Tiểu luận Cây rau húng

Nguồn gốc và vùng phân bố.

Cây rau Húng vừa là rau gia vị, vừa là thuốc chữa bệnh đồng thời là cây nguyên liệu phục vụ cho công nghệ hương phẩm, tách chiết tinh dầu rất có giá trị. Vậy cây rau Húng có nguồn gốc từ đâu và được phân bố như thế nào? Cho tới nay, nguồn gốc của cây rau Húng đang còn là vẫn đề cần được tiếp tục nghiên cứu, vẫn chưa có ý kiến thống nhất của các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về cây này. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cho rằng cây rau Húng vốn có nguồn gốc ở Ấn Độ, Trung Quốc và vùng Địa Trung Hải; cây rau Húng trở nên hoang dại, là cây một năm. Hiện nay, cây rau Húng được trồng ở nhiều nước nhiệt đới và ôn đới thuộc châu Á, châu Âu (như Pháp Đức các nước thuộc Liên Xô cũ, Ý Tây Ban Nha). Tại những nước này thường trồng với mục đích là hái lá và thu hoạch cả cây cất tinh dầu dùng làm thuốc hay dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp hương phẩm. Ở nước ta, tại miền Bắc trước đây chỉ thấy trồng thu hái lá và ngọn làm gia vị, một số dùng làm thuốc chữa bệnh.Từ năm 1975, tại một số tỉnh đã trồng trên qui mô lớn để chưng cất tinh dầu húng quế trong công nghiệp hương phẩm ở trong và ngoài nước. Ở miền Nam, ngoài mục đích làm gia vị như ở miền Bắc, người ta còn thu hoạch quả (gọi nhầm là hạt-Fructus Ocimi) để ăn cho mát và giải nhiệt gọi là hạt é. Để làm thuốc, người ta chỉ hái lá và ngọn có hoa (Herba Ocimi) phơi hay sấy khô. Để cất tinh dầu người ta hái toàn cây, cất tươi hay để hơi héo mới cất. Ngày nay, cây rau Húng được trồng phổ biến ở hầu khắp các nước trên thế giới, là cây được nhiều người biết đến với nhiều giá trị khác nhau của nó, là rau gia vị không thể thiếu trong những bữa ăn gia đình.

 

doc13 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 6108 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Cây rau húng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I ************************************** ********************** ********* BÀI TIỂU LUẬN: “CÂY RAU HÚNG” Giảng viên: Vũ Thị Thu Hiền Sinh viên: Phạm Thị Nhài Lớp: KHCTB – K54 Mã sinh viên: 540855 Môn học: Nguyên lý chọn tạo giống cây trồng. Mục lục PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Rau gia vị( rau thơm)làm cho món ăn thêm màu sắc, lôi cuốn bởi những hương vị đặc trưng thoát ra từ tinh dầu của mỗi loại. Những loại rau ấy không tự thân làm nên một món ăn, nhưng nếu thiếu vắng chúng miếng ngon cũng kém phần hấp dẫn.Không phải ngẫu nhiên mà từ xưa ông bà ta đã đề cao tác dụng của các loại rau gia vị qua những câu vè, ca dao: Con gà cục tác lá chanh Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi Con chó khóc đứng khóc ngồi Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng giềng… Thí dụ như món lòng heo dễ nhiễm khuẩn, gây rối loạn tiêu hóa thì đã có rau húng. Canh trai, canh hến sợ “lạnh bụng” khó tiêu đã có rau răm. Cứ thế mỗi món ăn lại kèm theo một “liều thuốc” kích thích tiêu hóa. Trong một số trường hợp, rau gia vị có thể chữa những bệnh thông thường. Còn theo Tây y, rau gia vị có rất nhiều khoáng chất và vitamin C. Vì thế, hằng ngày khi ta ăn rau gia vị, ta đã hấp thu được một lượng lớn tinh dầu, chất diệp lục và các pectin có tính kháng khuẩn mạnh, giúp kích thích vị giác và khứu giác. Từ đó, chúng ta có cảm giác ăn ngon miệng hơn. Nếu các loại lá thơm của phương Tây mùi nhẹ nhưng lưu hương lâu, thường được phơi sấy khô để tiện bảo quản thì các loại rau gia vị của xứ ta chỉ thơm nồng và dậy hương khi dùng tươi. Trong nhiều thứ rau thơm được sử dụng vào các món ăn thơm ngon, rất đặc trưng của người Việt, các loại rau Húng là thứ rau thơm không thể thiếu. Món nộm mà thiếu ít lá Húng Bạc Hà ( còn gọi là Húng Lá Tròn, Húng Lủi ), thì không ra mùi nộm, hoặc món Thịt Cầy mà thiếu cây Húng Dổi thì sao gọi là Thịt cầy.  (Ảnh: Nguồn Internet). Chúng ta nghe nhắc tới lá Húng hàng ngày, với biết bao nhiêu tên gọi khác nhau, cuối cùng là lẫn, hầu hết mọi người đều lẫn, không biết thực sự có bao nhiêu loài Húng, trông chúng như thế nào, bởi vì ai cũng chỉ quen với một cách gọi. Vậy rau Húng là cây như thế nào? Giá trị dinh dưỡng của nó ra sao? Tác dụng của nó là gì? Gieo trồng nó như thế nào?....Chúng ta cùng đi tìm hiểu về nó qua nội dung sau đây. PHẦN II: NỘI DUNG A: Nguồn gốc và vùng phân bố. Cây rau Húng vừa là rau gia vị, vừa là thuốc chữa bệnh đồng thời là cây nguyên liệu phục vụ cho công nghệ hương phẩm, tách chiết tinh dầu rất có giá trị. Vậy cây rau Húng có nguồn gốc từ đâu và được phân bố như thế nào? Cho tới nay, nguồn gốc của cây rau Húng đang còn là vẫn đề cần được tiếp tục nghiên cứu, vẫn chưa có ý kiến thống nhất của các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về cây này. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cho rằng cây rau Húng vốn có nguồn gốc ở Ấn Độ, Trung Quốc và vùng Địa Trung Hải; cây rau Húng trở nên hoang dại, là cây một năm. Hiện nay, cây rau Húng được trồng ở nhiều nước nhiệt đới và ôn đới thuộc châu Á, châu Âu (như Pháp Đức các nước thuộc Liên Xô cũ, Ý Tây Ban Nha). Tại những nước này thường trồng với mục đích là hái lá và thu hoạch cả cây cất tinh dầu dùng làm thuốc hay dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp hương phẩm. Ở nước ta, tại miền Bắc trước đây chỉ thấy trồng thu hái lá và ngọn làm gia vị, một số dùng làm thuốc chữa bệnh.Từ năm 1975, tại một số tỉnh đã trồng trên qui mô lớn để chưng cất tinh dầu húng quế trong công nghiệp hương phẩm ở trong và ngoài nước. Ở miền Nam, ngoài mục đích làm gia vị như ở miền Bắc, người ta còn thu hoạch quả (gọi nhầm là hạt-Fructus Ocimi) để ăn cho mát và giải nhiệt gọi là hạt é. Để làm thuốc, người ta chỉ hái lá và ngọn có hoa (Herba Ocimi) phơi hay sấy khô. Để cất tinh dầu người ta hái toàn cây, cất tươi hay để hơi héo mới cất. Ngày nay, cây rau Húng được trồng phổ biến ở hầu khắp các nước trên thế giới, là cây được nhiều người biết đến với nhiều giá trị khác nhau của nó, là rau gia vị không thể thiếu trong những bữa ăn gia đình. B: Phân loại thực vật và phân loại giống. Trong hệ thống phân loại thực vật, cây rau Húng được phân loại như sau: Giới (regnum) : Plantae Bộ (ordo) : Lamiales Họ (familia) : Lamiaceae Cây rau Húng, tên phổ biến tiếng anh là Basil, mỗi loài Húng khác nhau thì có tên khoa học khác nhau và tên chi cũng khác nhau. Húng là cây Hai lá mầm, gồm cả cây trồng và cây mọc hoang dại thuộc họ Lamiaceae. Các loài Húng khác nhau thì thuộc các chi khác nhau: Chi Ocimum: Húng quế (Ocimum basilicum L.) Chi Mentha: Húng láng (Mentha aquatica) Húng cây (Mentha arvensis) Húng lá tròn (Mentha rotundifolia) Chi Plectranthus: Húng chanh (Plectranthus amboinicus) Húng chanh lá tròn (Plectranthus rotundifolius) Chi Leucas: Húng cay đất (Leucas aspera) Cây rau Húng có 2 loại giống : Giống giả : Menatha avennis Giống thật: Mentha aquatica Giống giả có mùi Bạc Hà ít được ưa thích, có giá trị kém nhưng trồng dễ dàng cho năng suất cao. C: Đặc tính thực vật học. Cây Húng quế (Ocimum basilicum L.). Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) » Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida) » Phân Lớp Hoa Môi (Lamiidae) » Bộ Hoa môi (Lamiales) » Họ Bạc hà (Lamiaceae) » Chi Ocimum. Húng quế có tên khoa học là Ocimum basilicum L. Tên đồng nghĩa là: O. Citriodorum Blanco; O. Americanum auct. non L. Tên nước ngoài là: Sweet basil, common basil, basilic (Anh); grand basilic, basilic cultivé, basilic des cuisinières, basilic aux sauces (Pháp). Húng quế( cả miền Nam và miền Bắc đều gọi như vậy) còn có nhiều tên gọi như là Húng chó, é quế, rau é hoặc Húng dổi... Sở dĩ nó được gọi là Húng chó vì nó là rau gia vị đặc trưng của món thịt chó. Hạt của cây Húng quế được gọi là hạt É.  Ảnh: Cây Húng quế.  Ảnh: Hạt É. Cùng loài với Húng quế, ở khu vực Châu Âu, Châu Mĩ người ta gọi là Húng Tây, Basil(Basilic). Hình thức và mùi vị của Húng tây có hơi khác Húng quế mặc dù chúng là cùng một loài vì với mỗi điều kiện khí hậu, điều kiện đất đai…thì hương vị và hình dạng của cây trồng sẽ khác nhau.  Ảnh: Cây Húng Tây Húng quế là loại cây thân cỏ mọc hằng năm, thường cao từ 0,5m đến 1,2m phân nhánh, toàn cây có mùi thơm. Thân có mấu, thân non màu xanh có phớt tía hoặc màu tía. Lá đơn mọc đối chéo hình chữ thập. Phiến lá hình trứng nhọn ở đầu và đáy phiến hình nêm men dần xuống cuống, kích thước là 3-8×2-5 cm, màu xanh lục, mặt trên đậm hơn mặt dưới, bìa có răng cưa cạn ở 2/3 phía trên, nhiều đốm tuyến. Gân lá hình lông chim nổi rõ ở mặt dưới, có 6-8 cặp gân phụ hơi cong lên ở mép lá. Cuống lá màu xanh nhạt hình trụ hơi phẳng ở mặt trên dài 2-5cm. Cụm hoa ở ngọn cành kiểu chùm xim bó hoặc chùm xim biến dạng hình tháp. Kiểu chùm xim bó: 2 xim có 6 hoa mọc đối tạo thành vòng giả, khoảng cách giữa hai vòng giả 0,5-2 cm, các vòng giả tạo thành chùm dài 10-30 cm. Kiểu chùm xim biến dạng hình tháp do phía dưới trục hoa phân nhánh phức tạp. Lá bắc chung cho xim 3 hoa, màu xanh tía hoặc tím sẫm, dạng lá nhỏ, kích thước thay đổi nhỏ dần khi càng về phía ngọn của phát hoa, khoảng 0,5-1,8 x 0,3-1 cm, có lông, cuống ngắn, tồn tại. Hoa nhỏ màu trắng hay hơi tím,không đềulưỡng tính, mọc thành chùm đơn hay phân , nhánh, mẫu 5. Cuống hoa màu xanh hoặc màu tía, hình trụ nhỏ, dài 0,2-0,5 cm, có lông, thường dựng đứng áp vào trục hoa.Quả bế tư, màu đen, hình trứng ngược, dài khoảng 1,2 mm, đựng trong đài tồn tại.Rễ mọc nông, ăn lan trên mặt đất . Cây Húng chanh (Plectranthus amboinicus). Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) » Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida) » Phân Lớp Hoa Môi (Lamiidae) » Bộ Hoa môi (Lamiales) » Họ Bạc hà (Lamiaceae) » Chi Ocimum. Húng chanh có tên khoa học là Plectranthus amboinicus. Tên đồng nghĩa: Coleus amboinicus Lour., Coleus aromaticus Benth. in Wall., Plectranthus aromaticus (Benth.) Roxb. Tên nước ngoài: Country borage, Indian borage (Anh); Coliole aromatique (Pháp). Húng chanh còn được gọi là cây tần lá dày, rau thơm lông, rau thơm lùn hay dương tử tô.   Ảnh: cây Húng chanh. Cây húng là loại cây thân cỏ nhiều năm, mọc đứng, cao 30-70 cm, phân nhánh nhiều; cành non vuông, có nhiều lông. Thân già gần tròn, mập. Lá đơn, mọc đối chéo chữ thập; phiến lá dày, mọng nước, hình trứng rộng hay gần tròn, kích thước 4-8x3-6 cm, đỉnh lá nhọn hoặc tù, gốc tròn hay cụt, mép có răng cưa to, không nhọn, cả 2 mặt lá có lông ngắn. Gân chính to, gân bên nhỏ, 4-5 đôi, gân hình mạng nổi rõ ở mặt dưới lá. Lá có mùi thơm dễ chịu như mùi chanh, vị chua. Cuống lá dài 2-4 cm, hình lòng máng, có lông. Cây rất hiếm khi thấy ra hoa.Quả nhỏ, tròn, màu nâu, chứa 1 hạt. Toàn cây có lông rất nhỏ và có mùi thơm như mùi chanh. 3. Cây Húng láng (Mentha aquatica). Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) » Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida) » Phân Lớp Hoa Môi (Lamiidae) » Bộ Hoa môi (Lamiales) » Họ Bạc hà (Lamiaceae) » Chi Ocimum.  Ảnh: Cây Húng láng Húng thơm làng Láng, thường gọi là húng Láng, húng lũi, rau thơm, danh pháp khoa học Mentha aquatica.Tại Việt Nam, rau này là loại húng đặc sản của làng Láng, là loại rau gia vị có mùi thơm dịu mát, thường gặp trong bữa ăn bình dân hàng ngày hay cỗ bàn của người Hà Nội và cư dân quanh vùng.Làng Láng thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội, xưa thuộc xã Yên Lãng, gần cửa Bảo Khánh, thành Thăng Long. Húng láng là loài cây thảo sống dai. Thân rễ mọc bò, thân bò dưới đất có vảy, thân trên mặt đất mang lá, phân nhánh, có thể cao đến 1m. Lá có cuống, hình thuôn dài, mép khía răng cưa. Hoa hợp thành vòng ở kẽ lá. Quả bế, có nốt sần sùi. Toàn thân có mùi thơm, dùng làm gia vị ăn sống. Cây húng Láng lá nhỏ ít răng cưa, mọc lan thành khóm, không mọc thành bụi to như húng giổi. Mặt lá mầu xanh thẫm, cuống và gân lá mầu tím. Thân cây đanh lẳn, tròn, màu tím sẫm, không có lông. Lá có mùi thơm dịu hơn các loại húng quế như húng chó, húng giổi... Húng có hoa nhưng không có hạt. Húng Bạc Hà. Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) » Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida) » Phân Lớp Hoa Môi (Lamiidae) » Bộ Hoa môi (Lamiales) » Họ Bạc hà (Lamiaceae) » Chi Ocimum   Ảnh: Húng Bạc Hà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCây rau húng.doc
Tài liệu liên quan