Mặc dù giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN tăng khá nhanh nhưng tỷ trọng xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang ASEAN (trừ gạo) vẫn ở mức dưới 20% tổng giá trị xuất khẩu của các mặt hàng này. Thị trường khu vực hiển nhiên dễ tính hơn so với thị trường của các nước đã phát triển. Chi phí vận chuyển, giao dịch rõ ràng rẻ hơn. Trên một số phương diện khác, thị hiếu của người dân các nước này cũng khá gần với thị hiếu của người Việt Nam. Nếu trong thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam nhận ra điều này và điều chỉnh các chiến lược xuất khẩu sang khu vực ASEAN và Trung Quốc, chúng ta hy vọng tình hình nhập siêu từ khu vực ASEAN và Trung Quốc sẽ giảm bớt.
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3202 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Cán cân thương mại của Việt Nam 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM 2009
ThS. Đỗ Văn Tính
Từ sau giai đoạn mở cửa kinh tế, thương mại của Việt Nam tăng lên rất nhanh. Tính trung bình từ năm 1990 đến 2009, xuất khẩu của Việt Nam tăng trung bình hàng năm 18.7%/năm, trong khi đó nhập khẩu tăng trung bình 20.1%/năm. Tổng kim ngạch nhập khẩu từ mức chỉ bằng 76% GDP vào năm 1990 tăng lên 162% GDP vào năm 2008. Thâm hụt thương mại theo đó cũng ngày càng lớn, từ mức 0.6 tỷ USD năm 1990, và lên đỉnh điểm vào năm 2008 là 17.51 tỷ USD.
Sự tăng mạnh của kim ngạch xuất nhập khẩu làm cho nền kinh tế Việt Nam có độ mở ngày càng cao. Tuy nhiên, tiềm ẩn sau đó là những rủi ro. Tổng thâm hụt thương mại của Việt Nam từ năm 1990 đến 2009 đã lên tới 84 tỷ USD, tương đương với GDP của năm 2007. Thâm hụt thương mại/GDP liên tục tăng cao trong những năm gần đây và lên tới hơn 20% GDP vào năm 2008. Đây là mức cao vượt xa trung bình của các nước trên thế giới.
Về cơ cấu nhập khẩu, phần lớn các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam là máy móc thiết bị và nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng chỉ chiếm chưa đến 10%. Từ năm 2000 đến nay, nhập khẩu mặt hàng tiêu dùng chỉ chiếm 6-8%, nguyên nhiên vật liệu chiếm 60-67%, còn lại là máy móc thiết bị.
Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, nguyên liệu thô và sản phẩm sơ chế giá trị gia tăng thấp chiếm một tỷ lệ khá lớn. Kim ngạch xuất khẩu khoáng sản (dầu thô và khoáng sản khác) từ năm 2000 đến nay vẫn luôn chiếm từ 30 – 40%. Những mặt hàng liên quan đến nông nghiệp sơ chế như nông lâm thuỷ hải sản chiếm trên 15-17%. Những mặt hàng chế biến chiếm tỷ trọng 43-50%, trong đó một tỷ trọng khá lớn là gia công may mặc, giầy da. Hơn 70% nguyên liệu gia công xuất khẩu là từ nhập khẩu và giá trị gia tăng từ mặt hàng này tương đối thấp. Những mặt hàng có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao chiếm một tỷ lệ khá thấp trong mặt hàng xuất khẩu.
Trong một số năm gần đây tỷ trọng nhập siêu từ Trung Quốc chiếm hơn 90% tổng nhập siêu của Việt Nam. Tuy vậy, đây mới chỉ là con số chính thức. Nếu thống kê cả hàng hoá nhập lậu qua biên giới và bằng con đường tiểu ngạch thì con số này có thể còn cao hơn. Điều đáng quan ngại là tốc độ gia tăng nhập khẩu từ Trung Quốc ngày càng nhanh, trong khi xuất khẩu sang nước này hầu như không thay đổi.
Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 2/2009 ước đạt trên 4,3 tỷ USD, tăng 25,1% so cùng kỳ năm trước. Tính chung, kim ngạch xuất khẩu trong hai tháng đầu năm đạt 8,02 tỷ USD.Mặc dù kết quả của hoạt động ngoại thương trong hai tháng đầu năm là khá tích cực với xuất siêu trên 249 triệu USD, nhưng tính chung 2 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu vẫn giảm 5% so cùng kỳ 2008.
Nếu không tính đến hai mặt hàng vàng và gạo, kim ngạch xuất khẩu tháng 2 giảm tới 15% và nhập siêu lên đến trên 1,1 tỷ USD. Do vậy, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những tháng tới sẽ còn phải đối mặt với nhiều thách thức. Đó là xuất khẩu giảm và nhập siêu gia tăng.
Theo dự báo, kim ngạch xuất khẩu trong những tháng tới sẽ khó khăn do lượng vàng xuất khẩu đã cạn, xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chủ lực vẫn gặp khó khăn lớn về thị trường do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay.
Trong khi đó, khối lượng nhập khẩu nhiều mặt hàng như xăng dầu, sắt thép, phân bón, máy móc thiết bị lại đang có xu hướng tăng nhanh. Chính điều này sẽ khiến nhập siêu sớm quay trở lại.
Dự báo, nhập siêu trong 4 tháng cuối của nửa đầu năm 2009 sẽ duy trì ở mức 400 - 500 triệu USD/tháng, đưa nhập siêu 6 tháng đầu năm vào khoảng 1,2 - 1,5 tỷ USD, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức nhập siêu trên 14 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2008.
* Những yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại:
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại. Tuỳ theo giai đoạn và đặc điểm của từng nền kinh tế thì mức độ quan trọng của các yếu tố khác nhau.
Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái: Khi đồng tiền phá giá (giảm giá), giá hàng xuất khẩu trở nên rẻ một cách tương đối sẽ giúp xuất khẩu thuận lợi hơn, trong khi đó hàng nhập khẩu đắt một cách tương đối, và nhu cầu hàng nhập khẩu giảm. Cả hai hiệu ứng này tác động đồng thời làm cải thiện cán cân thương mại.
Ảnh hưởng của dòng vốn: Cán cân thương mại là một trong những yếu tố của tài sản quốc gia. Cán cân thương mại phụ thuộc vào chênh lệch giữa đầu tư và tiết kiệm trong nền kinh tế. Mức chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư được bù đắp bởi các dòng vốn đầu tư nước ngoài như FDI, ODA, FPI, kiều hối và các dòng vốn vay thương mại khác.
Ảnh hưởng của thu nhập: Khi thu nhập trong nước tăng, nhu cầu nhập khẩu hàng hoá cũng đồng thời tăng theo. Trong khi đó, khi kinh tế nước ngoài tăng trưởng, họ cũng tăng nhu cầu nhập khẩu hàng hoá từ nước khác và làm cho xuất khẩu của đối tác thương mại tăng lên. Do vậy cán cân thương mại phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế.
Các chính sách thương mại và phát triển kinh tế: Các chính sách thuế, bảo hộ hàng hoá trong nước cũng ảnh hưởng mạnh đến cán cân thương mại. Những rào cản này hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng để cải thiện cán cân thương mại. Các chính sách liên quan đến phát triển kinh tế và xuất nhập khẩu khác cũng sẽ ảnh hưởng mạnh đến cán cân thương mại. Ngoài ra, cán cân thương mại còn phụ thuộc vào cơ cấu của nền kinh tế và chiến lược phát triển công nghiệp của quốc gia.
* Nguyên nhân của tình trạng nhập siêu tăng
Nhập siêu lớn và liên tục như vậy tất nhiên là một điều không tốt cho sự ổn định của kinh tế vĩ mô. Đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng này? Và đâu là nguyên nhân đáng ngại?
Về mặt lý thuyết, khi các nền kinh tế được tự do thông thương với nhau, các doanh nghiệp của nền kinh tế này có thể mua được các yếu tố đầu vào với chi phí thấp hơn từ một số nền kinh tế khác so với trước khi thông thương. Đồng thời các doanh nghiệp của nền kinh tế này cũng có thể bán được sản phẩm sang một số nền kinh tế khác (không nhất thiết là các nền kinh tế mà nó nhập khẩu) với mức giá đủ để thu được một mức lợi nhuận chấp nhận được.
Kể từ năm 1995 trở lại đây, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO, Việt Nam chủ yếu nhập siêu từ các nước trong khu vực ASEAN và Trung Quốc, nhưng lại xuất siêu sang Mỹ và châu Âu (hình 1). Việt Nam nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng tư liệu sản xuất (máy móc thiết bị và nguyên, nhiên vật liệu), khoảng trên dưới 90% tổng giá trị nhập khẩu, trong khi xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu thô, sản phẩm nông nghiệp, và hàng dệt may. Các số liệu thống kê những năm gần đây đều cho thấy, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc và ASEAN các mặt hàng chính như giấy, clinker, sắt thép, phân bón, và gỗ (> 80% tổng giá trị nhập khẩu các mặt hàng này), hàng may mặc (>70%), và máy móc thiết bị (khoảng 40%).
Mặc dù giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN tăng khá nhanh nhưng tỷ trọng xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang ASEAN (trừ gạo) vẫn ở mức dưới 20% tổng giá trị xuất khẩu của các mặt hàng này. Thị trường khu vực hiển nhiên dễ tính hơn so với thị trường của các nước đã phát triển. Chi phí vận chuyển, giao dịch rõ ràng rẻ hơn. Trên một số phương diện khác, thị hiếu của người dân các nước này cũng khá gần với thị hiếu của người Việt Nam. Nếu trong thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam nhận ra điều này và điều chỉnh các chiến lược xuất khẩu sang khu vực ASEAN và Trung Quốc, chúng ta hy vọng tình hình nhập siêu từ khu vực ASEAN và Trung Quốc sẽ giảm bớt.
Như vậy, nhập siêu từ một khu vực kinh tế cụ thể nào đó do mở cửa kinh tế với thế giới bên ngoài không phải là một điều xấu. Nó là một hiện tượng bình thường của nền kinh tế thị trường và về cơ bản giúp cho nền kinh tế phát triển tốt hơn. Nó là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất của mình theo chuẩn mực quốc tế.
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2009
Cán cân thương mại của Việt Nam theo các khu vực kinh tế
2.2.2.Nguyên nhân do chính sách tỷ giá:
Việc cán cân thương mại của Việt Nam bị thâm hụt ngày càng lớn sau khi gia nhập WTO, đe doạ làm mất cân đối cán cân thanh toán tổng thể, xuất phát từ những nguyên nhân khác, trong đó quan trọng nhất là nguyên nhân tỷ giá.
Giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại có quan hệ đồng biến với nhau. Biểu đồ sau thể hiện khá rõ mối quan hệ này.
Diến biến nhập siêu từ Trung Quốc và ASEAN và đầu tư nước ngoài
của Việt Nam, 1995 – 2008 (triệu USD) .
Các kết quả hồi quy bằng mô hình kinh tế lượng cũng cho thấy có mối quan hệ giữa tỷ giá thực và cán cân thương mại. Điều này cho thấy việc phá giá đồng tiền đóng góp vào việc giảm nhập siêu.
Thâm hụt thương mại cao gây nên rất nhiều rủi ro cho nền kinh tế và gây sức ép mạnh lên tỷ giá. Do vậy, chính sách điều hành tỷ giá không những có vài trò trong vấn đề ổn định thị trường tiền tệ mà còn đóng vai trò trong việc kiềm chế nhập siêu.
Trong cơ chế tỷ giá thả nổi, một mặt tỷ giá phụ thuộc vào cán cân thương mại trước đó (và các dòng ngoại tệ khác như vốn đầu tư nước ngoài, các khoản vay và viện trợ nước ngoài, kiều hối, du lịch, các khoản đầu tư/chuyển ra nước ngoài, và sự thay đổi quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia) nhưng mặt khác bản thân tỷ giá lại là yếu tố điều chỉnh cán cân thương mại trong tương lai trở về trạng thái cân bằng trong mối quan hệ tổng thể với các dòng vốn khác. Giả sử ở một thời điểm nào đó, nhu cầu nhập khẩu tăng cao khiến nhu cầu ngoại tệ trong nước tăng lên tương ứng. Nếu tỷ giá được thả nổi, giá ngoại tệ sẽ tăng một cách tương đối so với giá bản tệ. Sự tăng giá ngoại tệ khiến cho nhập khẩu trở nên đắt đỏ, đồng thời xuất khẩu lại được lợi. Nhờ cơ chế này khiến cho nhu cầu nhập khẩu giảm, xuất khẩu được lợi dẫn đến cung ngoại tệ sẽ tăng. Kết quả là không những nhập siêu giảm mà giá ngoại tệ cũng giảm trở lại. Cả cán cân thương mại và tỷ giá trở về trạng thái cân bằng.
Cơ chế tỷ giá của Việt Nam rất tiếc đã không đảm nhiệm được chức năng điều hoà cán cân thương mại. Do tỷ giá chính thức về cơ bản là cố định nên trong hầu hết quãng thời gian các năm 2006, 2007 và 2009 tốc độ nhập siêu ngày càng tăng mạnh nhưng tỷ giá thì hầu như không thay đổi; ngược lại, trong giai đoạn nửa cuối năm 2008, bất chấp tốc độ nhập siêu giảm dần, VND lại vẫn mất giá rất nhanh (hình 4). Có thể nói, cơ chế tỷ giá chính thức áp đặt cho nền kinh tế đã làm cho các chủ thể kinh tế “tê liệt cảm giác” về giá trị tương đối của hàng hoá trong nước và ngoài nước cũng như giá trị tương đối của ngoại tệ và bản tệ. Nó là tác nhân chính gây ra tình trạng nhập siêu ngày càng nghiêm trọng của Việt Nam.
Biến động tỷ giá và cán cân thương mại Việt Nam, T1.2006 – T12.2009:
(Tỷ giá USD/VND là tỷ giá trung bình tháng do các ngân hàng thương mại niêm yết–cán cân thương mại là số liệu ước tính lấy từ bản tin hàng tháng của tổng cục Thống kê)
Trong một nền kinh tế mở, nhập siêu từ một khu vực kinh tế nào đó là chuyện bình thường; ngay cả nhập siêu tổng thể cũng chưa hẳn là điều đáng ngại. Sự tập trung của dư luận vào những con số nhập siêu cũng như đối tác nhập siêu có thể khiến cho giới làm chính sách hướng vào những chính sách sai lầm như xây dựng thêm các hàng rào bảo hộ thương mại thay vì tập trung giải quyết nguyên nhân đích thực gây ra nhập siêu dai dẳng và ngày một lớn như hiện nay. Đó là cơ chế tỷ giá cứng nhắc, thay đổi giật cục.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cán cân thương mại của việt nam 2009.doc