Chuyên đề Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân nghèo ở Đắc Lắc

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHÈO ĐÓI

VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI 3

I-/ QUAN NIỆM VỀ NGHÈO ĐÓI. 3

1-/ Quan niệm và tiêu chuẩn phân định nghèo đói. 3

2-/ Tính chất tương đối của các quan niệm nghèo đói. 7

II-/ TÌNH HÌNH NGHÈO ĐÓI TRÊN THẾ GIỚI, GIẢI PHÁP KINH NGHIỆM. 8

1-/ Thực trạng và nguyên nhân. 8

2-/ Kinh nghiệm giải quyết nghèo khổ của tổ chức Liên hiệp quốc và một số nước

vùng Đông Nam Á. 11

III-/ NGHÈO ĐÓI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM VÀ CHƯƠNG TRÌNH CHỐNG

NGHÈO ĐÓI Ở VIỆT NAM. 13

1-/ Thực trạng và nguyên nhân. 13

2-/ Chương trình chống đói nghèo ở Việt Nam. 17

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG CỦA CÁC HỘ

NÔNG DÂN NGHÈO Ở ĐẮC LẮC 18

I-/ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA VÙNG. 18

1-/ Đặc điểm tự nhiên: 18

2-/ Đặc điểm kinh tế xã hội. 18

3-/ Những thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển sản xuất của

các hộ nông dân. 22

II-/ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN

NGHÈO Ở ĐẮC LẮC. 23

1-/ Thực trạng sản xuất của các hộ nông dân trong tỉnh. 23

2-/ Sự phân hoá mức sống trong các hộ nông dân ở Đắc Lắc. 23

3-/ Đời sống vật chất, tinh thần của cán hộ nông dân nghèo ở Đắc Lắc. 24

4-/ Những chương trình và giải pháp phát triển hộ nghèo đã được thực hiện

ở Đắc Lắc. 25

5-/ Những thành công và tồn tại trong quá trình thực hiện chương trình, giải pháp

phát triển sản xuất của các hộ nông dân tỉnh Đắc Lắc. 27

CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN NGHÈO Ở ĐẮC LẮC 28

I-/ QUAN ĐIỂM CHUNG. 28

1-/ Phát triển sản xuất của hộ nông dân nghèo tỉnh Đắc Lắc là nhiệm vụ kinh tế

xã hội trước mắt và lâu dài. 28

2-/ Kết hợp một cách hài hoà sự vận động nội sinh và ngoại lực hỗ trợ để tạo điều kiện cho nông dân nghèo nâng cao thu nhập. 29

3-/ Phát triển sản xuất phải gắn liền với nâng cao dân trí, sức khoẻ và việc làm

lành mạnh xã hội. 31

II-/ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CỦA

HỘ NÔNG DÂN NGHÈO Ở ĐẮC LẮC. 32

1-/ Phương hướng. 32

2-/ Mục tiêu: 33

III-/ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CỦA

CÁC HỘ NÔNG DÂN NGHÈO Ở ĐẮC LẮC. 34

1-/ Giải pháp về đất đai. 34

2-/ Các giải pháp về vốn: 35

3-/ Mở rộng phạm vi miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cho các đối tượng. 37

4-/ Xây dựng chính sách trợ giá đối với một số nông sản phẩm hàng hoá cho tất

cả các thành phần kinh tế. 37

5-/ Phát triển chương trình y tế giáo dục văn hoá xã hội ở nông thôn. 38

6-/ Xây dựng cơ sở hạ tầng được coi là yếu tố mở đầu thúc đẩy phát triển

kinh tế xã hội. 39

7-/ Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, củng cố các tổ chức Đảng, chính quyền đoàn thể từ cơ sở là yếu tố góp phần quyết định vào sự nghiệp phát triển kinh tế

xã hội tỉnh Đắc Lắc. 39

8-/ Ứng dụng khoa học vào khuyến nông. 40

9-/ Giải pháp về thị trường. 41

10-/ Tạo việc làm cho người lao động nông nghiệp. 43

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

 

doc50 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1473 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân nghèo ở Đắc Lắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n nhất trong cả nước. Cà phê đã trở thành cây hàng hoá chủ lực không chỉ ở Đắc Lắc mà trong cả nước, nhiệt độ trung bình trong năm trên 210C còn chế độ mưa, nắng phân biệt rõ rệt. Đắc Lắc là vùng có lợi thế so sánh tuyệt đối với các vùng khác về tiềm năng, đây là vùng đất hứa hẹn. 2-/ Đặc điểm kinh tế xã hội. a. Xã hội. Đắc Lắc là một địa bàn rộng lớn, mật độ dân số trung bình hiện nay là 54 người/km2 nhưng phân bố không đồng đều giữa nông thôn và thành thị, trong đó dân tộc kinh chiếm 60,1% và các dân tộc ít người 39,9% và các dân tộc khác khoảng 150 ngàn người, đời sống của đồng bào quá thấp, một phần do thủ tục lạc hậu, phần do dân trí thấp. Theo số liệu của Uỷ ban dân tộc miền núi về phân bố theo thu nhập năm 1994 của các đồng bào dân tộc Đắc Lắc. - Số hộ giàu : 5.000 hộ chiếm 3,1% - Số hộ khá : 50.000 hộ chiếm 31,8%. - Số hộ trung bình : 62.000 hộ chiếm 39,5%. - Số hộ nghèo : 40.000 hộ chiếm 25,6%. Hiện nay còn 250 xã và 250 buôn làng với 23 nghìn hộ, khoảng 150 ngàn người sống ở các vùng sâu, vùng xa, khoảng 75% số hộ này có thu nhập bình quân dưới 25.000đ/tháng/người. b. Kinh tế. Mặc dù Đắc Lắc là vùng có tiềm năng nhưng tiềm năng chưa được khai thác đúng mức, nhìn chung đời sống nông dân Đắc Lắc vẫn còn nghèo, trừ một số nông dân ở vùng có sản xuất hàng hoá tập trung như cà phê, dâu tằm, đậu đỏ có thu nhập bình quân cao, còn đại bộ phận nông dân dựa vào sản xuất nông nghiệp với tập quán canh tác lạc hậu phương thức đốt nương làm rẫy là phổ biến có thu nhập bình quân thấp, thu nhập bình quân đầu người ở Đắc Lắc khoảng 100 USD, về cơ cấu kinh tế của vùng, kinh tế nông lâm nghiệp vẫn chiếm vị trí quan trọng chiếm 71% tổng thu nhập toàn vùng, các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp, chế biến nông sản chiếm 13% còn lại là các ngành dịch vụ buôn bán nhỏ và chế biến khoảng 16%. Tốc độ tăng GDP của Đắc Lắc chỉ đạt 3,8% trong khi đó cả nước đạt trên 8%. Số hộ nghèo ở Đắc Lắc chiếm 32% cao hơn 4,5% so với mức bình quân chung của cả nước, những năm gần đây do chính sách đổi mới nông thôn Đắc Lắc đã có tiến bộ hơn, số hộ nghèo ở nông thôn giảm từ 41% (1991) xuống còn 32% năm (1995) số hộ giầu mỗi năm tăng từ 1,2-1,7%. Trong tổng số hộ nông dân Đắc Lắc sống ở vùng nông thôn có tới 91% số hộ nông dân thu từ nông lâm nghiệp, 1,7% số hộ tự chế biến nông sản và 7,3% số hộ tự mua bán nhỏ, có thể nói rằng, cơ cấu kinh tế dân số và việc làm ở nông thôn Tây Nguyên chủ yếu vẫn là thuần nông. * Kết cấu hạ tầng: - Nông thôn Đắc Lắc có khoảng 6% nhà ở kiên cố, 47% nhà dạng bán kiên cố và 47% nhà tranh, tre, nứa lá có khoảng 35% số nhà của nông dân ở bám theo quốc lộ và đường huyện xã, hầu hết các hộ nông dân ở Đắc Lắc rất đông con, có hộ trên chín người con số hộ có 3-5 con chiếm 50%, 6-8 con chiếm 32% chính vì vậy bình quân diện tích nhà ở rất thấp. - Điện thắp sáng: mặc dù có trục đường điện cao thế 500Kv chạy qua vùng, tuy nhiên thiếu cơ sở hạ áp và đường dây hạ thế nên tới nay có hơn 45 xã trên 55 xã có điện về đến trung tâm xã nhưng số hộ dùng điện chỉ chiếm 25%. - Giao thông nông thôn: giao thông nông thôn chủ yếu là đường liên huyện, liên xã, tổng số đường huyện xã có khoảng 3.890 km trong đó có 130 km loại khá 764km đường loại trung bình và 2.086km đường loại xấu và rất xấu, trong 55 xã có 49 xã có đường ô tô vào đến trung tâm xã, còn khoảng hơn 6 xã chỉ có thể đi vào được mùa khô. - Thuỷ lợi: do điều kiện địa hình phức tạp, cho nên rất khó xây dựng công trình thuỷ lợi, hiện nay toàn vùng có 300 công trình trong đó có 225 hồ đập, trạm bơm lớn số còn lại công trình trạm, diện tích tưới có khoảng 3,6 vạn ha trong đó có 2,6 vạn ha là lúa mầu, 1 vạn ha là cây công nghiệp, việc sử dụng nước ngầm tưới cây công nghiệp đã và đang phát triển ở Đắc Lắc. - Văn hoá giáo dục: có 100% xã có trường cấp I gần 52% số xã có trường cấp II và rất ít xã có trường mẫu giáo nhà trẻ, trường cấp I, II chủ yếu làm bằng tranh, tre nứa lá hoặc cấp IV, chất lượng trường học và phương tiện giảng dạy thấp. - Y tế: các bệnh ỉa chảy, bướu cổ, sốt rét vẫn còn phổ biến ở nhiều vùng, có 83% số xã có trạm xá, nhưng trạm xá ở một số xã chỉ là nhà tạm, nhiều trạm xá xuống cấp nghiêm trọng, song vẫn chưa được đầu tư sửa chữa, thuốc chữa bệnh thiếu trầm trọng, số lượng y bác sỹ, y tá thiếu cả số lượng và chất lượng, khoảng cách từ các bản làng đến các trạm xá hoặc trung tâm y tế rất xa, trong khi đó mạng lưới y tế ở nông thôn kém phát triển, do đó số người được chăm sóc sức khoẻ cũng rất hạn chế, toàn vùng mới khám và chữa bệnh được khoảng 25% còn 75% tự chữa bệnh kho ốm đau. - Vệ sinh nông thôn: hầu như nông thôn sử dụng nước sông suối, ao hồ để phục vụ sinh hoạt, một số nơi là thượng nguồn của các sông suối vẫn còn bị ảnh hưởng chất độc hoá học, vì vậy chất lượng nước không đảm bảo, chỉ có khoảng dưới 10% số hộ gia đình nông dân có công trình vệ sinh đảm bảo chất lượng. - Môi trường: theo kết quả nghiên cứu điều tra năm 1993 vùng Đắc Lắc hiện còn 2,76 triệu ha rừng với trữ lượng 238,9 triệu m3 gỗ là vùng còn nhiều rừng nhất của cả nước, rừng Đắc Lắc đã và đang suy giảm đáng kể cả diện tích và trữ lượng, trong 15 năm qua, rừng lá rộng vùng Đắc Lắc giảm 15%, tốc độ mất rừng hàng năm là 33 ngàn ha, đường kính khai thác gỗ bình quân ngày càng giảm từ 50-60cm, nay chỉ còn 30-40 cm tình hình thoái hoá đất đai khá phổ biến, hiện nay đất trống đồi núi trọc toàn vùng là 0,9 triệu ha chiếm 15% diện tích tự nhiên. Riêng đất bazan có tới 52% bị thoái hoá, trong đó có 21% bị thoái hoá nặng nề. * Ngành công nghiệp: Ngành công nghiệp của Đắc Lắc còn rất nhỏ bé, lao động trong ngành công nghiệp chỉ chiếm khoảng 3% trong tổng số lao động toàn tỉnh. Giá trị GDP lao động công nghiệp tạo ra 1.97 triệu đồng/người/năm, gấp 2,8 lần trong lao động nông nghiệp nhưng chỉ bằng 31% GDP lao động công nghiệp toàn quốc. Sự kém coi trọng sản xuất công nghiệp, do nhiều nguyên nhân gây ra như đầu tư cho công nghiệp thấp, không có ngành công nghiệp chủ lực, thiết bị, máy móc vật tư cũ lạc hậu, không có công nhân có trình độ tay nghề cao, cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý hoạt động kém hiệu quả do không có trình độ chuyên môn trong quản lý. * Ngành nông lâm nghiệp: Nông lâm là ngành kinh tế chủ yếu của vùng, tốc độ phát triển GDP của nông lâm thời kỳ 1990-1992 là 4,32%/năm cao hơn tốc độ phát triển GDP của nông lâm toàn quốc, đạt được tốc độ này là do thế mạnh cây công nghiệp của Đắc Lắc, chủ yếu là cây cà phê. Nhìn chung ngành nông lâm của tỉnh hiệu quả đạt được vẫn còn thấp, hầu hết các cây trồng vật nuôi đều thấp hơn mức bình quân trong cả nước. * Ngành dịch vụ: Ngành dịch vụ của Đắc Lắc còn rất nhỏ bé về qui mô, số lượng, chất lượng, vì vậy doanh thu đạt được còn thấp so với các vùng khác trong cả nước. 3-/ Những thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển sản xuất của các hộ nông dân. Cơ cấu dân cư và bộ phận dân cư tỉnh Đắc Lắc rất phức tạp, mang nhiều sắc thái kinh tế xã hội đa dạng ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế của tỉnh. Với các dân tộc thiểu số có trình độ lạc hậu, việc quyết dịnh sản xuất cài gì, như thế nào, cho ai hoàn toàn lệ thuộc vào tự nhiên, đây chính là nguyên nhân cốt lõi của kìm hãm việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Cũng là nguyên nhân gây ra sự nghèo đói kinh niên. Địa hình hiểm trở, khí hậu phức tạp khó có thể đưa ra trị số trung bình cho tỉnh và tỉnh không ổn định của dân cư đã gây ra sức ép cho đời sống và việc làm đối với nông dân nghèo. Kinh tế Đắc Lắc trong mấy năm qua tuy đã phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể, song vẫn đạt ở mức độ thấp, chủ yếu là khai thác tự nhiên kém năng động, chưa chuyển sang sản xuất hàng hoá. - Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhu cầu dân sinh nghèo nàn lạc hậu các ngành công nghiệp dịch vụ kém phát triển chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất và đời sống của các hộ nông dân trong tỉnh. - Mặc dù tỉnh và chính quyền địa phương đã có nhiều biện pháp giúp đỡ các hộ nông dân nghèo vay vốn, và các hình thức khác song hiệu quả đạt được còn thấp. II-/ Thực trạng sản xuất và đời sống của các hộ nông dân nghèo ở Đắc Lắc. 1-/ Thực trạng sản xuất của các hộ nông dân trong tỉnh. Qua điều tra ba huyện ở tỉnh Đắc Lắc, sản xuất của các hộ nông dân đang ở giai đoạn phát triển mạnh, đa dạng, mức độ phát triển cũng khác nhau về qui mô, thu nhập, hiệu quả kinh tế, sử dụng lao động. - Loại hộ du canh du cư sản xuất còn nhiều khó khăn, số hộ này chủ yếu tập trung ở vùng sâu vùng xa, sản xuất mang tính tự cấp tự túc. - Loại hộ định canh, định cư đã có đất đai canh tác ổn định lâu dài, loại hộ này phần lớn là sản xuất lúa nước, lúa rẫy và từng bước đi vào sản xuất hàng hoá, đời sống vật chất tinh thần ngày càng được nâng cao, nhiều hộ đã mua sắm được ti vi, xe máy phục vụ cho nhu cầu hàng ngày. - Loại hộ đã định canh định cư, hầu hết cư trú tại thị xã, ven thị xã,... quá trình hình thác các loại hộ này cũng rất khác nhau, họ có mức sống trung bình trở lên. Kinh tế phát triển nhanh, qui mô lớn, sở dĩ kinh tế phát triển mạnh do trình độ dân trí cao nhạy bén với thị trường, có năng lực trong tổ chức sản xuất, biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. 2-/ Sự phân hoá mức sống trong các hộ nông dân ở Đắc Lắc. Mặc dù sản xuất của các hộ nông dân ở tỉnh Đắc Lắc trong thời gian vừa qua đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng chủ yếu tập trung vào các hộ giàu. Trong khi đó số hộ nghèo chiếm quá ít, Đắc Lắc có tỷ lệ nghèo đói nhiều nhất trong cả nước với mức sống rất thấp. GDP bình quân đầu người năm 1994 là 142 USD bằng 67% của cả nước, mức sống của các đồng bào dân tộc rất thập cụ thể là: - Số hộ có thu nhập bình quân trên 80 nghìn đồng/người/tháng chiếm 5%. - Số hộ có thu nhập bình quân từ 40-60 nghìn đồng/người/tháng chiếm 20%. Số hộ có thu nhập bình quân từ 30-50 nghìn đồng/người/tháng chiếm 55%. - Số hộ có thu nhập bình quân dưới 20 nghìn đồng/người/tháng chiếm 25%. * Hiện trạng đói nghèo. Theo số liệu khảo sát năm 1995 cho thấy toàn tỉnh Đắc Lắc có 250.301 hộ gia đình, 1.251.606 khẩu trong đó có 54.506 hộ đang ở trong tình trạng đói nghèo bao gồm: - 43.060 hộ nghèo. - 11.446 hộ thuộc diện đói. Số hộ nghèo đói được chia theo khu vực như sau: - Nông thôn 203.870 hộ 1.019.352 khẩu trong đó có 47.965 hộ đói nghèo gồm: + 9.958 hộ đói. + 38.007 hộ nghèo. Thành thị: 46.431 hộ, 232.154 khẩu trong đó có 6.041 hộ đói nghèo, gồm: 1.488 hộ đói. 5.053 hộ nghèo. - Hộ đói trong diện thuộc đối tượng chính sách trong toàn tỉnh có 11.929 hộ, 59.645 khẩu trong đó hộ đói nghèo 8.012 hộ gồm 1.602 hộ đói, 6.410 hộ nghèo. Hộ đói này tập trung ở vùng cao, sâu, xa vùng kinh tế mới đặc biệt là hộ đói nghèo tập trung vào dân tộc thiểu số Êđê, M’mông,... 3-/ Đời sống vật chất, tinh thần của cán hộ nông dân nghèo ở Đắc Lắc. - Mức tiêu dùng của các hộ nông dân nghèo qua các năm có xu hướng tăng lên song không nhiều và mức tăng chậm hơn so với mức tăng thu nhập, do vậy khoảng cách nghèo khổ này càng có xu hướng nhỏ dần. Trong các khoản chi tiêu, khoản chi tiêu lớn nhất vẫn là ăn uống (chiếm khoảng 75% đến 80%) trong chi tiêu về ăn uống thì chi tiêu cho lương thực lớn hơn từ 68-75%, tuy nhiên các hộ nghèo từng bước chú ý đến thực phẩm cho đời sống gia đình con cái, khoản chi tiêu trên mà các hộ nghèo khó thực hiện nhất là cho học tập con cái của họ, một khoản chi phí bắt buộc tăng lên rất nhanh là y tế. - Các phương tiện sinh hoạt cho đời sống người nghèo rất thô sơ, nhà ở chật chội, tạm bợ, dột nát, một số hộ vân chưa có nhà ở phải đi ở nhờ, tiện nghi sinh hoạt như đài, ti vi, giường loại tốt chủ yếu ở các gia đình khá, giàu còn các hộ gia đình nghèo hầu như không có, tệ nạn trong xã hội nhiều nơi có xu hướng tăng lên, cờ bạc, rượu chè, mại dân, mê tín dị đoan gây tốn kém, số trẻ em bỏ học, người mù chữ nông thôn tập trung chủ yếu vào các hộ nông dân nghèo do thu nhập của gia đình quá thấp, do động cơ đi học không có. - Hoạt động y tế mấy năm gần đây có sự tiến bộ, đã khắc phục được một số bệnh lây lan truyền nhiễm, bệnh xã hội. Tuy nhiên Đắc Lắc vẫn còn ít thầy thuốc, cứ 1.000 người dân mới có được 1,4 thầy thuốc. Riêng bác sĩ chưa được 0,3 người trên 1.000 người, cơ sở và trang thiết bị cho y tế quá lạc hậu, chữa bệnh và công tác phòng dịch và vệ sinh môi trường còn yếu kém và thực sự chưa được quan tâm. 4-/ Những chương trình và giải pháp phát triển hộ nghèo đã được thực hiện ở Đắc Lắc. - Để thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo “đạt được hiệu quả cao nhất” chính quyền và nhân dân tỉnh Đắc Lắc đã tiến hành sử dụng nhiều biện pháp. - Giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. * Giáo dục và xoá đói giảm nghèo có quan hệ hữu cơ. Gần đây ngoài việc dạy chữ, dạy người theo tinh thần giáo dục cộng đồng đã có những chương trình giúp học sinh và người lao động tự cải thiện được đời sống, hoạt động chuyển giao công nghệ được coi trọng từ năm 1993 Đắc Lắc đã tham gia đề án xây dựng mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ ở các huyện miền núi và vùng dân tộc thông qua các nhà trường, mã số 2.03.93 Đắc Lắc triển khai trường phổ thông dân tộc nội trú, ứng dụng và phổ biến qui trình trồng các loại nấm ăn và xây dựng các vườn ươm và thực hành cây cao su, nuôi ong mật, nhân và thử nghiệm giống cây trồng mới, tiếp nhận và sử dụng các chế phẩm sinh học,... * Về vốn: Vốn là vấn đề lớn và phức tạp với Đắc Lắc vốn lại phức tạp, hóc búa, nan giải hơn. Đây là một trong những lý do khó biến tài nguyên giàu có của Đắc Lắc thành của cải, để đáp ứng được nhu cầu đó Đắc Lắc đã tiến hành tổ chức tốt các hình thức tận dụng nông thôn để huy động tiền nhàn dỗi ở nông thôn, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tiến hành sản xuất kinh doanh trên mọi lĩnh vực để tăng thêm thu nhập cho ngân sách, thực hiện nhiều hình thức để thu hút vốn nước ngoài như ODA, nguồn vốn huy động trực tiếp từ các doanh nghiệp nước ngoài bằng nhiều hình thức khác nhau như liên doanh 100% và các hình thức khác đã thu hút được một số lượng vốn đáng kể. * Về thị trường. Đây là vấn đề sống còn của sản xuất, vì muốn sản xuất hàng hoá thì phải có thị trường tiêu thụ sản phẩm, ý thức được điều đó trong mấy năm qua Đắc Lắc đã mở rộng được nhiều thị trường trong và ngoài nước, tiến hành mở rộng thị trường nông thôn rộng lớn với nhiều hình thái khác nhau như: cửa hàng, các chợ nông thôn,... mở rộng thị trường ngoài nước để xuất khẩu ổn định các nông sản phẩm hàng hoá, hiện nay nông sản phẩm của Đắc Lắc đã có mặt trên nhiều nước. * Về chính sách giao đất giao rừng. Để chấm dứt tệ nạn phá rừng, phủ xanh đất trống, con đường kinh tế và hiệu quả nhất là phải nhanh chóng hoàn thiện giao đất giao rừng cho nông dân, xuất phát từ vấn đề đó Đắc Lắc đã ban hành và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cho mỗi lô đất, lô rừng và có giấy hợp đồng giao khoán rừng cho từng hộ để họ an tâm sản xuất kinh doanh. Đối với các hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, thực hiện việc giao đất giao rừng gắn liền với việc định canh, định cư phát triển cây công nghiệp gắn liền với chăn nuôi, gắn liền với các chính sách ưu đãi đặc biệt như Nhà nước hỗ trợ vốn,... khi bán sản phẩm khó khăn Nhà nước kịp thời thu mua, Nhà nước cấp kinh phí cho đồng bào đi thăm quan, mở lớp huấn luyện cho già làng về khuyến nông, giới thiệu những mô hình kinh tế mới. Đối với người nghèo là người Kinh vùng kinh tế mới, vùng nông thôn ngoài đất đã giao khoán, những hộ có khả năng Nhà nước cho mượn đất để canh tác, và vay vốn với mức lãi xuất thấp. Đối với các hộ công nhân, nông dân các nông lâm trường để khuyến khích sản xuất phát triển kinh tế các hộ nghèo, khoán cho các hộ phải đảm bảo các nguyên tắc khách quan, hợp lý trong việc định giá bán vườn cây, đàn gia xúc, xác định giá trị tài sản hợp lý sát với giá trị thị trường. 5-/ Những thành công và tồn tại trong quá trình thực hiện chương trình, giải pháp phát triển sản xuất của các hộ nông dân tỉnh Đắc Lắc. Với những biện pháp đã được thực hiện trong thời gian gần đây sản xuất ở Đắc Lắc đã mang lại những thành quả đáng kể, sản xuất phát triển, số hộ nghèo có xu hướng giảm xuống, đời sống vật chất tinh thần của nông dân đã và đang được cải thiện, song bên cạnh đó cũng không thể tránh khỏi những khó khăn và thách thức: - Vốn cho đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. - Do trình độ dân trí quá thấp dẫn đến sản xuất phát triển không đồng đều giữa các hộ. - Kết cấu hạ tầng ở nông thôn chưa phát triển. - Sự khắc nghiệt của thời tiết và khí hậu có những năm hạn hán làm thiệt hại hàng tỷ đồng đối với các chủ trang trại. - Sự quan tâm của Nhà nước đối với các hộ nông dân nghèo chưa đúng mức. - Cơ chế quản lý đầu vào và đầu ra cho các hộ nông dân nghèo thiếu chặt chẽ, không đúng với thực tế. Sản phẩm làm ra bị ứ đọng, ép giá do vậy Nhà nước cần phải định ra mức trần giá và sàn giá đối với các hộ nông dân nghèo - tư thương. Chương III Những giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục phát triển sản xuất của các hộ nông dân nghèo ở Đắc Lắc I-/ Quan điểm chung. 1-/ Phát triển sản xuất của hộ nông dân nghèo tỉnh Đắc Lắc là nhiệm vụ kinh tế xã hội trước mắt và lâu dài. - Chỉ có tăng trưởng và phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, mới tạo ra cơ hội cho nông dân nói chung và nông dân nghèo nói riêng từ đó tăng thu nhập góp phần xoá đói giảm nghèo ở nông thôn. - Như chúng ta đã biết, sản xuất quyết định đời sống, khi sản xuất càng phát triển thì đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, sản xuất lạc hậu, chậm phát triển thì việc thoả mãn nhu cầu sinh hoạt gặp nhiều khó khăn, mức độ phát triển của sản xuất được biểu hiện bằng tổng thu nhập quốc dân GDP bình quân đầu người, ở các nước phát triển, như Mỹ, Nhật GDP bình quân đầu người cao, còn các nước chậm phát triển thì mức bình quân đầu người thấp. Song bên cạnh đó nghèo đói cũng tác động ngược trở lại với sản xuất, nếu xã hội tồn tại nhiều người nghèo đói, dẫn đến sức mua thấp, hàng hoá sản xuất ra bị ứ đọng hay nói cách khác là cung vượt quá cầu, đây cũng chính là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của sản xuất, ngược lại xã hội nhiều người giàu có thì nhu cầu về hàng hoá dịch vụ lớn, hàng hoá sản xuất ra không bị ứ đọng, do đó kích thích người sản xuất mở rộng quy mô, số lượng chất lượng làm cho nhu cầu con người ngày càng được đáp ứng. Như vậy đói nghèo là một căn bệnh kinh niên, chúng ta phải tìm mọi cách khắc phục nó, giúp các hộ nông dân nghèo có thu nhập cao hơn, khi thu nhập của các hộ nông dân tăng lên, chính nó tạo ra một sức mua lớn hơn thúc đẩy thị trường nội địa mở rộng và tạo điều kiện cho các nhà sản xuất phát triển. Tăng trưởng và phát triển kinh tế là nhiệm vụ của Nhà nước, cải thiện đời sống vật chất tinh thần của các thành viên trong xã hội là nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, không chỉ Nhà nước mà phải là toàn dân, toàn diện, song trước mắt nhiệm vụ cải thiện đời sống của mọi thành viên trước hết là cho những người nghèo là một yêu cầu cấp bách, Nhà nước cần phải có những biện pháp thích đáng vì nó cũng là một động lực để thúc đẩy sản xuất phát triển cho nên việc xoá đói giảm nghèo là chiến lược của mọi sự chiến lược, của mỗi người, của mỗi quốc gia. Tăng trưởng kinh tế có tác động tới xoá đói giảm nghèo song việc vận dụng nó như thế nào vào thực tiễn là một điều quan trọng trong chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước, về lâu dài phải kết hợp giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế làm nhân tố chủ đạo, bởi vì chỉ có tăng trưởng và phát triển kinh tế mới đảm bảo vững chắc cho việc cải thiện đời sống xã hội, hơn nữa Nhà nước phải có những chính sách kích cầu để thúc đẩy sản xuất, vì vậy muốn xoá đói giảm nghèo phải đứng trên cơ sở phát triển sản xuất của hộ nông dân, người nghèo là một bộ phận trong cộng đồng xã hội, chỉ có kinh tế cả cộng đồng phát triển thì kinh tế hộ nông dân mới có điều kiện để phát triển, đối với nước ta nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, do vậy chúng ta phải đặt hộ nông dân là một đơn vị kinh tế tự chủ, và mọi chủ trương và biện pháp của Nhà nước phải chú ý đến lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đưa các hộ nông dân vào sản xuất hàng hoá, Nhà nước hỗ trợ về đầu vào và đầu ra. 2-/ Kết hợp một cách hài hoà sự vận động nội sinh và ngoại lực hỗ trợ để tạo điều kiện cho nông dân nghèo nâng cao thu nhập. Như phần trên đã nghiên cứu, nguyên nhân dẫn đến sự nghèo đói là do nhiều yếu tố, song tập trung lại chỉ có hai nhân tố chính đó là chủ quan và khách quan. * Nhân tố chủ quan bao gồm các yếu tố: - Sức khoẻ, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, kiến thức kinh doanh khả năng về vốn sản xuất,... * Nhân tố khách quan: điều kiện thiên nhiên bất lợi, tai nạn rủi ro, cơ chế chính sách của Nhà nước, trong đó vai trò của Nhà nước hết sức quan trọng, nếu cơ chế chính sách đó phù hợp với qui luật, phù hợp với lòng dân sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành viên trong xã hội cải thiện đời sống, ngược lại nó sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, những hộ nông dân nghèo muốn vượt qua được ngưỡng cửa nghèo đói chỉ có con đường duy nhất là nâng cao mức thu nhập của mình, nhưng câu hỏi đặt ra là nâng cao bằng cách nào mới hiệu quả nhất, để tăng được thu nhập cho người nghèo thì người nghèo phải có việc làm, và việc làm có thu nhập, trong nền kinh tế thị trường hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, họ có thể ra quyết định sản xuất cái gì, như thế nào, cho ai, song muốn tiến hành sản xuất trước hết phải có vốn đất đai, biết tổ chức và quản lý sản xuất, và có kinh nghiệm trong kinh doanh, có khả năng tiếp cận với thị trường. Song bên cạnh đó người nghèo lại thiếu và hầu như không có đất đai, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm quản lý. Ngoài việc tổ chức sản xuất của gia đình mình sao cho hiệu quả nhất, người nghèo có thể đi làm thuê cho các doanh nghiệp khác, do không có trình độ về khoa học kỹ thuật cho nên người nghèo chỉ kiếm được những công việc lao động chân tay nặng nhọc, tiền công thấp do vậy rất khó cải thiện được cuộc sống gia đình nếu không có sự giúp đỡ của Chính phủ và cộng đồng xã hội. Nhà nước cần những chính sách giúp đỡ người nghèo phát triển kinh tế bằng cách cho họ vay vốn, phân phối lại sản phẩm lao động trong xã hội thông qua các chính sách của xã hội, Nhà nước phải thành lập quĩ để trợ cấp cho người nghèo trong giáo dục, văn hoá, học nghề, trợ cấp thất nghiệp, chữa bệnh không mất tiền. Trong quá trình giúp đỡ của Nhà nước phải tính đến qui luật giữa công bằng và hiệu quả, nếu có tính công bằng sẽ làm giảm tính hiệu quả kinh tế xã hội và ngược lại khi chú ý đến mặt hiệu quả sẽ dẫn đến sự mất công bằng xã hội do vậy muốn xoá đi cuộc sống nghèo đói bản thân người nghèo phải tự nỗ lực phấn đấu vươn lên song không thể thiếu sự giúp đỡ của cộng đồng và Nhà nước. 3-/ Phát triển sản xuất phải gắn liền với nâng cao dân trí, sức khoẻ và việc làm lành mạnh xã hội. Nâng cao thu nhập của các hộ nông dân nghèo là một yêu cầu có tính cấp bách trong giai đoạn hiện nay và mãi mãi về sau, trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2002 đã nêu rõ phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với xây dựng văn hoá mới, thực hiện những tiến bộ xã hội đặc biệt là giáo dục và đào tạo, coi trọng cả bốn mặt qui mô, số lượng, chất lượng, hiệu quả, chăm sóc sức khoẻ, thu hẹp diện gia đình thiếu đói và vùng thiếu đói, việc thúc đẩy hộ nông dân sản xuất hàng hoá vừa là cơ sở vừa là nền tảng để cải thiện đời sống của hộ nông dân nghèo ở nông thôn. Trong những năm vừa qua, mặc dù mức đầu tư thâm canh cho trồng trọt và chăn nuôi của các hộ nông dân tương đối cao đã nâng khối lượng lương thực bình quân đầu người từ 293,5 kg/người 1990 lên 370 kg/người (1993) nhưng tình trạng thiếu lương thực vẫn xảy ra từng nơi, từng lúc hàng vạn gia đình vẫn thiếu ăn, thu nhập còn ở mức thấp, sản xuất chưa đạt tới mức dư thừa, tỉnh Đắc Lắc nhiều hộ nông dân vẫn nằm trong tình trạng tự sản xuất tự tiêu dùng, khả năng tích luỹ vốn của hộ nông dân vẫn chưa nhiều, hộ giầu tuy có tăng lên nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hộ nghèo, để tănh nhanh thu nhập của hộ nông dân, chúng ta phải hướng hộ nông dân vào sản xuất hàng hoá, cần phải giải quyết hàng loạt các mâu thuẫn, đó là phải nâng cao chất lượng của người lao động, cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, vai trò lao động của con người càng trở nên quan trọng,việc đầu tư thêm lao động trong thâm canh chỉ thực sự có ý nghĩa khi yếu tố lao động có chất lượng cao. Chất lượng của lao động thể hiện ở trình độ văn hoá, đó là cơ sở của mọi sự nhận thức, tiếp đến là kinh nghiệm làm ăn và kiến thức về khoa học kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ của người lao động, để tăng thêm vốn, nhân lực phải thông qua nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng, thông qua trao đổi kinh nghiệm sản xuất, tiếp cận với thị trường tiêu thụ, chất lượng lao động hiện nay kể cả hộ giàu vẫn còn thấp, mức độ hiểu biết về thị trường còn rất hạn chế, kiến thức canh tác cơ bản, như cày bừa, gieo cấy, chọn giống bón phân cho cây trồng nhiều hộ gia đình vẫn chưa nắm rõ, điều này diễn ra ở hầu hết các hộ nghèo, tuy nhiên các hộ giàu có điều kiện kinh tế cao hơn có thể nâng lên nhanh chóng còn hộ nghèo hết sức khó khăn. Không nâng được chất lượng lao động khó phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá, do vậy khó nâng cao thu nhập cho hộ nghèo, do vậy chúng ta

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc16530.DOC
Tài liệu liên quan