Tiểu luận Cơ sở của sự hình thành và phát triển chủ nghĩa Duy vật Nhân văn

Sự khủng hoảng của thế giới hiện nay không phải là cuộc khủng hoảng về sinh vật học, mà khủng hoảng về văn hóa, khủng hoảng về tinh thần: cả trí khôn, đạo lý và tâm hồn. Do đó "nhiều vấn đề chủ yếu hiện nay là thuộc về tư tưởng và đạo đức và không có sức mạnh khoa học kỹ thuật nào, hoặc biện pháp kinh tế nào có thể giải quyết được những vấn đề đó". Vấn đề là ở chỗ "nơi đào sâu mạch sống của con người, có những năng lực vô tận chưa được khám phá, giống như viên kim cương chưa được mài dũa". Do đó phải phát triển và phát huy những tiềm năng này của con người". Và đó là cuộc cách mạng con người. Nói cách khác là phải giải quyết cuộc khủng hoảng của thế giới ngày nay bằng cuộc cách mạng con người.

 

Cuộc cách mạng con người trước hết là thay đổi vị trí, thái độ của con người đối với thiên nhiên theo tinh thần đạo Phật. Rằng không được thống trị thiên nhiên, mà phải yêu mến thiên nhiên như chính bản thân mình. Khẩu hiệu là phải hòa bình với thiên nhiên, làm bạn của thiên nhiên. Con người là kẻ hướng đạo chứ không phải là kẻ thống trị, sát hại thiên nhiên .

 

Trong xã hội loài người càng tồn tại dai dẳng những tổ chức xã hội sống trái tự nhiên "theo khuynh hướng muốn tiêu diệt người bị trị". Nguyên nhân sâu xa vẫn là lòng tham (nhất là ham muốn quyền lực và giàu có). Tham vọng quyền lực vẫn áp bức nhân loại, nó chỉ chuyển từ hình thức nhà nước sang những tổ chức khác mà thôi.

 

docx17 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2493 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Cơ sở của sự hình thành và phát triển chủ nghĩa Duy vật Nhân văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ritof Capra -Nguyễn Tường Bách dịch: Đạo của Vật lý, Nxb Trẻ, 1999, tr 119) . Tinh thần của triết lý Dung thông (mạng lưới) hay triết lý Đạo học như vậy, chúng ta lại thấy trong hình ảnh của triết học Mác về bản chất biện chứng của thế giới, về sự phát triển được khoa học ngày nay chứng minh và làm sáng tỏ ở chiều sâu. Nhưng đồng thời phải dựa trên cơ sở triết học phương Đông và khoa học hiện đại mà phát triền triết học Mác - Lênin. Nhiều nhà khoa học trên thế giới đi sâu nghiên cứu sự phát triển của xã hội, tìm hiểu những mâu thuẫn, những khủng hoảng và những bất lực trong quan niệm và thực tiễn. Quan niệm phát triển một cách duy lý chỉ nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế lấy tăng trưởng kinh tế làm trung tâm, nhấn mạnh tiền bạc và công nghệ, nhấn mạnh tiêu dùng vật chất là một trong những nguyên nhân dẫn đến sinh thái của trái đất suy thoái nghiêm trọng, sự giàu có của một số ít và sự nghèo đói của số đông, đạo đức suy thoái tệ nạn và bạo lực xã hội gia tăng. Lối phát triển thiên về số lượng, duy lý, thực dụng, cực đoan đã đưa loài ngưới đến hiểm họa toàn cầu. Những thập kỷ 70 của thế kỷ XX những vấn đề đó đã được đặt ra mmột cách gay gắt. Một số nhà khoa học đã cảnh báo về hiểm họa đó. Thập kỷ những năm 80 của thế kỷ XX loài người đã bắt đầu thức tỉnh. Và đến thập kỷ những năm 90 của thế kỷ này, nhìn chung nhiều quốc gia đã bắt đầu có sự thay đổi trong tư duy về sự phát triển. Sự thay đổi này cũng có tính chất thế giới quan. Đó là sự thay đổi quan niệm phát triển từ trước đến nay trong tất cả các quốc gia từ nước "phát triển" đến các nước kém "phát triển": từ phát triển lấy tăng trưởng kinh tế làm trọng tâm sang phát triển lấy con người làm trung tâm, nghĩa là từ phi phát triển sang phát triển theo đúng nghĩa của nó. Phát triển đúng nghĩa, đó là sự phát triển như một tiến trình bền vững, công bằng và vì mọi người. Nói một cách hình ảnh người ta đã nói rằng từ phát triển theo kiểu "người chăn thả"(coi tài nguyên thiên nhiên là vô tận) sang kiểu kinh tế coi trái đất như "một con tàu vũ trụ" (tài nguyên dự trữ hết sức hạn chế ). Quan điểm phát triển kiểu người chăn thả: quan điểm lấy tăng trưởng kinh tế làm trọng tâm đã trở nên lỗi thời phải được thay thế bằng quan điểm phát triển coi trái đất như một con tàu vũ trụ: quan điểm lấy con người làm trung tâm. Đó cũng là sự chuyển đổi từ dương tính sang âm tính, từ kiểu gia trưởng sang kiểu dân chủ, từ cơ giới luận sang biện chứng luận, sinh thái luận. Tóm lại là từ phi phát triển sang phát triển thật sự, tức sự phát triển con người, phát triển nhân văn và bền vững. Quan điểm phát triển mới này qua nhiều cuộc thảo luận của các nhà chuyên môn trên thế giới đã đi đến thống nhất một định nghĩa: Phát triển là một tiến trình qua đó các thành viên xã hội tăng được những khả năng của cá nhân và định chế của mình để huy động và quản lý các nguồn lực nhằm tạo ra những thành quả bền vững và được phân phối công bằng nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống phù hợp với nguyện vọng của họ. Định nghĩa mang tính chất thế giới quan trên đây về sự phát triển kiểu mới được giải thích như sau: Đối với nhiều người, định nghĩa này xem ra hiển nhiên, không cần phải vất vả giải thích thêm - cho tới nhận ra rằng nó chẳng giống chút nào với những định nghĩa đang thịnh hành coi phát triển là công nghiệp hóa, hoặc nói rộng hơn là gia tăng sản lượng kinh tế. Định nghĩa trên nhấn mạnh đến tiến trình của phát triển và trọng tâm chủ yếu được đặt vào khả năng của cá nhân và của định chế. Nó bao hàm những nguyên tắc về công bằng, bền vững và vì mọi người. Nó nhìn nhận rằng chỉ có bản thân dân chúng mới có thể định nghĩa những gì mà họ xem là những cải thiện trong chất lượng cuộc sống của họ. Ý tưởng phát triển lấy con người làm trung tâm được đặt trên nền tảng của thế giới quan xem trái đất là một con tàu vũ trụ tự túc sống với lượng tài nguyên vật chất dự trữ có hạn. nguồn tài nguyên duy nhất bên ngoài và hầu như không bao giới cạn là ánh sáng mặt trời. Do đó, chất lượng cuộc sống của nhưng cư dân trên tàu tùy thuộc vào việc duy trì một sự cân đối thích hợp giữa các hệ thống tái sinh nhờ ánh sáng mặt trời, kho dự trữ tài nguyên và những yêu cầu mà các cư dân trông chờ ở các hệ thống và tài nguyên này (Xem Fritof Capra -Nguyễn Tường Bách dịch: Đạo của Vật lý, Nxb Trẻ, 1999, tr 119) . Quan điểm phát triển như vậy chúng ta cũng thấy rằng có hình ảnh trong quan niệm phát triển nhân văn của chủ nghĩa Mác và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhưng những quan điểm trên đây thường lờ đi quan điểm giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác, họ kêu gọi một chiều hợp tác giai cấp giữa kẻ bóc lột và bị bóc lột một cách phi lịch sử. Nhìn từ quan điểm kinh tế - xã hội - sinh thái, quan điểm văn hóa hay quan điểm của vật lý học hiện đại dù là tư tưởng của các nhà khoa học có lương tâm và có tầm nhìn xa trong thế giới tư bản hay từ các nhà tư tưởng mácxít hoặc từ nnững nhà đạo học phương Đông soi rọi vào xã hội hiện đại đều nhận thấy rằng những quan điểm phát triển bền vững, phát triển nhân văn như vậy là không tương dung với xã hội hiện tại, xã hội tư bản chủ nghĩa như là một xã hội" không thể chấp nhận được"như chính lời các nhà tư tưởng phương Tây thừa nhận. Ngay nhà vật lý ở các nước đó cũng thừa nhận rằng" thế giới quan của vật lý hiện đại là không tương thích với xã hội hiện nay của chúng ta, xã hội đó không phản ánh gì mối tương quan hòa hợp mà ta quan sát được trong thiên nhiên. Nhằm đạt được một tình trạng thăng bằng động như thế, ta cần một cấu trúc xã hội và kinh tế hoàn toàn khác: một cuộc cách mạng văn hóa trong cảm quan đích thực về thế giới. Cuối cùng, toàn bộ nền văn minh của chúng ta có sống còn được hay không, có thể phụ thuộc vào điều là liệu chúng ta đủ khả năng tiếp nhận thái độ âm của đạo học phương Đông; để chứng thực tính toàn thể của thiên nhiên và cách sống trong đó một cách hòa hợp" (Fritof Capra -Nguyễn Tường Bách dịch: Đạo của Vật lý, NXB Trẻ, 1999, tr 367) . Thế giới quan mới đang hình thành dưới những tác động mới của các sự kiện khoa học và thực tiễn xã hội đang tạo ra một hệ thống văn hóa tiên tiến" - một phong trào đa dạng tiêu biểu cho nhiều mặt của một cách nhìn mới về thực tại, từng bước kết tinh lại để thành một lực lượng mạnh mẽ cho sự chuyển hóa xã hội"(Fritof Capra -Nguyễn Tường Bách dịch: Đạo của Vật lý, Nxb Trẻ, 1999, tr 413) Tư tưởng phát triển bền vững nói trên có một nội dung toàn diện không chỉ dựa trên ý thức sinh thái mà còn dựa trên nền dân chủ, công bằng về kinh tế và chính trị, tức là dựa trên nền văn hóa nhân văn, nền văn hóa do con người vì con người. Thế giới quan sinh thái, thế giới quan tâm linh, tức là thế giói quan nhân văn là rất mới. Sự thay đổi về thế giới quan đang diễn ra sẽ chứa đựng những thay đổi sâu sắc về giá trị xã hội. Tư tưởng về thế giới quan như vậy, một mặt phù hợp với lý tưởng và tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin về sự phát triển chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản với tư cách là một hình thái xã hội thay thế cho xã hội tư bản đã phát triển cao, mang tính chất khoa học và nhân đạo sâu sắc. Sự thay thế đó gắn liền với sự chuyển đổi của nền văn minh từ văn minh công nghiệp sang văn minh tin học và sinh thái. Nền văn minh mới thực sự là cơ sở của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản như chủ nghĩa nhân văn hoàn bị. Mặt khác, tư tưởng về sự phát triển bền vững đã bổ sung và làm phong phú cho thế giới quan mácxít, đồng thời cũng hiện đại hóa thế giới quan ấy. Ngày nay, xã hội đang tích lũy ngày càng đầy đủ những nhân tố mới về thực tiễn và nhận thức để phủ định nền văn minh đã lỗi thời cũng như chế độ xã hội đã lỗi thời, tất cả đang rơi vào khủng hoảng như suy thoái môi trường, nghèo đói, bạo lực và tệ nạn xã hội. Nhìn ở góc độ thế giới quan thì thế giới quan mới đang tiếp tục hình thành và hoàn thiện không chỉ ở một số dân tộc mà mang tính toàn cầu. Thế giới quan đó vừa kế thừa những thế giới quan tiến bộ trong lịch sử vừa phát triển lên một trình độ mới, sâu sắc. Đó là thế giới quan không chỉ duy vật biện chứng mà còn mang tính sinh thái nhân văn sâu sắc. Thế giới quan đó ngày nay còn có một cách gọi khác, nhìn từ một phương diện khác là thế giới quan sinh thái trong sự kết hợp với thế giới quan Đạo học phương Đông, thế giới quan Dung thông, dựa trên thế giới quan mác xít. Theo chúng tôi, nền tảng của thế giới quan mới đó phải là thế giới quan mácxít. Đó là thế giới quan đấu tranh cho một xã hội tiến bộ hơn, nhân đạo hơn đang cần bổ sung những nội dung mới. Con đường thực hiện lý tưởng nói trên được nhiều nhà nghiên cứu nhấn mạnh là quyền lực phải thuộc về nhân dân, phải thay đổi định chế và sở hữu, phải thân thiện với tự nhiên, tức là phải thay đổi chiến lược phát triển, nhưng vấn đề thay đổi chế độ xã hội lỗi thời thì lại không nêu ra một cac1h rõ ràng hoặc vì lý do gì đó đã lờ đi. Các nhà tư tưởng phương Tây này có khi rất táo bạo về mặt khoa học, nhưng vẫn không thoát khỏi thế giới quan chính trị tư sản, không đề xuất sự thay đổi xã hội tư bản đã trở nên lỗi thời, lãng tránh vấn đề đấu tranh giai cấp. Trong sự đổi mới tư duy về sự phát triển xã hội chủ nghĩa giới khoa học mácxít đã khắc phục lối "phát triển" theo kiểu bao cấp, tập trung quan liêu, khép kín, tuyệt đối hóa đấu tranh giai cấp (coi là nhiệm vụ trung tâm), siêu hình máy móc, chủ quan duy ý chí… đã tạo ra sự trì trệ, khủng hoảng; tiếp thu tư duy mới, nội dung thế giới quan mới, xây dựng quan điểm phát triển đúng đắn, hòa nhập với nền văn minh nhân loại nhân loại ngày nay, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và đã mở ra một triển vọng mới cho sự phát triển cho chủ nghĩa xã hội. Ngược lại cũng có nước thực hiện cải tổ, khắc phục tư duy cũ nhưng đã rơi vào một cực đoan khác và sai lầm về chính trị, phủ nhận khuynh hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển rốt cuộc đã bị sụp đổ, đưa xã hội đến rối ren, suy thoái, bạo lực… ảo tưởng vào phương Tây và con đường phồn vinh tư bản chủ nghĩa. Do đó, không thể coi vấn đề thế giới quan , dù là thế giới quan nào kể cả thế giới quan đúng đắn và có triển vọng nhất là thế giới quan mácxít, vẫn luôn luôn được bổ sung hoặc đổi mới không ngừng. Xét về mặt thực tiễn, chúng ta đang ở thời kỳ một nước kém phát triển tiến lên một nước phát triển văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa phải thấm nhuần và giải quyết tốt những vấn đề thực tiễn và nhận thức theo quan điểm phát triển bền vững, phát triển nhân văn, phát triển rút ngắn theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Có như vậy mới tạo thành một dòng chảy nhất quán lấy phát triển con người làm trung tâm, tránh rơi vào phát triển theo kiểu cũ cực đoan mặt tăng trưởng, phát triển đời sống vật chất, phát triển theo kiểu duy lý, công nghiệp hóa đơn thuần. Sự phát triển theo lối mới là phát triển hài hòa có trọng tâm. Là một nước nghèo thật sự coi trọng phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế, nhưng không thể không phát triển văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần. Không phát triển theo đúng nguyên tắc như vậy không những không bền vững mà còn không đạt được yêu cầu định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó trong thời kỳ đổi mới Đảng ta đã tập trung phát triển kinh tế, chú ý kết hợp sự tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, ổn định dân số; kết hợp phát triển kinh tế thị trường với sư quản lý của nhà nước, nâng cao cả đời sống vât chất và cả đời sống tinh thần, do con người, vì con người. Đó là sự tăng trưởng bền vững và nhân văn. Quan điểm phát triển theo lối mới vừa có ý nghĩa thế giới quan và phương pháp luận, tức là có ý nghĩa triết học sâu sắc. Do đó, cần phải nghiên cứu, phát triển và hoàn chỉnh lý luận phát triển nhân văn và bền vững ấy ở cấp độ triết học. Có thể coi rằng trung tâm của sự phát triển trong lý thuyết phát triển kiểu mới nói trên là lý luận về sự phát triển con người, nói cách khác là sự phát triển nhân văn. Chính vì vậy những vấn đề triết học về con người với tư cách là nhân tố quan trọng nhất của sự phát triển cần phải được nghiên cứu sâu sắc hơn nữa để hình thành nên một triết học nhân văn thật sự (chủ nghĩa duy vật nhân văn). Như vậy, sự phát triển của khoa học và công nghệ cũng như những biến đổi của kinh tế xã hội ngày nay trên toàn thế giới đang chuẩn bị cho sự chuyển hóa xã hội sang nền văn minh mới, sang một chế độ xã hội mới tiến bộ hơn, nhân đạo hơn, sống hài hòa với tự nhiên. Điều đó đã dẫn đến sự thay đổi thế giới quan có tính toàn cầu mà điểm bắt đầu đã diễn ra ở phần cuối của thế giới XIX và trong thế kỷ XX, mà thời điểm gần đây đã có một sự thay đổi tiếp tục khắc phục thế giới quan cũ đã trở nên lỗi thời, bổ sung, hoàn chỉnh thế giới quan mới mà nền tảng vẫn là thế giới quan do Mác - Ăngghen tạo lập. Và như thế, thế giới quan mácxít, thế giới quan xã hội chủ nghĩa cũng cần phải được phát triển hơn nữa để đáp ứng được sự chuyển biến có tính chất cách mạng của thời đại mới, của nền văn minh mới. 3- “Cách mạng con người và chủ nghĩa nhân văn mạnh mẽ” Một chủ nghĩa nhân văn với nội dung mới do thực tiễn của thời đại đặt ra cũng đang được nhiều nhà khoa học bàn tới. Về vấn đề này hiện nay thường được xem xét xuất phát từ hai tiền đề thực tế, một là từ bản chất của chế độ xã hội, hai là nhìn từ vấn đề môi trường sinh thái. Nhìn từ môi trường - sinh thái tự nhiên, chẳng hạn ta có thể thấy những tư tưởng nhân văn ấy trong tác phẩm "Tiếng chuông cảnh tỉnh cho thế kỷ XXI", của hai tác giả Aurelio Peccei (người Ý) và Daisaku Ikeda (người Nhật) do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội ấn hành 1993 (sách in ở Đức 1983). Trong cuốn sách này đã thấm nhuần một chủ nghĩa nhân văn có tinh thần đổi mới mà chủ đề tập trung là "cách mạng con người" (phần thứ 3 của cuốn sách) để giải quyết vấn đề tai họa từ môi trường sinh thái. Tuy nhiên, ở đây cũng vậy, vấn đề sinh thái tự nhiên và vấn đề xã hội là không tách rời nhau được. Nhưng có khi người ta (thường là các tác giả ngoài mácxít) chỉ nhìn xã hội chỉ ở mặt văn hóa tinh thần như trường hợp hai tác giả trên đây. Trước những tác động của môi trường và xã hội đã gây nên cuộc khủng hoảng văn hóa, sự mất cân bằng giữa lối sống chạy theo vật chất với sự thiếu hụt về tinh thần đã được giới khoa học và các nhà thực tiễn quan tâm. Họ đã "nói về thân phận và triển vọng tương lai của con người, được rút ra từ những suy nghĩ, các ứng xử, hành vi của con người trong quá khứ, từ những sự kiện vượt ra ngoài tầm kiểm soát của con người, và từ những xu hướng hiện nay cùng những hành động mang tính người từ nay về sau" ("Tiếng chuông cảnh tỉnh cho thế kỷ XXI", Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993 ,tr.7) . Nói cách khác, từ những mâu thuẫn gay gắt, những tình huống toàn cầu đe dọa số phận con người và tương lai loài người phải được cảnh tỉnh, báo động và tìm lối thoát (như vấn đề chiến tranh hủy diệt, môi trường bị ô nhiễm nặng nề, dân số bùng nổ, bất công và bệnh tật v.v….), các tác giả của quyển sách đã đưa ra phương hướng tiếp cận và giải quyết khá độc đáo, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay. Nhiều nhận định và hướng giải quyết của 2 tác giả trong cuốn sách nói trên là thống nhất, dù vẫn có khác biệt rõ nét: Đ.I.Keda đứng trên lập trường phật giáo, còn A.Peccei đứng trên lập trường chính trị xã hội phương Tây hiện đại. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt tác phẩm là nôi cách mạng về con người với nội dung "một chủ nghĩa nhân văn mạnh mẽ và có tinh thần đổi mới". Có thể nêu lên hệ thống các luận điểm về vấn đề đó (được thể hiện rãi rác ở trong các trang sách) như sau: Cách đây hơn một triệu năm, con người trí tuệ xuất hiện, mở đầu kỷ nguyên con người. Trí tuệ của loài người vốn hiếu kỳ, đã tìm hiểu và ngày càng nắm được bí mật của vũ trụ. Từ đó họ đã tạo ra cho quả đất một bộ mặt khác. Đặc biệt những thế kỷ gần đây với những cuộc cách mạng vật chất (cách mạng công nghiệp, khoa học, kỹ thuật) đã đem lại cho con người nhiều quyền lực, nhiều cái hay, nhưng cũng nhiều cái dỡ thậm chí đưa đến nguy cơ hủy diệt, đưa con người vào cảnh lâm nguy không thể kiểm soát được. Từ đó nếu loài người tiến càng nhanh càng nguy hiểm. Cuộc cách mạng vật chất đã bóc lột, thống trị giới tự nhiên. Và trở nên bất lực khi tư nhiên "trả thù" trở lại. Với cuộc cách mạng vật chất ấy, bất bình đẳng giữa người và người càng tăng, nhân tính càng xuống cấp. Nhưng không thể dừng cuộc cách mạng vật chất lại. Vấn đề là con người, thể chế, điều khiển cuộc cách mạng đó? (Tiếng chuông…,Sđd, tr.147) . Sự khủng hoảng của thế giới hiện nay không phải là cuộc khủng hoảng về sinh vật học, mà khủng hoảng về văn hóa, khủng hoảng về tinh thần: cả trí khôn, đạo lý và tâm hồn. Do đó "nhiều vấn đề chủ yếu hiện nay là thuộc về tư tưởng và đạo đức và không có sức mạnh khoa học kỹ thuật nào, hoặc biện pháp kinh tế nào có thể giải quyết được những vấn đề đó". Vấn đề là ở chỗ "nơi đào sâu mạch sống của con người, có những năng lực vô tận chưa được khám phá, giống như viên kim cương chưa được mài dũa". Do đó phải phát triển và phát huy những tiềm năng này của con người". Và đó là cuộc cách mạng con người. Nói cách khác là phải giải quyết cuộc khủng hoảng của thế giới ngày nay bằng cuộc cách mạng con người. Cuộc cách mạng con người trước hết là thay đổi vị trí, thái độ của con người đối với thiên nhiên theo tinh thần đạo Phật. Rằng không được thống trị thiên nhiên, mà phải yêu mến thiên nhiên như chính bản thân mình. Khẩu hiệu là phải hòa bình với thiên nhiên, làm bạn của thiên nhiên. Con người là kẻ hướng đạo chứ không phải là kẻ thống trị, sát hại thiên nhiên . Trong xã hội loài người càng tồn tại dai dẳng những tổ chức xã hội sống trái tự nhiên "theo khuynh hướng muốn tiêu diệt người bị trị". Nguyên nhân sâu xa vẫn là lòng tham (nhất là ham muốn quyền lực và giàu có). Tham vọng quyền lực vẫn áp bức nhân loại, nó chỉ chuyển từ hình thức nhà nước sang những tổ chức khác mà thôi. Con người bị chi phối bằng tam độc (tham, giận, ngu dốt), dẫn đến nhiều tai họa. Do đó cần phải làm cuộc cách mạng từ bên trong, cuộc cách mạng của con người, để đưa con người xa rời sự tàn bạo đi đến tinh thông và lòng từ bi. Cuộc cách mạng này phải thay đổi được vô thức của con người mới có thể thành công. Vì chính nó ở trong chỗ sâu thẳm của con người, mà thỉnh thoảng có những xung đột mãnh liệt khiến lý trí chúng ta không kiểm soát nổi. Muốn vậy phải nâng cao và cải tạo đời sống tinh thần của con người, điều khiển hoạt động tâm hồn của con người theo hướng đúng. Chìa khoá là ở bên trong con người chứ không phải ở bên ngoài con người (D.I.Keda). Đạo đức học có tiến bộ, nhưng chưa bao giờ nhấn mạnh vào sức mạnh to lớn của tinh thần. Nhưng cuộc cách mạng bên trong con người liên hệ với những thay đổi bên ngoài con người. Do đó "con người phải tự đấu tranh với hoàn cảnh xung quanh để hướng về nhân thiện, tự cải thiện cách sống, có thể gọi là "cuộc cách mạng con người" (Tiếng chuông …, Sđd, tr.109) . Cuộc cách mạng này nhằm mục đích tiêu diệt ngu dốt, đói nghèo, bệnh tật và các tệ nạn xã hội khác, tiêu diệt những ràng buộc về chính trị", về quyền tự do cá nhân và hạnh phúc của con người. Vì con người, theo quan niệm đạo Phật, căn bản là tự do, nhưng còn bị ràng buộc cả cái bên ngoài và cái bên trong con người. Do vậy, cả cơ cấu xã hội cũng như tư duy đều phải đổi mới (Tiếng chuông…, Sđd, tr.127). Để thực hiện được cuộc cách mạng về con người, còn có nhiều điều kiện và giải pháp. Cuộc cách mạng con người tạo ra sự hòa bình, hài hòa giữa con người với thiên nhiên và giữa con người với nhau. Muốn vậy, phải có mặt chính phủ liên bang thế giới để giải quyết những mâu thuẫn. Trước hết phải liên minh khu vực (có chung văn hóa, địa lý, kinh tế lợi ích) giống nhau. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Các thể chế phải theo nguyên tắc dân chủ. Phải đổi mới để có các chính phủ dân chủ. Chỉ có dân chủ mới phù hợp với phẩm giá của con người "Phớt lờ hay né tránh quá trình dân chủ là vi phạm nghiêm trọng phẩm giá con người" . Tất nhiên, dân chủ theo hướng nào? Có dân chủ đến cùng hay không thì chưa thấy hai tác giả nêu rõ. Vấn đề là giải pháp. Những yếu tố và giải pháp trực tiếp quan trọng nhất được hai tác giả lưu ý: Một là: phải nhờ tôn giáo để làm cách mạng trong vô thức của con người. Và coi đó là nhân tố quan trọng nhất để tạo ra lòng từ bi, tình thương và sự hiểu biết, nhưng phải là một tôn giáo có trình độ cao dựa trên qui luật của sự sống (Tiếng chuông…, Sđd, 114, 116) . Hai là: nhân tố quan trọng là giáo dục. Nhưng phải đổi mới giáo dục, khắc phục tình trạng chỉ tập trung cho giáo dục khoa học kỹ thuật và kinh tế, coi thường giáo dục khoa học xã hội và nhân văn. Cần nâng cao vị trí giáo dục nhân văn và chỉ có nền giáo dục nhân văn hoàn chỉnh mới cho phép sử dụng khoa học kỹ thuật tốt nhất. Đó chính là nền giáo dục dạy phép "làm người". Giáo dục tạo ra một cơ chế phát triển sự sáng tạo, trí khôn, và ý thức đạo đức, đạo lý làm người. Giáo dục phải tạo ra năng lực giải quyết những vấn đề của thực tế. Do đó cần có triết lý mới về giáo dục. Hai tác giả trong quá trình tranh luận có lưu ý rằng biện pháp nào cũng có hạn chế của nó. Không chỉ biện pháp khoa học kỹ thuật, mà cả biện pháp tu hành, tác động bằng tình cảm tôn giáo cũng có giới hạn, có sự bất lực nhất định (Tiếng chuông…, Sđd, 142) . Nhìn một cách tổng quát thực hiện "cách mạng con người là bước quá độ từ kiểu sống ích kỷ sang kiểu sống hy sinh vì mọi người, vì sự phồn vinh của tất cả thành viên xã hội, cũng như vì tất cả các sinh vật sống" (Tiếng chuông…, Sđd, 179) . Đó là lý tưởng và mục tiêu của cuộc cách mạng con người. Đó cũng là sự giải thoát bằng chủ nghĩa nhân văn mạnh mẽ trong con người chúng ta. "Cuộc cách mạng từ bên trong lòng chúng ta không phải là hoàn toàn không tưởng" (Tiếng chuông…, Sđd, 158) . Phải thay đổi tư duy, phải tôn trọng thiên nhiên, và thế giới bên ngoài, không thể thay đổi theo ý muốn (Tiếng chuông…, Sđd, 158) . Phải nhìn thẳng vào con người, làm cuộc cách mạng văn hóa sâu sắc, phát triển con người để con người phát triển, phát huy mọi tiềm năng tinh thần tốt đẹp của con người. Tinh thần đó là một tài sản vô giá lạ lùng, có thể phát triển mãi. Những sự phát triển từ bên trong đó phải gắn với sự phát triển toàn bộ xã hội loài người, gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội (quan điểm của A.Peccei-Tiếng chuông…, Sđd, 164) . Do đó cách nhìn nhận này toàn diện hơn. Những phong trào bảo vệ hòa bình, bảo vệ môi sinh, vì quyền con người là mầm sống cho cuộc cách mạng con người phát triển (Tiếng chuông…, Sđd, 189) . Bởi vì, chúng ta đang ở vào bước ngoặt nguy hiểm của lịch sử loài người. "Cuộc cách mạng con người là chìa khóa mở đường cho mọi hành động tích cực đưa đến một cách sống mới và đổi mới số phận của con người" (Tiếng chuông…, Sđd, 212) . Theo Ikeda: Chủ nghĩa nhân văn mạnh mẽ và có tinh thần đổi mới ấy là cốt lõi của cuộc cách mạng con người (Tiếng chuông…, Sđd, 176) . Chúng tôi, trong công trình này, không có ý định giới thiệu toàn bộ tác phẩm, cũng không có ý định tranh luận với 2 tác giả về điểm này, điểm nọ (2 tác giả có khuyến khích điều đó), mà chủ yếu lưu ý quan điểm cốt lõi của quyền sách. Tuy vậy, cũng cần nói rằng: cách tiếp cận của hai tác giả cuốn sách với mực độ khác nhau có phần làm rõ hơn và làm phong phú thêm cho cách tiếp cận mác xít, nhưng lại rơi vào ảo tưởng là quá đề cao vào giải pháp tôn giáo, tách khỏi tồn tại hiện thực của con người, hoặc chỉ đề cập đến hiện thực kinh tế xã hội một cách dè dặt, có mực độ trong việc cải tạo cái vô thức. Cách tiếp cận về chủ đề này ở chủ nghĩa Mác vẫn có điểm khác quan trọng đáng lưu ý. Đó là tư tưởng cho rằng: Không đồng thời làm cuộc cách mạng về chính trị, tư tưởng và kinh tế xã hội thì không dễ gì thực hiện được chủ nghĩa nhân văn thật sự, chủ nghĩa nhân văn dù có tính nhân loại vẫn có nội dung giai cấp đặc thù và có tính lịch sử. Hơn nữa, vì chủ nghĩa Mác tiếp cận chủ nghĩa nhân văn từ lý luận hình thái kinh tế xã hội và con người thực tiễn lịch sử, nên dễ nhìn nhận tính hiện thực của nó. Chủ nghĩa nhân văn mác xít, chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh là chủ nghĩa nhân văn duy vật, biện chứng và có tính hiện thực hơn. Chủ nghĩa Mác-Lênin đặc biệt quan tâm về con đường, phương thức hiện thực chủ nghĩa nhân văn. Tư tưởng, rèn luyện, giác ngộ và thông qua giáo dục là vô cùng quan trọng. Nhưng tất cả đều thông qua hoạt động thực tiễn xã hội. Nền tảng là hoạt động lao động sản xuất, đấu tranh xã hội, nhưng ngày nay giáo dục đào tạo đang đi tiên phong và đóng vai trò chủ yếu làm cuộc cách mạng con người nói riêng và cách mạng xã hội nói chung. Dù tôn giáo có tác dụng tích cực trong việc giáo dục đạo đức chung nào đó nhưng bản thân tôn giáo trong lịch sử chưa bao giời thay đổi được hiện thực từ chế độ này sang chế độ khác tiến bộ hơn. Về mặt đó chủ nghĩa nhân văn tôn giáo không thể so được với chủ nghĩa nhân văn tư sản thời Phục hưng, một chủ nghĩa nhân văn quan tâm giải phóng cá nhân con người hiện thực ở trần gian chứ không phải ở trên trời, ở "thế giới khác". Chủ nghĩa nhân văn tư sản hồi đó là một tiến bộ so với chủ nhĩa nhân văn các xã hội trước đó. Nhưng chủ nghĩa nhân văn ấy vẫn là hạn chế ở lập trường giai cấp tư sản , rốt cuộc không giải phóng được đa số mà đa số người lao động lại bị bóc lột , đàn áp tinh vi hơn. Chỉ có chũ nghĩa nhân văn xã hội chủ nghĩa mói có hy vọng đối với nhân dân lao động. Muốn thực hiện nó

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxCơ sở của sự hình thành và phát triển chủ nghĩa Duy vật Nhân văn.docx