Việc nghiên cứu hậu quả của tình huống nhằm giúp ta tránh được sự cứng nhắc, nguyên tắc, giáo điều trong việc thực hiện chế độ chính sách của người lao động. Đồng thời, lường trước được hậu quả của tình huống giúp ta có thể đề ra giải pháp hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế nhằm giải quyết đúng, kịp thời, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội. Từ đó, có biện pháp xử lý việc chấp hành không đúng qui định trong việc thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước và đề ra những biện pháp phù hợp tránh lạm dụng quỹ bảo hiểm xã hội.
Tôi xin nêu một số hậu quả xảy ra với tình huống trên.
- Nếu xử lý giải quyết một cách máy móc thì người lao động sẽ bị thiệt thòi về quyền lợi chính đáng do sự thiếu hiểu biết của cán bộ làm công tác chuyên môn tại đơn vị sử dụng lao động.
- Nếu không điều chỉnh kịp thời những sai sót trên thì dẫn đến người dân có thể bị mất niềm tin vào chính sách của Nhà nước ta. Trong khi đó, Đảng ta chủ trương quan tâm đúng mức tới quyền lợi của người lao động, một ưu việt của Chủ nghĩa xã hội so với chủ nghĩa tư bản.
- Có thể dẫn đến đổ lỗi trách nhiệm cho nhau.
- Nếu quá chủ quan trong việc tiếp nhận hồ sơ giải quyết có thể dẫn đến việc lợi dụng lập hồ sơ để được xét hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội có lợi hơn về mặt kinh tế.
19 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7365 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động giải quyết chưa thoả đáng, trách nhiệm thuộc về ai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n biến tích cực trong việc giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động. Hệ thống BHXH đi vào hoạt động theo một thể thống nhất , các chế độ BHXH đến với người lao động tham gia và thụ hưởng thuận lợi hơn rất nhiều. Các chế độ được giải quyết nhanh hơn, kịp thời hơn giúp cho các chủ sử dụng lao động và người lao động an tâm đầu tư lao động sản xuất.
Tuy nhiên, trên thực tế trong quá trình thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội vẫn còn nhiều tồn tại và bất cập. Trong đó, vấn đề quan trọng là chế độ Bảo hiểm xã hội của người lao động chưa được giải quyết thoả đáng dẫn đến khiếu nại, đòi hỏi trách nhiệm của cơ quan Bảo hiểm xã hội phải xem xét giải quyết.
Qua thời gian học lớp Quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên khoá 27 tại Trường Chính trị Trần Phú Hà Tĩnh nhằm để áp dụng kiến thức Quản lý nhà nước vào thực tiễn công việc hàng ngày và nâng cao kỹ năng viết của bản thân nên tôi mạnh dạn chọn đề tài về thực hiện công tác Bảo hiểm xã hội với đề tài: “ Chế độ BHXH của người lao động giải quyết chưa thoả đáng, trách nhiệm thuộc về ai?”
Trong khuôn khổ tiểu luận, kiến thức và kỹ năng trình bày của bản thân có hạn nên không tránh khỏi thiếu sót. Hy vọng qua tình huống phát sinh trong thực tế sẽ giải đáp và trả lời được một số thắc mắc còn vướng phải trong việc thực hiện các chế độ chính sách về BHXH và quan điểm nhân văn về an sinh xã hội mà Đảng và Nhà nước đang ngày một hoàn thiện sữa đổi góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh .
Kính mong được sự giúp đỡ, hướng dẫn của các Thầy giáo, cô giáo Trường Chính trị Trần Phú Hà Tĩnh góp ý kiến bổ sung để tôi có thể hoàn thiện, nâng cao kiến thức của mình phục vụ thiết thực cho công việc chuyên môn.
PHẦN I: MÔ TẢ TÌNH HUỐNG:
Một sáng mùa hè oi ả, vừa mở cửa phòng làm việc ở bộ phận giao dịch một cửa Bảo hiểm xã hội huyện Cẩm xuyên, tôi nhìn thấy một người đàn ông dáng vẻ mệt nhọc bước vào. Trên tay ông là quyển sổ Bảo hiểm xã hội và một số giấy tờ khác, gương mặt rất buồn, trán lấm tấm mồ hôi. Tôi liền bước lại gần để hỏi ông cần giải quyết việc gì. Từng lời chậm rãi, nghẹn ngào pha lẫn những giọt nước mắt ông kể lại toàn bộ sự việc liên quan đến việc giải quyết chế độ BHXH cho con trai ông.
Ông tên là Nguyễn Văn Tuân trú quán tại Thôn 2, xã C, huyện Cẩm xuyên, Tỉnh Hà Tĩnh có con trai tên là Nguyễn Văn Thành sinh ngày 20/7 1982 là công nhân Công ty M.
Công nhân Nguyễn Văn Thành có thời gian tham gia BHXH như sau:
Từ tháng 01/2005 đến tháng 12/2006 hệ số lương: 1,67 + 0,4 phụ cấp khu vực;
Từ tháng 01/2007 đến tháng 3/2008 hệ số lương: 1,67 (Từ tháng 1/2007 BHXH không đóng phụ cấp khu vực)
Theo lời kể của ông Tuân thì tháng 4/2008 anh Nguyễn Văn Thành chưa thực sự nghỉ việc tại Công ty M, đến sáng ngày 27/4/2008 (ngày chủ nhật) trên đường lên Công ty để sáng thứ 2 làm việc thì anh đã bị tai nạn giao thông và chết vào lúc 7 h sáng 27/4/2008. Gia đình đã gọi điện báo cho Công ty M và Công ty đã hỗ trợ cho gia đình một phần tiền để gia đình lo mai táng cho anh Nguyễn Văn Thành.
Đến tháng 7/2009 vừa qua, gia đình nhận được thông báo của Công ty M lên trực tiếp công ty để làm thủ tục giải quyết chế độ cho anh Thành. Ông Tuân một mình lặn lội gần 100 km lên tận Công ty con trai làm việc thì được cán bộ phòng tổ chức đưa ra một bản quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với anh Nguyễn Văn Thành của Công ty M từ ngày 02/4/2008 và hướng dẫn làm đơn đề nghị hưởng trợ cấp một lần – mẫu 14-HSB. Do không hiểu biết về chính sách BHXH nên ông quay về làm đơn xin xác nhận của chính quyền địa phương và ông đã thay mặt con trai ký tên vào mục người làm đơn. Sau đó, ông Tuân lại trở lại Công ty M để nộp đơn. Vừa qua, tháng 8/2009 gia đình ông Tuân nhận được thông báo của Công ty M mời gia đình lên nhận lại các thủ tục hồ sơ trong đó có sổ BHXH, quyết định hưởng trợ cấp một lần, bản quá trình tham gia BHXH và hướng dẫn gia đình trực tiếp cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Cẩm xuyên để nhận tiền trợ cấp một lần của anh Nguyễn Văn Thành. Ông Tuân hỏi rằng: Tại sao con ông chết lại không được hưởng mai táng phí? Ông đề nghị cơ quan Bảo hiểm xã hội không giải quyết việc nhận trợ cấp một lần của anh Thành mà làm đơn đề nghị giải quyết cho gia đình họ được nhận chế độ tử tuất của anh Thành.
Phần thứ II: Cơ sở lý luận của tình huống:
1/ Lý luận chung:
Bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Luật pháp của Nhà nước Việt nam mang tính xã hội sâu sắc và mang tính giai cấp - mang ý chí của giai cấp lãnh đạo xã hội là giai cấp công nhân trên cơ sở liên minh với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức; phục vụ cho lợi ích của mọi người dân trong xã hội chứ không phải lợi ích của một giai cấp riêng biệt nào.
Luật pháp của Nhà nước Việt nam là nhân tố bảo vệ sự ổn định xã hội, thể chế hoá quyền con người, quyền công dân, đảm bảo và tạo điều kiện cho những quyền đó được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Mặt khác các thành viên trong xã hội nhờ vào phương tiện pháp luật có điều kiện bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình, đấu tranh chống mọi hiện tượng tiêu cực, xây dựng một xã hội văn minh, công bằng và dân chủ.
Công chức, viên chức nhà nước là những người đại diện cho Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Công cụ chính quản lý xã hội của họ là pháp luật và bản thân họ cũng có nghĩa vụ phải tuân thủ pháp luật, không được làm trái với những gì mà pháp luật qui định. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay có không ít một số cán bộ công chức Nhà nước có chức có quyền đã lợi dụng chức quyền để sách nhiễu nhân dân hoặc do trình độ chuyên môn thấp kém, thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu hiểu biết về chính sách của Nhà nước dẫn đến ảnh hưởng quyền lợi của người dân, thiếu công bằng xã hội, nhân dân mất lòng tin vào chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
2. Quan điểm của Đảng:
Bảo hiểm xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Nhà nước tham gia Bảo hiểm xã hội với tư cách là người bảo hộ cho người lao động. Sự bảo hộ của Nhà nước thể hiện ở việc đề ra chính sách Bảo hiểm xã hội tác động và điều tiết các hoạt động Bảo hiểm xã hội đưa bảo hiểm xã hội vào quỹ đạo chung của chính sách kinh tế xã hội.
Tại Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng Sản Việt Nam, với quan điểm chỉ đạo của Đảng tiếp tục hoàn chỉnh thể chế thị trường lao động, bảo đảm hài hoà lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động. Đổi mới hệ thống bảo hiểm xã hội, đa dạng hoá hình thức bảo hiểm và phù hợp với kinh tế thị trường; xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp, thực hiện tốt chế độ bảo hộ lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động. Để tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội theo luật định cần phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động, trọng tâm là thu nộp bảo hiểm xã hội, bảo đảm nguyên tắc có tham gia thì mới hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. Đồng thời, chỉ đạo thực hiện tốt công tác giải quyết chế độ chính sách cho người lao động, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người tham gia bảo hiểm xã hội. Đây là vấn đề quan trọng liên quan đến hàng triệu người lao động vì vậy cần phải có biện pháp thực hiện triệt để nhằm bảo đảm chặt chẽ, công bằng, tạo động lực thúc đẩy người lao động công tác tốt, tăng năng suất lao động.
Bên cạnh đó, cần tích cực chống các biểu hiện tiêu cực, thất thoát trong công tác bảo hiểm xã hội. Các cơ quan thanh tra phải kết luận giải quyết dứt điểm những vi phạm đã được phát hiện, đồng thời thường xuyên kiểm tra , phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm các chế độ bảo hiểm xã hội, những trường hợp nghiêm trọng phải truy tố trước pháp luật.
Để các qui định về chế độ bảo hiểm xã hội thực sự đi vào cuộc sống, để mọi người dân hiểu rõ về chế độ bảo hiểm xã hội cần coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên, nhân dân nhận thức đúng về ý nghĩa của bảo hiểm xã hội, động viên mọi người tích cực và chủ động tham gia công tác bảo hiểm xã hội.
3. Văn bản liên quan đến đề tài:
Như phần lý luận chung đã trình bày , chính sách Bảo hiểm xã hội hiện hành là sự cải tiến , thừa kế các quy định , các văn bản pháp quy có từ mấy chục năm nay. Vì thế tính Pháp lý của tình huống được thế hiện ở các văn bản luật và dưới luật, những văn bản có tính pháp lý liên quan đến tình huống :
- Luật Bảo hiểm xã hội của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam số 71/2006/QH 11 ngày 29 tháng 6 năm 2006;
- Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
- Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006.
- Quyết định 815/QĐ-BHXH ngày 6/6/2007 của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Phần thứ III: Phân tích xử lý tình huống:
1/ Phân tích sự đúng, sai của tình huống:
Qua việc nghiên cứu tình huống ta thấy đây là một vấn đề cần nghiên cứu kỹ, phân tích cụ thể để tìm ra sự đúng, sai trong tình huống này.
Rõ ràng, ông Nguyễn Văn Tuân thắc mắc tại sao con ông chết vào ngày 27 tháng 4 năm 2008 (Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động ngày 02 tháng 4 năm 2008) lại không được giải quyết chế độ tử tuát là có cơ sở. Như vậy, anh Nguyễn Văn Thành thuộc đối tượng bảo lưu thời gian đóng Bảo hiểm xã hội theo qui định tại điều 57 Luật bảo hiểm xã hội số 71/QH ngày 29 tháng 6 năm 2006 và bị chết trong thời gian bảo lưu. Gia đình đã thông báo cho Công ty M và đã được Công ty hỗ trợ một phần chi phí mai táng phí. Như vậy, mọi sự việc về cái chết của anh Nguyễn Văn Thành, Công ty M biết rõ. Vậy thì tại sao người làm công tác chế độ bảo hiểm xã hội của đơn vị không hướng dẫn ông Tuân làm thủ tục đề nghị giải quyết chế độ tử tuất cho anh Thành mà lại hướng dẫn ông Tuân làm thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp một lần? Điều đó, chứng tỏ Công ty M cũng có trách nhiệm với quyền lợi của người lao động là đã đề nghị giải quyết trợ cấp một lần nhưng do thiếu hiểu biết về chế độ chính sách bảo hiểm xã hội dẫn đến việc quyền lợi của người lao động chưa được đảm bảo mà đúng ra là được giải quyết chế độ tử tuất theo qui định tại điều 63, điều 66, điều 67 Luật bảo hiểm xã hội số 71/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006; điều 35, điều 38, điều 39 Nghị định số 152/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006.
Vấn đề thứ hai: Ông Nguyễn Văn Tuân do không hiểu biết về chế độ chính sách bảo hiểm xã hội nên hoàn toàn thụ động khi được Công ty M hướng dẫn làm thủ tục đề nghị giải quyết trợ cấp một lần nên ông đã tự mình ký tên Nguyễn Văn Thành vào mục người làm đơn và đề nghị Uỷ ban nhân dân xã C ký xác nhận.
Vấn đề thứ ba: Uỷ ban nhân dân xã C cấp đơn đề nghị hưởng trợ cấp một lần cho anh Nguyễn Văn Thành vào ngày 10 tháng 8 năm 2009 (trong khi đó anh Thành đã chết) là không có cơ sở, thiếu sự kiểm tra, thiếu tinh thần phối hợp giữa bộ phận tư pháp với công an xã quản lý hộ khẩu. Vì thực tế tại các xã hiện nay công tác giao ban hàng tháng của các công an viên tại các thôn, xóm rất chặt chẽ trong đó có việc báo cáo về số người biến động do chuyển đi, chuyển đến, chết…
Vấn đề thứ tư: Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tĩnh nhận hồ sơ giải quyết chế độ BHXH từ đơn vị sử dụng lao đông là Công ty M với thủ tục hồ sơ trợ cấp một lần đầy đủ theo quyết định 815 QĐ-BHXH ngày 6/6/2007 của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Vì vậy, Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tĩnh đã giải quyết cho anh Thành hưởng trợ cấp một lần là đúng với qui định tại điều 55 Luật bảo hiểm xã hội số 71/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006.
2/ Nguyên nhân tình huống:
Như vậy, chúng ta thấy rằng từ một sự việc hết sức đơn giản nếu như người làm công tác Bảo hiểm xã hội của Công ty M thực sự hiểu biết, nắm chắc các chế độ BHXH để hướng dẫn thân nhân người lao động ngay từ đầu thì việc giải quyết chế độ cho người lao động hết sức nhanh gọn kịp thời, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội.
Đối với tình huống cụ thể này, điều quan trọng là cán bộ làm công tác tư pháp của Uỷ ban nhân dân xã C quản lý nhân khẩu, hộ khẩu chưa chặt chẽ, thiếu sự kiểm tra, cán bộ tư pháp của xã C thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện chuyên môn của mình dẫn đến sai sót nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, chúng ta thấy rằng hiện nay công tác tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thực sự có hiệu quả cao. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế ở khả năng tiếp thu của một số người dân, kể cả một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức không có tinh thần học hỏi, không nghiên cứu cập nhật văn bản để nâng cao năng lực chuyên môn công tác của mình dẫn đến sự việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại hướng dẫn thực hiện sai. Điều đó, thực sự đã làm ảnh hưởng tới người dân cả về mặt kinh tế lẫn tinh thần.
3/ Hậu quả của tình huống:
Việc nghiên cứu hậu quả của tình huống nhằm giúp ta tránh được sự cứng nhắc, nguyên tắc, giáo điều trong việc thực hiện chế độ chính sách của người lao động. Đồng thời, lường trước được hậu quả của tình huống giúp ta có thể đề ra giải pháp hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế nhằm giải quyết đúng, kịp thời, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội. Từ đó, có biện pháp xử lý việc chấp hành không đúng qui định trong việc thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước và đề ra những biện pháp phù hợp tránh lạm dụng quỹ bảo hiểm xã hội.
Tôi xin nêu một số hậu quả xảy ra với tình huống trên.
- Nếu xử lý giải quyết một cách máy móc thì người lao động sẽ bị thiệt thòi về quyền lợi chính đáng do sự thiếu hiểu biết của cán bộ làm công tác chuyên môn tại đơn vị sử dụng lao động.
- Nếu không điều chỉnh kịp thời những sai sót trên thì dẫn đến người dân có thể bị mất niềm tin vào chính sách của Nhà nước ta. Trong khi đó, Đảng ta chủ trương quan tâm đúng mức tới quyền lợi của người lao động, một ưu việt của Chủ nghĩa xã hội so với chủ nghĩa tư bản.
- Có thể dẫn đến đổ lỗi trách nhiệm cho nhau.
- Nếu quá chủ quan trong việc tiếp nhận hồ sơ giải quyết có thể dẫn đến việc lợi dụng lập hồ sơ để được xét hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội có lợi hơn về mặt kinh tế.
PHẦN THỨ IV: Xây dựng và lựa chọn phương án xử lý tình huống
1 . Xây dựng phương án :
Cơ sở để xây dựng phương án:
- Theo qui định điều 63 Luật bảo hiểm xã hội số 71/QH ngày 29 tháng 6 năm 2006, điều 35 nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 qui định các đối tượng sau khi chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 tháng tiền lương tối thiểu chung.
- Theo qui định tại điều 67 Luật bảo hiểm xã hội số 71/QH ngày 29 tháng 6 năm 2006, điều 39 ghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 qui định mức hưởng trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Đối chiếu với các quy định trên , trường hợp của anh Thành con ông Tuân thuộc đối tượng người lao động bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bị chết. Như vậy, tôi xin nêu ra một số phương án xử lý tình huống như sau:
a. Phương án 1 :
Từ chối việc giải quyết lại chế độ tử tuất cho anh Nguyễn Văn Thành và hướng dẫn ông Nguyễn Văn Tuân làm đơn có xác nhận của chính quyền địa phương về việc con trai ông đã chết (vì không thể làm thủ tục uỷ quyền hợp lệ) trực tiếp đến Bảo hiểm xã hội huyện Cẩm xuyên để nhận trợ cấp một lần của anh Thành.
- Ưu điểm :
+ Thủ tục đơn giản, giải quyết việc nhận tiền nhanh chóng kịp thời.
+ Có cơ sở để giải quyết như vậy, vì tại thời điểm tháng 8 năm 2009 đã có đơn đề nghị hưởng trợ cấp một lần của anh Nguyễn Văn Thành có xác nhận của chính quyền địa phương xã C.
- Nhược điểm :
+ Chưa thoả đáng về quyền lợi của người lao động cũng như thân nhân họ.
b. Phương án hai:
Không thực hiện chi trả trợ cấp một lần của anh Thành cho ông Nguyễn Văn Tuân. Đồng thời, tiếp nhận đơn có xác nhận của chính quyền địa phươngvề sự việc trên và thủ tục hồ sơ để giải quyết chế độ tử tuất cho anh Nguyễn Văn Thành.
Ưu điểm :
+ Đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội, không mất nhiều thời gian của đối tượng, không còn sự khiếu kiện.
+ Tạo được niềm tin của nhân dân.
Nhược điểm :
+ Nếu thực hiện theo phương án này thì còn chủ quan, thiếu sự kiểm tra thực tế có thể dẫn tới thực hiện xét duyệt chế độ sai quy định, gây hậu quả lâu dài. Có thể gây thất thoát nghiêm trọng ảnh hưởng đến nền kinh tế của đát nước.
c. Phương án 3:
Bảo hiểm xã hội huyện Cẩm xuyên mời ông Nguyễn Văn Tuân trực tiếp trình bày lại toàn bộ sự việc nhằm làm rõ thêm đơn đề nghị của ông. Từ đó, tư vấn để ông hiểu hơn về chế độ chính sách Bảo hiểm xã hội và quyền lợi, nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm xã hội. Đồng thời, hiểu rõ hơn trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động. Hướng dẫn ông nộp đầy đủ hồ sơ trợ cấp một lần đã được Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tĩnh giải quyết và kèm theo giấy chứng tử của anh Nguyễn Văn Thành đã được Uỷ ban nhân dân xã C cấp ngày 01 tháng 09 năm 2009.
Tiếp theo, Bảo hiểm xã hội huyện sẽ trực tiếp làm việc với Công ty M tìm ra nguyên nhân từ đó đưa ra hướng giải quyết đúng qui định. Đồng thời, Bảo hiểm xã hội huyện Cẩm xuyên sẽ trực tiếp xuống tận địa bàn nơi gia đình ông Tuân sinh sống để xác minh ngày, tháng, năm chết thực tế của anh Nguyễn Văn Thành. Từ đó, có cơ sở để làm việc với Uỷ ban nhân dân xã C. Nếu thực tế anh Thành chết đúng với ngày tháng năm đã ghi trên giấy chứng tử Uỷ ban nhân dân xã C đã cấp thì Bảo hiểm xã hội huyện sẽ phối hợp với chính quyền địa phương hướng dẫn ông Tuân làm các thủ tục tiếp theo để trình Bảo hiểm xã hội tỉnh xem xét giải quyết.
Ưu điểm:
+ Làm rõ được trách nhiệm của ủy ban nhân dân xã C là phải thường xuyên cập nhật sổ quản lý hộ khẩu các đối tượng đã chết, tăng cường công tác kiểm tra trước khi ký xác nhận. Đồng thời, cũng làm rõ được trách nhiệm của Công ty M đối với người lao động.
+ Bản thân ông Tuân và gia đình được hiểu biết hơn về các chế độ chính sách bảo hiểm xã hội.
+ Thể hiện được tính nhân văn sâu sắc của chính sách Bảo hiểm xã hội là luôn luôn bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động.
Nhược điểm:
+ Nếu xử lý theo tình huống này thì ngành Bảo hiểm xã hội phải đầu tư nhiều thời gian để xác minh thực tế theo đơn trình bày của ông Tuân.
2. Lựa chọn Phương án tối ưu:
Từ sự phân tích đánh giá ưu, nhược điểm của các phương án trên, nên chọn phương án 3, bởi vì:
Đây là phương án hữu hiệu nhất vừa đảm bảo thực hiện đúng pháp luật của Nhà nước, vừa giải quyết thoả đáng chế độ cho người lao động hợp tình, hợp lý. Đồng thời, bảo đảm nguyên tắc của ngành thu đúng, thu đủ, chi đúng, chi đủ, tránh gây thất thoát của Nhà nước. Bên cạnh đó, làm tốt công tác tuyên truyền, động viên để mọi người tham gia thực hiện tốt chế độ Bảo hiểm xã hội
3. Các bước để thực hiện phương án 3 :
Bước 1 : Bảo hiểm xã hội huyện Cẩm xuyên căn cứ vào đơn trình bày của ông Tuân, trực tiếp xuống làm việc với Uỷ ban nhân dân xã C xác minh ngày, tháng, năm chết của anh Thành thông qua làm việc với các bộ phận tư pháp, công an, đồng chí trưởng thôn 2, đồng chí bí thư chi bộ thôn 2 và người phụ trách công tác dân số ở thôn 2.
Bước 2: Sau khi xác minh ngày chết của anh Thành đúng với giấy chứng tử Uỷ ban nhân dân xã C đã cấp. Uỷ ban nhân dân xã C làm tờ trình giải trình về việc đã sai sót trong việc ký xác nhận vào đơn hưởng trợ cấp một lần của anh Thành (khi đó anh Thành đã chết) có xác nhận của Uỷ ban nhân dân huyện Cẩm xuyên và đề nghị Bảo hiểm xã hội huyện Cẩm xuyên, Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tĩnh xem xét giải quyết. Đồng thời, có trách nhiệm xử lý vi phạm hành chính đối với cán bộ chuyên môn đã tham mưu cho lãnh đạo ký xác nhận.
Bước 3: Yêu cầu Công ty M làm tờ trình gửi Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tĩnh, Bảo hiểm xã hội huyện Cẩm xuyên giải trình sự việc đã lập hồ sơ đề nghị giải quyết sai chế độ cho người lao động và đề nghị Bảo hiểm xã hội các cấp xem xét, giải quyết lại chế độ BHXH cho anh Thành.
Bước 4: Bảo hiểm xã hội huyện Cẩm xuyên có trách nhiệm hướng dẫn ông Tuân lập đầy đủ thủ tục hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ tử tuất cho anh Thành hoàn chỉnh gồm các giấy tờ sau:
- Sổ BHXH và quyết định hưởng trợ cấp một lần của anh Nguyễn Văn Thành;
- Đơn đề nghị không nhận trợ cấp một lần và đề nghị được hưởng chế độ tử tuất: 01 bản;
- Tờ khai hoàn cảnh gia đình: 04 bản;
- Giấy chứng tử: 4 bản (1 bản chính +3 bản sao hoặc công chứng)
Bước 5: Ông Tuân trực tiếp đến bộ phận giao dịch một cửa Bảo hiểm xã hội huyện Cẩm xuyên nộp toàn bộ hồ sơ nêu trên. Cán bộ chuyên trách tại bộ phận giao dịch một cửa Bảo hiểm xã hội huyện kiểm tra hồ sơ đầy đủ tiếp nhận, lập phiếu hẹn trả kết quả trong thời gian là 15 ngày làm việc theo Quyết định số 02/QĐ-BHXH ngày 15 tháng 02 năm 2009 của Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện Cẩm xuyên và Quyết định số 132/QĐ-BHXH ngày 11 tháng 02 năm 2009 của Giám đốc bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tĩnh.
Bước 6 : Bộ phận giao dịch một cửa Bảo hiểm xã hội huyện Cẩm xuyên chuyển bàn giao cho bộ phận chế độ bảo hiểm xã hội xử lý nghiệp vụ. Tiếp theo, bộ phận chế độ bảo hiểm xã hội phối hợp với bộ phận kế toán đối chiếu với danh sách chuyển nguồn tháng 8 năm 2009 để xem số tiền trợ cấp một lần của anh Thành mà Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tĩnh cấp về trong tháng 8 năm 2009. Đồng thời, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện Cẩm xuyên soạn thảo văn bản gửi Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tĩnh xem xét, giải quyết. Trong đó, xác nhận rõ Bảo hiểm xã hội huyện Cẩm xuyên chưa thực hiện chi trả trợ cấp một lần cho thân nhân anh Nguyễn Văn Thành.
Bước 7: Bộ phận chế độ chính sách bảo hiểm xã hội huyện Cẩm xuyên tiến hành thu thập toàn bộ đầy đủ hồ sơ của anh Thành (Bao gồm: hồ sơ ông Tuân nộp; Biên bản xác minh ngày, tháng, năm chết của anh Thành; Công văn đề nghị của Bảo hiểm xã hội huyện; Tờ trình của Công ty A) nộp cho Phòng tiếp nhận – quản lý hồ sơ Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tĩnh. Phòng tiếp nhận – quản lý hồ sơ sẽ lập phiếu hẹn trả kết quả trong thời gian ngắn nhất là 10 ngày làm việc.
Bước 8: Các phòng nghiệp vụ ở Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tĩnh sẽ phối hợp xử lý, rút hồ sơ trợ cấp một lần của anh Thành để tính toán lại số tiền trợ cấp tử tuất một lần dựa trên hồ sơ tham gia BHXH của anh Thành và tiền mai táng phí. Sau đó, sẽ đối trừ với số tiền trợ cấp BHXH một lần đã được xét duyệt trước đó. Tiến hành cấp nguồn kinh phí về cho Bảo hiểm xã hội huyện kịp thời. Đồng thời, đính kèm hồ sơ giải quyết trợ cấp tử tuất một lần cho anh Thành với hồ sơ trợ cấp một lần trước đó và lưu trữ đúng qui định.
Bước 9: Đến ngày hẹn Bảo hiểm xã hội huyện Cẩm xuyên trực tiếp phòng giao nhận hồ sơ Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tĩnh nhận lại 2 bộ hồ sơ hưởng trợ cấp tử tuất một lần của anh Nguyễn Văn Thành. Sau đó, Bảo hiểm xã hội huyện có trách nhiệm thông báo cho ông Tuân đến nhận kết quả giải quyết theo đúng thời gian đã hẹn. Đồng thời, tách hồ sơ, 01 bộ chuyển bộ phận hồ sơ đưa vào lưu trữ và tiến hành bàn giao 01 bộ hồ sơ trợ cấp tử tuất một lần cho ông Tuân.
PHẦN THỨ V: KIẾN NGHỊ
Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước , thể hiện sự quam tâm đối với quyền lợi của người lao động .Việc thực hiện các chế độ chính sách Bảo hiểm xã hội theo cơ chế mới phù hợp với cơ chế thị trường, dựa trên nguyên tắc có đóng BHXH mới được hưởng các chế độ BHXH là hoàn toàn đúng .
1. Gần 3 năm thực hiện Luật bảo hiểm xã hội số 71/QH 11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 chúng ta thấy rằng: Luật bảo hiểm xã hội là hành lang pháp lý cao nhất để mọi tổ chức, cá nhân chấp hành qui định về chính sách bảo hiểm xã hội theo qui định của Pháp luật. Trong quá trình thực hiện công tác ngành Bảo hiểm xã hội đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội của Đảng và Nhà nước đề ra, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại và bất cập.
- Về qui định mức đóng vào quỹ ốm đau và thai sản bằng 3%; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để chi trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng các chế độ ốm đau, thai sản. Thực tế, hiện nay ở Hà Tĩnh phần lớn các đơn vị sử dụng lao động có số lao động ít, số 2% tổng quỹ lương để lại hàng quý là rất nhỏ, không đủ để chi trả cho người lao động khi họ hưởng chế độ thai sản. Trong khi đó, nhiều đơn vị nguồn kinh phí hạn hẹp nên họ không chủ động được nguồn kinh phí để thanh toán cho người lao động mà phải chờ đến đầu quý sau quyết toán xong với cơ quan Bảo hiểm xã hội mới có tiền để trả cho người lao động. Như vậy, chúng ta không thể nói là chi trả kịp thời chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động. Xuất phát từ những bất cập đó Nhà nước chúng ta cần phải có giải pháp khắc phục tình trạng trên để đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội.
- Về chế độ trợ cấp tuất hàng tháng cho các đối tượng là con từ 15 tuổi trở lên; vợ, cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, cha chồng, mẹ vợ, mẹ chồng nếu dưới 60 tuổi đối nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mới được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng. Nhưng việc qui định thời hạn giới thiệu giám định mức suy giảm khả năng lao động trong vòng 2 tháng kể từ khi người lao động chết là quá ngắn.
2. Bên cạnh đó,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiểu luận tình huống- Chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động.doc