Trong hơn 20 năm đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng, Đảng và nhà nước đã ban hành rất nhiều chính sách nông nghiệp, nông thôn nhằm cải thiên nền nông nghiệp lạc hậu yếu kém,
Điển hình đầu tiên là Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị ban hành tháng 4/1988 về “đổi mới quản lý nông nghiệp” với nội dung quan trọng nhất là thừa nhận hộ nông dân là đơn vị tự chủ sản xuất trong nông nghiệp, khôi phục lại vị thế vốn có từ bao đời nay của kinh tế hộ nông dân, đã bị xóa bỏ trong suốt 30 năm tập thể hóa nông nghiệp, coi HTX dựa trên chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác, là đơn vị sản xuất và phân phối theo kế hoạch nhà nước, cùng nhiều chính sách tích cực khác đã giúp mước ta dần dần xây dựng được một nền nông nghiệp mạnh, từng bước chuyền dịch theo cơ chế thị trường, phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa, đời sống nông dân và bộ mặt nông thôn được cải thiện đáng kể.
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4303 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chính sách phát triển nông nghiệp Việt Nam của chình phủ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tiều luận : chính sách phát triển nông nghiệp Việt Nam của chình phủ.
A.Đặt vấn đề :
Nông nghiệp Việt Nam là 1 ngành cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nó có tầm ảnh hưởng cực kỳ lớn đối với nền kinh tế quốc gia cũng như góp 1 phần không nhỏ vào GDP. Đặc biệt, hơn 70% dân số nước ta tham gia vào các hoạt động nông nghiệp. vì vậy việc phát triển tốt một nền nông nghiệp hiện đại sẽ đóng góp 1 vai trò rất lớn trong phát triển kinh tế nước nhà, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hòa đất nước. Việc phát triển một nền nông nghiệp tiên tiến, bên cạnh những nguồn lực nội tại của người nông dân thì những chính sách thúc đẩy đi kèm của nhà nước cũng đóng vai trò rất lớn. Vậy nên nhóm chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu về những chính sách phát triển nông nghiệp của chính phủ, những mặt được, những mặt còn tồn đọng, cũng như những định hướng phát triển của nhà nước sẽ được phản ánh đầy đủ.
B. Giải quyết vấn đề :
I. Khái niệm và vai trò của các chính sách phát triển nông nghiệp :
1. Khái niệm : Có khá nhiều cánh định nghĩa khác nhau về chính sách, các nhà chính trị đã đưa ra những khái niệm như sau :
Một khái niệm đơn giản và dễ nhớ nhất là của Thomas R. Dye (1984): Chính sách là cái mà Chính phủ lựa chọn làm hay không làm.
Chính sách là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị hay một nhóm các nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt các mục tiêu đó (William Jenkin 1978)
Chính sách công là toàn bộ các hoạt động của Nhà nước có ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi công dân (B. Guy Peter 1990)
Từ đó ta có thể hiểu được chính sách phát triển nông nghiệp là những sách lược và kế hoạch cụ thể của nhà nước áp dụng vào nông nghiệp nhằm xậy dựng một nền nông nghiệp lớn mạnh, hiện đại, đủ sức tồn tại và thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, mạnh, bền vững nâng cao đời sống nông dân, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn dựa trên những quan điểm và đường lối của Đảng và tình hình phát triển của nông nghiệp hiện tại .
2. vai trò :
Những chính sách của đảng và nhà nước có vai trò mang tính quyết định đối với sự thành bại của nông nghiệp, một chính sách hợp lý “ thuận lòng dân ” được đưa vào áp dụng chính xác sẽ tạo ra những thành công lớn, thu được nhiều thành quả kinh tế nông nghiệp được phát triển, nông thôn mạnh. Ngược lại một chính sách sai lầm đi ngược với quan điểm của đảng khi đưa vào thực tế sẽ xuất hiện nhiều vấn đề nhức nhối cản trở sự phát triển nông nghiệp nông thôn, thậm chí còn đưa nền nông nghiệp đi ngược vào “thời kỳ đồ đá” .
II. thực thi chính sách.
1. Một vài chính sách ban hành :
Trong hơn 20 năm đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng, Đảng và nhà nước đã ban hành rất nhiều chính sách nông nghiệp, nông thôn nhằm cải thiên nền nông nghiệp lạc hậu yếu kém,
Điển hình đầu tiên là Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị ban hành tháng 4/1988 về “đổi mới quản lý nông nghiệp” với nội dung quan trọng nhất là thừa nhận hộ nông dân là đơn vị tự chủ sản xuất trong nông nghiệp, khôi phục lại vị thế vốn có từ bao đời nay của kinh tế hộ nông dân, đã bị xóa bỏ trong suốt 30 năm tập thể hóa nông nghiệp, coi HTX dựa trên chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác, là đơn vị sản xuất và phân phối theo kế hoạch nhà nước, cùng nhiều chính sách tích cực khác đã giúp mước ta dần dần xây dựng được một nền nông nghiệp mạnh, từng bước chuyền dịch theo cơ chế thị trường, phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa, đời sống nông dân và bộ mặt nông thôn được cải thiện đáng kể.
Nghị quyết 09/2000/NQ - CP ngày 15 tháng 6 năm 2000 của Chính phủ Việt nam đã nhấn mạnh vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn là nhằm mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa mạnh, đa dạng, có chất lượng, hiệu quả cao và bền vững dựa trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh; áp dụng khoa học công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và khả năng cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường quốc tế; nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, lao động và nguồn vốn, nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân với những hoạt động cụ thể :
+ Điều chỉnh cơ cấu trong nông nghiệp theo hướng phát huy các lợi thế của mỗi vùng.
+Nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của hàng nông sản.
+Nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nông nghiệp.
+Đổi mới chính sách
+Phát triển cơ sở hạ tầng, đổi mới, nâng cao năng lực của hệ thống thú y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ nông nghiệp.
+Đào tạo nguồn nhân lực.
+Đổi mới quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Những chính sách giảm thuế đất nông nghiệp, không thu thuế nông nghiệp tạo nhiều phấn khởi cho nông dân, kích thích họ lao động, xây dựng kinh tế, góp phấn thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
Ngoài ra những chính sách hỗ trợ nông dân chống lại thiên tai cũng đang dần dần giúp người dân ở nông thôn thoát khỏi khó khăn sau mua bão lũ. Hậu cơn bão số 3 và lũ lụt tháng 10/2010 vừa qua, UBND tỉnh Nghệ An đã có chính sách hỗ trợ cho nông dân vùng lũ tỉnh này để ổn định sản xuất, ổn định cuộc sống…
Theo đó, để sản xuất vụ đông 2010 được kịp thời, UBND tỉnh quyết định hỗ trợ 100% tiền mua giống ngô để gieo tiếp vụ đông muộn 2010 trên diện tích đất không ảnh hưởng đến sản xuất vụ xuân 2011. Hỗ trợ giống rau cho các địa phương để gieo tiếp rau vụ đông 2010; hỗ trợ phân bón để chăm sóc diện tích ngô vụ đông còn trong giai đoạn chăm sóc, với mức 60kg urea +60kg supe lân/ha.
Đối với sản xuất vụ xuân 2011: Hỗ trợ giống lúa để gieo cấy trên diện tích lúa vụ hè thu và vụ mùa 2010 bị mất trắng do cơn bão số 3 và các đợt mưa lũ trong tháng 10 năm 2010 để gieo cấy kịp thời. Cụ thể: Đối với lúa thuần hỗ trợ bằng giống từ nguồn dự trữ quốc gia phân bổ cho tỉnh Nghệ An.
Đối với lúa lai hỗ trợ 1,5 triệu đồng/ha để mua giống; hỗ trợ 100% tiền mua giống lạc cho diện tích lạc vụ thu đông bị mất trắng để mua giống gieo trồng vụ xuân năm 2011.
Về chăn nuôi: Hỗ trợ cho những gia đình có gia súc, gia cầm chết do bão, lũ. Trâu bò: tối đa 2 triệu đồng/con; Lợn 500.000 đồng/con; gia cầm 15.000 đồng/con.
Hỗ trợ kinh phí cho chi cục thú y: Mỗi huyện 2 máy bơm có động cơ để phục vụ công tác phun thuốc, tiêu độc khử trùng và vệ sinh môi trường.
Hỗ trợ vắc xin phòng dịch tả lợn, tụ huyết trùng lợn, tụ huyết trùng trâu, bò với tổng số 500.000 liều. Cấp 30 tấn Bencocid khử trùng đối với các huyện bị ngập do lũ tháng 10/2010. Cấp 20 tấn Cloromin 70% để xử lý đầm tôm.
Ngày 1/3/2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có quyết định 315 về thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp ở 21 tỉnh thành với 3 ngành sản xuất chính đó là lúa, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản cá tra, cá basa, tôm sú, tôm chân trắng. Hạn chế tối đa rủi roc ho người nông dân khi dịch bệnh cũng như trước biến động phức tạp của thị trường, làm bà con nông dân vô cùng phấn khởi manh dạn đầu tư tăng quy mô sản xuất.
2. những bất cập :
Tuy nhà nước đã cố gắng đưa ra những chính sách cải thiện đời song nhân dân, phát triển nông nghiệp, song khi đưa vào thực tế lại không tính đến những yếu tố khách quan, vô hình dung, từ chổ nâng cao, thúc đẩy lại thành ra đưa người nông dân vào thế tiến thoái lưỡng nan, Cách đây hơn 2 tháng, báo Nông nghiệp Việt Nam đăng loạt bài phản ánh tình trạng các chính sách nông nghiệp, nông thôn của Đảng và nhà nước chưa thực sự đi vào cuộc sống. Thêm vào đó những chính sách phát triển công nghiệp, du lịch, mở sân gôn, xây dựng thủy điện lại càng ăn bớt đất sản xuất của nông dân.
Nhiều chính sách đã được ban hành tuy nhiên chưa có một chính sách nào được ban hành dựa trên kết quả nghiên cứu của một đề tài khoa học. Mặc dù trong thời gian qua, rất nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ về nông nghiệp, nông thôn, nông dân được thực hiện, nghiệm thu, với kinh phí hàng trăm tỉ đồng.
Ví dụ như dự án xây dựng thủy điện Đồng Nai 3 ở huyện ĐakGlong- tỉnh ĐakNông, nhà nước đã thu hồi hàng trăm ha cà phê đang trong giai đoạn trưởng thành của người dân Xã ĐakPlao trong khu vực lòng hồ dự kiến sẽ ngập nước của thủy điện, tuy nhà nước đã có những chính sách đền bù, nhưng người dân vẫn vô cùng bức xúc, “mất đất là mất miếng ăn”, không có đất buộc họ phải vào rừng phát rẫy, rừng mất lại gây ra thêm những hệ lụy khác cho môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế cũng như đời sống nhân dân.
Việc phê duyệt nhiều cho phép dự án xây dựng sân golf của nhà nước cũng làm ảnh hưởng khá lớn đến đất nông ngiệp. Những tháng đầu năm 2007, hàng loạt các sân golf được cấp giấy phép hoạt động ở đồng bằng Bắc bộ: Hưng Yên (180 hécta), Bắc Ninh (300 hécta), Hà Nội (500 hécta), Vĩnh Phúc (180 hécta)… mà đất dung để xây dựng sân golf lại lấy từ nông nghiệp, do độ phì cao, thích hợp trồng cỏ và dễ dàng chăm sóc, Sân golf kết hợp với khu du lịch dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp đang là xu hướng được các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm. “Hai phần ba trong tổng số 24,7 triệu hecta đất trồng trọt của Việt Nam là trồng rừng, lúa, cà phê, hạt điều, hồ tiêu và cao su. Mỗi năm Việt Nam giảm 51.700 hecta đất trồng lúa” - theo ông Trần Thế Ngọc, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Lợi ích về kinh tế do các sân golf đem lại đã được nhắc đến nhiều, nhưng đằng sau đó tiềm ẩn không ít những vấn đề rất đáng để quan tâm. Vì yếu tố mĩ quan nên các sân golf thường được xây dựng ở nông thôn, nơi có khí hậu mát mẽ, trong lành, nhiều cây cối, nên mặt trái của nó là ảnh hưởng xấu đến nông nghiệp. Không chỉ chiếm dụng đất, việc hoạt động của sân golf cũng gây ảnh hưởng lớn đến môi trường, việc phun thuốc trừ sâu và thuốc dữ ẩm cho cỏ đã gây nhiều tác hại xấu cho môi trường và người dân xung quanh.
3. Một số giải pháp :
Qui hoạch sản xuất nông nghiệp hợp lý theo lợi thế của từng vùng lãnh thổ để khai thác cơ chế thị trường, đảm bảo tăng trưởng ổn định bền vững, bảo vệ an ninh lương thực quốc gia, để nhà nước hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng.
Tổ chức quản lý chặt chẽ, tăng cường giám sát việc thực hiện những chính sách của nhà nước, tránh quan liêu tham nhũng, tắc trách trong công việc.
Thu hồi các dự án treo, cẩn thận trong việc phê duyệt các dự án mới, đưa ra những quy định rõ ràng về sử dụng đất nông nghiệp.
Xây dựng thêm những chính sách ưu đãi cho nông nghiệp, tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển.
III. Định hướng phát triển tương lai :
Để nền nông nghiệp hiện tai phát triển bền vững cho tương lai, chính phủ đã có những chính sách cụ thể để giúp đỡ nông dân tạo điều kiện cho họ phát huy tối đa tiềm lực kinh tế hộ cũng như trang trại của mình.
Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ra ngày 14 tháng 10 năm 2010 về tín dụng nông thôn đã nêu rõ các đối tượng được ưu đãi và những quyền lợi mà họ được nhận khi tham gia, ngoài ra Chính phủ cỏn có chính sách khuyến khích, hỗ trợ việc cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thông qua các công cụ điều hành chính sách tiền tệ, chính sách xử lý rủi ro phát sinh trên diện rộng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và các chính sách cụ thể khác trong từng thời kỳ.
Việc mởi rộng hợp tác với các nước tiên tiến đang và sẽ được mở rộng trong tương lai .
Trước thời buổi lạm phát như hiện nay những chính sách trợ giá cho người nông dân nghèo là rất cần thiết vì người nghèo là đối tượng mềm yếu nhất, dễ bị tác động bởi lạm phát nhất, nhờ những định hướng chiến lược của nhà nước nông dân đã tìm thấy được đường đi cho nông sản của mình, tìm được lối thoát khỏi căn bệnh đói nghèo đeo bám họ dai giẳng hàng thiên nhiên kỷ nay.
C. Kết luận :
Những chính sách phát triển nông nghiệp của nước ta tuy còn một vài thiếu sót song về mặt tổng thể thi vẫn hướng về lợi ích của người nông dân, qua đó cho ta thấy được sự quan tâm của đảng và nhà nước đối với nông nghiệp, những bất cập còn đọng lại đều do chưa nắm bắt được những yếu tố khách quan, khi đưa váo áp dụng không phát huy hết được khả năng, cũng có thể do sự tắc trách của một số cá nhân, tập trung lợi ích về tay một số người, gây nên sự không đồng bô khi thực hiện và hậu quả của nó thì người nông dân lại phải gánh chịu.
Những chính sách hợp lý đã và đang mang lại những hiệu quả không những về mặt kinh tế mà còn về mặt chính trị, văn hóa nông thôn được nâng cao người nông dân đã biết đến sách vở, bệnh viện, giúp họ hiểu biết thêm về cuộc sống, mở đường cho họ gia nhập sân chơi WTO và nhiều chiến trường kinh tế lớn khác của thế giới.
tài liệu tham khảo :
+
+
+
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chinh_sach_phat_trien_nong_nghiep_viet_nam_cua_chinh_phu_5804.doc