Tiểu luận Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại và so sánh với nguyên tắc tố tụng tòa án

Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 3

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 3

1. Khái niệm trọng tài thương mại 3

2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại 4

II. CÁC NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 5

1. Nguyên tắc trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội. 5

2.Nguyên tắc trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật 6

3. Nguyên tắc các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình 8

4. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác 8

5.Nguyên tắc phán quyết trọng tài là chung thẩm. 10

III. SO SÁNH CÁC NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VỚI CÁC NGUYÊN TẮC TỐ TỤNG TÒA ÁN 11

1. Giống nhau 11

2. Khác nhau 12

KẾT LUẬN 16

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

 

 

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7850 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại và so sánh với nguyên tắc tố tụng tòa án, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và giao lưu thương mại ngày càng phát triển. Song cũng trong bối cảnh đó, các quan hệ thương mại ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Các quan hệ này không chỉ được thiết lập giữa các chủ thể kinh doanh trong nước mà còn mở rộng tới các tổ chức nước ngoài. Chính vì vậy, tranh chấp thương mại là điều không thể tránh khỏi và cần được quan tâm giải quyết kịp thời. Pháp luật Việt Nam nói chung cũng như pháp luật thương mại Việt Nam nói riêng đã quy định nhiều hình thức giải quyết tranh chấp như: thương lượng, hòa giải, tòa án hay trọng tài. Với những quy định của pháp luật hiện hành đã góp phần giải quyết các tranh chấp trong quan hệ thương mại một cách nhanh chóng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và xu thế hội nhập quốc tế, tranh chấp cũng ngày càng nhiều với tính chất và mức độ ngày càng phức tạp. Trước tình hình đó, việc lựa chọn phương thức nào để giải quyết tranh chấp có tầm quan trọng đặc biệt bởi nó có thể quyết định mức độ thiệt hại của doanh nghiệp một khi thương vụ bị đổ bể. Hiện nay, không có phương thức giải quyết tranh chấp nào chiếm vị thế tuyệt đối cả. Tuy nhiên, căn cứ vào những ưu điểm vượt trội của trọng tài thì phương thức này đang được các doanh nghiệp lựa chọn, đặc biệt là đối với các tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Trong phạm vi đề tài này nhóm xin trình bày về “các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại và so sánh với nguyên tắc tố tụng tòa án”. NỘI DUNG I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 1. Khái niệm trọng tài thương mại Trọng tài là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án. Chính vì vậy, việc Trọng tài giải quyết tranh chấp kinh doanh - thương mại là do các bên thỏa thuận lựa chọn và thường được ghi nhận trong hợp đồng. theo từ điển tiếng việt thì trọng tài là “Người được cử ra để phân xử, giải quyết những vụ tranh chấp. Đóng vai trọng tài trong cuộc tranh luận. Hội đồng trọng tài kinh tế.” Khoản 1, Điều 3 Pháp lệnh trọng tài quy định về nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, theo đó: “Tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài, nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thỏa thuận trọng tài”. Tại bản Quy tắc tố tụng Trọng tài có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2004 của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) bên cạnh phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có khuyến nghị các doanh nghiệp đưa điều khoản trọng tài mẫu của VIAC vào các hợp đồng thương mại như sau : “Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam theo quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”. Và hiện nay là Luật trọng tài thương mại năm 2010 có quy định :“Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này.” 2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là những tư tưởng chỉ đạo, chi phối được quy định để dùng làm cơ sở giải quyết cho các mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh thương mại mà trong đó trọng tài thương mại chính là phương thức giải quyết được sử dụng khi không có thỏa thuận liên quan đến tòa án. Tại Điều 4 Luật trọng tài thương mại năm 2010 đã quy định về các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài như sau: “1. Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội. 2. Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật. 3. Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. 4. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. 5. Phán quyết trọng tài là chung thẩm”. II. CÁC NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 1. Nguyên tắc trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội. Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh (khoản 2 Điều 3 Luật trọng tài thương mại năm 2010). Như vậy, các bên có thể thuận thỏa thuận trọng tài trước khi có tranh chấp hoặc sau khi có tranh chấp. Một trong những ưu điểm của việc giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài là các bên có tranh chấp được đảm bảo tối đa quyền tự do định đoạt trên nhiều phương diện trong quá trình giải quyết với điều kiện các thảo thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội. Các bên tranh chấp có quyền thỏa thuận với nhau về nhiều vấn đề liên quan đến thủ tục giải quyết mà trọng tài viên phải tôn trọng , nếu không sẽ dẫn đến hậu quả là quyết định của hội đồng trọng tài sẽ bị tòa án hủy theo yêu cầu của các bên. Quyền hạn của hội đồng trọng tài là do các bên giao cho họ. Các bên thỏa thuận chọn trung tâm trọng tài nào và hình thức trọng tài nào thì chỉ có trung tâm trọng tài và hình thức trọng tài đó có thẩm quyền giải quyết. Các bên lựa chọn trọng tài viên nào thì trọng tài viên đó có thẩm quyền giải quyết. Nếu các bên thỏa thuận vụ tranh chấp do một trọng tài viên duy nhất giải quyết thì chỉ có trọng tài viên duy nhất đó có quyền giải quyết. Các bên có quyền thảo thuận địa điểm giải quyết vụ tranh chấp. Chỉ khi không có thỏa thuận của các bên về địa điểm giải quyết thì hội đồng trọng tài mới quyết định. Các bên còn có quyền thỏa thuận thời gian mở phiên họp giải quyết vụ tranh chấp. Chủ tịch hội đồng trọng tài chỉ có quyền quyết định thời gian mở phiên họp giải quyết nếu các bên không có thỏa thuận khác. 2. Nguyên tắc trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật Việc giải quyết tranh chấp một cách công bằng, tính độc lập của các trọng tài viên đối với các bên là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm. Một số tổ chức trọng tài yêu cầu trọng tài viên xác nhận bằng văn bản rằng họ đang và sẽ độc lập với các bên và yêu cầu trọng tài viên trình bày bất kì sự kiện hoặc chi tiết nào có thể có khiến các bên nghi ngò về tính độc lập của họ. Theo quy định tại Điều 20 Luật trọng tài thương mại năm 2010 , công dân Việt Nam có đủ các điều kiện sau có thể làm trọng tài viên: - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự; - Có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên; - Trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được yêu cầu nêu tại điểm b khoản khoản 1 Điều luật cũng có thể được chọn làm Trọng tài viên. Những người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 20 nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây không được làm Trọng tài viên: - Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức thuộc Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án; - Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích. Tất cả những quy định trên đều nhằm đảm bảo nguyên tắc trọng tài viên độc lập, vô tư, khách quan trọng việc giải quyết tranh chấp thương mại. Khi tham giải giải quyết tranh chấp thương mại, trọng tài viên phải thật sự là người thứ ba độc lập, vô tư, không liên quan đến các bên có tranh chấp cũng như không có bất kì lợi ích nào dính dáng đến vụ tranh chấp đó. Trọng tài viên phải từ chối giải quyết tranh chấp, các bên có quyền yêu cầu thay đổi Trọng tài viên giải quyết tranh chấp trong các trường hợp sau đây: - Trọng tài viên là người thân thích hoặc là người đại diện của một bên; - Trọng tài viên có lợi ích liên quan trong vụ tranh chấp; - Có căn cứ rõ ràng cho thấy Trọng tài viên không vô tư, khách quan; - Đã là hòa giải viên, người đại diện, luật sư của bất cứ bên nào trước khi đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại trọng tài, trừ trường hợp được các bên chấp thuận bằng văn bản. Kể từ khi được chọn hoặc được chỉ định, Trọng tài viên phải thông báo bằng văn bản cho Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài và các bên về những tình tiết có thể ảnh hưởng đến tính khách quan, vô tư của mình. Nếu trọng tài viên không vô tư, không khách quan trong việc giải quyết vụ tranh chấp , vi phạm nghĩa vụ của trọng tài viên ( trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài) thì quyết định của hội đồng trọng tài có trọng tài viên này sẽ bị hủy (Điều 68 Luật trọng tài thương mại năm 2010). Trọng tài viên là người được các bên có tranh chấp lựa chọn giải quyết tranh chấp cho họ. Để giải quyết tranh chấp một cách công bằng, hợp lí, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên , trọng tài viên phải tuân theo các quy định của pháp luật. Trong nhà nước pháp quyền mọi người sống và làm việc theo pháp luật, bản thân của pháp luật đã hàm chứa yếu tố công bằng và văn minh. Nhà nước luôn kêu gọi, đề ra khẩu hiệu “sống và làm việc theo pháp luật” để từ đó mọi người nghiêm chỉnh chấp hành nhưng không phải lúc nào và ở đâu người dân cũng đều thực hiện đúng theo pháp luật. Khi giải quyết các tranh chấp thương mại theo thủ tục trọng tài, trọng tài viên phải tuân theo các quy định của pháp luật vì nếu trọng tài viên không căn cứ vào pháp luật nhận hối lộ hoặc có hành vi vi phạm đạo đức trọng tài viên thì các bên có quyền yêu cầu thay đổi trọng tài. 3. Nguyên tắc các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình Theo khoản 3 Điều 4 Luật trọng tài thương mại thì “Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình”. Theo nguyên tắc này thì giữa các bên có tranh chấp thương mại khi tham gia vào giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại thì đều có quyền và nghĩa vụ pháp lí ngang nhau. Họ được đảm bảo tối đa quyền tự do định đoạt trên nhiều phương diện trong quá trình giải quyết. Các bên có thể lựa chọn trung tâm trọng tài, hình thức trọng tài, trọng tài viên…Và giữa các bên có thể thỏa thuận với nhau về nhiều vấn đề liên quan đến thủ tục giải quyết tranh chấp. Khi các bên tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thì Hội đồng trọng tài phải tôn trọng và có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Nếu không sẽ dẫn tới hậu quả là quyết định của Hội đồng trọng tài sẽ bị Tòa án hủy theo yêu cầu của các bên. 4. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác Được quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật trọng tài thương mại năm 2010 “Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.” Là một trong những ưu điểm của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là xét xử kín (khác với nguyên tắc xét xử của toà là công khai), đáp ứng được yêu cầu giữ bí mật kinh doanh của các bên tham gia. Việc xét xử kín không công khai sẽ giúp cho các thương nhân, doanh nghiệp không bị mất uy tín với khách hàng và ngược lại. Trên thực tế sẽ chẳng có một người tiêu dùng nào hay một doanh nghiệp nào muốn ký kết với một doanh nghiệp đã bị đưa ra tòa án xét xử về việc thực hiện hợp đồng không đúng hoặc làm gây tổn hại đến lợi ích của mình,…Điều đó giải thích cho việc tại sao trong hầu hết các hợp đồng giữa các doanh nghiệp thì các bên tham gia kí kết luôn luôn chọn phương thức là giải quyết bằng trọng tài nhiều hơn là chọn Tòa án. Lấy một ví dụ như sau: Công ty TNHH A (có uy tín trên thị trường Việt Nam) chuyên kinh doanh mặt hàng dầu gội đầu có kí kết hợp đồng cung cấp giấy cho Đại lí E lượng hàng là 100 thùng dầu đóng gói, khi giao hàng đại lí E không kiểm tra số lượng, chất lượng hàng hóa nên khi bán mặt hàng này ra cho người tiêu dùng thì đã có một số tác dụng phụ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Lúc này người tiêu dùng có kiện đại lí E, đại lí E lại kiện lại công ty A về việc không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng hàng hóa. Lúc này, đại lí E cùng công ty A dùng phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Giả sử, nếu vụ việc trên được giải quyết bằng phương thức Tòa án thì chắc chắn, việc kinh doanh của công ty A trên thị trường sẽ bị giảm sút, có thể sẽ có nguy cơ phá sản. Chính vì vậy, việc chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài sẽ mang đến nhiều lợi ích hơn Tòa án, không gây căng thẳng cũng không gây ảnh hưởng nhiều đến uy tín của công ty mình. Trọng tài xét xử bí mật bởi tiến trình giải quyết của Trọng tài có tính riêng biệt. Hầu hết các quy định pháp luật về Trọng tài của các quốc gia đều thừa nhận nguyên tắc Trọng tài xử kín nếu các bên không có thỏa thuận khác. Đây là một ưu điểm quan trọng bởi các doanh nghiệp không muốn các chi tiết của vụ tranh chấp bị đem ra công khai trước Tòa án, điều mà các doanh nghiệp luôn coi là tối kỵ trong hoạt động kinh doanh của mình. Việc xét xử tranh chấp bằng Trọng tài đảm bảo tính bí mật cao và vì vậy sẽ tránh cho các bên nguy cơ làm tổn thương đến mối quan hệ hợp tác làm ăn vốn có, trong khi đó việc xét xử công khai tại Tòa án thường dễ làm cho các bên rơi vào thế đối đầu nhau với kết cục là một bên được thừa nhận như một người chiến thắng, còn bên kia thấy mình là một kẻ thua cuộc. Việc xét xử tranh chấp bằng Trọng tài trên thực tế đã làm giảm đáng kể mức độ xung đột, căng thẳng của những bất đồng bởi nó diễn ra trong một không gian kín, nhẹ nhàng, mang nặng tính trao đổi để tìm ra sự thật khách quan của vụ việc. Đó chính là những yếu tố tạo điều kiện để các bên duy trì được quan hệ đối tác, quan hệ thiện chí đối với nhau. Hơn nữa, sự tự nguyện thi hành quyết định của một bên sẽ làm cho bên kia có sự tin tưởng tốt hơn trong quan hệ làm ăn có thể diễn ra trong tương lai. Nguyên tắc phán quyết trọng tài là chung thẩm Theo khoản 5 Điều 4 Luật trọng tài thương mại năm 2010 thì “ Phán quyết trọng tài là chung thẩm”. Đây là nguyên tắc quan trọng để giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại. Trọng tài thương mại là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến nhất, với nhiều ưu điểm nổi bật như thời gian xử lý nhanh, nội dung tranh chấp được giữ bí mật, phán quyết của trọng tài là chung thẩm, không có kháng cáo, kháng nghị. Điều này có nghĩa là ngay sau khi hội đồng trọng tài công bố quyết định trọng tài, các bên phải thi hành quyết định trọng tài, trừ trường hợp một trong các bên làm đơn yêu cầu tòa án hủy quyết định trọng tài Trong việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, các bên có nhiều quyền định đoạt về việc được tự do lựa chọn trọng tài, quy tắc tố tụng, luật áp dụng, địa điểm, ngôn ngữ, thời gian tiến hành tố tụng trọng tài, quốc tịch của trọng tài viên. Thẩm quyền của trọng tài thương mại bao gồm tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại và tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài thương mại... với hai hình thức hoạt động là trọng tài quy chế và trọng tài vụ việc. Cũng theo quy định của Luật trọng tài thương mại , Tòa án xem xét hủy phán quyết trọng tài khi có đơn yêu cầu của một bên. Một trong các căn cứ khiến phán quyết trọng tài bị hủy là chứng cứ giả mạo; trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài… III. SO SÁNH CÁC NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VỚI CÁC NGUYÊN TẮC TỐ TỤNG TÒA ÁN Giống nhau Thứ nhất, tố tụng Tòa án và Trọng tài thương mại đều là hình thức tố tụng để giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại. Chính vì vậy các nguyên tắc của cả hai hình thức này trước hết được xây dựng cơ sở pháp luật. Dù hai phương thức được thực hiện theo các trình tự, thủ tục khác nhau nhưng đều phải đảm bảo đúng theo các quy định chung của pháp luật. Thứ hai, dù là phương thức nào thì các nguyên tắc đều được quy định nhằm hướng tới một mục đích chung nhằm giải quyết được tranh chấp phát sinh cũng như đảm cho tranh chấp ấy được giải quyết công bằng, chính xác. Thẩm phán, trọng tài viên khi tham gia giải quyết, xét xử vụ việc đều đảm bảo sự khách quan, vô tư, đúng với sự thực để các quyền và lợi ích chính đáng của đương sự được bảo đảm thực hiện. Thứ ba, các nguyên tắc trong tố tụng tòa án và trong trọng tài thương mại đều thể hiện ý chí, sự tự do định đoạt của các đương sự. Qua đó đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp mà các đương sự được hưởng. Trong tố tụng Tòa án các đương sự được quyền khởi kiện, quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, quyền tự do lựa chọn Tòa án phù hợp để giải quyết giải quyết trong các trường hợp nhất định, nguyên đơn được quyền thay đổi nội dung đơn kiện, rút đơn kiện…Trong trọng tài thương mại quyền tự do dịnh đoạt cũng được thể hiện ở nhiều phương diện trong quá trình giải quyết như có quyền lựa chọn trung tam trọng tài, hình thức trọng tài ,địa điểm giải quyết vụ việc tranh chấp… Thứ tư, về thời gian giải quyết vụ việc cả hai nguyên tắc đều được xây dựng trên tiêu chí giải quyết một cách nhanh chóng, dứt điểm, tránh dây dưa kéo dài. Với đặc thù của trong lĩnh vực kinh doanh thương mại việc rút ngắn thời gian các bên tham gia tố tụng có ý nghĩa rất lớn nhằm hạn chế một cách tối đa các ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các bên đương sự. 2. Khác nhau 2.1. Ưu điểm, khuyết điểm của các nguyên tắc tố tụng tòa án ■ Ưu điểm - Khi giải quyết tranh chấp tại Tòa án, việc giải quyết tranh chấp có thể qua nhiều cấp xét xử vì thế nguyên tắc nhiều cấp xét xử bảo đảm cho quyết định của Tòa án được chính xác, công bằng, khách quan và đúng với pháp luật. ■ Khuyết điểm Tuy toà án là cơ quan tài phán có sức mạnh cưỡng chế giúp đôi bên có thể giải quyết tranh chấp một cách triệt để, nhưng phương thức giải quyết tranh chấp này cũng bộc lộ ra nhiều hạn chế, cụ thể: - Tố tụng Tòa án dựa trên nguyên tắc xét xử công khai, điều này xuất phát từ bản chất của hoạt động xét xử là bảo vệ pháp chế và duy trì công lý đã được pháp luật quy định, xã hội thừa nhận. Mặt khác, hoạt động xét xử công khai của tòa án còn có tác dụng răn đe, cảnh cáo những hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên trong một số trường hợp để giữ bí mật nhà nước hoặc bí mật nghề nghiệp theo yêu cầu chính đáng của đương sư, tòa án có thể xử kín nhưng lại tuyên án công khai. Các doanh nghiệp làm ăn trên thương trường đều không muốn mang dấu đen phải ra tòa để giải quyết tranh chấp, nó có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ. - Mặc dù nguyên tắc xét xử nhiều cấp đảm bảo cho quyết định của Tòa án là chính xác, công bằng. Tuy nhiên nguyên tắc này cũng khiến cho vụ việc bị kéo dài, xử đi xử lại nhiều lần gây bất lợi cho đương sự nhất là những tranh chấp kinh tế có giá trị lớn đòi hỏi phải giải quyết nhanh chóng, dứt điểm. Việc kéo dài vụ việc sẽ gây căng thẳng tâm lý, làm mất thời giờ, tiền bạc của doanh nghiệp và có khi phải bỏ lỡ một cách đáng tiếc các cơ hội kinh doanh. - Trong tố tụng tòa án khả năng tác động của các bên rất hạn chế, đôi khi nó không thể hiện được hết nguyện vọng của các bên trong tranh chấp. 2.2. Ưu điểm, khuyết điểm của các nguyên tắc trọng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại So với hình thức giải quyết tranh chấp bằng toà án thì giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là hình thức rất phổ biến ở các nước trên thế giới, vì so sánh với phương thức toà án, phương thức trọng tài có những ưu điểm nổi bật: ■ Ưu điểm - Thứ nhất, khác với việc giải quyết tranh chấp tại tòa án-cơ quan tài phán của nhà nước, khi có tranh chấp phát sinh, bên có quyền lợi và lợi ích hợp pháp bị vi phạm có quyền đệ đơn yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết mà không cần có sự thỏa thuận trước, việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đòi hỏi có sự thảo thuận của các bên. - Thứ hai, nguyên tắc trọng tài viên phải tôn trọng sự thỏa thuận của các bên thể hiện khả năng chỉ định trọng tài viên thành lập hội đồng trọng tài giải quyết vụ việc giúp các bên lựa chọn được trọng tài viên giỏi, nhiều kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc vấn đề đang tranh chấp. Trọng tài khi giải quyết các tranh chấp nhân danh ý chí của các bên, không nhân danh quyền lực tư pháp nhà nước nên rất phù hợp để giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài. - Thứ ba, nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài được xét không công khai bởi tiến trình giải quyết của trọng tài có tính riêng biệt. Hầu hết các quy định pháp luật về trọng tài của các quốc gia đều thừa nhận nguyên tắc Trọng tài xử kín nếu các bên không có thỏa thuận khác. Đây là một nguyên tắc có ưu điểm quan trọng bởi các doanh nghiệp không muốn các chi tiết của vụ tranh chấp bị đem ra công khai trước Tòa án, điều mà các doanh nghiệp luôn coi là tối kỵ trong hoạt động kinh doanh của mình. - Thứ tư, nguyên tắc phán quyết trọng tài là chung thẩm nên nó có giá trị bắt buộc đối với các bên, các bên không thể chống án hay kháng cáo. Việc xét xử tại Trọng tài chỉ diễn ra ở một cấp xét xử, đó cũng chính là điều khác biệt cơ bản so với xét xử tại Tòa án bởi thông thường xét xử tại Tòa án diễn ra ở hai cấp. Hội đồng trọng tài sau khi tuyên phán quyết xong là đã hoàn thành nhiệm vụ của mình và chấm dứt sự tồn tại. ■ Khuyết điểm Giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng phương thức trọng tài tuy được các nước trên thế giới sử dụng phổ biến, rộng rãi, nhưng trong đó vẫn còn có những khuyết điểm không thể nào tránh khỏi: - Trước hết, khác với giải quyết tranh chấp thương mại tại tòa án là theo nguyên tắc nhiều cấp xét xử thì ở trọng tài thương mại trọng tài chỉ tuyên án án sau một cấp xét xử nên đôi khi các quyết định của trọng tài là không chính xác , gây thiệt hại cho doanh nghiệp. - Thứ hai, việc thực hiện các quyết định của trọng tài theo nguyên tắc tự do thỏa thuận của các bên. Đối với các doanh nghiệp nước ngoài, uy tín của doanh nghiệp được đặt lên hàng đầu do đó việc họ tự giác thực hiện các quyết định của trọng tài khá cao. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước hiện nay vẫn chưa coi trọng việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, nên vẫn chưa có ý thức tự giác. Như vậy, mỗi một phương thức giải quyết tranh chấp sẽ có những ưu điểm và hạn chế nhất định và dựa vào tùy từng trường hợp các đương sự sẽ có thể lựa chọn con đường giải quyết một cách thích hợp, hiểu quả nhất. Qua việc phân tích những nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại cũng như qua việc so sánh với các nguyên tắc tố tụng tại Tòa án có thể thấy rằng Trọng tài thương mại là một phương thức có khá nhiều ưu điểm, tuy nhiên trên thực tế số lượng các vụ việc giải quyết các tranh chấp bằng hình thức này ở mức độ rất thấp. Ví dụ, ở thành phố Hà Nội năm 2004 số lượng giải quyết bằng trọng tài thương mại là 10 vụ, năm 2005 là 13. Như vậy có thể thấy việc giải quyết các tranh chấp bằng trọng tài thương mại hiện nay còn chưa được các doanh nghiệp lưu tâm và lựa chọn. Điều này xuất phát từ nhiều lí do như mạng lưới trọng tài còn thưa thớt, các cá nhân các doanh nghiệp chưa am hiểu nhiều về phương thức này…Chính vì vậy để việc áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại trong thực tế chúng ta cần tiếp tục tìm hiểu các nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục chúng. KẾT LUẬN Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp khá phổ biến trên thế giới, nhất là tại những nước có nền kinh tế thị trường phát triển . Đó là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại có ưu thế hơn so với các phương thức giải quyết tranh chấp khác bởi tố tụng trọng tài được đánh giá là linh hoạt, bảo đảm tốt hơn quyền định đoạt của các bên. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thể hiện tính năng động, linh hoạt và mềm dẻo, do đó dễ thích ứng hơn so với giải quyết tranh chấp bằng Tòa án. Các nguyên tắc của trọng tài thương mại chính là cơ sở định hướng để giải quyết các tranh chấp thương mại một cách hiệu quả và nhanh chóng, đảm bảo lợi ích cho các doanh nghiệp. Việc xét xử tranh chấp bằng trọng tài trên thực tế đã làm giảm đáng kể mức độ xung đột, căng thẳng của những bất đồng bởi nó diễn ra trong một không gian kín, nhẹ nhàng, mang nặng tính trao đổi để tìm ra sự thật khách quan của vụ/việc. Đó chính là những yếu tố tạo điều kiện để các bên duy trì được quan hệ đối tác, quan hệ thiện chí đối với nhau. Hơn nữa, sự tự nguyện thi hành quyết định của một bên sẽ làm cho bên kia có sự tin tưởng tốt hơn trong quan hệ làm ăn có thể diễn ra trong tương lai. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường Đại học Luật , Giáo trình luật thương mại (tập 2), Nguyễn Viết Tý (chủ biên), NXB.CAND, Hà Nội, 2006. Bùi Ngọc Cường (chủ biên), Giáo trình luật thương mại (tập 2), Nxb. Giáo dục, 2008. Trung tâm thương mại quốc tế và Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mạiSo sánh với các nguyên tắc tố tụng của tòa án.doc
Tài liệu liên quan