LỜI MỞ ĐẦU . 2
I, Khái quát chung về giải quyết tranh chấp khu vực của ASEAN . 2
II, Vai trò của ASEAN trong giải quyết các tranh chấp khu vực .3
1, Giải quyết tranh chấp trong an ninh – chính trị 3
a, Cơ sở pháp lý: . 3
b, Các tranh chấp về an ninh – chính trị . 3
2, Giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại . .4
a, Cơ sở pháp lý . .4
b, Các tranh chấp về kinh tế - thương mại 5
KẾT LUẬN . .8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .9
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3829 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề số 8: Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực.
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………..…2
I, Khái quát chung về giải quyết tranh chấp khu vực của ASEAN……..……2
II, Vai trò của ASEAN trong giải quyết các tranh chấp khu vực…………….3
1, Giải quyết tranh chấp trong an ninh – chính trị……………………………3
a, Cơ sở pháp lý:……………………………………………………...………3
b, Các tranh chấp về an ninh – chính trị…………………………………...…3
2, Giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại………………………….…….4
a, Cơ sở pháp lý…………………………………………………………...….4
b, Các tranh chấp về kinh tế - thương mại……………………………………5
KẾT LUẬN……………………………………………………………….….8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………..9
LỜI MỞ ĐẦU
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations, viết tắt là ASEAN) là tổ chức liên chính phủ được thành lập ngày 8/8/1967 tại Băng-cốc, Thái Lan trên cơ sở Tuyên bố Băng-cốc với 5 thành viên ban đầu, với mục tiêu tăng cường hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế và văn hoá - xã hội giữa các nước thành viên, tạo điều kiện hội nhập sâu hơn với khu vực và thế giới. Qua quá trình phát triển, ASEAN đã mở rộng bao gồm 10 quốc gia ở Đông Nam Á.
Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, ASEAN luôn phải đối diện với các tranh chấp trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. Những tranh chấp này thường rất phức tạp, động chạm đến nhiều vấn đề nhạy cảm nên chứa đựng nguy cơ bùng nổ gây xung đột, ảnh hưởng trực tiếp đến hòa bình và an ninh khu vực. Vì vậy, để có thể thực hiện mục tiêu xây dựng Đông Nam Á phát triển bền vững, hòa bình và ổn định, ASEAN cần có những hành động tích cực thúc đẩy quá trình giải quyết các tranh chấp trông nội khối, khẳng định vai trò lớn mạng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN.
I, Khái quát chung về giải quyết tranh chấp khu vực của ASEAN
Căn cứ khoa học Luật quốc tế, ta có thể hiểu “tranh chấp quốc tế” theo nghĩa rộng là những xung đột về lợi ích của chủ thể Luật quốc tế, nó bao gồm cả tình thế xung đột có khả năng đe dọa hòa bình, gây ảnh hưởng đến lợi ích của họ trong quan hệ quốc tế; theo nghĩa hẹp là sự xung đột giữa các chủ thể cùng tham gia vào một quan hệ, đối tượng tranh chấp nhất định.
Giải quyết tranh chấp quốc tế tại các tổ chức khu vực là một trong những phương pháp hòa bình giải quyết tranh chấp được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc. ASEAN là một tổ chức quốc tế khu vực, được hoạt động dựa trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp công việc nội bộ của nhau, đồng thuân, bình đẳng và cùng có lợi. Trong giải quyết các tranh chấp khu vực, ASEAN luôn khẳng định nguyên tắc “tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các nước trong vùng, tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc” (tuyên bố Bangkok năm 1967). Để cụ thể hóa nguyên tắc giải quyết tranh chấp và bảo đảm hào bình, an ninh khu vực Đông Nam Á, tháng 2/1976 tại Hội nghị thượng đỉnh các nước ASEAN lần 1, thỏa thuận thông qua Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á.
II, Vai trò của ASEAN trong giải quyết các tranh chấp khu vực
1, Giải quyết tranh chấp trong an ninh – chính trị
a, Cơ sở pháp lý:
An ninh – chính trị là vấn đề hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới hòa bình và sự tồn tại. Trong tiến trình phát triển, ASEAN đã đưa ra các văn kiện pháp lý nhằm giải quyết các tranh chấp trong khu vực: Nghị định thư Malina bổ sung Hiệp ước Bali năm 1987 nhằm mở rộng phạm vi của các chủ thể, Quy tắc tố tụng của Hội đồng cấp cao Hiệp ước Bali năm 2001 đã đề ra trình tự thủ tục giải quyết các tranh chấp quốc tê và Tuyên bố Bali II năm 2003 với mục đích tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp.
b, Các tranh chấp về an ninh – chính trị
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, các quốc gia Đông Nam Á vẫn gặp phải các vấn đề về tranh chấp biên giới lãnh thổ, xung đột sắc tộc tôn giáo,… Cụ thể như tranh chấp Thái Lan với Lào về biên giới trên bộ dọc song Mêkông; tranh chấp Thái và Myanma trong việc phân định lãnh hải trong vùng biển Andaman và chủ quyền với một số đảo, đảo đá; tranh chấp Malaysia với Philippines về vùng biển Xulu và vấn đề Xaba; tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa,…
Các tranh chấp về an nninh – chính trị này đã được ASEAN giải quyết dựa trên nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế. Với vai trò là người hòa giải, ASEAN đã giải quyết các tranh chấp thông qua đàm phán và đi đến các hiệp định mang tính chất có lợi cho cả hai bên.
Năm 1977, Việt Nam đã ký Hiệp ước hoạch định biên giới với Lào. Năm 1983 và 1985, Việt Nam đã ký Hiệp ước hoạch định biên giới trên đất liền với Campuchia. Tranh chấp trên biển, Việt Nam đã ký kết Hiệp định về hoạch định biên giới trên biển với Thái Lan năm 1997, thỏa thuận về hợp tác khai thác chung vùng chồng lấn với Malaysia năm 1992 và Hoạch định phân định thềm lục địa với Indonesia năm 2003. Indonesia ký với Malaysia hai Hiệp định về phân định lãnh hải trong eo biển Lalacca năm 1969 và phân định thềm lục địa năm 1970, việc phân định này được hai quốc gia hoàn tất vào năm 1975. Indonesia ký với Malaysia và Thái Lan Hiệp định phân định thềm lực địa của 3 nước nằm ở phần phía Bắc eo biển Lalacca năm 1971, ký với Singapore Hiệp định phân định lãnh hải trong eo biển Singapore năm 1973. Malaysia ký với Thái Lan hai Hiệp định về phân định lãnh hải và phân định thềm lục địa trong vịnh Thái lan năm 1979, ký Hiệp định về hoaạch định biên giứoi trong vùng biển Andaman với Thái Lan năm 1980 và hoạch định biên giới trên đất liền với Lào năm 1994.
Bên cạnh việc sử dụng biện pháp thương lượng, hòa bình giải quyết tranh chấp, sự hợp tác than thiện, hữu nghị giữa các bên luôn nỗ lực trong khả năng có thể để ngăn không cho tình hình trở nên xấu đi cũng như việc đe dọa dung vũ lực hoặc dung vũ lực để uy hiếp tới nền hòa bình của các bên tranh chấp.
2, Giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại
a, Cơ sở pháp lý
Trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển, các nước trên thế giới đang cạnh tranh không ngừng nghỉ. Để bắt kịp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Hiệp hôi các quốc gia Đông Nam Á đã có những chính sách nhất định. Trong Hiệp ước Bali năm 1976, ASEAN đã bày tỏ quan tâm và chú trọng nhiều hơn đến sự hợp tác kinh tế. Sau hiệp ước Bali năm 1976, nhiều văn kiện pháp lý về lĩnh vực này đã được kí kết.
Năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 4 đã diễn ra tại Singapore, mức độ hợp tác kinh tế của ASEAN mới đạt được nhiều bước tiến quan trọng. Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Singapore, Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và đặc biệt là thành lập Khu vưc mậu dịch tự do – AFTA. Đầu năm 1995, nhóm cộng tác kinh tế về triển khai Hiệp định CEPT đã được đưa ra thảo luận, xem xét việc xây dựng dự thảo cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế - thương mại. Từ đó, Nghị định thư về cơ chế giải quyết tranh chấp năm 1996 ra đời. Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN đặc biệt không chính thức đã họp tại Jakatar tháng 7/2003 và nhất trí thành lập một cơ chế bổ sung để hỗ trợ cho cưo chế giải quyết tranh chấp hiện có. Sau tuyên bố Bali II năm 2003, cộng đồng kinh tế đã được thành lập với chương trình hoạt động mở rộng hợp tác, cải thiện tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp khu vực. Nghị định thư tăng cường giải quyết tranh chấp ra đời năm 2004 thay thế cho Nghị định thư năm 1996. Nghị định thư đưa ra theo đúng Hiến chương ASEAN: “các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng các hiệp định kinh tế ASEAN sẽ được giải quyết theo Nghị định thư ASEAN về tăng cường cưo chế giải quyết tranh chấp”.
Năm 1987, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư đã được ký kết trong khuôn khổ ASEAN. Vào năm 1996, Nghị định thư sửa đổi Hiệp định này được thông qua đã ghi nhận một cơ chế riêng cho việc giải quyết tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Hiệp định về đầu tư. Ngay sau đó, Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN (AIA) năm 1998 và Hiệp định đầu tư toàn diện (ACIA) tháng 2/2009 lần lượt được kí kết. Hiệp định ra đời nhằm hướng tới việc tạo ra một cơ chế đầu tư tự do, thông thoáng đề thu hút đầu tư và hội nhập kinh tế quốc tế.
b, Các tranh chấp về kinh tế - thương mại
Hợp tác kinh tế ASEAN tuy cũng được tăng cường và kinh tế từng nước ASEAN đều đạt mức tăng trưởng cao những thập kỷ qua, nhưng vai trò của ASEAN về mặt kinh tế đối với các nước thành viên vẫn chưa đáp ứng được với những mong đợi chung. Buôn bán nội bộ ASEAN đến nay mới chiếm gần 25% tổng buôn bán của cả Hiệp hội, còn lại hơn 75% là với bên ngoài. Khả năng hợp tác nội bộ hạn chế do cơ cấu các nền kinh tế và cơ cấu mặt hàng của các nước thành viên gần giống nhau và họ đều phụ thuộc vào thị trường, đầu tư và công nghệ từ bên ngoài. Do đó, không chỉ buôn bán trong nội bộ Hiệp hội khó tăng, mà đầu tư nội bộ cũng khó hy vọng đạt mức cao. Hợp tác công nghệ cũng khó khăn do cơ sở khoa học công nghệ của các thành viên nhìn chung còn thấp và yếu. Liên kết khu vực vì vậy lỏng lẻo do các nước thành viên vẫn hướng nhiều ra bên ngoài trong quan hệ kinh tế, thương mại và cả bảo đảm an ninh...
Một số khó khăn trong hợp tác ASEAN được nêu ở trên đã làm bộc lộ những điểm hạn chế của vai trò ASEAN đối với các nước thành viên trong những tình huống khủng hoảng sau này, như cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997, tình hình khủng hoảng ở Indonesia và Dong Timor năm 1998, 1999... Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực vừa qua đã cho thấy khả năng hạn chế của ASEAN trong việc giúp đỡ các nước thành viên gặp khó khăn và trong hợp tác chung để đối phó với khủng hoảng và với những vấn đề kinh tế có tính chất toàn cầu. Và khi khủng hoảng kinh tế lại kéo theo khủng hoảng chính trị, và lại liên quan đến trường hợp của nước "anh cả", nước lớn nhất trong tổ chức là Indonesia thì ASEAN đã bị bối rối một thời gian dài trước khi có những sáng kiến và biện pháp hợp tác chung để khắc phục và ngăn ngừa những tình huống khủng hoảng tương tự trong tương lai như việc cải cách hệ thống tài chính, ngân hàng, tài trợ các dự án phát triển giáo dục, xoá đói giảm nghèo, thiết lập cơ chế cảnh báo sớm, quỹ hỗ trợ một số nước trong khu vực có đồng tiền bị khủng hoảng... Tuy nhiên cũng chính qua cuộc khủng hoảng này, các nước ASEAN đã nhận thức rõ hơn về những tiêu cực của sự phụ thuộc quá lớn vào bên ngoài, để củng cố thêm quyết tâm tăng cường hợp tác kinh tế khu vực, coi đó là một động lực quan trọng thúc đẩy ASEAN phát triển vững mạnh và đồng đều. Hơn nữa, đối với các nước tầm nhỏ và trung như các nước ASEAN thì giá trị của hợp tác và đoàn kết khu vực vẫn còn ở chỗ nó tạo nên sức mạnh mặc cả trong quan hệ của họ với các đối tác bên ngoài.
Tuy nhiên, trong tình hình mới, một số nguyên tắc cơ bản của ASEAN, cụ thể là nguyên tắc không can thiệp đã bị thách thức. Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực, khủng hoảng chính trị ở Campuchia, Indonesia và Dong Timor..., nạn cháy rừng ở Indonesia đã có tác động lan toả ra toàn bộ khu vực, và bản thân việc mở rộng thành viên ra toàn bộ các nước Đông Nam Á, cộng với sự liên kết kinh tế trong khu vực đang tăng lên làm tăng sự tuỳ thuộc lẫn nhau, đã biến một số vấn đề tưởng chừng như của một nước thành vấn đề liên quan chung đến khu vực, và từ đó đã làm dấy lên câu hỏi liệu ASEAN có nên thay nguyên tắc không can thiệp bằng nguyên tắc "can thiệp linh hoạt"?
Còn quá sớm để hình dung ra ASEAN với những chức năng mới cho phép can thiệp vào công việc nội bộ của các nước trong khu vực, nhất là khi, ở mức độ rộng hơn, các tổ chức khu vực khác cũng như cả Liên Hợp Quốc (sau Kosovo) vẫn còn đang lúng túng trong khái niệm mới này. Một số sáng kiến và hoạt động của ASEAN gần đây liên quan đến tình hình Campuchia, Philippines, Indonesia... theo đánh giá của đa số các học giả ASEAN, chủ yếu vẫn mang tính chất hoà giải, tạo điều kiện cho các bên xung đột đi đến giải pháp, do đó khác với việc can thiệp. Như vậy, chính sách chung của ASEAN trong vài năm tới có thể vẫn chưa vượt khỏi phạm vi của khái niệm "không can thiệp" và "Ngoại giao phòng ngừa", cũng như vẫn phản ánh "phương cách ASEAN" truyền thống trong xử lý các vấn đề của khu vực. Nhưng không loại trừ ASEAN có thể có thêm những hình thức mới tăng cường trao đổi và tư vấn giữa các nước thành viên về những vấn đề quan tâm chung.
KẾT LUẬN
Các tranh chấp trong khu vực nói trên là những thách thức mà ASEAN đang phải đối mặt hiện nay và trong những thập niên tới mang tính toàn diện, bao gồm từ những lĩnh vực khoa học - công nghệ cao đến các vấn đề an ninh vượt ra ngoài tư duy an ninh truyền thống. Vị trí và vai trò của ASEAN đối với khu vực ASEAN nói riêng và Châu Á - Thái Bình Dương nói chung sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng ASEAN xử lý và vượt qua những thách thức đó, mà nhiều vấn đề trong đó vượt cả khả năng giải quyết của một quốc gia hay những quan hệ song phương. Có thể thấy rằng chỉ những nỗ lực hợp tác chung cùng những đóng góp tích cực của mỗi nước thành viên mới giúp ASEAN giải quyết được những vấn đề của chính họ và những thách thức đặt ra cho vị trí và vai trò lớn hơn của tổ chức trong tương lai.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật quốc tế, Nxb. CAND, Hà Nội, 2007.
Khoa luật – Đại học quốc giá Hà Nội, Giáo trình luậtq uốc tế, Nxb. ĐHQG, Hà Nội, 1997.
Lê Mai Anh & Thái Vĩnh Thắng, Luật quốc tế - Lí luận và thực tiễn, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2001.
Chuyên đề kỉ niệm 40 năm thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN, Tạp chí luật học, số 9/2007.
Chuyên đề Hiến chương ASEAN, Tạp chí luật học, số 9/2008.
Hiến chương của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
Tuyên bố Bali I năm 1976 và Tuyên bố Bali II năm 2003.
Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư.
Nguyễn Thị Bích, "Phục hồi kinh tế ASEAN và những thách thức", TCCS số 6 (3/2000)
Diễn văn của Thủ tướng Xinh-ga-po tại Hội nghị cấp cao ASEAN VI, Hà Nội 12/1998, thông cáo báo chí của Hội nghị.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực.doc