Tiểu luận Bài sự ảnh hưởng của giao thông tới môi trường

MỤC LỤC

Phần mở đầu 1

Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu 2

Chương2: Nguyên nhân nào gây nên hiệu ứng nhà kính 5

Chương3: Thảo luận và biện pháp khắc phục 18

Chương4: Kết luận và kiến nghị 21

 

doc24 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 8260 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Bài sự ảnh hưởng của giao thông tới môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu: Ô nhiễm môi trường đã trở thành một vấn đề cấp thiết với mọi người mọi quốc gia trên thế gới hiện nay. Cùng với sự phát triển không ngừng đó là vấn dề môi trường ngày càng bị tàn phá nặng nề và nghiêm trọng. Mà hậu quả của nó chính là môi trường sống bị phá hủy, nhiệt độ trái đất ngày càng tăng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của toàn nhân loại. Đó chính là nguyên nhân và kết quả của hiệu ứng nhà kính. Nghiên cứu hiện tượng nhà kính là một trong những cấp thiết hàng đầu đối với mỗi sinh viên hiện nay. Do đó nhóm em đã chọn hiện tượng nhà kính để làm đề tài nghiên cứu với mục đích hiểu rõ hơn về hiệu ứng nhà kính một vấn đề môi trường cấp thiết ảnh hưởng trực tiếp đến cả hành tinh của chúng ta, qua đây nhóm chúng tôi muốn tất cả mọi người hiểu rõ về hiện tượng này và tự ý thức được trách nhiệm của mình trong việc giảm thiểu hiệu ứng nhà kính. Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu Hiệu ứng nhà kính ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của đời sống của chúng ta ở trên hành tinh này. Nếu không có hiệu ứng nhà kính thì khí hậu của trái đất sẽ khô và lạnh giá. Khí hậu của trái đất thay đổi do những hoạt động của con người điều này đã ảnh hưởng đến thành phần hoá học của khí quyển qua việc làm tăng khí nhà kính (greenhouse gases) mà chủ yếu là CO2,CFC,CH4, N2O...  Trái đất đã tồn tại khoảng 4,65 tỷ năm và khí hậu trên hành tinh này đã nhiều lần thay đổi từ nóng sang lạnh. Nhiệt độ trung bình của trái đất khoảng 15oC. Trong suốt thế kỷ vừa qua, nhiệt độ trung bình đã tăng lên 6oC. Điều này là do nhiều yếu tố, một trong những yếu tố đó là cuộc cách mạng công nghiệp.Chúng ta bắt đầu làm cho khí hậu thay đổi qua việc áp dụng các thành quả khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp.Trước khi xảy ra các cuộc cách mạng công nghiệp con người chỉ thải vào khí quyển một lượng khí rất nhỏ, việc đốt các nhiên liệu hoá thạch,phá rừng và sự gia tăng dân số, chúng ta đã làm thay đổi khí hậu trái đất bằng việc làm gia tăng lượng CO2 trong khí quyển. Lượng CO2 tăng khoảng 25% trong khí quyển nghĩa là có khoảng 270-280 phần triệu trong 250 năm trước, và ngày nay có khoảng 350 phần triệu. *Lịch sử phát hiện: Năm 1824, một vụ nổ mạnh trong khí quyển làm nhiệt độ của vùng tăng lên đã khiến nhà toán học người Pháp: Jean Baptiste Joseph Fourier nảy ra ý tưởng đặt tên cho hiện tượng này là Hiệu ứng nhà kính xuất phát từ effet de serre. Năm 1827, Jose Fourier đã đưa ra nguyên lý giải thích hiện tượng này và “lôi kéo” được sự quan tâm lớn của giới khoa học trên toàn thế giới. Ông cho rằng: hiệu ứng nhà kính dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng. Ban đầu, Hiệu ứng nhà kính được người ta khái niệm trong một “không gian con con”. Một số loài cây được trồng trong các ngôi nhà “lợp” kính. Khi đón nhận ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống, nhiệt độ bên trong nhà kính dường như được “đốt cháy” từ từ, không khí được sưởi ấm. Nhờ vào sức ấm này, cây cối có thể đâm chồi, ra hoa và kết quả sớm hơn. Ngày nay, người ta hiểu khái niệm này một cách rộng hơn cho cả môi trường sinh vật đang sinh tồn là Trái Đất. Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên, đây là hiệu ứng nhà kính khí quyển. Trong hiệu ứng nhà kính khí quyển, phần được đoán là do tác động của loài người gây ra được gọi là hiệu ứng nhà kính nhân loại.  Hình1.1: hiệu ứng nhà kính Điều đó lý giải điều gì? Ban đầu, Hiệu ứng nhà kính được người ta khái niệm trong một “không gian con con”. Chúng ta hãy tưởng tượng một cách đơn giản như sau: CO2 chứa trong bầu khí quyển như thể là một tấm kính dày bao bọc Trái Đất. Lúc này Trái Đất sẽ không khác gì một nhà kính lớn chơ vơ đón nhận ánh sáng trong không gian.  hinh1.2: Trái đất như một nhà kính Theo tính toán khoa học thì: Nếu không có “tấm kính này” nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái Đất sẽ xuống đến – 23oC. Nhờ có hiệu ứng nhà kính mà nhiệt độ Trái Đất được sưởi nóng lên 38oC, đồng nghĩa với việc trên thực tế, nhiệt độ trung bình sẽ là 15oC. Nói vậy không có nghĩa tất cả ánh sáng Mặt Trời đều được hấp thu qua “tấm kính”. Khi năng lượng Mặt Trời đi qua một lớp khí (gọi là khí nhà kính – Green House Gas GHG) gồm hơi nước, CO2, methane, NOx, ozone... Bức xạ hồng ngoại trong phổ năng lượng đó phản xạ từ mặt đất ra vũ trụ song không dễ dàng đi qua lớp khí nhà kính. Một phần bức xạ hồng ngoại bị hất lại quả đất làm cho Trái Đất có được nhiệt độ thuận tiện cho sự sống. Chuơng2: Nguyên nhân nào gây nên hiệu ứng nhà kính? Chúng ta hãy nhìn vào tốc độ chóng mặt của quá trình đô thị hoá và sự gia tăng dân số. Các loại phương tiện giao thông, các nhà máy sản xuất, các khu công nghiệp, các đống phế thải... “nhả” ra một lượng khí CO2 khổng lồ vào bầu khí quyển. Những cánh rừng lẽ ra là nơi hấp thu lại bị chặt phá đến trơ chọi, CO2 càng ngày đầy. 2.1 :Nguyên nhân của hiện tượng hiệu ứng nhà kính Vậy những nguyên nhân nào chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính? * Năng lượng:       - Do sử dụng năng lượng như than đá, dầu hoả, khí đốt ở các nhà máy điện, lọc dầu…Nguồn  thải này phát ra khí CO2,CH4, O3…Khí O3 được hình thành từ những chất ban đầu như NOx, các hợp chất hữu cơ dể bay hơi không phải CH4.         Hình 2.1: Bếp than tổ ong * Giao thông vận tải:     Các phương tiện giao thông thải ra các khí CO2, NOx, N2O, CFC. Khoảng 20% CO2 toàn cầu sinh ra từ khí thải giao thông vận tải. NOx do giao thông vận tải phát ra chiếm 2/3 khí thải NOx toàn cầu.   Việt Nam chúng ta đang trên đường phát triển đất nước, do vậy tốc độ đô thị hóa quá nhanh. Dân số tập trung về các đô thị ngày càng tăng. Dân số tăng tất nhiên các nhu cầu phục vụ đời sống con người cũng tăng theo. Một nhu cầu quan trọng trong đó là giao thông vận tải.  Hình2.2: Quá tải phương tiện cơ giới ở các thành phố lớn Xã hội càng phát triển hiện đại thì giao thông đường bộ bằng các phương tiện cơ giới dần sẽ thay thế các phương tiện thô sơ. Giao thông bằng các phương tiện cơ giới đem lại nhiều tiện ích cho con người nhưng cũng góp phần cùng các yếu tôkhác ảnh hưởng tác hại đến môi trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng.  Hình2.3: ô nhiễm môi trường do hình2.4: Chất lượng phương tiện do giao thông vận tải. không đảm bảo tiêu chuẩn. Ở Việt Nam hiện nay, có trên 600 đô thị lớn nhỏ với 4 thành phố lớn: Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng và Đà Nẵng với tỷ lệ dân số tăng nhanh và tất yếu kéo theo tỷ lệ phương tiện giao thông cơ giới tăng đến chóng mặt. Theo thống kê của Cục Đăng kiểm VN, lượng xe máy của cả nước năm 2000 là 6.478.954 chiếc, mức tăng 14,25% so với 1996. 6 tháng đầu năm 2006, cả nước đã đăng ký mới 37.763 xe ôtô và 1.331.740 xe gắn máy. Số ôtô mới đăng ký tăng 11,3% (so với 2005), xe gắn máy tăng 18,9%. Theo báo cáo của Petrolimex, từ năm 2000 đến 2005, nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu hàng năm ở Hà Nội và TP HCM tăng ở mức xấp xỉ 12%, giai đoạn 2005-2010 sẽ là 15%. Điều đó có nghĩa là tăng phương tiện giao thông là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn. Những yếu tố gây ô nhiễm môi trường không khí do phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chủ yếu là C02, S02, 03, NO2, chì, bụi, khói đen, VOC, Hyđro cácbon, tiếng ồn, vì khí hậu xấu ảnh hưởng có hại đến sức khỏe con người. ở Hà Nội, có hơn 400 cơ sở công nghiệp, trong đó gần 200 cơ sở có khả năng gây ra ô nhiễm không khí.  Hình2.5: Khí thải quá lớn của các phương tiện tham gia giao thông * Sự phá rừng : Thông thường, lượng CO2 sản sinh một cách tự nhiên cân bằng với lượng CO2 được sử dụng cho quang hợp. hành động phá rừng đã làm cho quá trình trên mất cân bằng, có tác động xấu tới khí hậu toàn cầu phát ra khí CO2 và các khí khác là N2O và CO.     Hình2.6: Rừng bị tàn phá nặng nề. *Hoạt động công nghiệp: Thải ra các khí CFCs, trong công nghiệp làm lạnh do nó là tác nhân làm lạnh cho tủ lạnh, chất tạo xốp cho sản xuất đệm, chất trong các bình xịt. Thải ra các khí CO2  trong quá trình sản xuất vật liệu xây dựng, quá trình luyện kim, đốt nhiên liệu.  Trong đó, nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính là hậu quả của “cách hành xử thực dụng” của các nước phát triển .       Hình2.7: Khí thải từ các nhà máy trong công nghiệp *Hoạt động nông nghiệp và các nguồn thải khác: thải ra các khí như CH4 , NO2, CO2  Hình2.8: Sử dụng thuốc trừ sâu không hợp lý Ngoài CO2 có vai trò đầu bảng ra, còn có metan, ozôn, các halogen và hơi nước , Những chất này trong không khí có khả năng giữ nhiệt, có tác dụng quan trọng gây hiệu ứng nhà kính. Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp theo thứ tự sau: CO2 => CFC => CH4 => O3 =>NO2. Sự gia tăng nhiệt độ trái đất do hiệu ứng nhà kính có tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt của môi trường trái đất. Các khí nhà kính  CO2  CH4  O3  CO2  H2O  CFC11  CFC12   Hàm ượng trong khí quyển  Năm 1800  280 ppmV  0.8 ppmV  10 ppbV  288 ppbV  -  0  0    Năm 1993  235 ppmV  1.74 ppmV  50 ppbV  311 ppbV  30000 ppmV  280      pptV  484 pptV   Tỷ lệ trong hiệu ứng nhà kính (%)  50  13  7  5  -  5  12   Hiệu ứng tăng  độ nhiệt(K)  7.2  0.8  2.4  1.4  20.6  0.6  -   Hệ số nhà kính tương đối (với CO2=1)  1  21  2000  206  -  12400  15800   Mức tăng trung bình hàng năm(%)  0.3-0.4  1  0.7  0.2-0.3  -  5  5   Bảng thông số mô tả thành phần khí 2.2:Hậu quả của hiệu ứng nhà kính: Các nhà khoa học dự đoán rằng: nếu cứ để nồng độ đi-ô-xít các-bon cứ tiếp tục tăng lên thì sau 100 năm nữa hoặc trong thời gian ngắn hơn, rất có thể hiệu ứng nhà kính có mức độ giống như thời kỳ kỷ Jura sẽ tái xuất hiện. Lúc đó băng ở hai cực của trái đất sẽ tan ra, đất liền sẽ bị thu hẹp, nhiệt độ tăng cao và một lượng lớn sinh vật sẽ bị huỷ diệt. Theo các phân tích mới đây: trong 200 năm qua, nồng độ CO2 đã tăng lên 25%, nhiệt độ trung bình của Trái đất tăng lên 0,5o C. Ước tính đến giữa thế kỷ sau, bề mặt Trái đất sẽ nóng thêm 1,5 - 4,5oC; trong đó nhiệt độ ở vĩ độ trung và cao tăng lên càng nhiều.  Một con số không thể không gây hoag mang là: theo ước tính, lượng khí nhà kính trong khí quyển đã lên đến 7 tỷ tấn, một con số dĩ nhiên chưa từng có ở bất kỳ giai đoạn nào trong lịch sử phát triển của Trái Đất. “Kẻ gieo gió, ắt gặp bão”? - Nhiệt độ trái đất tăng cao: Nhiệt độ trung bình toàn cầu đến năm 2050 sẽ cao nhất trong vòng 150.000 năm gần đây. Sự ấm lên toàn cầu sẽ xảy ra không đồng nhất cả về không gian lẫn thời gian. Lục địa sẽ bị ấm lên mạnh hơn đại dương, đặc biệt đáng lưu ý ở các vĩ tuyến cao ở phái bắc vào mùa đông, do đó làm giảm sự chênh lệch nhiệt độ giữa các cực với vùng xích đạo có thể dẫn đến sự suy giảm các dòng đối lưu của trái đất.. Ngoài các hệ quả được dự đoán bằng mô hình máy tính trên, có thể còn có một số hệ quă khác mà mô hình máy tính chưa thể kết luận được: Sự thay đổi thời tiết của địa phương hay khu vực, phạm vi tác động của các cơn bão nhiệt đới và tần suất bão ở khu vực vĩ tuyến trung bình.Các hệ sinh thái, mùa màng nông nghiệp phải thay đổi để phù hợp với sự ấm lên toàn cầu. Hình2.9: bản đồ mô tả sự biến đổi khí hậu - Sự xáo trộn môi trường sống:Sự ô nhiễm của guồng máy công nghiệp , Trong một nghiên cứu kéo dài 3 năm qua của nhà khoa học Na Uy - giáo sư Ola Johannessen (tác giả chính của bản báo cáo do Uỷ ban châu Âu tài trợ) đã nói rằng: vào cuối thế kỷ XXI, băng Bắc Cực giảm 7,4% trong vòng 25 năm qua do hiệu ứng nhà kính. Hiệu ứng nhà kính khiến cho môi trường sinh thái bị xáo trộn nghiêm trọng  Hình 2.2.1: Thời tiết diễn ra bất thường Hoạt động gió mùa dữ dội hơn tại khu vực châu Phi, tiểu vùng Sahara đã mang không khí nóng từ sa mạc tràn qua châu Âu và ngăn chặn dòng khí mát từ Đại Tây Dương đổ vào lục địa, ngăn cản sự hình thành của các đám mây dẫn đến việc thiếu mưa trầm trọng ở châu âu. - Nguồn nước bị “khủng hoảng”: Mực nước đại dương sẽ tăng đáng kể, do khi nhiệt độ tăng thì khối lượng riêng của nước giảm, băng tan. Một số quốc gia và các đảo nhỏ, các vùng đất thấp ven bờ sẽ bị nhấn chìm trong nước (ví dụ Hà Lan). Những thay đổi này dự đoán có thể xẩy ra trong thế kỷ XXII . Mực nước một số hồ sẽ bị giảm đáng kể do tốc độ bay hơi tăng. Sự thay đổi “tính khí” của những cơn mưa rào khiến cho “sức khoẻ” của các loài thuỷ sản bị đe doạ. Các nhà máy phát điện, hệ thống tưới tiêu hoạt động hết công suất nhưng chất lượng nước uống, chất lượng cuộc sống vẫn bị giảm sút rõ rệt. Khí hậu thay đổi có thể làm đầy các lòng chảo nối các sông ngòi trên thế giới. Lụt lội, hạn hán, thiên tai thường xuyên đe doạ cuộc sống con người.  Hình2.2.2: Rừng cây giảm gây ra sự biến đổi lớn về khí hậu - Tài nguyên biển: Các tảng băng trôi và tan chảy khiến cho mặt biển tăng cao hơn 1m. Có nhà khoa học cho rằng, vì nhiệt độ tăng lên sẽ làm cho thể tích nước dãn nở, mặt nước biển sẽ dâng cao 0,2-1,4m. Hiện nay có 1/3 dân số thế giới sống ở vùng ven biển, vùng này cũng là nơi phát triển công nông nghiệp, nếu mặt biển dâng cao sẽ tràn ngập nhiều thành phố và bến cảng.  Hình 2.2.3: Hiện tượng băng tan Xa hơn nữa nếu nhiệt độ của quả đất đủ cao thì có thể làm tan nhanh băng tuyết ở Bắc Cực và Nam Cực và do đó mực nước biển sẽ tăng quá cao, có thể dẫn đến nạn hồng thủy. - Nhiều công trình biến dạng: hiệu ứng nhà kính không chỉ làm tan chảy băng ở địa cực, mà dường như còn làm biến mất lớp băng vĩnh cửu bên dưới bề mặt Trái Đất. Tình trạng này khiến cho hiện tượng co rút của mặt đất xảy ra thường xuyên hơn, tạo ra nhiều vết nứt và làm biến dạng nhiều công trình cơ sở hạ tầng như đường sắt, đường cao tốc và nhà cửa. Những tác động của hiện tượng tan chảy lớp băng vĩnh cửu dưới lòng đất có thể gây lở đá và sạt đất ở trên đồi, núi.  Hình2.2.4: Đất có nhiều vết nứt Hình2.2.5: Đường ray bị biến dạng - Sức khoẻ con người: theo các báo cáo của WHO, số người chết vì nhiệt độ gia tăng ở các nước đang phát triển càng ngày càng có chu kỳ kéo dài hơn trước. Sự thay đổi lượng mưa khiến cho các căn bệnh truyền nhiễm có “cơ hội” phát triển. Những con số không thể nói lên điều gì ngoài việc môi trường sống đang có các “biến chứng” phức tạp đe doạ nghiêm trọng đến sự sống. Do các khí CFC và các khí khác  trong môi trường dẩn đến tầng O3 bị mỏng dần ,và thủng tầng O3 ở Nam Cực, dẫn đến các tia tử ngoại đến được với trái đất, tác động lên da gây ung thư da. Sự nóng dần lên của Trái đất đã làm gia tăng tỉ lệ tử vong của các bệnh sinh ra do sự tăng lên của nhiệt độ, gia tăng sự lây truyền các "Bệnh Nhiệt đới" như bệnh sốt rét ở Mỹ, làm ảnh hưởng đến an toàn lương thực của toàn thế giới. WHO đã dự đoán rằng các áp lực của thời tiết lên nông nghiệp sẽ làm gia tăng thêm 300 triệu ca suy dinh dưỡng.  Hình 2.2.6: khí hậu thay đổi ảnh hưởng nghiêm trọng đến mùa màng - Cháy rừng: Hiệu ứng nhà kính cũng làm tăng số vụ cháy rừng ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là Mỹ. Các nhà khoa học cho rằng sự tăng lên của nhiệt độ và tình trạng tan sớm của tuyết là nguyên nhân chính khiến lửa dễ xuất hiện và lan ra các khu rừng. Mùa xuân đến sớm khiến tuyết tan sớm, làm cho tình trạng kho hanh ở các khu rừng ngày càng trầm trọng. Trái Đất luôn phải trải qua các chu kỳ nóng, lạnh và hiện tượng nắng nóng bất thường. Giáo sư Johannessen nhấn mạnh thêm: vào cuối thế kỷ XXI, biển Barents ở phía bắc của Nga và Na Uy có lẽ sẽ không còn băng, thậm chí là trong mùa đông. Hiện tượng này sẽ cho phép dòng nước lạnh của Bắc Bắc Dương bị thất thoát sang Thái Bình Dương khiến cho nhiệt độ của Bắc Băng Dương tăng cao hơn hàng năm, lúc này nắng nóng vào mùa hè là điều không tránh khỏi. Nhiệt độ cao hơn tạo điều kiện cho nạn cháy rừng dễ xảy ra hơn.  Hình 2.2.7: Cháy rừng xảy ra thường xuyên trên diện rộng - Ngoài ra còn những ảnh hưởng của các sự kiện xảy ra đột ngột chưa tiên đoán được: ví dụ như sự thay đổi đáng kể về hoạt động của các vành đai đại dương, sự thay đổi của các lớp băng,Vệ tinh quay nhanh hơn: những tác động của khí carbon dioxide (nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính) đã bắt đầu vươn tới không gian bên ngoài Trái Đất. Không khí ở tầng ngoài cùng hành tinh xanh rất mỏng, nhưng những phân tử khí vẫn tạo ra lực cản khiến cho các vệ tinh nhân tạo giảm tốc độ. Tình trạng đó khiến các kỹ sư phải thường xuyên tác động để đưa chúng về đúng quỹ đạo ban đầu.Các kỳ quan đứng trước nguy cơ bị hủy diệt: trên khắp thế giới, đền chùa, kỳ quan thiên nhiên, các công trình cổ mà từ trước tới nay luôn được coi là biểu tượng của sự trường tồn đang phải chịu đựng những thử thách của thời gian. Nhưng những tác động trực tiếp của hiệu ứng nhà kính có thể phá hủy chúng với tốc độ nhanh khủng khiếp. Sự dâng cao của mực nước biển và sự khắc nghiệt của thời tiết có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đối với những địa điểm được cho là không thể thay thế. Những trận lũ đã phá hỏng Sukhothai, một thành phố 600 tuổi và từng là kinh đô của vương quốc Thái Lan. Chương 3: Thảo luận và biện pháp khắc phục Như chúng ta đã biết, hiện nay sự nóng lên của Trái đất bởi các chất khí gây hiệu ứng nhà kính (greenhouse) đã trở thành vấn đề môi trường có tính toàn cầu. Vào tháng 12 -1997 một hội nghị đã diễn ra ở Kyoto, Nhật Bản bàn về việc cắt giảm sự phát thải của các chất gây hiệu ứng nhà kính. Cắt giảm các chất khí gây hiệu ứng nhà kính là một việc làm tối cần thiết để bảo vệ sự sinh tồn của loài người. Tuy nhiên, không phải việc làm này được tất cả mọi người ủng hộ. Các công ty, xí nghiệp lớn muốn duy trì tình trạng cũ để tiếp tục thu lợi nhuận cao. Nghị định thư Kyoto được 160 nước chấp thuận vào ngày 11/12/1997. Điều khoản quan trọng nhất của nghị định thư này là thiết lập các giới hạn ràng buộc mức phát thải các chất khí gây hiệu ứng nhà kính của các nước phát triển (những nước này chịu trách nhiệm chính trong việc gây hiệu ứng nhà kính). Song song đó, nghị định thư cũng cung cấp các điều kiện để khuyến khích các nước phát triển khống chế việc phát thải các chất khí gây hiệu ứng nhà kính trong quá trình phát triển nền kinh tế của nước mình. Mục tiêu, thời gian biểu, các chất khí cần phải cắt giảm, phương pháp để thực hiện có hiệu quả nghị định thư này (bởi việc hợp tác giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển), danh mục các nước cần phải cắt giảm phát thải và được gia tăng lượng phát thải cũng được cung cấp. *Nỗ lực giảm tác hại hiệu ứng nhà kính: - Nghiên cứu thay thế chất làm lạnh CFC bằng chất làm lạnh khác ít ảnh hưởng đến môi trường. Nghiên cứu sản xuất nhiên liệu phục vụ cho giao thông vận tải ít gây ảnh hưởng đến môi trường như sử dụng nguồn nhiên liệu mặt trời... Cung cấp đánh giá chất lượng môi trường đối với mỗi quốc gia, mỗi địa phương để kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý về môi trường. Đối với các nhà máy sản xuất cần phải xữ lý chất thải trước khi đưa ra môi trường. Dùng chính sách thuế chất thải ô nhiễm đối với các nhà máy công nghiệp. Cảnh báo kịp thời ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường. Ngăn chặn và kịp thời xử lý cháy rừng, phá rừng bừa bãi, phát động phong trào trồng cây gây rừng.  - Ở Việt Nam, chúng ta cần phát triển sản xuất công nghiệp, nên trước hết cần phải tích cực xử lý ô nhiễm không khí, nghiên cứu công nghệ chuyển hóa CO2 thành chất khác, ngăn chặn các khí metan, halogen, clo, flo,... không cho thải vào không khí. Bảo vệ tốt cây rừng, tích cực trồng cây gây rừng, làm cho CO2 chuyển hóa thành chất dinh dưỡng thông qua tác dụng quang hợp của cây xanh.  Hình3.1: tích cực trồng rừng - Tìm mọi cách làm giảm lượng tiêu hóa năng lượng dầu mỏ và than, cố gắng áp dụng năng lượng hạt nhân, năng lượng Mặt trời, năng lượng nước và gió để giảm bớt lượng CO2 thải vào không khí.  Hình 3.2: Sử dụng nguồn năng lượng sạch - Cải tạo, nâng cấp hạ tầng: Theo số liệu thống kê, nhà ở chiếm tới gần 1/3 lượng phát tán khí gây hiệu ứng nhà kính trên qui mô toàn cầu (riêng ở Mỹ là 43%). Vì vậy, việc cải tiến trong lĩnh vực xây dựng như tăng cường hệ thống bảo ôn, xây dựng các cầu thang điều chỉnh nhiệt, các loại nhà "môi trường"... sẽ tiết kiệm được rất nhiều nhiên liệu và giảm mức phát tán khí thải. Ngoài ra, các công trình giao thông như cầu đường cũng là yếu tố cần đầu tư thỏa đáng. Đường tốt không chỉ giảm nhiên liệu cho xe cộ mà còn giảm cả lượng khí phát tán độc hại hoặc sử dụng các loại lò đốt trong công nghiệp (như lò khí hóa than, lò dùng trong sản xuất xi măng) cũng sẽ giảm được rất nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính. - Ứng dụng các công nghệ mới trong việc bảo vệ trái đất: Hiện nay các nhà khoa học đang tiến hành những thử nghiệm mới như quá trình can thiệp kỹ thuật địa chất hay kỹ thuật phong bế mặt trời... nhằm giảm hiệu ứng nhà kính. Ngoài các giải pháp này, các nhà khoa học còn tính đến kỹ thuật phát tán các hạt sulfate vào không khí để nó thực hiện quá trình làm lạnh bầu khí quyển như quá trình phun nhan thạch của núi lửa, hoặc lắp đặt hàng triệu tấm gương nhỏ để làm chệch ánh sáng mặt trời cho tới việc bao phủ vỏ trái đất bằng các màng phản chiếu để khúc xạ trở lại ánh sáng mặt trời, tạo ra các đại dương có chứa sắt và các giải pháp tăng cường dưỡng chất giúp cây trồng hấp thụ nhiều CO2 hơn... Chương4: Kết luận và kiến nghị Vậy nếu cứ để nhiệt độ ấm dần lên do hiệu ứng nhà kính, Trái Đất có thể quay trở lại kỷ Jura cách đây 150 triệu năm. Trái đất sinh tồn hay bị huỷ diệt? Điều đó phụ thuộc vào nỗ lực chung của cả loài người chứ không phải của riêng ai. Ngay từ bây giờ mỗi chúng ta đều có thể góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính qua những hành động thiết thực như: 1. Làm việc gần nhà: Theo các nhà khoa học, cứ khoảng 1 galon nhiên liệu (tương đương 4,5lít) cho xe chạy sẽ tạo ra khoảng 9 kg CO2 phát tán, vì vậy phương án làm việc gần nhà không dùng xe mà đi bộ hay đi xe đạp vừa có lợi cho sức khỏe lại có lợi về mặt kinh tế môi trường. 2. Giảm tiêu thụ: Một trong những phương án kinh tế nhất là tiết kiệm giảm chi tiêu, điều này không chỉ đúng trong cuộc sống hàng ngày mà nó còn có tác dụng làm giảm các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Ví dụ như giảm dùng các loại bao gói sẽ giảm được đáng kể chi phí sản xuất lẫn phí tái chế. Một trong những vấn đề bức xúc hiện nay là sử dụng quá nhiều các loại bao gói có nguồn gốc từ nhựa plastic đã gây nên hiệu ứng "ô nhiễm trắng"... 3. Ăn uống thông minh, tăng cường rau, hoa quả: Đây là phương án được giới y học khuyến cáo rất nhiều, nhưng đứng về mặt môi trường lại có ý nghĩa khác. Theo đó, người ta đã khuyến khích việc canh tác hữu cơ, gieo trồng các loại rau, hoa quả không dùng phân hóa học, thuốc trừ sâu. Việc lựa chọn thực phẩm để cân bằng dưỡng chất, ngon miệng lại mang tính môi trường quả là không đơn giản, trong khi đó các hãng sản xuất lại thi nhau quảng cáo nên đã làm cho người tiêu dùng dễ bị nhầm lẫn. Ngoài ra việc ăn quá nhiều thịt cũng không tốt cho cơ thể, trong khi đó riêng ngành chăn nuôi cũng là nơi sản xuất ra các loại gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tiểu luận sự ảnh hưởng của giao thông tới môi trường.doc