Tiểu luận An sinh xã hội với ma túy

Mục lục

I) Khái niệm Ma Túy

1. Khái niệm

2. Phân loại ma túy

II) Tác hại của ma túy

1. Đối với cá nhân

2. Đối với gia đình

3. Đối với xã hội

III) Nguyên nhân

Nguyên nhân

Dấu hiệu nhận biết

IV) Thực trạng Ma túy hiện nay

Thực trạng Ma Túy trên thế giới

Thực trạng Ma Túy ở Việt Nam

Thực trạng Ma Túy tại Lâm Đồng

V) An sinh xã hội với Ma Túy

VI) Phương pháp làm việc với đối tượng

Nhận định tình hình của đối tượng

Tìm hiểu gia đình

Với đối tượng

 

ppt30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6969 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận An sinh xã hội với ma túy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn An Sinh Xã Hội Và Các Vấn Đề Xã Hội An Sinh Xã Hội Với Ma Túy Mục Lục I) Khái niệm Ma Túy 1. Khái niệm 2. Phân loại ma túy II) Tác hại của ma túy 1. Đối với cá nhân 2. Đối với gia đình 3. Đối với xã hội III) Nguyên nhân Nguyên nhân Dấu hiệu nhận biết IV) Thực trạng Ma túy hiện nay Thực trạng Ma Túy trên thế giới Thực trạng Ma Túy ở Việt Nam Thực trạng Ma Túy tại Lâm Đồng V) An sinh xã hội với Ma Túy VI) Phương pháp làm việc với đối tượng Nhận định tình hình của đối tượng Tìm hiểu gia đình Với đối tượng Khái niệm Ma Túy Ma túy là tên gọi chung chỉ những chất gây nghiện, chất hướng thần có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo. Những chất này khi đưa vào cơ thể sông sẽ làm thay đổi trạng thái nhận thức và sinh lý, có thể dẫn đến nghiện. Phân Loại Ma Túy Ma túy tự nhiên Ví dụ thuốc phiện, cần sa... Đây là các chất ma túy có sẵn trong tự nhiên, là những ancaloit của một số loài thực vật như: thuốc phiện, cần sa, coca... Nguồn gốc: Từ nhựa cây thuốc phiện (cây anh túc, anh tử túc, a phiến ...), có trồng ở 12 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam Từ lá, hoa, quả cây cần sa (còn gọi là bồ đà, cây gai dầu) được trồng ở một số tỉnh giáp ranh biên giới Việt Nam – Campuchia và ở Tây Nguyên Từ lá cây coca, chế ra chất cathinon, có nhiều ở Nam Mỹ Phân Loại Ma Túy Ma túy bán tổng hợp Ví dụ như heroine Phân Loại Ma Túy Ma túy tổng hợp Ví dụ như ectasy Nguồn gốc: Các loại ma túy tổng hợp từ hóa chất độc hại thuốc nhóm amphetamin, ketamin,methamphetamin... Các chất ma túy thường độc hại hơn thuốc phiện 500 lần. Dựa theo tác động lâm sàng tới tâm sinh lý người sử dụng Khái Niệm Nghiện Ma Túy Theo WHO, nghiện là trạng thái ngộ độc kinh niên hay từng thời kì do sử dụng lập đi lập lại một chất tự nhiên hay tổng hợp. Nó làm cho người nghiện ham muốn không kiềm chế được, bằng mọi giá phải tiếp tục sử dụng. Nó gây ra hướng tăng dần liều lượng, gây ra sự lệ thuộc về tâm lý và cả thể chất, gây nguy hại cho chính người nghiện và cả xã hội. Tác Hại Của Ma Túy Đối với cá nhân: Dễ lây các bệnh qua đường máu: sốt rét, viêm gan B, HIV. Dễ gây áp-xe, nơi chích phải cưa cụt, hoặc gây nhiễm trùng máu dẫn đến chết người. Tổn thương về mặt tinh thần, kém tập trung suy nghĩ, giảm nghị lực, mất ý chí vươn lên dẫn đến khó bỏ ma túy… Tác Hại Của Ma Túy 2. Đối với gia đình: Buồn khổ vì trong nhà có người nghiện, công việc làm ăn của gia đình bị ảnh hưởng bởi vì khách hàng thiếu tín nhiệm Mất mát tài sản, ảnh hưởng về mặt tài chính vì người nghiện phung phí tiền bạc, của cải Tan vỡ hạnh phúc gia đình vì người vợ hoặc chồng nghiện ma túy, bỏ bê con cái… Tác Hại Của Ma Túy 3. Đối với xã hội: Là đầu mối đầu tiên dẫn đến những tệ nạn xã hội. Để thỏa mãn cơn nghiện, người nghiện không từ bất cứ hành vi nào để kiếm tiền: trộm cắp, móc túi, giật đồ, thậm chí giết người. Do tác hại ảo giác của một số ma túy, người nghiện có thể có hành vi hung hãn, gây hấn, mất trật tự an ninh xã hội… Xã hội phải mất tiền do người nghiện sử dụng để mua ma túy, nếu mỗi người sử dụng từ 10 ngàn => 30 ngàn/ngày thì người nghiện nước ta tiêu tốn từ 2 tỷ => 6 tỷ/ mỗi ngày(số tiền thật chắc chắn là hơn rất nhiều) Nguyên nhân Do dùng thuốc lâu ngày (thuốc điều trị) để giảm đau. Thiếu hiểu biết tác hại của ma túy. Do đua đòi, tìm cảm giác lạ, bạn bè lôi kéo. Do lo âu, buồn chán, sợ hãi, bi quan. ·       Không có giải pháp khi bị thất nghiệp hoặc bi quan trước tiền đồ, cuộc sống. ·       Phong tục tập quán  ( đồng bào vùng cao cho rằng hút thuốc phiện là thú vui)   Trình độ dân trí thấp. ·       Các thành viên trong gia đình không quan tâm đến nhau. ·       Nạn sản xuất, tàng trữ, vận chuyển ma tuý, buôn bán, sử dụng ma tuý chưa được nghiêm trị ở mọi lúc, mọi nơi. ·       Do lạm dụng các thuốc giảm đau khi chữa bệnh, hoặc có vấn đề sức khỏe tâm thần. Dấu hiệu nhận biết người sử dụng ma túy Sau đây là một vài những dấu hiệu thường gặp ở các người nghiện ma túy Cần một lượng tiền lớn một cách đột ngột Răng vỡ vụn, mắt lờ đờ... Khi say thuốc người nghiện rơi vào trạng thái ảo giác không kiểm soát được ý thức Khi không có thuốc thì ngứa ngáy chân tay, đến cơn thì vật vã ... Người nghiện thường ít tiếp xúc với nước, da xanh xao, người ốm. 1.Thực Trạng Trên thế giới Theo thống kê của Tổ chức sức khoẻ thế giới thì trên thế giới có khoảng 48 triệu người nghiện, trong đó 25,7 triệu người nghiện cần sa (bồ đà), 8,5 triệu người nghiện các loại thuốc ngủ và an thần, 6 triệu người nghiện cocain, 3,8 triệu người nghiện thuốc phiện, heroin, hơn 1 triệu người nghiện các chất ma tuý tổng hợp khác. 2.Thực trạng ma túy ở Việt Nam Cuối năm 2006, theo thống kê cả nước ta có 160.226 người nghiện ma túy, tăng 1798 so với năm 2005. Theo Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh, đến cuối năm 2007, toàn quốc có 178.305 người nghiện ma tuý có hồ sơ kiểm soát.Tính trung bình, mỗi năm ở Việt Nam tăng trên dưới 1 vạn người nghiện mới. 2.Thực trạng ma túy ở Việt Nam Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội cho biết, theo số liệu báo cáo từ 46 tỉnh, thành phố thì: Tính đến hết tháng 12/2008, trên toàn quốc hiện đang quản lý, chữa trị cai nghiện cho 45.261 lượt người nghiện, trong đó số tiếp nhận mới trong năm là 15.865 lượt ngườ. Tại trung tâm tiếp nhận mới vào cai nghiện cho 21.174 lượt người, chiếm tỷ lệ 65% so với tổng số người được cai nghiện (21.174/32.632) , trong đó bắt buộc 16.410 lượt người, tự nguyện 4.764 lượt người; tại cộng đồng tổ chức cai nghiên mới cho 11.458 lượt người; số được tạo việc làm, hỗ trợ vay vốn 899 người; số được học văn hóa 2.684 người, đạt 136,2% so với kế hoạch tiếp nhận cai nghiện mới cho 20.000 người, vượt 63,2% chỉ tiêu do Bộ LĐTB&XH đề ra. Tình hình ma túy tại Lâm Đồng Theo số liệu tổng điều tra khảo sát về tình hình người nghiện của cơ quan chức năng, tính đến 30/4/2010, trên toàn địa bàn tỉnh số đối tượng nghiện ma túy là 833 người. Trong đó, số ở ngoài xã hội là 663 người, trong trại giam là 53, số đối tượng đang quản lý tại Trung tâm 05-06 là 117 người. Tình hình ma túy tại Lâm Đồng Thành phố Đà Lạt: 326 người nghiện (ngoài xã hội: 291 người, trong trại tạm giam: 9 người, tại Trung tâm 06: 26 người) Thành phố Bảo Lộc: 137 người nghiện (ngoài xã hội: 95 người, trong trại tạm giam: 16 người, tại Trung tâm 06: 26 người) Huyện Lâm Hà: 101 người nghiện (ngoài xã hội: 51 người, trong trại tạm giam: 18 người, tại Trung tâm 06: 32 người) Huyện Bảo Lâm: 77 người nghiện (ngoài xã hội: 66 người, trong trại tạm giam: 5 người, tại Trung tâm 06: 6 người) Huyện Đức Trọng: 68 người nghiện (ngoài xã hội: 48 người, trong trại tạm giam: 1 người, tại Trung tâm 06: 19 người) Tình hình ma túy tại Lâm Đồng Huyện Di Linh: 63 người nghiện (ngoài xã hội: 56 người, tại Trung tâm 06: 7 người) Huyện Đơn Dương: 28 người nghiện (ngoài xã hội: 26 người, trong trại tạm giam: 1 người, tại Trung tâm 06: 1 người) Huyện Cát Tiên: 12 người nghiện (ngoài xã hội: 11 người, trong trại tạm giam: 1 người) Huyện Đam Rông, Đạ Huoai, Đạ Tẻh: mỗi địa phương có 7 người nghiện đang sống ngoài xã hội. Huyện Lạc Dương có 5 người nghiện ở ngoài xã hội. Tình hình ma túy tại Lâm Đồng Số người nghiện ma túy tập trung đông nhất chủ yếu ở thành phố Đà Lạt 326 người, thành phố Bảo Lộc 138 người và huyện Lâm Hà là 101 người. Nguyên nhân gia tăng số người nghiện hàng năm là do các đối tượng tù tha về, đối tượng tái nghiện từ các Trung tâm 05-06 và đối tượng nghiện ở các địa phương từ các tỉnh phía Bắc, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đắc Lắc... đến Lâm Đồng làm ăn sinh sống. Một số ít thanh niên gia đình khá giả, thiếu sự quản lý của gia đình, ăn chơi đua đòi nên mắc nghiện. Người nghiện chủ yếu là nam giới, nữ giới chiếm 10%. Đa phần người nghiện trong độ tuổi lao động, trình độ văn hóa thấp, không có nghề nghiệp hoặc lao động phổ thông ở những nghề có thu nhập thấp./. An Sinh Xã Hội Với Ma Túy Các đề án thí điểm: “tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện” Thành lập hội đồng tư vấn đưa người nghiện vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy. Và giải quyết tái hòa nhập cộng đồng. An Sinh Xã Hội Với Ma Túy Thực hiện chính sách ưu đãi đối với các nhà sử dụng người lao động là học viên và người sau cai nghiện Thực hiện chế độ chính sách hỗ trợ đối với người tái hòa nhập công đồng, cán bộ nhân viên quản lý người sau cai nghiện, người tái hòa nhập cộng đồng Các công trình xã hội: trung tâm 0506, trung tâm chữa bệnh và tái hòa nhập cộng đồng.., Phương pháp làm việc với đối tượng Nhận định tình hình của đối tượng Mức độ nghiện: chất gì, từ bao giờ, cách dùng, liều lượng Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nghiện Tìm hiều hoàn cảnh gia đình: tình hình kinh tế, quan hệ và sự quan tâm của gia đình Phương pháp làm việc với đối tượng 2. Tìm hiểu gia đình: Giải quyết xung đột gia đình, thuyết phục gia đình quan tâm, thương yêu, thực sự tin tưởng đối tượng, không xa lánh, hất hủi Kết hợp với các cơ sở y tế và trung tâm để làm tốt công tác cai nghiện Gia đình có trách nhiệm đưa đối tượng thích nghi với sinh hoạt và nghệ nghiệp trước đây. Gia đình phải là chỗ dựa tinh thần cho đối tượng Phương pháp làm việc với đối tượng 3. Với cộng đồng: Công tác phục hồi chức năng tâm lý dựa vào cộng đồng rất lớn, nếu làm tốt sẽ có tác dụng đề phòng tái nghiện. Phổ biến kiến thức về tác hại của ma túy và cách phòng chống tại cộng đồng Giáo dục ý thức không xa lánh người nghiện ma túy. Động viên mọi người có trách nhiệm nâng đỡ người bệnh Tạo điều kiện cho đối tượng được học tập, làm việc tại cộng đồng. Hỗ trợ các yếu tố vật chất, y tế cho người mới được cai nghiện Triệt phá các ổ tiêm chích, buôn bán ma túy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptAn Sinh Xã Hội và các vấn đề xã hội Ở Việt Nam.ppt
Tài liệu liên quan