MỤC LỤC
1. Tính hiện thực của bản chất con người 1
2. Bản chất con người-tổng hoà các mối quan hệ xã hội 8
3. Về chiến lược con người ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá 14
PHẦN KẾT LUẬN 20
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 22598 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Bản chất con người-Tổng hoà các mối quan hệ xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g ra trong xã hội mà thôI”. Ông còn khẳng định: “trong mọi trường hợp con người đều là một động vật học xã hội” Trong “biện chững củatn Ăngghen cũng khẳng đinh: “con người đó là một loài động vật có xương sống mà trong đó giới tự nhiên đạt tới trình độ tự nhận thức được mình”. Như vậy, con người trong triết học C Mác là con người hiện thực, cụ thể-cảm tính. Con người với tư cách là một tổng thểtồn tại bao gồm cả mặt tự nhiên và mặt xã hội. Đó là một “sinh vật” có tính loài, có ý thức, là “động vật xã hội”, “động vật chế tạo công cụ” và “tự nhận thức được mình”. Vì vậy con người ở đây là con người làm chủ tự nhiên và xã hội. Con người đã đặt mọi sự vật hiện tượng của thế giười hiện thực vào phạm vi nhận thức của mình, do đó nó đã trở thành chủ thể của nhận thức, đồng thời cũng là khách thể của nhận thức. Ăngghen viết: “chúng ta phải xuất phát từ cái tôi, từ con người thực tế, bằng da, bằng thị để không giấu giếm được gì trong đó, mà là xuất phát từ chúng ta, xuất phát từ đây để đi đến với con người”. Còn C Mác lại viết: “con người hiện thực, con người nhục thể đứng vững trên mảnh đất vững chắc…thu hút vào mình và tự mình lại toả ra tất cả lực lượng tự nhiên”.
Khắc phục chủ nghĩa duy vật trực quan của Phoi ơ Bắc, C Mác đề cập đến tính hiện thực của bản chất con người”. Con người được hiện ra với các hoạt động thực tiễn mà bản chất của con người được hình thành và cũng thông qua hoạt động thực tiễn tính tự nhiên của con người đã mang tính xã hội, được chuyển vào, hoà nhập vào trong xã hội. Hơn nữa, quá trình hoạt động lao động đã hình thành nên phẩm chất xã hội của con người. Bản chất đặc thù của con người. Chính vì thế C Mác đã nói: “bản chất của “con người đặc thù” không phảI là râu của nó không phảI là máu của nó, không phảI là bản chất theer xác trừu tượng của nó mà là phẩm chất xã hội của nó”.
C Mác không chỉ xem xét con người vớicác hoạt động thực tiễn mà còn xem xét nó trong một thời đại nhất định, một giai đoạn lịch sử cụ thể, chịu ảnh hưởng của một môi trường tự nhiên. C Mác viết: “chúng ta, cần phảI thấy thế nào là bản chất con người nói chung và bản chất ấy biến hình như thế nào trong mỗi thời đại nhất định”. “Bất kỳ lịch sử nào cngx không phải là cái gì khác mà là sự hoạt động không ngừng của bản chất con người”.
Bản chất chính là cái chung của con người. Trong mỗi giai đoạn líchử (tức trong mỗi hình thái kinh tế-xã hội) bản chất con ngưòi lại là những đặc điểm riêng. Giữa cái chung và cái riêng luôn luôn chuyển hoá lẫn nhau. ở thời đại khác nhau con ngưòi cũng khác nhau bởi vì, xã hội loài người luôn luôn vận động từ hình thái kinh tế-xã hội này sang hình thành kinh tế-xã hội khác nên con người cũng phải biến đổi cho phù hợp. Con người ở thời đại nào thì mang dấu ấn của thời đại ấy. Trong xã hội có giai cấp, bản chất con người mang tính giai cấp, bản chất với tư cáh là một bộ phận của toàn thể xã hội không trực tiếp gắn với xã hội nữa, mà thuộc về các giai cấp nhất định trong xã hội”.
Như vậy, theo Mác bản chất con người không phải là một cái gì trừu tượng mà là sản phẩm của tự nhiên, của xã hội, mang tính lịch sử cụ thể, con người hiện thực, đó là con người cụ thể, cảm tính, bản chất của con người hiện ra, tồn tại và phát triển trong lao động sản xuất, chinh phục tự nhiên cải tạo xã hội, sự tồn tại hiện thực của con người không thể tách rời các mối quan hệ xã hội. Tiêu biểu nhất trong các mối quan hệ xã hội của con người là hoạt động sản xuất để đáp ứng những yêu cầu đầu tiên, mặt khác là duy trì sự sống của mỗi cá nhân, một mặt được coi là quan hệ tự nhiên mặt khác là quan hệ xã hội. Ngay từ khi con người có hành vi sản xuất ra của cải vật chất để tồn tại thì đồng thời cũng làm nảy sinh các quan hệ giữa các cá nhân. Đây là những quan hệ do lịch sử quy định và vì vậy quan hệ giao tiếp giữa các cá nhân trong xã hội là nhu cầu tất yếu. Khi khẳng định tính hiện thực của con người xã hội. Mác đã dần đi tới quan niệm về quần chúng lao động.
2. Bản chất con người-tổng hoà các mối quan hệ xã hội
Các quan hệ xã hội là những quan hệ giữa cộng đồng xã hội của con người, xuất hiện trong quá trình sản sinh và tái sản sinh ra bản thân con người với tư cách là chủ thể xã hội hoàn chỉnh.
Sở dĩ Mác xem xét bản chất con người trong tổng hoà các quan hệ xã hội để nhằm đối lập với quan điểm của Phoi ơ Bắc coi con người đơn thuần như một phần của giới tự nhiên, quan điểm của Phoi ơ Bắc xuất phát từ những cá thể cô lập theo kiểu RoBinSon để nhận thức bản chất con người, bỏ qua không nói gì đến mặt xã hội của con con người, đồng thời C Mác cũng nhấn mạnh mặt xã hội , yếu tố đặc trưng trong nhân cách con người- yếu tố đặc thù để phân biệt con người và con người và vật. Xét bản chất con người là tổng hoà các quan hệ xã hội tức là xem con người với tất cả các quan hệ xã hội của nó không những chỉ những quan hệ xã hội đã có từ trước người đang sống mà cả những quan hệ xã hội đã có từ trước kia trong một tổng thể với những mối liên hệ biện chững, bởi vì trong lịch sử của mình, con người bắt buộc phải kế thừa những di sản, những truyền thống đã thúc đẩy con người vươn lên hoặc ngược lại.
Theo C Mác, bản chất con người không phải à sinh thành bất biến mà có sự vận động, phát triển phù hợp với sự biến đổi của hoàn cảnh, của thời đại. Cụ thể là bản chất xã hội của con người luôn luôn thay đổi cùng với năm phương thức sản xuất lớn với những chế độ chính trị khác nhau. Mỗi con người dù muốn hay không, vừa cất tiếng khóc chào đời đã bị khoác bởi cái áo xã hội họ đang sống, đó là những mối quan hệ xã hội.
Các quan hệ xã hội có đặc điểm:
Các quan hệ xã hội xuất hiện cùng với sự ra đời của loài người và tồn tại mãI với nó, luôn luôn mang tính chất quan hệ giữa các nhóm người, các cộng đồng người…
Về mặt nội dung chất đặc trưng của các quan hệ xã hội được phản ánh trong kháI niệm lối sống bởi vì khái niệm này nói lên hoạt động của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình tháI kinh tế-xã hội nhất định.
Quá trình hình thành và phát triển của các quan hệ xã hội qua các thời đại lịch sưe cũng đồng thời là quá trình nhân đạo hoá xã hội, quá trình làm cho con người dần trở thành đúng là con người. Sở dĩ như vậy là vì xã hội loài người mặc dù có những bước thăng trầm song xu hướng chung là phát triển, con người luôn luôn hướng tới cáI hoàn thiền, cái tốt đẹp.
Trong một xã hội có nhiều các quan hệ xã hội. Xét các quan hệ về mặt xã hội ta có: quan hệ xã hội. Xét các quan hệ về mặt xã hội ta có: quan hệ giai cấpd, quan hệ dân tộc, gia đình, quan hệ giữa các liên minh, giữa các cá nhân và xã hội, giữa các cộng đồng xã hội. Xét về mặt tổ choc và kỹ thuật đó là sự tương tác của con người trong quá trình lao động trựctiêp, trao đổi các hoạt động. Xét về mặt vật chất ta có các quan hệ sản xuất, xét về mặt tư tưởng ta có các quan hệ tư tưởng như: các quan hệ chính trị, các quan hệ đạo đức, các quan hệ thẩm mỹ, các quan hệ pháp quyền các quan hệ tôn giáo.
Trong các quan hệ xã hội, quan hệ sản xuất giữ vai trò quyết định đã tạo ra đời sống của con người. Quan hệ xản xuất là quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất. Nó bao gồm quanhệ với tư liệu sản xuất, tức là hình thức sử hữu (cơ sở của quan hệ sản xuất), quan hệ tổ chức vàquản lý sản xuất; quan hệ phân phối và tiêu ding của cảI vật chất. Các quan hệ phân phối và tiêu ding của cảI vật chất. Các quan hệ sản xuất cấu thành mặt tất yếu của mọi phương thức sản xuất bởi con người chỉ có thể tiến hành sản xuất khi giữa họ kết hợp với nhau theo một phương thức nào đó.
Yếu tố chủ yếu, mặt quan trọng nhấyt của quan hệ sản xã hộiất là quan hệ kinh tế mà trên nên tảng là quan hệ với tư liệu sản xuất. Quan hệ kinh tếa (sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng) tạo ra hạt nhân của quan hệ sản xuất, hình thành nội dung của những quan hã hội khác. Theo quan niệm duy vật lịch sử, quan hệ sản xuất là cơ sở của các quan hệ xã hội khác, những các quan hệ xã hội tác động lẫn nhau, xen kẽ cới nhau. Bản thân quan hệ sản xuất là quan hệ xã hội của con người trong sản xuất. Nó hình thành và biến đổi cùng sự biến đổicủa quan hệ giữa con người với tự nhiên. Điều đó có nghĩa là các quan hệ xã hội qui định bản chất con người được triết học C Mác xem xét không tách rời, cô lập với quan hệ giữa cong người với tự nhiên. Trong quá trình lao độngđể tạo ra những tư liệu thoả mãn nhu cầu của mình, con người đã tác động đến giới tự nhiên và biến đổi nó. Đồng thời chính lao động lại là nền tảng phát ỉnha những quan hệ xã hội của xn, trước hết là quanhệ kinh tế. Quan hệ kinh tế đến lượt nólại là nền tảng cho sự phân hoá con người về mặt xã hội. “Trong sự sản xuất sh ra đời sống của mình, con người ta có những quan hệ nhất định tất yếu, không tuỳ thuộc vào ý muốn của họ-tức là những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất của họ…
Như vậy, lao động và quan hệ sản xuất là những lực lượng vật chấtcủ yếu dẫn đến sự xuất hiện và hình thành ra cuộc sống con người; đồng thời cũng là quá trình hình thànhnên bản chất con người. C Mác xem bản chất con người là tổng hoà các quan hệ xã hội có nghĩa bản chất con người không phảI là sự tập hợp, hay tổng số số học giảm đơn các quan hệ xã hội phức tạp, đa dạng, chằng chịt mà đó là mộtbản chất “hất thời”, nõ sẽ mất đI khi giai cấp mất đi. Bản chất con người là tổng hoà các quan hệ xã hội song trong xã hội có giai cấp tính giai cấp nổi lên hành đầu. Nhưng tính ngowif là cáI chung nó nằm trong tính giai cấp, tức cáI riêng, nó thể hiện thông qua cáI riêng. “con người là cong người riêng biệt của từng thời đại, từng tập đoàn xã hội nhất định, đồng thời nó cũng là con người nói chung, phát triển trong toàn bộ lịch sử loài, con người phổ cập cụ thể”, “Con người nói chung… thể hiện trong từng giai đoạn với tư cách con người lịch sử giai đoạn ấy mà trong xã hội giai cấpthì nó là con người lịch sử giai cấp, “tức là trong xã hội giai cấp, con người là con giai cấp, đồng thời nó là con người nói chung, phát triển trong lịch sử loài người. Cái chung như thế là cái chung biện chứng”.
Như vậy, trong quá trình hoạt động thực tiễn năng động,tích cưc, con người đã hình thành nên những quan hệ xã hội và các quan hệ xã hội lại tạo lập nên bản chất xã hội của con người. Nói một cách khác, tất cả các quan hệ xã hội được tổnghoà lại tạo thành bản chất con người. Xong như thế không có nghĩa là C Mác chỉ đề cập đến mặt xã hội trong bản chất con người mà gạt bỏ yếu tố sinh học của nó.trong các quan hệ xã hội của con người có tính sinh học biểu hiện ở nhu cầu, lợi ích… của con người ở mỗi quan hệ. Mặt khác, các quan hệ xã hội của con người không tách rời với các quan hệ tự nhiên như quan hệ với sinh quyển, khí quyển, hơn nữa quan hệ của con người với con người không nằm ngoài mối quan hệ của con người với tự nhiên… Vì thế C Mác viết: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất conngwời là tổng hoà các quan hệ xã hội”. Tư tưởng này của C Mác không nhằm bàn đến toàn bộ vấn đề con người mà ở đây C Mác chỉnhằm phê phán Chủ nghĩa duy vật siêu hình Phoi ơ Bắc nhân đọc và nghiên cứu Phoi ơ Bắc. Do đó quan niệm này của C Mác không hề phiến diện mà ngược lại là một phát hiện có giá trị to lớn về bản chất con người. C Mác không vạch ra các yếu tố cấu thành bản chất con người bằng các quan hệ xã hội mà còn vạch ra bản chất con người trong tính hiện của nó. Ở đây, C Mác đã thể hiện tính khoa học, đầyđủ trong tư tưởng về vấn đề bản chất con người. Nếu chỉ nhấn mạnh từng vế của luận đề thì sẽ là cắt xén và làm sai lệch quan niệm vảu triết học C Mác về con người.
Trong tính hiện thực, các quan hễh đóng vai trò là hạt nhân tạo thành bản chất xã hội của con người. Các quan hệ xã hội này đều hoà nhập và biểu hiện trong hoạt động cụ thể của con người. Con người, về bản chất là tổng hoà những quan hệ, mang tính xã hội, nhưng tồn tại thông qua cá nhân, bằng mỗi cá nhân. Con người vừa mang tính đặc thù của cá nhân. Do đó nói đến con người-tổng hoà các quan hệ xã hội chúng ta không thể không nói đến con người với tư cách là một cá nhân-nhân cách.
Cá nhân là một chỉnh thẻ đơn nhất biểu hiện các thuộc tính: tính chỉnh thể về hình thái và tâm-sinhlý, tính ổn định trong sự tương tác với môi trường.
Mỗi cá nhân trong quá trình sinh sốngvà hoạt động xã hội sẽ được xã hội hoá dần dần và trở thành một nhân cách.
Nhâncáhc là toàn bộ những năng lực và phẩm chất xã hội-sinh lý, tâm lý tạo thành một chỉnh thể, đóng vai trò chủ thể tự ý thức, tự đánh giá, tự khẳng định, tự điều chỉnh… mọi hoạt độngcủa mình một cách tích cực.
Nhân cách là bản sắc độc đáo của con người thể hiện ở mỗi cá nhân, là cái tôi của mỗi cá nhân, là cái tôi của mỗi cá nhân. Như vậy khái niệm nhân cách nhấn mạnh cái bản chất xã hội của mỗi người.
Nhân cách là tổng thể của ba thành tố cơ bản: tư chất di truyền sinh học của mỗi cá thể, kết quả tác động của các nhân tố xã hội (hoàn cảnh môI trường sống, các chuẩn mực, sự điều chỉnh) và cái tôi tâm lý-xã hội trong mỗi cá nhân. Hạt nhân xã hội cái “tôi” tựa như là cãih bểntong của nhâncáh, cái xã hội đã trở thành hiện tượng tâm lý và quyết định tính cách của nhân cách, phạm vi, động cơ biểu lộ ra theo một chiều hướng nhất định… nó là cơ sở hình thành những tình cảm xã hội của xn. Hơn nữa, cái “tôi” là yếu tố bản chất của cấu trúc nhân cách, là trung tâm tinh thần, ý nghĩa, điều chỉnh, điều chỉnh, dự báo, tối cao của nhân cách. Về mặt chủ quan,đổi với cá nhân, nhân cách biển hiện như là hình ảnh của cánh “tôi” của cá nhân. Chính cáI “tôi” là cơ sở của sự tự đánh giá bên trong là cái mà nhờ đó cá nhân tự thấy mình trong hiện tại, trong tương lai. Như vậy, nhân cách là sự thông nhất giữa mặt cá nhân và mặt xã hội trong con người.
Cái quyết định sự hình thành nhân cách là môi trường xã hội cụ thể tác động vào cá nhân bằng vô vàn những sợi dây liên hệ trực tiếp hay gián tiêp, nghĩa là nhân cách được hình thành trong quá trình hoạt độngvào giao tiếp. Trong quá trình này cá nhân tiếp nhận sự tác động môi trường xã hội một cách tích cực, có cải biến chọn lọc kế thừa để biến thành cái bên trong, đó là quá trình xã hội hoá cá nhân.
Nhân cách bao giờ cũng là con người đã phát triển về mặt xã hội, tự ý thức, tự đánh gí, tự điều chỉnh, là chủthể của nhận thức và cải tạo thế giười, chủ thể những quan hệvà chức năng xã hội, chủthể của quyền hạn và nghĩa vụ của những chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ và mọi chuẩn mực khác. Thông qua hoạt động tích cực của cái “tôi” tác động trở lại xã hội làm biếtn đổi môi trường xã hội, khẳng định mình là chu thể sáng tạo. Như vậy, mặt bản chất khác của nhân cách là quá trình cá nhân hoá xã hội.
Xã hội hoá cá nhân và cá nhân hoá xã hội, đay là quá trình kép, không thể có mặt này mà không có ặmt kia để tạo nên cuộc sống người. Cá nhân xã hội và cá nhân nhân cách là thống nhất. Với nhân cách riêng mỗi cá nhân có khả năng tự ý thức về mình, làm chủ cuộc sống của mình, tự lựa chọn chức năng, niềm viuivà trách nhiệm hoạt động cụ thể trong xã hội.
Thuộc tính kết cục chủ yếu của nhân cách là thế giới quan. Thế giới quan là đặc quyền của con người vươn tới tầm cao của tinh thần. chỉ khi trau dồi thế giới quan này hay thế giới quan khác nhân cách mới tự khẳng định trong cuộc sống, có hẳ năng sinh hoạt động một cách có mục đích, có ý thức và thực hiện bản chất của mình. Thế giới quan tựa hồ như moat chiếc cầu nốiliền nhân cách với toàn bộthế giưói chung quanh, đồng thờivới thế giứoi quan tính cách vủa nhân cách của được hình thành. Đó là cốt lõi tâm lý của con người. Nó làm cho tính tích cực của con người có những hình thức xã hội ổnđịnh. “Chỉ trong tính cách cá nhân mới có được tính qui định thường xuyên của mình”. Thành phần đặc biệt của nhân cách là đạo đức. Bản chất đạo đức của nhân cách được kiểm tra trên nhiều mặt. Hoàn cảnh xã hội nhiều khi khiến cho con người đứng trước sự chọn và không phảI bao giờ cũng tuân theo bản thân mình, tuântheo những mệnh lệnh đạo đứccảu nhâncách.
Một trong những yếu tố them chốt nhất của nhân cách là sự thôI thúc nội tâm, là ý chí cá nhan vươn đến những mục đích nào đó mà mình muốn tham gia hoặc tạo lập ra. Chỉ khi những mục đích xã hội chuyển được thành sự thôI thúc nội tâm, ý chí cá nhân thì mới thực hiện được.
Nhân cách trong khi mang tính chất xã hội bao giờ cũng mang tính riêng, bản sắc độc đáo của một thực thể cá nhân, không có tính lập lại ở người khác do toàn bộ những điều kiện sinh sống riêng qui định, Đó là vấn đề cá tính “cá tính là cái không thể phân chia được, là thống nhất toàn vẹn vô tần từ đầu đến chân, từ nguyên tử đầu tiên đến nguyên tử cuối vùng, xuyên suốt và ở khắp mọi nơi tôi là một thực thể các nhân”. Cá tính không phải là cái gì tuyệt đối. Nó không phải là cái đã hình thành đầy đủ và xong xuôi nhưng đồng thời cá tính cũng là cái bát biên ổn định nhất trong cấu trúc nhân cách của con người. Nó biến đổi và đồng thời không biến đổi trong suốt cuộc đời con người.
Như vậy, mỗi nhân cách vừa bao gồm những nét cung vốn có của loại người ở một giai đoạn lịch sử nhất định, vừa mang những đặc điểm riêng- những cá tính không lập lại ở người khác. Trong nhân cách, bên cạnh nhựng thuộc tính chung, bao giờ cũng có một cái gì đó. Đó là tính phong phú, đa dạng của nhân cách mà chúng ta cần biết tôn trọng và phát huy.
3. Về chiến lược con người ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh, ngày này, chúng ta cần phải xây dựng cho được một chiến lược con người, coi đó là vấn đề trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, theo tinh thần mà cố tổng Bi thư Nguyễn Văn Linh đã nêu: “Chiến lược con người là chiến lược số 1”.
Tư tưởng của C Mác về bản chất con người đã khắc phục được quan niệm hạn chế của chủ nghĩa duy tâm cũng như của chủ nghĩa duy vật siêu hình, đồng thời đưa ra một quan niệm duy vật lịch sử trong việc xem xét con người. Mặt khác, qua đây ta thấy vai trò của con người trong hoạt động thực tiễn. vì vậy, luận đề trên của C.Mác đã cho ta phương pháp nhìn nhận, đánh giá con người trong một tổng thể của nó, từ đó và có những chách thức để xây dung đào tạo con người về mặt sinh – tâm lí xã hội, có những chiến lược phát triẻn con người một chách đúng đắn, toàn diện, tạo ra cơ sở, động lực để phát triển xã hội khẳng định vai trò của con người. C.Mác viết: “ xã hội sản xuất ra con người với tính cách như thế nào thì nó sản xuất ra xã hội như thế ấy”. V.I.Lênin cũng khẳng định vai trò của con người: “ lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn nhân loại là công nhân, người lao động.” Hồ Chủ Tịch lại nói: “Muốn xây dung chủ nghã xã hội trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa”.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã hơn một lần khẳng định vai trò quan trọng của nguồn lực con người. Trong kháng chiến chống thực dân xâm lược, trước yêu cầu đấu tranh giành độc lập thống nhất đất nước, xây dựng xã hội mới mẫu người chiến sĩ cách mạng mà chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng đã in dấu ấn sâm đậm trong lòng bạn bè thế giới, có sức cuốn hút hàng triệu đồng bào ta, góp phần quyết định làm nên thắng lợi vẻ bang của dân tộc.
Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta đã chủ trương tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội của Đảng chỉ rõ “tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Tiếp tục khẳng định đường lối đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tại đại hội IX, Đảng ta đã chỉ rõ mục tiêu công nghiệp hoá đến năm 2020 là đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hưỡng hiện đại; nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ kết cấu hạ tầng, tiềm lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng , dân chủ, văn minh; vị thế của nứoc ta trên trường quốc tế được nâng cao. Về cơ bản công nghiệp hoá, hiện dậi hoá phảI đưa đát nước Việt Nam trở thành một nước phát triển có nềnkinh tế hiện đại, tăng trưởng nhanh ,bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, những vẫn tránh được các vết xe đổ của những nước phát triển đI trước.
Để thực hiện mục tiêu đặt ra, vấn đề con người có tầm quan trọng chiến lược. Bởi vì, công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay được tiến hành trongbối cảnh thời đại đã có những thay đổi lớn nằm trong không gian và thời gian phát sinh cuộc cách mạng công nghệ lần thứ ba-một cuộc cách mạng mà đông lực lượng chủ yếu của nó là sức sáng tạo và trí tuệ cảu người lao động. Ngoài ra, trong quá trình phát triển, cần đặc biệt chú trọng đến vấn đề nội lực. Nếu không xuất phằtt nội lực thì không thể có phát triển bền vững. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII xác định: “nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Vệt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Việc xây dựng con người đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Các phẩm chất căn bản cần có ở con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá được chỉ ra ngày càng rõ nét, ngày càng trở nên phù hợp. Điều này được thể hiện rõ trong các văn kiện Đại hội Đảng cũng như trong các Nghị quyết Hội nghị Trung Ương Đảng bàn về mục tiêu Giáo dục-Đào tạo. Đó là: Nhanh chóng đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, lam cho kỹ năng nghè nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về khao học và công nghệ; xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, các chuyên gia và nhà khoa học, nhà văn hoá, nhà kinh doanh, nhà quản lý có đủ đức, tài. Mô hình con người Việt nam cần hướng tới, như văn kiện Đại hội IX đã chỉ rõ là con người “phát triển toàn diện về chính trị tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung tông trọng nghĩa tình, lối sống có văn hoá, quan hệ hài hoà trong gia đinh, cộng đồngvà xã hội”. Để đạt đựoc mục tiêu chiến lượcvề phát triển con người Việt Nam toàn diện-con người vừa “hồng” vừa”chuyên” vừa có “đức” vừa có “tài”, đủ xức đáp ững những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Trước hết, chúng ta cần phải xây dựng con người có đức. Cha ông tavà chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: đức là gốc của con người. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, khi mà tệ tham nhũng, quan liêu, tình trạng suy thoái đạo đức nghiêm trọng của một bộ phận cán bộ, Đảng viên chưa được khắc phục thì việc xây dựng con người có đức càng trở nên quan trọng. Lĩnh vực đạo đức, con người Việt Nam hiện nay hơn lúc nào hết, cần được cũng cố, giữ vững lý tưởng độc lập dân tộc gắn lion với chủ nghĩa xã hội. Trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, giao lưu và hội nhập quốc tế đang có sự xuất hiện xu hưỡng tự phát đi lên chủ nghĩa Tư bản và cùng với đó là thế lực phản động âm mưu dùng diễn biến hoà bình để chống phá cách mạng nước ta, việc cũng cố, giữ vững lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội chính là biểu hiện của truyền thống yêu nước, thông minh, sáng tạo, độc lập tự chủ của dân tộc ta.
Trong những năm đổi mới, qua nhịp điệu cuộc sống kinh tế-xã hội, qua những cuộc điều tra, thăm dò ý kiến người lao động, chúng ta nhận thấy, người Việt Nam đã nhanh chón thay đổi nếp cũ, chấp nhận sự năng động, sự thay đổi nếp cũ, chấpnhận sự năng động, sự thay đổi, chấp nhận quá trình đào tạo lại… để có hiệu quả kinh tế lớn. Đặc biệt, thế hệ trẻ ngày càng tỏ ra thích nghi vớinền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, với cơ chế thị trường. Nhận thức rõ tình hình này, hướng tời đào tạo những người chủ tương lai, Đảng ta đề ra chủ trương: “Con người Việt Nam phải biết không ngừng phát huy tính tích cực cá nhân, biết làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỹ luật, có sức khoẻ, đủ sức gánh vác công cuộc xây dựngchủ nghĩa xã hội”. Có thể nói đây là những nét nổi trộimà con người Việt Nam hiện nay cần có so với các giai đoạn trước đây. Nó phản ánh nét đặc thù của quá trình côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Mặt khác, đề cập đến vấn đề con người, Đảng ta còn chú ý đến cả mối quan hệ xã hội của nó - yếu tố tạo nên bản chất xã hội của con người, trong đó đặc biệt chú trọng đến quan hệ sản xuấ. ở trong Đại hội VII, Đảng đã chú trọng đến xây dựng và hoànthiện quan hểan xuất mới để phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện cho con người trong các mối quan hệ khác như: quan hệ chính trị, quan hệ pháp quyền, tôn giáo… Từ đó, mối quan hệ giữa con người-cá nhân-tập thể xã hội được kết hợp hài hoà. Bên cạnh đó, Đảng ta còn kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hoá xã hội, “giữa tăng trưỏng kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinhthần của nhân dân”. Tất cả điều đó xét đến cùng là vì cuộc sống hạnh phúc của nhân dân ma Đảng ta luôn quan tâm.
Chiến lược phát triển kinh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CNXH (24).doc