MỤC LỤC
Trang
PHẦN I. MỞ ĐẦU 1
PHẦN II. NỘI DUNG 2
I. Tôn Trung Sơn và chủ nghĩa Tam dân 2
II. Chủ nghĩa dân quyền 3
II.1. Chủ nghĩa dân quyền là gì ? 3
II.2. Thế nào là dân quyền đầy đủ? 5
II.3. Nhân dân có đại quyền thì cũng có thề làm được gì?
(Mối quan hệ giữa nhân dân và chính phủ) 6
PHẦN III. KẾT LUẬN - Ý NGHĨA HIỆN ĐẠI CỦA CHỦ NGHĨA
DÂN QUYỀN - TÔN TRUNG SƠN 9
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3915 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Chủ nghĩa dân quyền Tôn Trung Sơn và ý nghĩa hiện đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học quốc gia Hà Nội
Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn
khoa Đông phương học
------
tiểu luận
Chủ nghĩa dân quyền tôn trung sơn
và ý nghĩa hiện đại
Phần I. Mở đầu
Hiện nay Trung Quốc đang là một cường quốc trên thế giới và Trung Quốc không ngừng khẳng định vị trí của mình. Điều gì đã giúp Trung Quốc có được vị trí đó? Đây là một câu hỏi được rất nhiều quốc gia quan tâm tới, bởi Trung Quốc đã chuyển mình từ một quốc gia phong kiến lạc hậu, trở thành một con rồng lớn...
Nguyên nhân để Trung Quốc vươn lên như thế thì có rất nhiều. Từ những ảnh hưởng bên ngoài, từ những tiềm lực nội quốc, hay việc tranh thủ sự giúp đỡ bên ngoài... Song các chính sách đó là việc nhận thức được mình cần phải làm gì để vươn lên, mình cần phải vươn lên như thế nào. Câu hỏi này đặt ra cho với Trung Quốc trong từng thời kỳ lịch sử, đặc biệt trong thời kỳ cận hiện đại thì nó vô cùng quan trọng. Bởi thời kỳ này có những vấn đề lớn được đặt ra. Đó chính là vấn đề “hội nhận” và “phát triển”, nó giải quyết vấn đề “cận đại hoá” như thế nào.
Để giải quyết vấn đề này, “Chủ nghĩa Tam Dân” của Tôn Trung sơn ra đời, nó đề ra đường lối cũng như con đường để tiến tới “cận hiện đại hoá”.
Trong bài tiểu luận này, em xin được trình bày một cách khái quát nhất “Một cái “dân” trong cái “Tam dân chủ nghĩa” đó, cũng như ý nghĩa hiện đại của nó. Đó là “Chủ nghĩa Dân quyền”.
Phần II. Nội dung
I. Tôn Trung Sơn và “chủ nghĩa tam dân”.
Tôn Trung Sơn, người lãnh đạo kiệt suất phong trào, cách mạng của giai cấp tư sản Trung Quốc trong cuộc cách mạng Tân Hợi (1911), là nhà Triết học nổi tiếng, nhà dân chủ cách mạng vĩ đại của Trung Quốc. Ông sinh năm 1866 và mất năm 1925. Ta có thể nhận thấy rằng, thời kỳ ông sinh ra và lớn lên cũng là thời kì Trung Quốc đang rơi vào sự suy yếu của xã hội phong kiến. Triều đình Mãn - Thanh đang đi vào giai đoạn thối nát và suy tàn..., đồng nghĩa với nó là các phong trào đấu tranh của nhân dân ngày càng phát triển. Như vậy, đây là điều kiện để tư tưởng của Tôn Trung Sơn hình thành và phát triển. Cũng có thể cho rằng, tư tưởng của Tôn Trung Sơn được hình thành và phát triển trong cuộc sống đấu tranh cách mạng liên tục của ông.
Cương lĩnh cách mạng “Tam dân chủ nghĩa” của phái dân chủ tư sản là sự thể hiện tập trung tư tưởng chính trị của Tôn Trung Sơn. Năm 1905, sau khi đề ra “Chủ nghĩa tam dân” là: Dân tộc, dân quyền, dân sinh; ông cũng đã nhiều lần trình bày nội dung tư tưởng của mình.
“Dân tộc chủ nghĩa” tức là đánh đổ vương triều phong kiến nhà Thanh, tay sai cho đế quốc, phản đối sự đầu hàng bán nước, phản đối sự phân biệt, bảo vệ dân tộc độc lập và quốc gia thống nhất.
“Dân quyền chủ nghĩa” tức là lật đổ chế độ chuyên chế phong kiến, xây dựng nhà nước cộng hoà tư sản. Vấn đề căn bản của cách mạng không chỉ là lật đổ nhà Thanh, mà còn là xây dựng chính quyền mới.
“Dân sinh chủ nghĩa”, nội dung chủ yếu là “bình quân địa quyền” tức là bình quân quyền làm chủ đất đai, thực chất là cương lĩnh phát triển chủ nghĩa tư bản dân tộc, làm cho dân giàu nước mạnh.
II. Chủ nghĩa dân quyền.
II.1. “Chủ nghĩa dân quyền” là gì?
Câu hỏi này được đặt ra và cũng không phải dễ dàng mà có thể hiểu biết, biết hết về nó được. Trong suốt 6 bài giảng của mình (tháng 3-4/1924) Tôn Trung sơn đã đi tìm và vạch ra lịch sử của Chủ nghĩa dân quyền, cũng như những cái khó khăn bất cập khi nhận thức và thực thi nó. Ông liên tục so sánh với cai Dân Quyền của Âu-Mỹ, đó là cái dân quyền của thế giới hiện đại (khác với Trung Quốc đang giao thời) để tìm ra cái dân quyền Trung Quốc, cái dân quyền Phương Đông.
Như vậy, chúng ta thấy Tôn Trung Sơn không phải là người đầu tên nhắc đến hai từ “Dân quyền” hay không phải là người đầu tiên đề cập với Chủ nghĩa Dân quyền. Ông chính là người tiếp nối và hoàn thành nó, đưa nó thành một “Dân quyền chủ nghĩa” đậm màu sắc Trung Hoa.
Theo Tôn Trung Sơn, muốn hiểu được “Chủ nghĩa dân quyền” là gì, thì trước hết phải hiểu “Dân quyền” là gì?
“Dân quyền” ở đây được hiểu như thế này: Trước hết “Dân” thường là một khối có đoàn thể, có tổ chức. “Quyền” là lực lượng, là uy thế, lực lượng được mở rộng tới phạm vi quốc gia thì gọi là quyền. Quyền lực trên thực tế được dùng như nhau, quyền là lực lượng sử dụng mệnh lệnh, chi phối các quan hệ giữa con người trong cộng đồng. Ghép “dân” với “quyền” thành “dân quyền” đó là sức mạnh chính trị của dân. Mà chính trị là gì?, “chính trị” chính là quản lý việc của dân chúng. Lực lượng quản lý công việc của dân chúng là chính quyền, nay nhân dân quản lý công việc chính trị nên gọi là “dân quyền”.
Vậy “Chủ nghĩa Dân quyền” có thể hiểu rằng là những lý luận, những con đường để lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến, xây dựng một nhà nước “dân quyền”, nhà nước do dân và vì dân.
Ngoài ra, theo Tôn Trung Sơn, “Dân quyền” còn đồng nghĩa với “tự do”. Chính vì vậy trong nhiêu sách báo ngôn luận từ “dân quyền” và từ “tự do” thường đượng đặt cạnh nhau. Các nước Âu, Mỹ trong suốt hai ba trăm năm, nhân dân phấn đấu không ngoài mục đích giành tự do, dân quyền. Thời cách mạng Pháp, khẩu hiệu của cách mạng là. Tự do - Bình đẳng - Bác ái giống như khẩu hiệu của cách mạng Trung Quốc lúc đó là: Chủ nghĩa dân tộc - Chủ nghĩa dân quyền - Chủ nghĩa dân sinh. Có thể nói Tự do - Bình Đẳng - Bác ái căn cứ vào “dân quyền”. “Dân Quyền” đã phát triển lên từ tự do - bình đẳng - bác ái.
“Dân quyền” là tự do, tự do ở đây không chỉ đơn thuần là độc lập dân tộc, hay là tự do dân tộc, mà là tự do đến từng cá nhân trong mỗi quốc gai (dù độc lập hay không độc lập). Tự do cá nhân trở thành quyền của mỗi cá nhân đó. Song cũng không thể tự do ngoài sự quản lý, cho phép của pháp luật.
“Dân quyền” là bình đẳng. Điều này là đương nhiên. Bởi dân có bình thì tự do mới được đảm bảo . “Bình đẳng” đảm bảo cho tự do và nó đảm bảo cho quyền của dân, đồng thời nó tập trung sức mạnh ngang nhau để đâu tranh giành tự do bình đẳng. Như vậy “dân quyền” là rthực thi sự “tự do”, “bình đẳng”, muốn tự do, tất yếu phải có bình đẳng, nếu không có bình đẳng thì không thể thực hiện tự do.
II.2. Thế nào là dân quyền đầy đủ?
Chúng ta có một phác đồ về sự bất bình đẳng của xã hội Trung Quốc trong xã hội phong kiến.
Đế
Vương
Công
Hầu
Bá
Tử
Nam
Dân
Những người dân luôn không suy xét lời nói trên, hợp đạo lý hay không mà mù quáng phục tùng. Họ tự đánh mất quyền tự do, bình đẳng của mình, và đồng thời những quyền đó được tập trung vào những thế lực thâu tóm nó. Đây là xã hội không có “dân quyền”.
Vậy “Dân quyền” chỉ tồn tại trong một xã hội có quyền “tự do” và quyền bình đẳng. Một xã hội dân quyền là một xã hội mà những quyền sau đây của dân phải được thực thi.
Thứ nhất là quyền tuyển cử, là bầu ra những người đại diện cho mình, đại diện và bảo vệ quyền lợi của mình.
Song, về chính trị mà chỉ dùng một dân quyền này thì không đủ, họ có quyền tuyển cử thì họ, củng cố quyền bãi miễn, bãi miễn những đại đích không tốt, không còn đủ năng lực, hay không còn sự tin tưởng của họ, đây chính là dân quyền thứ hai.
Trong một quốc gia, ngoài quan chức ra còn có thứ gì quan trọng? Còn có pháp luật. Nhân dân có quyền gì mới có thể quản lý pháp luật? Nếu mọi người thấy có một loại pháp luật có lợi cho nhân dân thì người dân phải có quyền tự mình quyết định pháp luật giao cho chính phủ chấp hành. Loại quyền này là quyền sáng chế, đây là dân quyền thứ ba.
Nếu nhân dân thấy pháp luật cũ trước kia rất bất lợi cho nhân dân thì nhân dân phải có quyền tự mình sửa đổi, sau khi sửa đổi xong thì yêu cầu chính phủ chấp hành luật đã sửa đổi, bỏ pháp luật cũ trước kia. Loại quyền này là quyền phúc quyết. Đây là quyền thứ tư.
Nhân dân có 4 quyền này mới xem là dân quyền đầy đủ. Có thể thực hành 4 quyền này thì mới tính là dân quyền trực tiếp một cách triệt để.
II.3. Nhân dân có đại quyền thì chính phủ có thể làm việc khì không?
Câu trả lời là có. Song chính phủ nếu có phải làm việc gì; Chính phủ phải theo ý nguyện của nhân dân. Vì chính phủ có quyền lớn, nên sau khi đã phát động làm việc gì có thể phát ra lực lượng rất lớn. Nhưng lúc nào nhân dân đòi chính phủ dừng, chính phủ phải dừng. Tóm lại, muốn nhân dân có quyền thực trực tiếp quản lý chính phủ, thì đăng tải của chính phủ phải luôn luôn do nhân dân chỉ huy.
Như đã nói ở trên, nhân dân có 4 quyền quản lý chính phủ, đòi chính phủ bàn việc. Vậy chính phủ phải dùng phương pháp gì “Muốn chính phủ có cơ quan rất hoàn hảo, làm nhiều việc tốt thì phải dùng hiến pháp năm quyền.
Ta có phác đồ thể hiện mối quan hệ giữa nhân dân và chính phủ như sau:
Chính quyền
Quyền bãi miễn
Quyền sáng chế
Quyền phúc quyết
Quyền tuyển cử
Trị
Quyền
Quyền tư pháp
Quyền lạp pháp
Quyền hành chính
Quyền giám sát
Quyền khảo thí
Như vậy hai bên nhân dân và chính phủ, mọi bên phải có những quyền lợi gì xem là cân bằng? Về bên nhân dân có 4 quyền: là quyền phúc quyết, quyền sáng chế, quyền bãi miễn, quyền tuyển cử. Về phía chính phủ thì phải có đủ 5 1uyền là quyền hành chính, quyền lập phăp, quyền tư pháp, quyền khảo thí, quyền giám sát. Dùng 4 quyền của nhân dân để quản lý 5 quyền của chính phủ, như vậy mới xem là một cơ quan chính trị dân quyền hoàn hảo. Có cơ quan chính trị như thế thì lực lượng của nhân dân và chính phủ mới có thề cân bằng với nhau. Chúng phải hiểu rõ chi tiết mối quan hệ của hai loại dân quyền này. Qua sơ đồ trên phần nào đã nói rõ, trên là chính quyền tức là quyền nhân dân, dưới là tự quyền tức là quyền chính phủ. Nhân dân phải quản lý chính phủ như thế nào? Là thực hành quyền truyển cử, quyền bãi miễn, quyền sáng chế và quyền phúc quyết. Chính phủ làm việc như thế nào vì dân? là thực thi quyền hành chính, quyền lập pháp, quyền tư pháp, quyền khảo thí và quyền giám sát. 9 quyền này cân bằng với nhau thì mới xem là giải quyết thật sự, vấn đề dân quyền mới xem là chính trị có đường lối.
Phần III: Kết luận - ý nghĩa hiện đại của
chủ nghĩa dân quyền - Tôn Trung Sơn.
Nhìn suốt thời cận đại, nhìn ngược lại thời cổ đại, nói một cách đơn giản, chức năng của quyền lực là duy trì sự sinh tồn của loài người. Như vậy, với chủ nghĩa dân quyền đó là: duy trì một nền chính trị ổn định cho mỗi quốc gia.
Nhìn về lịch sử phong kiến Trung Quốc, đây là thời kỳ có nhiều thành tựu nhưng cũng có không ít những biến động, đặc biệt vào triều đại phong kiến cuối cùng - Triều đại Mãn - Thanh. Biến động lớn nhất là cuộc “chiến tranh nha phiến năm 1840, Trung Quốc lần đầu tiên chịu sự xâm lược của đế quốc phương Tây, cũng là lần đầu tiên bức tường “bế quan toả cảng” bị phá vỡ. Từ đây vấn đề hội nhập được đặt ra với Trung Quốc. Trung Quốc đã hội nhập nhưng là một sự “hội nhập cưỡng bức”.
Sau những bước chập chững bước vào hội nhập, Trung Quốc đã nhận ra sự lạc hậu và trì trệ của mình song những nhận thức đó thường xuất phát từ các nhà trí thức yêu nước. Tôn Trung Sơn cũng là một trong những nhà trí thức nhận ra sự suy đồi của xã hội phong kiến, cần phải lật đổ nó và xây dựng một nhà nước cộng hoà tư sản. “Chủ nghĩa tân dân quyền” ra đời đồng thời nó như một câu trả lời cho vấn đề hiện đại hoá trong thời kỳ cận đại.
Từ đó chủ nghĩa dân quyền được hình thành ở Trung Quốc, nó cũng có nảy sinh nhiều khó khăn và bất trắc trong quá trình thực hành song luôn luôn được phát triển và hoàn thiện. Điều này biểu hiện rất rõ qua từng bước tiến thành công của Trung Quốc ngày nay. Cũng như sự ổn định chính trị, để kinh tế phát triển vượt bậc, đưa ra đứng vào hàng các cường quốc như ngày nay. Dân quyền chính là sự đảm bảo cho đất nước phát triển bền vững.
Trên thế giới hiện nay, hầu như các quốc gia đều đã đang thực hành nên dân quyền. Đây cũng là vấn đề được nói nhiều trong xã hội hiện đại này. ở Việt Nam cũng đang từng bước thực thi và hoàn thiện hơn “chủ nghĩa dân quyền”.
ý nghĩa hiện dại của “Chủ nghĩa dân quyền” Tôn Trung Sơn thực sự vô cùng to lớn và rất cần thiết cho xã hội hiện đại này./.
Mục lục
Trang
Phần I. Mở đầu
1
Phần II. Nội dung
2
I. Tôn Trung Sơn và chủ nghĩa Tam dân
2
II. Chủ nghĩa dân quyền
3
II.1. Chủ nghĩa dân quyền là gì ?
3
II.2. Thế nào là dân quyền đầy đủ?
5
II.3. Nhân dân có đại quyền thì cũng có thề làm được gì?
(Mối quan hệ giữa nhân dân và chính phủ)
6
Phần III. Kết luận - ý nghĩa hiện đại của chủ nghĩa
dân quyền - Tôn Trung Sơn
9
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DPhuong (7).doc