn phổ tự
kỷ đều phải thông qua các hoạt động thực tiễn, từ đó đúc kết các kinh nghiệm, điều
chỉnh mục tiêu, nội dung, hình thức cũng như các điều kiện thực hiện để hướng đến sản
phẩm cuối cùng - đó là sự phát triển và tiến bộ của trẻ.
- Tiếp cận cá nhân: Trẻ em nói chung, đặc biệt là trẻ rối loạn phổ tự kỷ nói riêng, mỗi
cá nhân đều có sự phát triển, mức độ biểu hiện khó khăn, khả năng và nhu cầu rất khác
nhau. Vì vậy, từ Phát hiện sớm, Can thiệp sớm đến giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỷ đều
phải dựa trên đặc điểm cá nhân của mỗi trẻ
95 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 12/02/2022 | Lượt xem: 774 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thuyết minh Đề tài Nghiên cứu xây dựng mô hình phát hiện sớm, can thiệp sớm và giáo dục cho trẻ em rối loạn phổ tự kỉ Việt Nam dựa vào gia đình và cộng đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệ trẻ nhỏ có rối loạn phổ tự kỷ là 4 – 5/ 10.000 (0,5‰), thì
đến năm 2007, số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng bệnh (CDC) của Mỹ cho thấy
tỷ lệ trẻ nhỏ có rối loạn phổ tự kỷ là 1/150 trẻ (6,6‰); và năm 2009 là 1/110 (9,1‰). Năm
2012: 1/88 và năm 2014: 1/68. Các nghiên cứu ở châu Á, châu Âu và Nam Mỹ cho biết tỷ
lệ mắc rối loạn phổ tự kỷ là khoảng 1%.
Ở Việt Nam, chưa có con số nghiên cứu chính thức về số lượng trẻ rối loạn phổ
tự kỷ. Nhưng từ năm 2000 đến nay, số lượng trẻ được chẩn đoán và điều trị tự kỷ ngày
càng gia tăng. Nghiên cứu mô hình tàn tật ở trẻ em của khoa Phục hồi Chức năng Bệnh
viện Nhi Trung ương giai đoạn 2000 – 2007 cho thấy số lượng trẻ được chẩn đoán và điều
trị tự kỷ ngày càng nhiều; số lượng trẻ rối loạn phổ tự kỷ đến khám năm 2007 tăng gấp 50
lần so với năm 2000; xu thế mắc tự kỷ tăng nhanh từ 122% đến 268% trong giai đoạn
2004 – 2007 so với năm 2000. Sự gia tăng đáng kinh ngạc về số lượng trẻ RLPTK đòi hỏi
31
sự tham gia của các nhà chuyên môn trong việc tiến hành những nghiên cứu cơ bản, và
các giải pháp cụ thể và hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục cho
nhóm trẻ này.
Đến thời điểm hiện tại, chưa có công trình nào công bố về sự khác biệt về tỉ lệ
giữa trẻ RLPTK ở nông thôn, đô thị nhỏ và thành phố lớn. Trẻ rối loạn phổ tự kỷ không
chỉ xuất hiện ở những thành phố lớn, hay những nơi có điều kiện chăm sóc giáo dục đảm
bảo. Thực tế, nhóm trẻ này chiếm một số lượng không nhỏ tại các khu vực nông thôn đô
thị nhỏ. Tuy nhiên chưa có thống kê chính xác về số lượng cụ thể về nhóm trẻ rối loạn
phổ tự kỷ tại những khu vực này.
Phát hiện sớm là tiền đề cho Can thiệp sớm và thực hiện giáo dục có hiệu quả.
Can thiệp sớm là những chỉ dẫn ban đầu và các dịch vụ dành cho trẻ và gia đình trẻ khuyết
tật trước tuổi tiểu học nhằm kích thích và huy động sự tham gia, phát triển ở trẻ, giảm
thiểu những khó khăn thứ phát, tạo điều kiện, chuẩn bị tốt cho trẻ tham gia vào hệ thống
giáo dục phổ thông, hòa nhập vào cuộc sống xã hội sau này. Nhiều nghiên cứu đã chứng
minh, khi được tham gia chương trình can thiệp sớm trẻ khuyết tật nói chung và trẻ có rối
loạn phổ tự kỷ nói riêng đạt được những tiến bộ rõ rệt hơn hẳn so với nhóm trẻ có trình độ
tương đương nhưng không được tham gia chương trình can thiệp sớm. Một số gia đình ở
nông thôn có con rối loạn phổ tự kỷ đã đưa trẻ đến các thành phố lớn để trẻ được can thiệp
sớm, tuy nhiên chi phí chi trả cho các dịch vụ can thiệp sớm quá cao là một trong những
lý do khiến những gia đình này không duy trì được chương trình can thiệp sớm cho con
em mình một cách thường xuyên, đều đặn.
Can thiệp dựa trên gia đình và cộng đồng là một chiến lược phát triển nhằm đem
lại cơ hội về hoà nhập xã hội một cách bình đẳng cho tất cả trẻ em và người khuyết tật tại
chính nơi mà họ sinh sống. Can thiệp dựa trên gia đình và cộng đồng được thực hiện
thông qua việc kết hợp những nguồn nhân lực và vật lực có sẵn tại chính gia đình trẻ và
ngay trong môi trường sinh hoạt, học tập của trẻ. Hai ưu điểm lớn của chiến lược này là
không tách trẻ khuyết tật ra khỏi gia đình và cộng đồng mà trẻ đã gắn bó từ nhỏ và cảm
thấy an toàn; và tiết kiệm chi phí cho gia đình trẻ khuyết tật dựa trên việc tận dụng những
nguồn lực sẵn có tại gia đình và địa phương trong quá trình can thiệp trẻ. Trên thực tế, can
thiệp dựa trên gia đình và cộng đồng đã được áp dụng hơn 40 năm qua tại nhiều nơi trên
thế giới, đặc biệt là những quốc gia có kinh tế kém phát triển và đang phát triển như
Nepal, Ấn Độ, Jamaica, Guyana. Tại Việt Nam, can thiệp dựa vào gia đình và cồng đồng
đã được ngành y tế sớm triển khai. Từ năm 2001-2005 chương trình Phục hồi chức năng
dựa vào cộng đồng ở 52 tỉnh, 256 huyện 2970 xã trong cả nước. Với sự giúp đỡ của nhiều
tổ chức quốc tế các dự án can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật được tiến
hành thử nghiệm tại các tỉnh như: Tiền Giang, Vĩnh Long, Ninh Bình, Quảng Ninh , Hòa
Bình Can thiệp sớm và giáo dục dựa vào gia đình và cộng đồng đã đem lại những kết
quả tích cực cho những trẻ khuyết tật được thụ hưởng chương trình tại các quốc gia này,
bởi nó đã đáp ứng được đúng những nhu cầu cơ bản và nhu cầu được học tập, hoà nhập xã
hội của trẻ khuyết tật.
32
Trên cơ sở phân tích những cơ sở nêu trên, đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình
phát hiện sớm, can thiệp sớm và giáo dục cho trẻ em rối loạn phổ tự kỉ Việt Nam dựa vào
gia đình và cộng đồng” là nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp thiết.
15 Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu trong nước và
ngoài nước có liên quan đến đề tài đã trích dẫn khi đánh giá tổng quan:
Tại Việt Nam
1. Nguyễn Nữ Tâm An, (2010), Nghiên cứu ứng dụng chương trình Can thiệp hành
vi cho trẻ tự kỉ của Catherine Maurice trong can thiệp cho trẻ tự kỉ tại Hà Nội,
2. Nguyễn Nữ Tâm An, (2009), Bước đầu sử dụng phương pháp TEACCH trong
can thiệp cho trẻ tự kỉ tại Hà Nội, Phạm Ngọc Thanh, Cách tiếp cận trẻ tự kỉ dựa
vào cộng đồng tại bệnh viện Nhi đồng 1.
3. Trần Văn Công, Nguyễn Thị Hoàng Yến (2017), Tỉ lệ trẻ rối loạn phổ tự kỷ:
Những con số thống kê. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Khoa
học Giáo dục, ISSN 2354-1075, số 62, 9AB, trang 322-330. DOI: 10.18173/2354-
1075.2017-0112
4. Trần Văn Công, Ngô Xuân Điệp (2017), Hiệu quả của chương trình can thiệp trẻ
tự kỷ dựa trên sự kết hợp giữa gia đình và cơ sở can thiệp, Tạp chí Khoa học &
Công nghệ Việt Nam, tr 48-54, tập 17 số 6. ISSN: 1859-4794.
5. Ngô Xuân Điệp (2009), Nghiên cứu nhận thức của trẻ tự kỉ tại thành phố Hồ Chí
Minh, Luận án tiến sĩ tâm lí học.
6. Nguyễn Thị Hương Giang, Trần Thị Thu Hà (2008), Nghiên cứu xu thế mắc bệnh
và một số đặc điểm dịch tễ học của trẻ tự kỉ điều trị tại bệnh viện Nhi Trung ương,
Tạp chí y học thực hành.
7. Nguyễn Hương Giang - Trần Thị Thu Hà, Nghiên cứu xu thế mắc và một số đặc điểm
dịch tễ học của trẻ Tự kỉ điều trị tại bệnh viện nhi trung ương, Tạp chí y học thực
hành, 2008.
8. Trần Thị Thu Hà – Nguyễn Hương Giang, 2010, Nghiên cứu sàng lọc phát hiện
sớm Tự kỉ bằng M - CHAT – 23 ở trẻ em 18 – 24 tháng tuổi;
9. Vũ Thị Bích Hạnh (2007), Tự kỉ - phát hiện sớm và can thiệp sớm, Nxb Y học.
10. Trần Thị Thu Hà - Nguyễn Hương Giang, 2003, Bước đầu tìm hiểu một số yếu tố
nguy cơ, lâm sàng bệnh Tự kỉ ở Việt Nam, Tạp chí y học thực hành,
11. Thành Ngọc Minh, Nguyễn Mai Hương, Nguyễn Thị Hồng Thúy (2016), Công tác
khám, đánh giá trẻ mắc rối loạn phổ tự kỉ tại khoa tâm thần – Bệnh viện Nhi trung
ương giai đoạn 2011 – 2015, Tạp chí Khoa học Giáo dục số đặc biệt tháng
11/2016, trang 84 - 87.
12. Lê Ánh Nguyệt, Dương Thị Hoài, Phạm Thị Huế, Bùi Thị Kim Xuân, Trần Văn
Công (2015), Nghiên cứu về mô hình giáo dục hòa nhập cho trẻ rối loạn phát triển
trong trường mầm non. Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội, Volume 60,
Number 6BC, 2015. ISSN 0868-3719. Trang 64-74.
33
13. Phạm Minh Mục, 2011, Chăm sóc và giáo dục trẻ tự kỷ, Tạp chí Khoa học giáo
dục số tháng 9/2011.
14. Phạm Minh Mục, 2013, Tự kỷ và giáo dục trẻ tự kỷ, Tạp chí Giáo dục, số tháng
6/2013.
15. Phạm Minh Mục, 2017, Đảm bảo chất lượng giáo dục trẻ rối loạn phát triển, Kỷ
yếu Hội thảo quốc tế lâng thứ nhất về Giáo dục trẻ rối loạn phát triển (tháng
10/2017)
16. Đỗ Thị Thảo - Trần Thị Thiệp, (2010), Can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật phát
triển và tự kỉ, Dự án TRIG,
17. Đỗ Thị Thảo, (2010) Áp dụng phương pháp TEACCH trong can thiệp cho trẻ tự
kỉ
18. WHO, UNESCO, ILO, IDDC, 2010, “Hướng dẫn phục hồi chức năng dựa vào
cộng đồng”, Biên dịch và chỉnh lí: Phạm Dũng.
19. Trung tâm nghiên cứu giáo dục và chăm sóc trẻ em (2011), Những điều cần biết
trong chẩn đoán đánh giá về hồi chứng tự kỉ, Nxb Đại học sư phạm.
20. Nguyễn Thị Xuyên và cộng sự, 2008, “Tài liệu số́ 15: Phục hồi chức năng trẻ tự
kỉ” NXB Y học Hà Nội, sản phẩm của chương trình hợp tác Tăng cường năng lực
PCN dựa vào cộng đồng giữa bộ Y tế Việt Nam và Ủy ban Y tế Hà Lan Việt Nam;
21. Nguyễn Thị Xuyên và cộng sự, 2008, “Hướng dẫn thực hiện Phục hồi chức năng
dựa vào cộng đồng” NXB Y học Hà Nội, sản phẩm của chương trình hợp tác Tăng
cường năng lực PCN dựa vào cộng đồng giữa bộ Y tế Việt Nam và Ủy ban Y tế
Hà Lan Việt Nam;
22. Nguyễn Thị Hoàng Yến (2012), Giáo dục đặc biệt và những thuật ngữ cơ bản,
Nxb Đại học Sư Phạm.
23. Nguyễn Thị Hoàng Yến (2013), Tự kỉ - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại
học Sư phạm.
24. Nguyễn Thị Hoàng Yến và cộng sự (2014), Nghiên cứu biện pháp can thiệp sớm
và giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ ở nước ta hiện nay và trong giai đoạn 2011 –
2020, Đề tài độc lập cấp nhà nước, Hà Nội.
25. Nguyễn Thị Hoàng Yến, 2007, Một số công cụ chẩn đoán đánh giá và ứng dụng
trong Giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật.
26. Nguyễn Thị Hoàng Yến, “Phát triển chương trình giáo dục trị liệu cho trẻ
khuyết tật phát triển Đông Nam Á”, dự án nghiên cứu quốc tế giữa Việt Nam -
Nhật Bản – Trung Quốc. 2008 - 2011
Trên Thế giới
28. American Psychiatric Association (2013), Desk Reference to the Diagnostic
Criteria from DSM – 5, American Psychiatric Publishing, Wasington DC.
29. Richard D. Boyd, Michael J. Corley, Richard D. Boyd (2011). “Outcome Survey
of Early Intensive Behavioral Intervention for Young Children with Autism in a
Community Setting”, SAGE JOURNALS, VOL5, ISSUE 1, 2001
34
30. Christina M. Corsello, Early intervention in Autism;
31. Cong Van Tran & colleague (2015), Early identification and intervention services
for children with autism in Vietnam, health psychology report volume 3(3),
32. Iliana Magiati, Tony Charman, and Patricia Howlin (2007). “A two-year
prospective follow-up study of community-based early intensive behavioural
intervention and specialist nursery provision for children with autism spectrum
disorders” Institute of Psychiatry, King’s College London, UK; UCL Institute of
Child Health, London, UK, Journal of Child Psychology and Psychiatry 48:8
(2007), tr. 803–812
33. Diana Robins, Research Programs in early detection and intervention, Drexel
Autism Institute
34. Centers for Disease Control and Prevention (2007). Prevalence of the Autism
Spectrum Disorders in Multiple Areas of the United States, Surveillance Years
2000 and 2002 - A Report from the Autism and Developmental Disabilities
Monitoring, USA.
35. Centers for Disease Control and Prevention (2007). Prevalence of the Autism
Spectrum Disorders in Multiple Areas of the United States, Surveillance Years
2000 and 2002 - A Report from the Autism and Developmental Disabilities
Monitoring, USA.
36. Lovaas OI. (1987), Behavioral Treatment and Normal Educational and
Intellectual Functioning in Young Autistic Children, Journal of Consulting and
Clinical Psychology, N0 55, pp3-9.
37. Lovaas OI. (1987), Behavioral Treatment and Normal Educational and Intellectual
Functioning in Young Autistic Children, Journal of Consulting and Clinical
Psychology, N0 55, pp3-9.
38. Travis Thompson (2013), Autism Research and Services for Young Children:
History, Progress and Challenge, Blackwell Publishing Ltd;
39. Luiselli Cannon, Ellis & Sisson, (2000), Home – based behavioral interventions
for young children with autism/pervasive developmental disorder: preliminary
evaluation of outcome in relation to child age and intensity of service delivery;
40. McEachin, Smith & Lovaas, 1999, Long – term outcome for children with autism
who received early intensive behavioral treatment;
41. McGee, Morrier & Daly, (1999) An incidental teaching approach to early
intervention for toddlers with autism,
42. Ozonoff & Cathcart (1998), Effectiveness of a home program intervention for
young children with autism,
43. Smith, Groen & Wynn, (2000) Randomized trial of intensive early intervention
for children with pervasive developmental disorder,
44. Joshua K. Harrower Glendunlap, Inluding Children With Autism in General
Education Classrooms: A Review of Effective Strategies,
35
45. Rubina Lal, Effect of inclusive education on language and social development of
children with autism,
46. Shane L. Lyncha; Angela N. Irvinea , Inclusive education and best practice for
children with autism spectrum disorder: an integrated approach,
47. Richard L. Simpson, Successful Inclusion for Students with Autism: Creating a
Complete, Effective ASD Inclusion Program,
48. Hong, E. R., Ganz, J. B., Neely, L., Boles, M., Gerow, S., & Davis, J. L. (2016).
A Meta-Analytic Review of Family-Implemented Social and Communication
Interventions for Individuals with Developmental Disabilities. Review Journal of
Autism and Developmental Disorders, 3(2), 125-136.
49. Gabovitch, E. M., & Curtin, C. (2009). Family-centered care for children with
autism spectrum disorders: A review. Marriage & Family Review, 45(5), 469-498.
50. Karst, J. S., & Van Hecke, A. V. (2012). Parent and family impact of autism
spectrum disorders: A review and proposed model for intervention
evaluation. Clinical child and family psychology review, 15(3), 247-277.
51. Prelock, P. A., & Hutchins, T. L. (2008). The Role of Family Centered Care in
Research: Supporting the Social Communication of Children With Autism
Spectrum Disorder. Topics in Language Disorders, 28(4), 323-339.
52. Tarbox, J., Persicke, A., & Kenzer, A. (2013). Home-Based Services.
In Handbook of Crisis Intervention and Developmental Disabilities (pp. 331-349).
Springer New York.
53. Tonge, B. J., Bull, K., Brereton, A., & Wilson, R. (2014). A review of evidence-
based early intervention for behavioural problems in children with autism
spectrum disorder: the core components of effective programs, child-focused
interventions and comprehensive treatment models. Current opinion in
psychiatry, 27(2), 158-165.
54. Vivian, L., Hutchins, T. L., & Prelock, P. A. (2012). A Family-Centered Approach
for Training Parents to Use Comic Strip Conversations With Their Child With
Autism. Contemporary Issues in Communication Science & Disorders, 39.
55. Reichow, B., & Volkmar, F. R. (2010). Social skills interventions for individuals
with autism: Evaluation for evidence-based practices within a best evidence
synthesis framework. Journal of autism and developmental disorders, 40(2), 149-
166.
56. Wong, C., Odom, S. L., Hume, K. A., Cox, A. W., Fettig, A., Kucharczyk, S., ... &
Schultz, T. R. (2015). Evidence-based practices for children, youth, and young
adults with autism spectrum disorder: A comprehensive review. Journal of Autism
and Developmental Disorders, 45(7), 1951-1966.
57. Rogers, S. J., & Vismara, L. A. (2008). Evidence-based comprehensive treatments
for early autism. Journal of Clinical Child & Adolescent Psychology, 37(1), 8-38.
58. Case-Smith, J., & Arbesman, M. (2008). Evidence-based review of interventions
36
for autism used in or of relevance to occupational therapy. American Journal of
Occupational Therapy, 62(4), 416-429.
59. Howlin, P., Gordon, R. K., Pasco, G., Wade, A., & Charman, T. (2007). The
effectiveness of Picture Exchange Communication System (PECS) training for
teachers of children with autism: a pragmatic, group randomised controlled
trial. Journal of Child Psychology and Psychiatry, 48(5), 473-481.
60. Wang, P., & Spillane, A. (2009). Evidence-based social skills interventions for
children with autism: A meta-analysis. Education and Training in Developmental
Disabilities, 318-342.
61. Flippin, M., Reszka, S., & Watson, L. R. (2010). Effectiveness of the Picture
Exchange Communication System (PECS) on communication and speech for
children with autism spectrum disorders: A meta-analysis. American Journal of
Speech-Language Pathology, 19(2), 178-195.
62. Mesibov, G. B., Shea, V., & Schopler, E. (2005). The TEACCH approach to
autism spectrum disorders. Springer Science & Business Media.
63. Callahan, K., Shukla-Mehta, S., Magee, S., & Wie, M. (2010). ABA versus
TEACCH: the case for defining and validating comprehensive treatment models in
autism. Journal of autism and developmental disorders, 40(1), 74-88.
64. Virues-Ortega, J., Julio, F. M., & Pastor-Barriuso, R. (2013). The TEACCH
program for children and adults with autism: A meta-analysis of intervention
studies. Clinical psychology review, 33(8), 940-953.
65. Trivette, C. M., Dunst, C. J., & Hamby, D. W. (2010). Influences of family-
systems intervention practices on parent-child interactions and child
development. Topics in Early Childhood Special Education, 30(1), 3-19.
66. Wilkinson, L. A. (2016). A Best Practice Guide to Assessment and Intervention for
Autism Spectrum Disorder in Schools. Jessica Kingsley Publishers.
37
16. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1. Tổng quan nghiên cứu về mô hình Phát hiện sớm, Can thiệp sớm và giáo
dục cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ
1.1. Nghiên cứu các quan điểm tiếp cận, khái niệm trẻ rối loạn phổ tự kỉ: Quan điểm tiếp
cận trong định nghĩa trẻ rối loạn phổ tự kỉ;
1.2. Nghiên cứu các quan điểm tiếp cận trong chẩn đoán, đánh giá, can thiệp sớm và
giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ:
1.2.1. Quan điểm tiếp cận trong chẩn đoán, đánh giá trẻ rối loạn phổ tự kỉ;
1.2.2. Quan điểm tiếp cận trong can thiệp, giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ;
1.3. Nghiên cứu tổng quan các công cụ hiện có trong chẩn đoán, phát hiện trẻ rối loạn
phổ tự kỉ:
1.3.1. Tổng quan công cụ M – CHAT 23 để chẩn đoán, phát hiện trẻ rối loạn phổ
tự kỷ;
1.3.2. Tổng quan công cụ CARS để chẩn đoán, phát hiện trẻ rối loạn phổ tự kỷ;
1.3.3. Tổng quan công cụ ADOS để chẩn đoán, phát hiện trẻ rối loạn phổ tự kỷ;
1.3.4. Tổng quan công cụ DSM – 5 để chẩn đoán, phát hiện trẻ rối loạn phổ tự
kỷ;
1.3.5. Tổng quan chung về công cụ sàng lọc và đánh giá trẻ có rối loạn phổ tự kỷ:
thang TRIAD đánh giá kĩ năng xã hội của trẻ rối loạn phổ tự kỷ và thang
đo thích ứng Xã hội; thang đánh giá CARS, phiên bản 2 cho trẻ rối loạn
phổ tự kỷ và thang đánh giá GARS, phiên bản 2 cho trẻ
1.3.6. Tổng quan về các đánh giá bổ sung cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ: nhận thức,
năng lực học tập, hành vi thích ứng, bảng kiểm hành vi và ngôn ngữ giao
tiếp của trẻ rối loạn phổ tự kỉ;
1.3.7. Bài học kinh nghiệm trong việc sử dụng các bộ công cụ hiện có trong chẩn
đoán và phát hiện trẻ rối loạn phổ tự kỉ
1.4. Nghiên cứu tổng quan các phương pháp trong can thiệp sớm, giáo dục trẻ rối loạn
phổ tự kỷ:
1.4.1. Tổng quan phương pháp Phân tích hành vi ứng dụng ABA trong Can thiệp
sớm cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ ;
1.4.2. Tổng quan phương pháp Trị liệu và giáo dục cho trẻ tự kỷ và trẻ có khó
khăn về giao tiếp - TEACCH trong Can thiệp sớm cho trẻ rối loạn phổ tự
kỷ;
1.4.3. Tổng quan phương pháp Hệ thống giao tiếp trao đổi tranh - PECS trong
Can thiệp sớm cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ;
1.4.4. Tổng quan phương pháp Câu chuyện Xã hội trong Can thiệp sớm cho trẻ
rối loạn phổ tự kỷ;
1.4.5. Tổng quan Phương pháp Chơi trên sàn Floor time trong Can thiệp sớm cho
trẻ rối loạn phổ tự kỷ;
38
1.4.6. Tổng quan phương pháp Giao tiếp tăng cường và thay thế – AAC trong Can
thiệp sớm cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ;
1.4.7. Phân tích, đánh giá các phương pháp can thiệp, giáo dục và định hướng sử
dụng tại Việt Nam.
1.5. Nghiên cứu tổng quan các mô hình phát hiện sớm, can thiệp sớm và giáo dục trẻ
rối loạn phổ tự kỷ:
1.5.1. Tổng quan Mô hình bắt đầu sớm Denver - ESDM trong Can thiệp sớm cho
trẻ rối loạn phổ tự kỷ;
1.5.2. Tổng quan các mô hình chẩn đoán, phát hiện trẻ rối loạn phổ tự kỷ;
1.5.3. Tổng quan các mô hình giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỷ;
1.5.4. Tổng quan các mô hình hỗ trợ trực quan trong Can thiệp sớm cho trẻ rối
loạn phổ tự kỷ;
1.5.5. Tổng quan các mô hình trị liệu khác (trị liệu nước, nghệ thuật,...) trong Can
thiệp sớm cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ;
1.5.6. Đánh giá, nhận định về các mô hình phát hiện sớm, can thiệp sớm và giáo
dục trẻ rối loạn phổ tự kỷ
1.6. Nghiên cứu tổng quan các xu hướng nghiên cứu, giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỷ
1.6.1. Xu hướng nghiên cứu theo hướng can thiệp y tế cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ;
1.6.2. Xu hướng nghiên cứu theo hướng can thiệp thông qua dinh dưỡng cho trẻ
rối loạn phổ tự kỷ;
1.6.3. Xu hướng nghiên cứu theo hướng can thiệp giáo dục cho trẻ rối loạn phổ tự
kỷ;
1.6.4. Xu hướng nghiên cứu theo hướng phối hợp đa ngành trong can thiệp, hỗ trợ
cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ.
Nội dung 2. Nghiên cứu cơ sở lý luận mô hình Phát hiện sớm, Can thiệp sớm và giáo
dục
2.1. Nghiên cứu về trẻ rối loạn phổ tự kỉ:
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm phát triển hành vi của trẻ rối loạn phổ tự kỷ; Khái
niệm và đặc điểm phát triển ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ rối loạn phổ tự
kỷ; Khái niệm và đặc điểm phát triển tương tác xã hội của trẻ rối loạn phổ
tự kỷ;
2.1.2. Đặc điểm phát triển trẻ rối loạn phổ tự kỷ theo độ tuổi;
2.2. Nghiên cứu quy trình trong Phát hiện sớm và Can thiệp sớm cho trẻ Rối loạn phổ tự
kỷ:
2.2.1. Quy trình phát hiện sớm trẻ rối loạn phổ tự kỷ và ý nghĩa;
2.2.2. Quy trình can thiệp sớm trẻ rối loạn phổ tự kỷ và ý nghĩa;
2.2.3. Quy trình giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỷ và ý nghĩa.
2.3. Nghiên cứu các mô hình Phát hiện sớm và Can thiệp sớm cho trẻ Rối loạn phổ tự
kỷ:
2.3.1. Các biện pháp can thiệp sớm trẻ rối loạn phổ tự kỷ theo hướng hành vi;
39
2.3.2. Các biện pháp can thiệp sớm cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ theo hướng xã
hội;
2.3.3. Ứng dụng các phương pháp trong can thiệp và giáo dục: quản lý hành vi.
2.4. Nghiên cứu mô hình Phát hiện sớm và Can thiệp sớm cho trẻ Rối loạn phổ tự kỷ dựa
vào gia đình và cộng đồng:
2.4.1. Ứng dụng TEACCH trong dạy học cấu trúc cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ tại
gia đình và trường học; Phát triển ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ
tự kỷ thông qua Hệ thống giao tiếp trao đổi tranh – PECS; Sử dụng Câu
chuyện Xã hội để giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ;
2.4.2. Ứng dụng Mô hình bắt đầu sớm Denver - ESDM trong CTS trẻ rối loạn
phổ tự kỷ;
2.4.3. Phát triển kĩ năng tương tác xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ thông qua
Phương pháp Chơi trên sàn Floor time;
2.4.4. Các biện pháp giáo dục hành vi phù hợp cho trẻ tự kỉ khi tham gia môi
trường lớp học hoà nhập;
2.4.5. Dạy học kỹ năng tự phục vụ dựa trên biên pháp gợi ý bằng hình ảnh cho
học sinh rối loạn phổ tự kỉ tại trường học;
2.4.6. Chuẩn bị tâm thế cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ học hòa nhập;
2.4.7. Giáo dục kỹ năng giao tiếp xã hội cho trẻ trẻ rối loạn phổ tự kỷ - chìa
khoá giúp trẻ rối loạn phổ tự kỉ mở rộng tương tác xã hội với thế giới bên
ngoài;
2.5. Nghiên cứu về Mô hình kiểm định chất lượng Phát hiện sớm, Can thiệp sớm và giáo
dục trẻ rối loạn phổ tự kỷ dựa vào gia đình và cộng đồng
2.5.1. Các lý thuyết kiểm định và kiểm định mô hình Phát hiện sớm, Can thiệp
sớm và giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỷ dựa vào gia đình và cộng đồng
2.5.2. Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí kiểm điểm mô hình Phát hiện sớm, Can
thiệp sớm và giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỷ dựa vào gia đình và cộng
đồng
2.6. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến Phát hiện sớm, Can thiệp sớm và giáo dục trẻ
rối loạn phổ tự kỷ dựa vào gia đình và cộng đồng
2.6.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát hiện, chẩn đoán sớm trẻ trẻ rối loạn phổ
tự kỷ;
2.6.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng Can thiệp sớm, giáo dục trẻ trẻ rối
loạn phổ tự kỷ;
2.6.3. Yếu tố lứa tuổi của trẻ trẻ rối loạn phổ tự kỷ được phát hiện sớm và ảnh
hưởng của nó tới chất lượng Can thiệp sớm;
2.6.4. Các yếu tố về phía gia đình và cộng đồng trong quá trình phát hiện sớm,
can thiệp sớm và giáo dục trẻ trẻ rối loạn phổ tự kỷ;
2.6.5. Các yếu tố trong phối hợp các nguồn lực trong Giáo dục hòa nhập trẻ trẻ
rối loạn phổ tự kỷ.
40
Nội dung 3. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn mô hình Phát hiện sớm, can thiệp sớm và
Giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỷ
3.1. Kinh nghiệm quốc tế trong Phát hiện sớm, can thiệp sớm và Giáo dục trẻ rối loạn
phổ tự kỷ
3.2. Kinh nghiệm quốc tế trong Phát hiện sớm, can thiệp sớm và Giáo dục trẻ rối loạn
phổ tự kỷ
3.3. Thực trạng trẻ rối loạn phổ tự kỷ, nhu cầu Phát hiện sớm, can thiệp sớm và Giáo dục
trẻ rối loạn phổ tự kỷ
3.3.1. Thực trạng vấn đề phát hiện sớm trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại Việt Nam: Thực
trạng Phát hiện sớm, can thiệp sớm tại Gia đình; tại cộng đồng, tại trường
mầm non;
3.3.2. Thực trạng các công cụ phát hiện sớm, đánh giá trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại
Việt Nam;
3.3.3. Thực trạng số lượng trẻ rối loạn phổ tự kỷ;
3.3.4. Thực trạng khả năng và nhu cầu trẻ rối loạn phổ tự kỷ;
3.4. Thực trạng vấn đề phát hiện sớm trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại Việt Nam
3.4.1. Thực trạng phát hiện hiện sớm trẻ rối loạn phổ tự kỷ dựa vào y tế
3.4.2. Thực trạng phát hiện sớm trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại cộng đồng
3.5. Thực trạng vấn đề can thiệp sớm trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại Việt Nam hiện nay:
3.5.1. Thực trạng phát hiện sớm trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại gia đình và cộng đồn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuyet_minh_de_tai_nghien_cuu_xay_dung_mo_hinh_phat_hien_som.pdf