Tiểu luận Các phương pháp tính giá trị hàng tồn kho và kế toán dự phòng giảm giá tồn kho

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

PHẦN I. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRỊ HÀNG TỒN KHO 3

I. Phương pháp thực tế đích danh 3

II. Phương pháp bình quân gia quyền. 4

III. Phương pháp nhập trước- xuất trước(FIFO) 5

IV. Phương pháp nhập sau- xuất trước (LIFO) 6

PHẦN II. KẾ TOÁN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO 10

I. Mục đích dự phòng giảm giá. 10

II. Quy định kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho(VAS 02-CDKT QD 15). 10

II. Phương pháp kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 13

III. Ví dụ minh họa. 16

KẾT LUẬN 18

 

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7316 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Các phương pháp tính giá trị hàng tồn kho và kế toán dự phòng giảm giá tồn kho, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điểm: Thuận lợi cho kế toán trong việc tính giá hàng hóa. Đây là phương pháp cho kết quả chính xác nhất trong các phương pháp. Chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế, giá trị hàng tồn kho được đánh giá đúng theo trị giá thực tế của nó. Nhược điểm : là chỉ phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh ít mặt hàng, ít chủng loại hàng hóa, có thể phân biệt, chia tách ra thành nhiều thứ riêng rẽ. Ngoài ra phương pháp này còn có nhược điểm là tính giá hàng hóa không sát với giá thị trường. II. Phương pháp bình quân gia quyền. Theo phương pháp giá bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc ngay sau khi nhập một lô hàng về. Khi áp dụng phương pháp này kế toán căn cứ vào đơn giá mua bình quân của từng loại hàng hóa trong một kỳ để xác định giá trị thực tế của hàng xuất kho cũng như là giá trị thực tế của hàng tồn kho. Đơn giá mua Trị giá HH tồn kho ĐK + Trị giá hàng nhập TK bình quân = trong kỳ Số lượng HH tồn ĐK + Số lượng HH nhập TK Giá thực tế hàng xuất bán = Đơn giá mua bình quân * Khối lượng hàng hóa xuất bán. Sau đó xác định trị giá hàng tồn kho cuối kỳ theo công thức: Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ = Số lượng hàng hóa tồn kho* Đơn giá mua bình quân Khi sử dụng phương pháp này trị giá của hàng tồn kho cuối kỳ chịu ảnh hưởng bởi giá của hàng tồn kho đầu kỳ và giá mua của hàng hóa trong kỳ. Như vậy phương pháp này có xu hướng che dấu sự biến động của giá. Các phương pháp bình quân cũng được áp dụng khá nhiều trong các DN ở Việt Nam. Nhược điểm: Nó lại có xu hướng che dấu sự biến động của giá. Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản, dễ làm, không mang tính áp đặt chi phí cho từng đối tượng cụ thể như một số phương pháp hạch toán hàng tồn kho khác. Hơn nữa những người áp dụng phương pháp này đều cho rằng thực tế làcác doanh nghiệp không thể đo lường một cách chính xác về quá trình lưu chuyển của hàng nhập, xuất trong DN và do vậy nên xác định giá trị thực tếhàng xuất kho theo phương pháp bình quân. Điều này càng mang tính thuyết phục với những loại hàng tồn kho mà chúng có tính đồng đều, không khác nhau về bản chất. Ta thấy rằng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ để tính giá hàng tồn kho chỉ phù hợp với các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ vì phải đến tận cuối kỳ chúng ta mới tính được giá đơn vị bình quân. Sau khi kiểm kê ta biết được số lượng tồn cuối kỳ, từ đó tính được giá trị hàng xuất trong kỳ. Ta không nên sử dụng phương pháp này trong các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên bởi vì mỗi lần xuất chúng ta đều phải hạch toán trị giá xuất ngay nhưng ta lại không thể xác định được đơn giá xuất.Còn với phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập thì ngược lại, nên áp dụng trong các doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. III. Phương pháp nhập trước- xuất trước(FIFO) Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước sẽ được xuất bán và sử dụng trước, hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất vào thời điểm cuối kỳ. Do vậy giá trị hàng xuất kho được tính theo giá hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho. Trong trường hợp giá vật tư hàng hóa có xu hướng giảm thì giấ hàng tồn kho sẽ là nhỏ nhất và do đó lợi nhuận trong kỳ giảm và ngược lại. Ưu điểm: Phương pháp này là hàng tồn kho phản ánh trên bảng cân đối kế toán được đánh giá sát với thực tế tại thời điểm lập báo cáo. Nhược điểm: Phương pháp là làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại. Theo phương pháp này, doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hoá đã có được từ cách đó rất lâu. Đồng thời nếu số lượng chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuất liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều. Phương pháp tính giá này áp dụng phù hợp với cả hai phương pháp hạch toán hàng tồn kho là kiểm kê định kỳ và kê khai thường xuyên. Song từ đặc điểm của mỗi phương pháp hạch toán mà chúng ta có thể thấy rằng có sự khác nhau cơ bản về giá trị của hàng xuất và tồn cuối kỳ giữa FIFO trong phương pháp kiểm kê định kỳ và kê khai thường xuyên. IV. Phương pháp nhập sau- xuất trước (LIFO) Phương pháp này áp dụng trên giả thiết là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Do đó, giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hành nhập sau, trị giá của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ. Trong trường hợp nền kinh tế lạm phát (giá cả có xu hướng tăng lên), khi đó, lượng hàng tồn kho sẽ thấp nhất và ngược lại. Cơ sở khoa học của phương pháp này là do doanh nghiệp kinh doanh liên tục, phải có hàng hóa thay thế cho hàng tồn kho được bán. Khi bán hàng, hàng hóa thay thế được mua vào. Như vậy, việc bán hàng đã tạo ra sự thay thế của hàng hóa. Nếu chi phí và thu nhập tương xứng với nhau thì trị giá vốn của hàng hóa thay thế phải phù hợp với doanh số đã gây ra sự thay thế này. Do, chi phí của lần mua gần nhất sẽ tương đối sát với trị giá vốn của hàng hóa thay thế. Thực hiện phương pháp lifo đảm bảo được yêu cầu của nguyên tắc phù hợp trong kế toán. Khi giá cả có xu hướng tăng lên giúp cho đơn vị kinh doanh giảm được số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp do lúc đó lợi nhuận giảm, chi phí hàng hóa là cao nhất.chính vì ưu điểm này mà doanh nghiệp đã sử dụng để đạt mục tiêu giảm thuế. Thuế là nguyên nhân làm cho phương pháp LIFO được áp dụng phổ biến. Khi mức giá của hàng tồn kho tăng và số lượng không đổi thì dẫn đến giá vốn hàng bán tăng. Điều này đồng nghĩa với lãi ròng giảm đi và cuối cùng là thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp giảm xuống. Mặc dù trong tương lai giá cả của hàng tồn kho giảm xuống thì doanh nghiệp đã giảm đi được một phần nào thuếthu nhập doanh nghiệp phải nộp (trong một hoặc nhiều kỳ nào đó). Và hơn nữa đây là một lý do để doanh nghiệp có thể trì hoãn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp Tuy nhiên, phương pháp này củng có một số nhược điểm như sau: vì bỏ qua nhập xuất hàng hóa vật tư thực tế, chi phí quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp có thể lên cao vì mua thêm vật tư hàng hóa nhằm tính vào giá vốn hàng bán những chi phí mới nhất với giá cao nhất (trong nền kinh tế lạm phát giá cả có xu hướng tăng lên). Điều này trái ngược với xu hướng hàng tồn kho một cách có hiệu quả. Giá trị hàng tồn kho được phản ánh thấp hơn giá trị của nó, vốn lưu động của đơn vị kinh doanh được phản ánh thấp hơn so với thực tế khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Trong một thị trường ổn định, giá cả không thay đổi từ kỳ này sang kỳ khác thì các phương pháp trên đều cho cùng một kết quả nên việc doanh nghiệp lựa chọn phương pháp nào để tính giá hàng tồn kho không ảnh hưởng nhiều đến trị giá vốn hàng bán và trị giá hàng tồn kho cuối kỳ. nhưng nếu thì trường không ổn định,giá cả lên xuống thất thường thì các phương pháp này lại cho kết quả khác nhau và có ảnh hưởng nhất định đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp. trong trường hợp này doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn phương pháp tính giá trị hàng tồn kho, thể hiện công khai trong bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Đồng thời, theo nguyên tắc nhất quán phương pháp đó phải sử dụng thống nhất từ kỳ này sang kỳ khác. Nhờ đó, có thể kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh được chính xác. * Tóm lại: Các phương pháp khác nhau có ảnh hưởng khác nhau tới các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính. Phương pháp FIFO cho kết quả số liệu trong bảng cân đối kế toán là sát nhất với giá phí hiện tại so với các phương pháp tính giá hàng tồn kho khác vì giá của các lần mua sau cũng được phản ánh trong giá hàng tồn kho cuối kỳ còn trị giá vốn hàng xuất là giá cũ từ trước, phương pháp FIFO giả sử rằng giá của hàng tồn kho đầu kỳ theo giá nhập trước và giá các lần nhập trước trở thành trị giá vốn hàng xuất (hoặc thành chi phí). Khi giá cả tăng lên, phương pháp FIFO thường dẫn đến lợi nhuận cao nhất trong 3 phương pháp FIFO, LIFO và bình quân, còn khi giá cả giảm xuống thì phương pháp FIFO cho lợi nhuận là thấp nhất trong 3 phương pháp tính giá. Phương pháp FIFO là một phương pháp tính giá theo hướng bảng cân đối kế toán, vì nó đưa ra sự dự đoán chính xác nhất giá trị hiện tại của hàng tồn kho trong những kỳ giá cả thay đổi. Trong những kỳ giá tăng lên, phương pháp FIFO sẽ cho kết quả thuế cao hơn bất kỳ phương pháp nào trong khi những kỳ giá cả giảm sút thì FIFO giúp cho doanh nghiệp giảm đi gánh nặng thuế. Song một ưu điểm lớn của FIFO là phương pháp này không phải là đối tượng cho những qui định và những yêu cầu của các điều khoản ràng buộc thuế như phương pháp LIFO phảigánhchịu. Trong phương pháp LIFO, thông thường thì số hàng tồn cuối kỳ gồm giá gốc của những mặt hàng mua từ cũ . Khi giá cả tăng lên, phương pháp LIFO cho số liệu trên bảng cân đối kế toán thường thấp hơn so với giá phí hiện tại. LIFO thường cho kết quả lợi nhuận thấp nhất trong trường hợp giá cả tăng vì giá vốn trong phương pháp này là cao nhất và cho lợi nhuận cao nhất khi giá cả giảm (vì giá vốn là thấp nhất). Phương pháp LIFO thường dẫn đến sự giao động thấp nhất về lợi nhuận báo cáo ở những nơi mà giá bán có xu hướng thay đổi cùng với giá hiện tại của các mặt hàngtồnkhothayđổi. Phương pháp LIFO tạo ra sự ảnh hưởng khác nhau tới báo cáo tài chính do phương pháp này thường phản ánh số liệu giá vốn hàng bán theo giá phí hiện hành, phương pháp này cũng có nhiều thuận lợi thiết thực về thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp sử dụng phương pháp LIFO trong việc tính toán thuế thu nhập doanh nghiệp thì phương pháp này cũng phải được sử dụng trong các báo cáo tàichínhchocáccổđông. Phương pháp bình quân trong tính giá hàng tồn kho là phương pháp tạo ra sự quân bình ở giữa hai phương pháp LIFO và FIFO trong việc ảnh hưởng tới bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh. Phương pháp này không đưa ra một dự kiến về thông tin giá phí hiện thời trên cả báo cáo tài chính và báo cáo kết quả kinh doanh, nó cũng không giúp việc giảm thiểu gánh nặng thuế cũng như không phát sinh những kết quả nặng nề nhất khi có những thay đổi khác nhau. Kết luận: Sự khác nhau trong việc xác định giá vốn hàng bán và trị giá hàng tồn kho cuối kỳ theo các phương pháp tính giá khác nhau liên quan tới việc thay đổi giá phí mua vào của các mặt hàng. Việc sử dụng giá cũ cho xác định trị giá hàng tồn cuối kỳ trong phương pháp LIFO hoặc xác định giá vốn hàng bán theo giá cũ hơn trong phương pháp FIFO sẽ chịu ít ảnh hưởng nếu giá cả ổn định. Khi chỉ số giá cả tăng lên hoặc giảm xuống sẽ ảnh hưởng tới việc sử dụng đơn giá cũ hoặc mới do thay đổi giá dẫn đến sự khác biệt lớn về giá vốn hàng bán và bị giá tồn cuối kỳ giữa hai phương pháp LIFO và FIFO. Sự khác biệt về giá vốn hàng bán và trị giá hàng tồn cuối kỳ cũng liên quan tới tỷ lệ vòng quay của hàng tồn kho. Nhìn chung xu hướng giá cả và các mục đích nhấn mạnh chú trọng tới là điều quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp tính giá hàng tồn kho, các nhân tố khác cần xem xét tính những rủi ro của sự giảm thiểu hàng tồn kho cuối kỳ trong phương pháp LIFO; dòng tiền và sự duy trì nguồn tài trợ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp tính giá xuất song chưa được đề cập một cách thấu đáo ở đây. Trong một thị trường ổn định, khi giá không thay đổi thì việc lựa chọn một phương pháp tính giá hàng tồn kho nào không quan trọng lắm vì tất cả các phương pháp tính giá đều cho cùng một kết quả khi giá không đổi từ kỳ này sang kỳ khác. Nhưng trong một thị trường không ổn định, giá cả lên xuống thất thường thì mỗi phương pháp có thể cho một kết quả khác. Cả 4 phương pháp trên đều được thừa nhận, song mỗi phương pháp tính giá hàng tồn kho thường có những ảnh hưởng nhất định trên báo cáo tài chính, vì vậy việc lựa chọn phương pháp nào phải được công khai trên các báo cáo và phải sử dụng nhất quán trong niên độ kế toán, không thay đổi tuỳ tiện để đảm bảo nguyên tắc nhất quán trong kế toán.Trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc chung của kế toán và tuỳ theo điều kiện cụ thể về số lượng hàng hoá, số lần nhập xuất, trình độ nhân viên kế toán, điều kiện kho bãi mà doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính giá hàng hoá xuất kho cho hợp lý và hiệu quả. PHẦN II. KẾ TOÁN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO I. Mục đích dự phòng giảm giá. Nhằm bù dắp các khoản thiệt hại thưc tế xảy ra do vật tư,sản phẩm hang hóa tồn kho bị giảm giá,đồng thời để phản ánh đúng giá trị thuần co thể thực hiện của hang tồn kho của doanh nghiệp khi lập BCTC cuối kì. II. Quy định kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho(VAS 02-CDKT QD 15). Cuối kì kế toán năm: khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hang tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hang tồn kho. Số lượng hàng tồn kho Mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho Giá gốc hàng tồn kho Giá trị thuần có thể thực hiện của hàng tồn kho X _ Xác định giá gốc hàng tồn kho và giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho trong công thức khi xác định mức dự phòng: Thứ nhất: Giá gốc hàng hóa tồn kho. Theo quy định của VAS 02: giá gốc của hàng hóa tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc vác trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Việc hạch toán giá gốc của hàng hóa tồn kho vào tài khoản kế toán được tuân thủ theo quy định của chế độ kế toán ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC: TK 1561: giá mua hàng hóa. Tài khoản này phản ánh giá mua hàng hóa và các khoản Thuế không được hoàn lại. TK 1562: chi phí mua hàng. Khi hàng hóa xuất kho để bán, đồng thời với bút toán ghi nhận doanh thu, trị giá vốn hàng bán được ghi nhận đồng thời trên cơ sở số liệu được kết chuyển từ TK 1561 sang TK 632. Toàn bộ chi phí mua hàng sẽ được tính toán phân bổ cho hàng hóa tồn kho và hàng bán ra 1 lần vào thời điểm cuối kì. Kết quả của việc tính toán phân bổ đã bình quân hóa chi phí mua hàng cho tất cả hàng hóa tồn kho cuối kì. Điều đó dẫn đến không thể xác định chính xác giá gốc của từng thứ hàng hóa tồn kho cuối kì là bao nhiêu. Như vậy, theo qui định của chuẩn mực và chế độ kế toán là MDF phải được xác định trên cơ sở so sánh giữa giá gốc hàng hóa tồn kho và giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng hóa tồn kho, nhưng thực tế khi tính toán thì MDF được xác định trên cơ sở so sánh giữa giá mua hàng hóa và giá trị thuần có thể thực hiện được. Thực tế ở các doanh nghiệp khi lập dự phòng cũng chứng minh điều này, bởi các doanh nghiệp khi lập dự phòng thường bỏ qua yếu tố chi phí mua hàng trong giá gốc của những hàng hóa tồn kho cần lập dự phòng. Khoản chi phí mua hàng này thậm chí được tính kết chuyển hết cho hàng hóa đã tiêu thụ trong kì. Điều này được hcấp nhận dựa trên cơ sở của nguyên tắc kế toán “trọng yếu”. Thứ hai: Giá trị thuần có thể thực hiện của hàng hóa tồn kho.  Theo VAS 02 thì giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kì sản xuất kinh doanh bình thường trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. Giá trị thuần được xác định như sau: Giá trị thuần có thể thực hiện HTK = Giá bán ước tính của HTK - Chi phí ƯT để hòan thành SP và chi phí ƯT cần thiết cho tiêu thụ hàng TK này. Việc ước tính giá trị thuần phải dựa trên những bằng chứng tin cậy tại thời điểm kết thúc niên độ. Khi ước tính giá trị thuần của hàng tồn kho phải chú ý đến 2 vấn đề sau: Sự biến động giá cả hàng tồn kho trực tiếp liên quan đến các sự kiện diẽn ra sau ngày kết thúc năm tài chính, trong trường hợp những sự kiện này được cung cấp những bằng chứng xác nhận về các sự kiện đã có ở thời điểm kết thúc niên độ. Trường hợp này thuộc phạm vi điều chỉnh của VAS 23 “Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kì kế toán năm”. Nghĩa là:          - Nếu HTK được bán ra càng gần ngày sau ngày kết thúc kì kế toán năm thì có thể căn cứ vào giá đã có thể bán được của hàng tồn kho để xác định lại mức dự phòng đã lập. Vì điều này cung cấp bàng chứng tin cậy về việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho vào cuối năm trước.         - Nếu hàng tồn kho được bán ra càng xa ngày sau ngày kết thúc kì kế toán năm thì giá bán của hàng tồn kho không được sử dụng để xác định lại mức dự phòng đã lạp vì sự thay đổi giá cả chủ yếu là lí do thuộc vè sự thay đổi của thị trường chứ không phải là sự ước tính giá trị thuần của hàng tồn kho vào cuối năm trước không phù hợp. Mục đích của việc dữ trữ hàng tồn kho: nếu hàng tồn kho được dự trữ để đảm bảo cho các hợp đồng bán hàng không thể hủy bỏ thì phải dựa vào giá trị hợp đồng. Nghĩa là mức dự phòng được lập khi giá trị hợp đồng bán hàng không thể hủy bỏ của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc. Có thể minh họa như sau: Giá gốc HTK Giá trị thuần có thể thực hiện của HTK A Giá bán HTK A theo HĐ không thể hủy bỏ Mức DF 1000 900 950 50 1000 900 1050 0 1000 900 850 150 Cơ sở: yêu cầu của nguyên tắc “thận trọng” trong kế toán.giá trị TS trong BCTC không được phản ánh lớn hơn giá có thể bán được thuần hoặc giá trị lợi ích từ việc sử dụng chúng. Ước tính gí trị thuần có thể thực hiện của hàng tồn kho: Giá trị thuần có thể thực hiện HTK=Giá trị ước tình của HTK –CP ước tính để hoàn thành SP và CP ước tính cần thiết tiêu thụ HTK - Ước tính giá trị thuần phải dựa trên những bằng chứng tin cậy tại thời điểm kết thuc niên độ. - Khi ước tính giá trị thuần của HTK phải chú ý đến những yếu tố sau: +Sự biến động giá cả HTK trực tiếp liên quan dến các sự kiện diển ra sau ngày kết thúc năm tài chính, trong trường hợp những sự kiện này được cung cấp những bằng chứng xác nhận về các sự kiện xác nhận về các sự kiện đã có ở thì diểm kết thúc niên độ. Trường hợp này thuộc phạm vi diều chỉnh của VAS 23 “các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kì KT năm”. Nghĩa là: . Nếu HTK được bán ra càng gần ngày sau ngày kết thúc kì KT năm thì có thể căn cứ vào giá đã có thể bán được của HTK để xác định lại mức dự phòng đã lập ở năm trước, trên cơ sở đó diều chỉnh tăng hoặc giảm mưc dự phòng đã lập. Vì điều này cung cấp bằng chứng tin cậy về việc ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK vào cuối năm trước. . Nếu HTK được bán ra càng xa ngày sau ngày kết thúc kì KT năm thì giá bán của HTK không được sử dụng để xác định lại mức dự phòng đã lập vì sự thay đổi giá cả chủ yếu là lý do thuộc về sự thay đổi của thị trường chứ không phải là sự ước tính giá trị thuần của HTK không phù hợp + Mục đích của việc dự trữ HTK: Nếu HTK được dự trữ để đảm bảo cho các hợp đồng bán hàng khong thể hủy bỏ thì phải dựa vào giá trị hợp đồng. Như vậy nếu số hàng đang tồn kho lớn hơn số hàng cần cho hợp đồng thì giá trị thuần túy có thể thực hiện được của số chênh lệch giữa HTK lớn hơn số hàng cần cho hợp đồng được dánh giá trên cơ sở giá bán ước tính .Điều này đòi hỏi ki kiểm kê,xác định: + Những HTK không bị hư hỏng, kém chất lượng, giảm giá. + Những HTK bị hư hỏng,kém chất lượng, giảm giá cần phải lập dự phòng.Và trong số này phải xác định số HTK dự trữ cho những hợp đòng không thể hủy bỏ để xác định mức dự phòng hợp lý. Nguyên tắc lập dự phòng: Lập dự phòng giảm giá HTK phải tính cho từng thứ hàng hóa Đối với hàng hóa dự trử cho hợp đồng không thẻ hủy bỏ thì mức dự phòng là chênh lệch giữa giá trị hợp đồng nhỏ hơn giá gốc Đối với hàng hóa tồn kho còn lại thì dự phòng là chênh lệch giữa giá trị thuần có thẻ thực hiện được nhỏ hơn giá gốc. Có chứng từ hợp lệ,hợp lý đẻ chứng minh giá vốn HTK Doanh nghiệp phải lập hội đồng để thẩm định ức độ giảm giá vật tư hàng hóa tồn kho. II. Phương pháp kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho. a. Chứng từ sử dụng. BẢNG LẬP DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO Tên hàng hóa Đơn vị tính Số lượng. 1 sản phẩm Tổng giá trị gốc Tổng giá trị thuần Mức dự phòng Trị giá gốc Trị giá thuần Tổng b. Tài khoản sử dụng. TK 159 “dự phòng giảm giá hàng tồn kho” Bên nợ: hoàn nhập số chênh lệch dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm nay lớn hơn số đã trích lập cuối niên độ trước. Bên có: trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối niên độ kế toán. Số dư bên có: số dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện còn cuối kỳ. c. Nguyên tắc hạch toán. Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán trươc thì lập dự phòng thêm phần chênh lệch và ghi tăng giá vốn. Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập cuối niên độ kế toán trước thì hoàn nhập dự phòng chênh lệch và ghi giảm giá vốn Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập khi có những bằng chứng tin cậy về sự giảm giá của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho. Dự phòng là khoản dự tính trước để đưa vào chi phí sản xuất, kinh doanh phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn giá trị đã ghi sổ kế toán của hàng tồn kho. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do vật tư, sản phẩm, hàng hoá tồ kho bị giảm giá; đồng thời cũng phản ánh đúng giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho của doanh nghiệp khi lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ hạch toán. Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc bán chúng. Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phản ánh trên Tài khoản 159- “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” sử dụng để điều chỉnh giá gốc hàng tồn kho của các tài khoản hàng tồn kho Hạch toán tài khoản này cần tôn trọng một số quy định sau: 1. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được trích lập khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc và được ghi nhận giá vốn hàng bán trong kỳ. 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào cuối kỳ kế toán năm khi lập báo cáo tài chính. Khi lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được thực hiện theo đúng các qui định của Chuẩn mực kế toán số 02- “Hàng tồn kho” và qui định của chế độ tài chính hiện hành. Đối với các doanh nghiệp phải lập và công khai báo cáo tài chính giữa niên độ như công ty niêm yết thì khi lạp báo cáo tài chính giữa niên độ (báo cáo quý) co thể xem xét và điều chỉnh số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập phù hợp với tình hình thực tế theo nguyên tắc giá trị hàng tồn kho phản ánh trên Bảng cân đối kế toán theo giá trị thuần có thể thực hiện được (nếu giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc) của hàng tồn kho. 3. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải tính theo từng thứ vật tư, hàng hoá, sản phẩm tồn kho. Đối với dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải được tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt. 4. Cuối niên độ kế toán căn cứ vào số lượng, giá gốc, giá trị thuần có thể thực hiện được của từng thứ vật tư, hàng hoá, từng loại dịch vụ cung cấp dở dang, xác định khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập cho niên độ kế toán tiếp theo: - Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng giá vốn hàng bán. - Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đang ghi trên sổ kế toán thì chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm giá vốn hàng bán. Trình tự hạch toán: Trường hợp dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối niên độ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm hàng tồn kho đã lập cuối niên độ kế toán năm trước thì số chênh lệch được lập thêm, ghi: Nợ TK 632:giá vốn hàng bán Có TK 159:dự phòng giảm giá hàng tồn kho Trường hợp dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối niên độ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm hàng tồn kho đã lập cuối niên độ kế toán năm trước thì số chênh lệch nhỏ hơn được lập thêm, ghi: Nợ TK 159:dự phòng giảm giá hàng tồn kho Có TK 632:giá vốn hàng bán (chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho) Kế toán mở sổ tổng hợp của TK 159 để theo dỏi toàn bộ tình hình trích lập và dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Ngoài ra, có thể mở sổ theo dỏi chi tiết số dự phòng được trích lập cho từng mặt hàng. d. Xử lý khoản dự phòng: Tại thời điểm lập dự phòng nếu giá gốc hàng tồn kho cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho thì phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. - Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho; - Nếu số dự phòng giảm giá phải trí

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_thao_luan.doc
Tài liệu liên quan