(LĐ) - XKLĐ được coi là kênh giải quyết việc làm và xoá nghèo hiệu quả tại nhiều địa phương trong cả nước. Năm 2009, Bộ LĐTBXH được giao thực hiện chỉ tiêu đưa 90.000 LĐVN đi làm việc ở nước ngoài.
Trước những biến động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thị trường XKLĐ năm 2009 sẽ phát triển theo hướng nào. PV Lao Động đã có cuộc trao đổi với một số đại biểu về vấn đề này.
Thị trường Châu Á vẫn là trọng điểm
Thị trường Châu Âu với thu nhập cao là cơ hội lớn cho LĐVN, nhưng về số lượng thì đây không phải là mục tiêu trọng điểm của chúng ta, vì đây là thị trường dành cho LĐ tay nghề cao, ngoại ngữ tốt. Châu Á vẫn là thị trường phù hợp với phần đông LĐVN, trong đó Trung Đông, Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn là những thị trường trọng điểm. Bộ xác định, năm 2009, sẽ tập trung đẩy mạnh các giải pháp để tăng thị phần tại các thị trường trọng điểm.
Thị trường Đài Loan vẫn rất tiềm năng
Hiện, có trên 81.000 LĐVN tại Đài Loan. Chưa có thống kê chính xác về số DN tại Đài Loan tuyên bố phá sản hoặc dãn việc, nhưng có 3 cách giải quyết cho số LĐ chịu tác động của cuộc khủng hoảng là: Về nước, chuyển chủ hoặc về nghỉ phép một thời gian. Số LĐ bị ảnh hưởng rơi vào CN các ngành công nghiệp điện tử, dệt - là các ngành XK (khoảng 30% LĐVN làm trong các ngành này); còn LĐ các ngành cơ khí, giúp việc gia đình, hộ lý. không chịu tác động. Tuy nhiên, hiện Đài Loan vẫn là thị trường thu hút số lượng lớn LĐVN với số LĐ mới chờ thẩm định lên tới 3-4 ngàn LĐ/tháng. Năm 2009, Đài Loan vẫn là thị trường tiềm năng, có thể khai thác tốt, nhưng NLĐ cần tìm hiểu kỹ thông tin về DN, công việc trước khi đi.
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5827 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Các giải pháp phát triển thị trường lao động Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộ tuổi mới bước vào độ tuổi lao động, thì có xu hướng cân bằng, xong càng về già lao động nữ có xu hướng nhiều hơn lao động nam. Lao động nam thường hoạt động trong các ngành nặng, cần nhiều sức cơ bắp, còn lao động nữ hoạt động trong các ngành cần sự bền nỉ, khéo léo.
Đặc biệt, năng suất lao động là vấn đề rất đáng chú ý trong thị trường lao động . Tăng năng suất lao động và việc làm là hai nhân tố đóng góp lớn cho sự tăng trưởng kinh tế. Năng suất lao động được coi là một trong những yếu tố quyết định tính cạnh tranh của quốc gia. Theo ILO, việc tăng năng suất lao động có thể giúp Việt Nam tăng sức cạnh tranh và xóa đói, giảm nghèo. Năng suất lao động cao tạo thêm việc làm có chất lượng, giảm nghèo đói, dẫn đến mức lương tăng, cải thiện điều kiện làm việc và đầu tư ngày càng tăng vào nguồn nhân lực con người. Tăng trưởng kinh tế nhanh của Việt Nam dựa chủ yếu vào sự tăng năng suất lao động vượt bậc (tăng 26,4% - mức tăng năng suất lao động cao nhất trong khu vực) và nhờ mở rộng quy mô việc làm (chiếm 13,6%).
Tóm lại, sự mở cửa kinh tế đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo thêm nhiều việc làm, đặc biệt trong các khu vực có xu hướng xuất khẩu, dẫn đến sự thay đổi cơ cấu việc làm. Thể hiện cụ thể là sự chuyển đổi việc làm từ lĩnh vực có năng suất lao động thấp của nông nghiệp sang làm việc trong những lĩnh vực có năng suất cao hơn của ngành công nghiệp và dịch vụ. Việt Nam có cơ cấu chuyển đổi việc làm rõ nhất kể từ năm 1995 với mức ghi nhận tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong khối ASEAN . Việc làm mang lại thay đổi thu nhập cho người lao động, cải thiện sức mua toàn xã hội, mức sống được nâng lên. Tuy nhiên, cạnh tranh lao động, cạnh tranh điều kiện lao động giữa các quốc gia thay đổi theo hướng gay gắt hơn nhằm thu hút lao động có chất lượng và số lượng phù hợp với yêu cầu của mỗi quốc gia. Đây là thách thức cần đặc biệt lưu ý, trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và Thế giới.
3. Thực trạng thị trường lao động Việt Nam.
a) Kết quả đạt được.
Trong thời gian qua, đặc biệt khi nước ta mở cửa hội nhập vào xu thế toàn cầu hoá , thị trường lao động đã diễn ra sôi nổi, phong phú, đa dạng. Điều nầy thể hiện rõ nét qua thực trạng việc làm nước ta.
Tính đến năm 2008, Việt Nam có trên 46 triệu lao động. Mỗi năm, cả nước có thêm trên 50.000 doanh nghiệp (DN) được thành lập, tạo thêm khoảng 500.000 chỗ làm mới. Bên cạnh đó, khu vực kinh tế tập thể và cá thể phát triển mạnh với trên 3,3 triệu hộ kinh doanh cá thể, 17.535 hợp tác xã, 2.000 làng nghề, các khu công nghiệp mới,… cũng tạo thêm hàng trăm ngàn chỗ làm việc mới.
Riêng Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm đã tích lũy được trên 3.000 tỷ đồng và từ năm 2006 - 2008 đã hỗ trợ vốn, tạo việc làm cho 900.000 lao động. Nhờ nguồn vốn này, nhiều dự án, mô hình về kinh tế trang trại, giúp nhau tạo việc làm được tiếp sức, nhiều làng nghề truyền thống được hỗ trợ hồi sinh và đã tạo ra hàng trăm ngàn việc làm, có thu nhập ổn định cho người lao động.
Có thể nói thông qua các chương trình phát triển kinh tế xã hội đã góp phần hạ nhiệt sức ép về việc làm, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Theo Bộ LĐTB-XH, từ năm 2006 đến nay các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, quan tâm giải quyết việc làm trong nước đã góp phần tạo thêm 4,7 triệu chỗ làm việc mới cho người lao động, trong đó khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm 90%.
Đặc biệt, với sự phát triển năng động, khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam vẫn là điểm sáng thu hút, tạo nhiều việc làm cho người lao động nhất (chiếm trên 60% tổng số việc làm cả nước). Riêng năm 2008, tuy bị tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, số người mất việc làm gia tăng nhưng việc làm ở khu vực phi chính thức lại tăng hơn, cả nước giải quyết việc làm cho 1,53 triệu lao động.
Về hoạt động xuất khẩu lao động, tuy gặp khó khăn do ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng năm 2008 VN cũng đưa được 85.000 lao động đi nước ngoài làm việc (chiếm khoảng 5% tổng số lao động được giải quyết việc làm trong nước).
Bình quân mỗi năm lao động xuất khẩu gởi về nước khoảng 1,6-2 tỷ USD, trong đó nhiều địa phương nguồn ngoại tệ do lao động xuất khẩu gởi về cho gia đình gần bằng hoặc cao hơn nguồn thu ngân sách của cả tỉnh như Nghệ An: 690 tỷ đồng, Thanh Hóa: 650 tỷ đồng, Thái Bình, Phú Thọ: trên 600 tỷ đồng…Con số có ý nghĩa này tiếp tục cho thấy xuất khẩu lao động vẫn là một kênh xóa nghèo nhanh nhất, tạo thêm việc làm, thu nhập cao cho người lao động, nhất là lao động nông thôn.
Kể từ khi Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tốc độ phát triển kinh tế nhanh tạo ra cơ hội việc làm nhiều hơn nhưng thách thức về chất lượng lao động cũng gia tăng. Mặc dù, chất lượng lao động ở VN dần được cải thiện, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo đã tăng lên gần 35% nhưng cơ cấu lao động, trình độ, kỹ năng chuyên sâu của phần đông lao động nước ta vẫn chưa thích ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trường lao động.
Do độ vênh của cung - cầu ngày một lớn nên cơn sốt nhân lực cao cấp, lao động có trình độ cao, tay nghề, kỹ thuật vẫn làm đau đầu các nhà tuyển dụng trong và ngoài nước. Trong khi có nhiều khu công nghiệp mở ra, nhiều DN đi vào hoạt động nhưng “đỏ mắt” tuyển không đủ lao động đã qua đào tạo, có trình độ quản lý, kỹ thuật. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ đầu tư nước ngoài vào VN và việc cạnh tranh, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của nhiều DN trong nước.
b) Một số tồn tại.
Dù đã đạt được những thành tựu to lớn, xong do nền kinh tế nước ta còn kém phát triển, đất nước lại mới hội nhập, nên thị trường lao động nước ta còn tồn đọng một số vấn đề cần giải quyết, thể hiện rõ nét qua những tồn đọng của tình trạng việc làm ở nước ta.
Việt Nam vẫn luôn khẳng định mình là một quốc gia có nguồn nhân lực dồi dào, có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.
Tuy nhiên, trên thực tế chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam đang là một bài toán khó giải.
B1.Tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp ngày càng gia tăng
Thông Tấn Xã Đức DPA trích lời tuyên bố của các viên chức chính phủ hôm thứ Ba nói rằng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang đưa tới tình trạng mất công ăn việc làm trong một qui mô lớn đầu tiên cho nền kinh tế thiên về xuất khẩu của Việt Nam kể từ nhiều năm nay.
Tuy nhiên, những con số thống kê chi tiết chưa được thu thập tại Việt Nam và các giới chức đã đưa ra những ước tính khác biệt nhau về những thiệt hại trong lãnh vực công ăn việc làm.
Tin DPA cho hay ông Nguyễn Đại Đồng, Cục Trưởng Cục Việc Làm của Bộ Lao Động nói rằng khoảng 300,000 người sẽ bị mất công ăn việc làm, hoặc sẽ đương đầu với chuyện phải giảm số giờ làm việc trong năm tới. Ông Đồng cho biết ước tính của ông được dựa vào hậu quả của chuyện mức tăng trưởng của tổng sản lượng quốc dân trong năm tới giảm xuống còn có 6,5%, so với mức tăng trưởng hơn 8% trong năm 2008. Ông cũng cho biết Cục của ông không biết rõ số người tham gia lực lượng lao động tại Việt Nam mỗi năm nên khó nhận định được hậu quả của mức thất nghiệp trong nước. Thứ Trưởng Lao Đông Nguyễn Thanh Hòa đưa ra ước tính là khoảng 1 triệu người tham gia lực lượng lao động mỗi năm, nhưng lại không biết rõ số người rời khỏi lực lượng lao động vì nghỉ hưu, thiệt mạng hay những lý do khác, và vì vậy cũng không thể xác định được mức thất nghiệp.
Tuy nhiên, điều rõ ràng đang xảy ra là các doanh nghiệp đã cắt bỏ nhiều công ăn việc làm vì số đơn đặt hàng xuất khẩu giảm sút. Công ty điện tử Canon tại Hà Nội tuần trước loan báo sẽ cắt bỏ 2,000 công ăn việc làm. Công ty điện tử Nissi của Nhật cũng cắt bỏ 300 việc làm tại Hà Nội tuần trước.
Tại Thành Phố Hồ Chí Minh, theo các số liệu của nghiệp đoàn lao động, chỉ trong tháng 11, giới chủ nhân đã cắt bỏ 30,000 công ăn việc làm. Chính phủ Việt Nam đã đặt ra chỉ tiêu là tạo 1 triệu 700 ngàn công ăn việc làm mới trong năm 2007, nhưng giới hữu trách cho biết với đà phát triển kinh tế trì trệ, có lẽ chỉ có thể tạo được tối đa 1 triệu 400 ngàn.
Người ta chưa rõ phải chăng sự cách biệt giữa hai con số này đã khiến ông Cục Trưởng Cục Việc Làm đưa ra tiên đoán có 300 ngàn người thất nghiệp.cao.
B2.Thiếu lao động trình độ cao
Tính đến cuối năm 2006, Việt Nam có tổng cộng 45,3 triệu lao động, trong đó ba phần tư là lao động ở nông thôn. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đại Đồng, Vụ trưởng Vụ Lao động và việc làm thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, sau nhiều năm phát triển, thị trường lao động Việt Nam vẫn “chưa tương xứng với yêu cầu về nguồn lao động cho thị trường”.
Hiện mới chỉ có 32% số lao động là đã qua đào tạo và tỷ lệ lao động đã có chứng chỉ đào tạo ngắn hạn là 14,4%. Báo cáo về tình hình thị trường lao động Việt Nam do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội soạn thảo đã khẳng định: “Việt Nam thiếu trầm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao và lao động dịch vụ cao cấp trong các ngành tài chính, ngân hàng, du lịch, bán hàng... nên nhiều nghề và công việc phải thuê lao động nước ngoài trong khi lao động xuất khẩu đa phần có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp hoặc mới chỉ qua giáo dục định hướng”. Trong khi đó, nhu cầu lao động đang có xu hướng tăng cả về số lượng và chất lượng, chủ yếu do nền kinh tế tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây, đặc biệt là số doanh nghiệp mới thành lập ngày càng nhiều.
Chất lượng lao động cũng đã trở thành chủ đề nóng tại nhiều diễn đàn. Tại hội nghị tổng kết của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hồi đầu năm nay, trước thông tin Thái Lan dự báo trong vòng 8-10 năm nữa sẽ đưa lao động sang Việt Nam làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Thị Hằng đã bày tỏ sự lo ngại khi nói rằng lao động Việt Nam có thể sẽ thua ngay trên sân nhà.
“Chúng ta có thể sẽ phải xuất khẩu lao động phổ thông và nhập khẩu lao động có tay nghề, thu nhập cao, tức là bỏ qua chính thị trường tiềm năng của mình”, bà Hằng nói.
Chất lượng lao động thấp cũng kéo theo nhiều khó khăn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu lao động ra nước ngoài. Mặt khác, chất lượng lao động thấp cũng khiến cho tiền lương đối với nhóm nhân công cao cấp có xu hướng tăng vọt trong thời gian gần đây do nhà tuyển dụng không có nhiều sự lựa chọn. Điều tra chi phí đầu tư hàng năm của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) công bố cuối tháng 5 vừa qua cho thấy lương của cán bộ bậc trung trở lên đang tăng đột biến, đặc biệt là ở Tp.HCM.
“Trong khi mức tăng lương trung bình đối với cán bộ bậc trung trở lên ở các nước khác là 7% thì tại Việt Nam mức tăng là 40%. Đây có thể coi là một trong những yếu tố kém cạnh tranh nhất của Việt Nam trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài”, báo cáo của JETRO viết.
Theo đánh giá của một số chuyên gia về lao động, lĩnh vực thiếu hụt nhân sự nghiêm trọng nhất là công nghệ thông tin, tài chính, kiểm toán, luật và hầu hết các ngành công nghiệp. Ngoài ra, nhiều người lao động chưa có trình độ ngoại ngữ đủ để làm việc, dù rằng trên thực tế tình trạng này đang được cải thiện nhờ ngày càng có nhiều người nước ngoài đến Việt Nam cũng như một số người Việt được đào tạo ở nước ngoài quay về nước làm việc.
B3. Xuất khẩu lao động có xu hướng giảm
Xuất khẩu lao động là một hướng quan trọng để giải quyết việc làm cho hang triệu lao động Việt Nam, mang lại thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, trong thời gian qua, do sụ khủng hoảng toàn cầu của nền kinh tế và do chất kượng lao động của Việt Nam còn thấp, nên hướng này trong thời gian qua, và trong vài năm tới sẽ còn nhiều biến động. Các thị trường lao động sẽ đồng loạt cắt giảm.
Tình hình sản xuất, kinh doanh ở các nước đều lâm vào tình trạng ngưng trệ, một số nhà máy phải đóng cửa, việc xuất khẩu lao động đang và sẽ gặp nhiều khó khăn. Người lao động nên cân nhắc trước khi quyết định đi làm việc ở nước ngoài trong thời điểm này
Trong hai tháng qua, hầu hết các thị trường nhập khẩu lao động lớn của VN như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, một số nước Trung Đông và Đông Âu đều giảm nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài. Các chuyên gia xuất khẩu lao động (XKLĐ) dự báo tình hình khó khăn sẽ còn kéo dài.
+Thị trường truyền thống sa sút
Tại Đài Loan, nhiều doanh nghiệp (DN), nhất là ở những ngành gia công điện tử, linh kiện ô tô, dệt, nhuộm..., sản xuất ngưng trệ, đóng cửa một phần hoặc toàn bộ nhà máy, công xưởng. Tình hình này khiến 81.000 lao động VN đang làm việc tại đây, trong đó hơn 60% làm việc trong các nhà máy, công xưởng, có nguy cơ bị giảm giờ làm hoặc không có việc làm.
Từ 6 tháng qua, hàng chục ngàn lao động đang được các trường, sở LĐ-TB-XH các tỉnh, thành tập trung đào tạo tiếng Hàn chuẩn bị cho đợt kiểm tra cấp chứng chỉ tiếng Hàn lần 2 của năm 2008 dự kiến tổ chức vào cuối năm. Tuy nhiên, theo ông Vũ Minh Xuyên, Phó Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước, sẽ không có đợt kiểm tra như dự kiến. Một trong những lý do chính khiến Bộ Lao động Hàn Quốc không quyết định tổ chức đợt kiểm tra này là do tình hình sản xuất của các DN Hàn Quốc đang gặp nhiều khó khăn, phải giảm nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài.
Malaysia là một trong hai thị trường XKLĐ lớn nhất của VN, cùng với Đài Loan, có hơn 100.000 người đang làm việc theo hợp đồng. Theo phó giám đốc một DN XKLĐ, bên cạnh việc khó tuyển lao động, cũng đang bắt đầu xuất hiện tình trạng thiếu việc làm của người lao động (NLĐ) ở một số DN tại Malaysia.
Dự kiến giữa tháng 12 này, sẽ diễn ra hội nghị toàn quốc về XKLĐ và Cục Quản lý Lao động ngoài nước đang rà soát, đánh giá tổng thể về những biến động ở thị trường XKLĐ trọng điểm này để kịp có phương án đối phó. Thị trường Nhật Bản cũng có những khó khăn không kém. Giám đốc một DN phái cử tu nghiệp sinh sang nước này vừa trở về cho biết, hiện tại, nhiều DN của Nhật Bản cũng đang thực hiện việc cắt giảm lao động, kể cả lao động bản địa.
+Thị trường mới lao đao
Một số quốc gia Trung Đông và Đông Âu cũng gặp khó khăn. Trưởng phòng thị trường Trung Đông của một DN XKLĐ tại TPHCM cho biết ở một số quốc gia của khu vực này như Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Qatar, Maldives... cũng đã xuất hiện tình trạng nhiều lao động VN, chủ yếu làm việc ở lĩnh vực xây dựng, thiếu việc làm. Nếu rủi ro không được giải quyết, sẽ có số lượng lớn lao động phải về nước trước hạn.
Bên cạnh đó, việc Chính phủ CH Czech quyết định tạm dừng cấp thị thực nhập cảnh khiến hàng ngàn người đã đăng ký, đóng tiền thêm hoang mang. Theo một nguồn tin của chúng tôi, hiện có gần 3.000 lao động bị “mắc kẹt” khâu visa, không thể sang CH Czech được. Tổng số tiền mà những lao động này đóng cho các DN XKLĐ để chi trả phí môi giới, tiền “bôi trơn” thủ tục lên đến khoảng 22 triệu USD.
Trong số 34 DN có tuyển chọn lao động sang CH Czech, một vài DN đứng trước nguy cơ không có khả năng hoàn trả chi phí cho NLĐ. Tương tự, việc khai thác thị trường mới Ba Lan - chủ yếu đưa lao động làm việc ở lĩnh vực may công nghiệp - của một số DN có nguy cơ bất thành do NLĐ sau khi được DN tuyển chọn, ký hợp đồng vẫn khó được cấp visa.
B4. Cơ cấu lao động trong các ngành nghề có sự mất cân đối so với Thế giới.
Tập trung đông ở khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, khu vực có thu nhập thấp. Khu vực công nghiệp và dịch vụ còn thấp.
II. Giải pháp
1. Trong nước
Ông Nguyễn Thanh Hòa, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH nhận định: "Theo dự báo của các chuyên gia, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới sẽ dẫn đến khủng hoảng thị trường việc làm không chỉ trong nước mà cả thị trưởng xuất khẩu lao động (XKLĐ) do sản xuất giảm". Theo ông Hòa, sang năm 2009 tác động của suy thoái kinh tế đến thị trường lao động cả trong và ngoài nước mới thật sự rõ rệt. Ông Nguyễn Bá Hải, Trưởng ban quản lý lao động VN tại Đài Loan, cho biết trong số 81.000 lao động VN đang làm việc tại Đài Loan, trước mắt có khoảng 200 lao động đang có nguy cơ bị chấm dứt hợp đồng trước thời hạn vì các xưởng sản xuất gặp khó khăn, còn số người sắp bị tác động hiện chưa có thống kê.
Tuy nhiên trong tình trạng khó khăn chung, thị trường nhân lực vẫn còn một số tiềm năng có thể khai thác. Ông Nguyễn Phú Bình, Đại sứ VN tại Nhật Bản tiết lộ: "Tại Nhật, VN mới có 6.000 lao động, trong khi tiềm năng hoàn toàn có thể đưa sang nước bạn từ 10.000 lao động/năm trở lên. Hiện Nhật rất thích y tá, hộ lý người Việt. Trong thời gian tới, bạn sẽ giúp chúng ta đào tạo y tá, hộ lý sau đó sang làm việc ở Nhật thời gian dài, có thể từ 5-7 năm".
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của khâu đào tạo trong việc XKLĐ nói riêng và tạo công ăn việc làm nói chung. Phó thủ tướng cho biết, trong tình hình khó khăn hiện nay, phương án hữu hiệu là cần tạo mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước để mở ra các mô hình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho trong nước và xuất khẩu.
Phó thủ tướng lưu ý cần gắn chặt dạy nghề, tạo việc làm, XKLĐ với mục tiêu xóa đói giảm nghèo: "Với 61 huyện nghèo trên cả nước, chúng ta sẽ áp dụng chính sách ưu đãi tối đa để đào tạo nghề cho thanh niên ở các huyện nghèo này. Không chỉ miễn phí đào tạo mà chúng ta sẽ hỗ trợ cả kinh phí ăn ở để họ chuyên tâm học nghề. Ở mỗi huyện nghèo, trong năm đầu chỉ cần có 100 người đi XKLĐ thì 1 đến 2 năm sau đã có 61.000 hộ có thể thoát nghèo".
Từ 2006 đến nay, bình quân mỗi năm VN đưa khoảng 83.000 lao động ra nước ngoài làm việc (chiếm khoảng 5% số lao động được giải quyết việc làm). Hằng năm, ước tính người lao động gửi về nước khoảng 1,6-2 tỉ USD. Mục tiêu trong năm 2009, VN sẽ đưa 90.000 lao động ra nước ngoài làm việc (năm 2008 số này là khoảng 85.000 người).
Đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, thúc đẩy phát triển kinh tế để tạo việc làm.
Phát triển các làng nghề truyền thống để tạo việc làm ổn định cho lao động ở nông thôn, hạn chế việc di cư tự phát ra thành phố.
Đẩy mạnh công tác giáo dục đào tạo để nâng cao chất lượng cho lao động, tăng khả năng cạnh tranh cho lao động.
Coi trọng công tác hướng nghiệp cho lao động
Phân bố lại dân cư hợp lý, góp phần ổn định cho thị trường lao động, tránh tình trạng nơi thừa lao động, nơi thiếu lao đôngj.
Và một số biện pháp khác.
2. Đẩy mạnh xuất khẩu
(LĐ) - XKLĐ được coi là kênh giải quyết việc làm và xoá nghèo hiệu quả tại nhiều địa phương trong cả nước. Năm 2009, Bộ LĐTBXH được giao thực hiện chỉ tiêu đưa 90.000 LĐVN đi làm việc ở nước ngoài.
Trước những biến động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thị trường XKLĐ năm 2009 sẽ phát triển theo hướng nào. PV Lao Động đã có cuộc trao đổi với một số đại biểu về vấn đề này.
Thị trường Châu Á vẫn là trọng điểm
Thị trường Châu Âu với thu nhập cao là cơ hội lớn cho LĐVN, nhưng về số lượng thì đây không phải là mục tiêu trọng điểm của chúng ta, vì đây là thị trường dành cho LĐ tay nghề cao, ngoại ngữ tốt. Châu Á vẫn là thị trường phù hợp với phần đông LĐVN, trong đó Trung Đông, Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn là những thị trường trọng điểm. Bộ xác định, năm 2009, sẽ tập trung đẩy mạnh các giải pháp để tăng thị phần tại các thị trường trọng điểm.
Thị trường Đài Loan vẫn rất tiềm năng
Hiện, có trên 81.000 LĐVN tại Đài Loan. Chưa có thống kê chính xác về số DN tại Đài Loan tuyên bố phá sản hoặc dãn việc, nhưng có 3 cách giải quyết cho số LĐ chịu tác động của cuộc khủng hoảng là: Về nước, chuyển chủ hoặc về nghỉ phép một thời gian. Số LĐ bị ảnh hưởng rơi vào CN các ngành công nghiệp điện tử, dệt - là các ngành XK (khoảng 30% LĐVN làm trong các ngành này); còn LĐ các ngành cơ khí, giúp việc gia đình, hộ lý... không chịu tác động. Tuy nhiên, hiện Đài Loan vẫn là thị trường thu hút số lượng lớn LĐVN với số LĐ mới chờ thẩm định lên tới 3-4 ngàn LĐ/tháng. Năm 2009, Đài Loan vẫn là thị trường tiềm năng, có thể khai thác tốt, nhưng NLĐ cần tìm hiểu kỹ thông tin về DN, công việc trước khi đi.
Nhật là thị trường tốt, có thể mở rộng hơn
LĐVN được Nhật Bản đánh giá cao vì tinh thần cần cù, sáng tạo, có trách nhiệm trong công việc và khả năng thích ứng, tiếp thu tay nghề cao. Đây là cơ hội cho VN mở rộng thị trường tại Nhật. Không chỉ LĐ trình độ cao, mà LĐ bình thường, có tay nghề vẫn có cơ hội làm việc tại Nhật như y tá, hộ lý. Về chương trình tu nghiệp sinh, sắp tới Nhật sẽ tăng số lượng tiếp nhận và nhiều khả năng sẽ nới dài thời gian lên 5 năm, thay vì 3 năm như hiện nay.
Cần có chính sách giải quyết việc làm cho NLĐ sau khi đi XKLĐ
Nghệ An hiện có 17.000 LĐ đang làm việc tại nước ngoài; số LĐ về nước hàng năm khoảng 4-5 ngàn LĐ, trong đó chỉ có 15-17% có khả năng mở DN, tự tạo việc làm, số còn lại tiếp tục đi tìm việc. Vì vậy, cần có chính sách thu hút, tạo việc làm cho LĐ đã đi XK, vì đây sẽ là nguồn LĐ chất lượng, có tay nghề, ý thức tác phong công nghiệp, có thể cung cấp cho các KCN-KCX.
3. Đẩy mạnh phát triển một số ngành
Một phần nguyên do của hiện tượng này đến từ tác động của cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới, và cũng đến từ cả những khó khăn nội tại của nền kinh tế trong nước.
Tài chính, bất động sản, công nghệ thông tin u ám
Năm 2007 được xem là năm hoàng kim của ngành tài chính, bất động sản, công nghệ thông tin. Năm 2008, những nghề này bắt đầu nằm trong diện chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới cũng như những khó khăn trong nước.
Theo bà Winnie Lam, Giám đốc bộ phận Tư vấn nhân sự của Navigos Group, công ty cung cấp giải pháp nhân sự và tuyển dụng hàng đầu Việt Nam, trong tình hình kinh tế hiện nay, doanh nghiệp cũng như người lao động thường thận trọng hơn trong việc thay đổi nhân sự, thay đổi công việc. Với các công ty, thường thì họ chọn giải pháp hoặc bình ổn, hoặc thay đổi theo chiều hướng cắt giảm nhân sự.
Bà Winnie Lam cho rằng, khi quyết định cắt giảm nhân sự xảy ra, ảnh hưởng nhiều nhất sẽ đến với những ngành nghề đã phát triển quá nóng trong những năm qua. Tài chính, bất động sản, công nghệ thông tin chính là những ngành được dự báo là ảnh hưởng nhiều nhất.
Ngoài ra, sự đổ vỡ hàng loạt ngân hàng lớn trên thế giới vừa qua đã khiến cho lĩnh vực tài chính, vốn thu hút nhiều nhân lực những năm gần đây, co cụm lại và đối mặt với một cuộc khủng hoảng thừa. Điều này cũng đã và đang thể hiện ở trong nước.
Ví dụ, tại Citigroup, ngân hàng lớn thứ hai của Mỹ cũng vừa có kế hoạch sa thải thêm 52.000 nhân viên vào đầu năm 2009. Trong 9 tháng đầu năm 2008, tập đoàn này cũng đã cắt giảm 23.000 việc làm. Kế hoạch cắt giảm việc làm này nằm trong chính sách cắt giảm chi tiêu để đối phó với tình hình khủng hoảng.
Trong nước, một phần ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới, thị trường chứng khoán liên tục sụt giảm, nhiều công ty môi giới đã buộc phải giảm từ 20% - 30% nhân lực hoặc một khoản chi phí tương ứng. Nhiều ngân hàng thương mại cũng ở trong tình thế tương tự, đặc biệt là sau khó khăn trong 6 tháng đầu năm.
Ông Phạm Quang Ngọc, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cho rằng, nếu như năm 2007 đầu năm 2008 được coi là năm của nhân lực ngành tài chính với những mức lương ngất ngưởng, thậm chí sự cạnh tranh nhân lực luôn xảy ra với các công ty hoạt động trong lĩnh vực này, thì từ cuối năm 2008 và trong năm tới, sẽ có một cuộc đào thải lao động lớn trong ngành này; phía sau đó là chất lượng lao động sẽ được “siết chặt hơn”.
Một ngành thuộc diện “hot” trong những năm qua là công nghệ thông tin cũng đang chịu tác động của khủng hoảng kinh tế. Nếu như năm 2007 và 2008, nhiều học viêncông nghệ thông tin ra trường không sợ thất nghiệp, được mời chào với những mức lương khá hấp dẫn, thì năm 2009, nhiều chuyên gia dự báo, sẽ có 10% - 15% nhân viên công nghệ thông tin thất nghiệp.
Ngay từ tháng 7/2008, một trong những công ty công nghệ hàng đầu của Việt Nam là FPT cũng đã có quyết định cắt giảm 10% nhân sự. Gần đây là sự xôn xao trên thị trường công nghệ về một trường hợp “ghép” ba công ty con làm một để tinh gọn bộ máy, đồng nghĩa với một lực lượng lao động phải ra đi.
Ngành xây dựng, du lịch, dịch vụ tiếp tục “ngủ đông”
Ngoài lao động trong ngành tài chính, các chuyên gia dự báo năm 2009 cũng sẽ là năm phẳng lặng của nhân lực ngành xây dựng, du lịch và dịch vụ. Lý do được đưa là trong thời khủng khoảng tài chính, nhu cầu và sức tiêu dùng ở lĩnh vực này sẽ sụt giảm.
Ông Nguyễn Xuân Vui, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại hàng không, cho rằng khi kinh tế khó khăn, người ta cũng ít nghĩ đến chuyện du lịch, giải trí. Các tour du lịch tại công ty ông cũng đã giảm đáng kể so với hồi đầu năm.
“Khủng hoảng kinh tế đã tác động mạnh đến hiệu quả kinh doanh của ngành dịch vụ, du lịch, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của lao động động ngành này. Năm 2009, nếu tình hình không được cải thiện, chúng tôi sẽ buộc phải cắt giảm lao động”, ông Vui cho biết.
Y, dược, bán hàng, marketing “lên ngôi”
Trong khi phần lớn các ngành nghề đang “tụt hạng”, thì năm 2009 lại được dự đoán là năm của lao động ngành y, dược.
Tại một cuộc hội thảo về lĩnh vực này vừa được tổ chức tại Tp.HCM, các chuyên gia nhận định, sự thiếu hụt nhân lực trong ngành y, dược mà Bộ Y tế vừa công bố chính là nhu cầu cho ngành này trong năm tới.
Theo số liệu từ cuộc hội thảo, trung bình mỗi năm, mỗi công ty trong ngành dược sẽ tuyển từ 40 - 80 lao động, chủ yếu là sinh viên mới tốt nghiệp từ các trường đại học để đảm nhận những công việc như trình dược viên, nhân viên trong các công ty dược, bệnh viện và sở y tế các tỉnh, thành.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các giải pháp phát triển thị trường lao động Việt Nam.doc