Theo cơ chế của bộ não về "nhớ", mỗi khi có một nhu cầu nào đó. Bộ não của chúng ta sẽ nhớ lại các kinh nghiệm đã có để giúp ta tìm giải pháp nhằm đáp ứng được nhu cầu. Quảng cáo thương mại với mục đích lợi nhuận, dựa trên cơ chế tác động của thông tin tới bộ não để hoạt động xúc tiến thương mại.
Cơ chế tác động này bao gồm:
- Cơ chế tạo nên sự chú ý: để thu hút được sự chú ý của mọi người thì cần phải tạo ra các thông tin, các sự kiện độc đáo – mới mẻ – chưa từng có – chưa từng thấy trước đó.
- Mức độ ấn tượng của thông tin tới cá nhân: chính là mức độ độc đáo và khác biệt mà thông tin tạo ra cho mỗi cá nhân vì trong cuộc sống của chúng ta, tất cả mọi người đều mong muốn có các cảm xúc hào hứng, vui, thú vị, mới mẻ.
- Cơ chế ghi nhớ, lưu giữ thông tin của não bộ: để làm cho mọi người nhớ được thì thông tin đó phải có ý nghĩa, phải tạo ra được các cảm xúc cho cá nhân, bởi cơ chế nhớ sẽ được khởi động bằng chính các cảm xúc mà thông tin đó tạo ra.
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3628 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Bản chất của quảng cáo thương mại và các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
-------***-------
BÀI TẬP TUẦN 2
MÔN: LUẬT THƯƠNG MẠI
(Modul 2)
Đề bài TM2.T2-12: Bản chất của quảng cáo thương mại. Nêu các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo thương mại.
Họ và tên: Đỗ Diệp Đan Linh
Khoa: Luật Quốc tế
Lớp: QT 33B
Mã số sinh viên: QT33B031
Hà Nội – 2011
Theo tài liệu còn ghi lại thì cha đẻ của hình thức quảng cáo là một người Ai Cập cổ. Ông đã dán tờ thông báo đầu tiên trên tường thành Thables vào khoảng năm 3000 trước công nguyên. Vài thế kỷ sau đó, ở Hy Lạp hình thức thông báo này trở nên rất phổ biến khi các thông tin dành cho công chúng được vẽ lên các tấm bảng gỗ trưng bày ở quảng trường thành phố. Từ đó cho thấy từ cả ngàn năm trước con người đã biết cách làm quảng cáo dù hình thức vẫn còn đơn giản, sơ khai.
I. BẢN CHẤT CỦA QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI
1/ Khái niệm “quảng cáo thương mại”
Ngành quảng cáo chỉ thực sự phát triển khi cuộc cách mạng công nghiệp bùng nổ vào thế kỷ 19. Nhiều máy móc được chế tạo ra và áp dụng vào trong sản xuất thay thế sức lao động, hàng hóa làm ra ngày càng nhanh hơn, rẻ hơn, nhiều hơn. Sự cạnh tranh xuất hiện khi có nhiều nhà sản xuất làm ra cùng một loại hàng hoá khiến cung vượt cầu. Muốn bán được hàng thì phải quảng cáo là điều tất yếu. Và cho đến nay ngành quảng đã trải qua một chặng đường dài với nhiều hình thức và phương pháp quảng cáo mới.
Pháp luật Việt Nam hiện hành tại Điều 4 Pháp lệnh quảng cáo quy định: "Quảng cáo là giới thiệu đến người tiêu dùng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ bao gồm dịch vụ có mục đích sinh lời và dịch vụ không có mục đích sinh lời". Điều 102 Luật Thương Mại 2005: “Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ của mình”. Như vậy, có thể thấy quảng cáo thương mại chỉ là một bộ phận của hoạt động quảng cáo nói chung; pháp luật hiện hành cũng khẳng định rõ khái niệm quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại (Điều 102) khác với kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại là hoạt động thương mại (Điều 104).
2/ Đặc điểm cơ bản và bản chất pháp lí của quảng cáo thương mại
- Thứ nhất, chủ thể hoạt động quảng cáo thương mại: là thương nhân => bản chất quảng cáo thương mại là một hoạt động thương mại do thương nhân thực hiện, khác biệt với quảng cáo nói chung, mặc dù chúng đều có chung đặc điểm là một quá trình thông tin.
- Thứ hai, mục đích trực tiếp của quảng cáo thương mại: là giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ để xúc tiến thương mại, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận của thương nhân. Quyết định lựa chọn mục tiêu quảng cáo phải tùy thuộc vào các giai đoạn của chu kỳ đời sống sản phẩm, thông thường các thương nhân thường thể hiện mục tiêu trong nhiều giai đoạn, VD như:
1/ THÔNG TIN
+ Thông báo cho khách hàng biết về một sản phẩm mới
+ Nêu ra những công dụng mới của sản phẩm
+ Thông báo cho khách hàng biết sự thay đổi giá
+ Giải thích nguyên tắc hoạt động của sản phẩm
+ Mô tả những dịch vụ hiện có
+ Uốn nắn lại những ấn tượng xấu
+ Giảm bớt nỗi lo sợ của người mua
+ Tạo dựng hình ảnh của công ty
2/ THUYẾT PHỤC
+ Thay đổi nhận thức của khách hàng về chất lượng của sản phẩm
+ Khuyến khích chuyển nhãn hiệu mới
+ Hình thành sự ưa thích nhãn hiệu
+ Thuyết phục khách hàng mua ngay
+ Thuyết phục người mua tiếp đón người chào hàng
3/ NHẮC NHỞ
+ Nhắc nhở người mua là sắp tới họ sẽ cần sản phẩm đó
+ Nhắc nhở người mua nơi có thể mua nó
+ Lưu giữ trong trí người mua sản phẩm trong thời kỳ trái mùa vụ
+ Giữ mức độ biết đến nó ở mức cao
- Thứ ba, về tổ chức thực hiện: có thể do thương nhân tự mình thực hiện các công việc cần thiết để quảng cáo hoặc thuê dịch vụ quảng cáo của thương nhân khác thông qua hợp đồng dịch vụ. Trong trường hợp tự mình quảng cáo không đạt hiệu quả mong muốn, thương nhân có quyền thuê thương nhân khác thực hiện việc quảng cáo của mình và phải chi trả phí dịch vụ vì việc đó. Trong nền kinh tế thị trường, dịch vụ quảng cáo (kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại) được pháp luật thừa nhận là một loại dịch vụ thương mại, mà thông qua phí dịch vụ, thương nhân thu được lợi nhuận một cách trực tiếp.
- Thứ tư, cách thức xúc tiến thương mại: Sử dụng sản phẩm và phương tiện quảng cáo thương mại (các phương tiện truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm) thông tin (bằng hình ảnh, tiếng nói, chữ viết…) về hàng hoá, dịch vụ đến khách hàng. Trong hoạt động quảng cáo thương mại các nhà sản xuất thường sử dụng ngôn từ phóng đại để kích thích thị hiếu của người tiêu dùng như: đệ nhất, tuyệt vời, tuyệt hảo...cho các sản phẩm của mình. Nó tạo nên sự thay đổi nhanh chóng các nhu càu tiêu dùng, dẫn đến hình thành lối sống tiêu dùng. Đặc điểm này cho phép phân biệt quảng cáo thương mại với những hình thức xúc tiến thương mại khác cũng có mục đích giới thiệu hàng hoá, dịch vụ như trưng bày, giới thiệu hàng hoá, hội chợ triển lãm.
=> Bản chất của quảng cáo thương mại: là hoạt động xúc tiến thương mại do thương nhân thực hiện nhằm tuyên truyền, giới thiệu (thông tin cho khách hàng về) hàng hóa, dịch vụ, hay hoạt động của hãng kinh doanh về hàng hóa dịch vụ đó, nhằm tạo sự hứng thú cho khách hàng đối với sản phẩm. Từ đó kích thích sức mua của người tiêu dùng, đẩy mạnh hoạt động sản xuất, bán hàng và dịch vụ. Mục đích của hoạt động quảng cáo là nhằm tăng cường sự nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm, giúp người tiêu dùng có thể lựa chọn được sản phẩm thích hợp, và đó cũng là cách mà nhà sản xuất quảng bá sản phẩm. Đây chính là hoạt động quảng cáo về hoạt động kinh doanh, về hàng hoá dịch vụ có mục đích sinh lời của thương nhân, là hoạt động quảng cáo cho thương nhân khác để thu phí dịch vụ; mang bản chất là hoạt động xúc tiến bán hàng và cung ứng dịch vụ do thương nhân tiến hành.
2/ Cơ chế tác động đối với con người bản chất của quảng cáo thương mại
Theo cơ chế của bộ não về "nhớ", mỗi khi có một nhu cầu nào đó. Bộ não của chúng ta sẽ nhớ lại các kinh nghiệm đã có để giúp ta tìm giải pháp nhằm đáp ứng được nhu cầu. Quảng cáo thương mại với mục đích lợi nhuận, dựa trên cơ chế tác động của thông tin tới bộ não để hoạt động xúc tiến thương mại.
Cơ chế tác động này bao gồm:
- Cơ chế tạo nên sự chú ý: để thu hút được sự chú ý của mọi người thì cần phải tạo ra các thông tin, các sự kiện độc đáo – mới mẻ – chưa từng có – chưa từng thấy trước đó.
- Mức độ ấn tượng của thông tin tới cá nhân: chính là mức độ độc đáo và khác biệt mà thông tin tạo ra cho mỗi cá nhân vì trong cuộc sống của chúng ta, tất cả mọi người đều mong muốn có các cảm xúc hào hứng, vui, thú vị, mới mẻ.
- Cơ chế ghi nhớ, lưu giữ thông tin của não bộ: để làm cho mọi người nhớ được thì thông tin đó phải có ý nghĩa, phải tạo ra được các cảm xúc cho cá nhân, bởi cơ chế nhớ sẽ được khởi động bằng chính các cảm xúc mà thông tin đó tạo ra.
=> Bản chất của quảng cáo thương mại là quá trình tạo ấn tượng (bằng cách tăng tính sáng tạo của quảng cáo thương mại) cho người xem nhận biết thương hiệu, khắc sâu thương hiệu vào tâm trí người tiêu dùng và làm cho họ nhớ tới thương hiệu mỗi khi họ có nhu cầu: Biến người xem trở thành khách hàng, khách hàng trở thành khách hàng ưa chuộng sản phẩm, thương hiệu mình. Với tác động của thông tin quảng cáo, tâm lí khách hàng dễ bị thay đổi và dễ trở thành nô lệ của hàng hóa, vì sự tiêu dùng được quảng cáo kích thích.
II. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI
Hoạt động quảng cáo ở Việt Nam được điều chỉnh bởi hai loại văn bản pháp luật: Các văn bản pháp luật về quảng cáo nói chung và các văn bản quy định về quảng cáo thương mại. Sau đây, xin trình bày các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo thương mại:
STT
Tên văn bản
Nơi ban hành
Ngày ban hành
Ngày có hiệu lực
Điều khoản điều chỉnh hđ quảng cáo TM
1
Luật Thương mại số
36/2005/QH10
Quốc hội
14/6/2005
1/1/2006
Mục 2 (từ Điều 102 đến Điều 116)
2
Pháp lệnh Quảng cáo số
39/2001/PL-UBTVQH10
UB
TV
QH
16/11/2001
1/5/2002
Khoản 1 Điều 4; Điêu 15…
3
Nghị định số 24/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh quảng cáo
Chính phủ
13/3/2003
28/3/2003
Khoản 1 Điều 2; Khoản 2 Điều 4…
4
Nghị định số 37/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại
Chính phủ
4/4/2006
19/4/2006
Chương III, mục 1-2 (từ Điều 21 đến Điều 28)
5
Nghị định số 56/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá – thông tin
Chính phủ
6/6/2006
1/7/2006
Mục 8 (từ Điều 48 đến Điều 55)
6
Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 số 37/2099/QH12
Quốc hội
29/6/2009
1/1/2010
Điều 168
7
Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 13/1999/PL-UBTVQH10
UB TV QH
27/4/1999
1/10/1999
(sắp hết hiệu lực)
Điều 9,
Điêu 26
8
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12
Quốc hội
17/11/2010
1/7/2011
(thay thế Pháp lệnh 13/1999/PLUBTVQH)
Khoản 1 Điều 10
9
Nghị định 02/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản
Chính phủ
6/1/2011
25/2/2011
Điều 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luật Thương mại 2005;
Pháp lệnh quảng cáo;
Các nghị định liên quan đến quảng cáo thương mại;
Giáo trình luật thương mại (tập 2), Nguyễn Viết Tý (chủ biên), Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2006;
Giáo trình luật thương mại (tập 2), Bùi Ngọc Cường (chủ biên), Nxb. Giáo dục, 2008;
Pháp luật về xúc tiến thương mại ở Việt Nam – Những vấn đề lí luận và thực tiễn, Nguyễn Thị Dung, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2007.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài cá nhân thương mại K33 9 điểm (Bản chất của quảng cáo thương mại Nêu các văn bản ).doc