Tiểu luận Công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn - Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp

Chăn nuôi tăng bình quân 10%/năm; tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong nông nghiệp tăng từ 19,3% lên 21,6%. Ðàn bò, nhất là bò sữa tăng nhanh, đạt 95 nghìn con, sản lượng sữa tươi tăng gấp 3 lần. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng 2,0 lần, sản lượng khai thác tăng 1,2 lần

 

ppt45 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2342 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn - Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn MỤC LỤC Lý luận chung Thực trạng Nguyên nhân Hạn chế Giải pháp 1.1 Khái niệm Chuyển biến quy trình kỹ thuật (thủ công đến hiện đại: cơ giới hóa, thủy lợi hóa, điện khí hóa, hóa học hóa…. Cơ khí hóa, thủy lợi hóa, điện khí hóa, hóa học hóa… Thay đổi mục đích sản xuất Chuyển từ một nền nông nghiệp tự cung, tự cấp sang một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, Liên kết, Hợp tác Gắn liền sản xuất với công nghệ chế biến, xây dựng thương hiệu. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Công nghiệp Dịch vụ Nông nghiệp Chuyển dịch dần cơ cấu theo hướng: tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tóm lại Công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là một quá trình chuyển biến căn bản quy trình kỹ thuật sản xuất, từ trình độ thủ công sang một nền sản xuất tiên tiến, hướng tới một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, gắn kết với công nghiệp chế biến và thị trường. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần công nghiệp và dịch vụ, giảm dần nông nghiệp 1.2 Tại sao phải có chính sách công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn? Chính sách công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn có tác dụng: Phát triển thị trường (trong và ngoài nước) Phát triển KH-CN và thúc đẩy ứng dụng KH-CN Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn Hỗ trợ về vốn. Thúc đẩy quá trình hợp tác, liên kết Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu 1.3 Qúa trình hình thành và phát triển của chính sách CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn Qúa trình CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam bắt đầu từ khoảng năm 1986, từ đó đến nay đã trải qua hai thời kỳ phát triển Thời kỳ trước đổi mới Thời kỳ sau đổi mới 1.3.1 Thời kỳ trước đổi mới Cơ giới hóa + hợp tác xã quy mô lớn = công nghiệp hóa, hiện đai hóa Hàng loạt hợp tác xã được sát nhập tạo thành các hợp tác xã toàn xã hoặc liên xã Đất đai được tập thể hóa triệt để, bờ vung, bờ thữa bị xóa bỏ tạo thành các cánh đồng thảng cánh cò bay để các loại máy kéo máy cày loại lớn hoạt động Thời kỳ trước đổi mới Quy trình sản xuất bị cắt thành nhiều công đoạn, lao động được tổ chức thành các đội, mổi đội chuyên phụ trách một công đoạn: làm đất, gieo trồng, thu hoạch… Đội nào chỉ biết việc của đội đó mà không cần quan tâm tới các công đoạn khac củng như hiệu quả sản xuất. Thời kỳ trước đổi mới Người lao động được trả công bằng công điểm của họ Trên thực tế gần như cào bằng, vì công điểm được tính theo thời gian lao động chứ không căn cứ vào kết quả sản xuất, có nghĩa là chỉ cần làm đủ thời gian, còn kết quả không cần quan tâm Hậu quả Phương pháp chỉ đạo tập trung theo kế hoạch từ trên xuống không hợp lý Cơ chế trả công theo công điểm không khuyến khích được người lao động. Các đơn vị sản xuất kém năng động. Kinh tế nông nghiệp trì trệ, năng suất giảm xuống. Hàng năm đất nước phải nhập khẩu hơn 1 triệu tấn lương thực 1.3.2 Thời kỳ đổi mới Rút kinh nghiệm của giai đoạn trước, quá trình đổi mới trong nông nghiệp được manh nha từ năm 1981 khi ban bí thư trung ương Đảng ra chỉ thị 100 khoán sản phẩm tới nhóm sản xuất và người lao động. Nhưng chỉ được cởi troi khi nghị quyết 10 của Bộ chính trị ra đời vào tháng 4 năm 1988. Nội dung của khoán 10 Giao đất cho nông dân. 2 Thực trạng công nghiệp hóa – hiện đại hóa Sau nhiều năm thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn theo định hướng của Đại Hội VII; VIII của Đảng nền nông nghiệp của nước ta có những bước phát triển.Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần phải khắc phục. 2.1 Những thành tựu đã đạt được Đầu tư Cơ cấu nông nghiệp Sản xuất cây công nghiệp Chăn nuôi Công nghiệp chế biến Cơ cấu kinh tế nông thôn Khoa học, công nghệ Các mô hình kinh tế Doanh nghiệp tư nhân Cơ sở hạ tầng 2.1.1 Đầu tư 2.1.2 Cơ cấu nông nghiệp Chuyển dịch theo hướng tăng dần sản xuất các hàng hóa mà thị trường có nhu cầu, có giá trị kinh tế cao. Chuyển 300 000 ha từ trông lúa sang nuôi trồng thủ sản và các loại cây trồng vật nuôi khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Bảo đảm an ninh lương thực sản lượng lương thực tăng từ 34,5 triệu tấn (năm 2000) lên 39,12 tr tấn (năm 2004), trong đó, sản lượng lúa tăng từ 32,5 lên 35,8 tr tấn 2.1.3 Sản xuất cây công nghiệp Sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả có sự điều chỉnh mạnh theo nhu cầu thị trường để xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu, hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp bảo quản, chế biến. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ tăng diện tích và sản lượng của một số cây công nghiệp (%) giai đoạn 2000-2004 2.1.4 Chăn nuôi Chăn nuôi tăng bình quân 10%/năm; tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong nông nghiệp tăng từ 19,3% lên 21,6%. Ðàn bò, nhất là bò sữa tăng nhanh, đạt 95 nghìn con, sản lượng sữa tươi tăng gấp 3 lần. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng 2,0 lần, sản lượng khai thác tăng 1,2 lần 2.1.5 Công nghiệp chế biến Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông sản tăng trưởng bình quân 12-14%/năm Sản xuất tiểu, thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn tăng bình quân 15%/năm. Hiện cả nước có 2.971 làng nghề, khoảng 1,35 triệu cơ sở ngành nghề nông thôn Giá trị sản xuất nông nghiệp Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng trưởng liên tục và đạt mức cao (5,4%/năm, chỉ tiêu Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ IX đề ra là 4,8%/năm). 2.1.6 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Biểu đồ thể hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm 2000, 2003, 2007 2.1.7 khoa học, công nghệ Ðến nay, có hơn 90% diện tích lúa, 80% diện tích ngô, 60% diện tích mía, 100% diện tích điều trồng mới... được sử dụng giống mới. 2.1.8 Các mô hình kinh tế 72 nghìn trang trại hơn 10 nghìn hợp tác xã ở nông thôn hàng trăm nghìn tổ kinh tế hợp tác 2.1.9 Doanh nghiệp tư nhân Năm 2004 có 15.600 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động trên địa bàn nông thôn, bình quân một doanh nghiệp thu hút khoảng 20 lao động, đang là nhân tố quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn. 2.1.10 Cơ sở hạ tầng Bảo đảm tưới cho 90% diện tích lúa, hàng vạn ha hoa màu, cây công nghiệp và cây ăn quả; Ðến nay đã có 98% số xã có đường ô-tô tới khu trung tâm Hơn 90% số xã có điện, gần 88% số hộ dân nông thôn được sử dụng điện Số thuê bao điện thoại ở khu vực nông thôn tăng nhanh 2.2 Hạn chế 2.2.1 Cơ cấu Cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn ở nhiều nơi chuyển dịch chậm Cơ cấu lao động nông thôn chuyển dịch chậm, cơ bản vẫn là thuần nông (năm 2004 lao động nông nghiệp: 58,7%, năm 2001 là: 63,5%). 2.2.2 Năng suất, chất lượng Năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của một số nông sản phẩm còn thấp. Việc nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp còn chậm… 2.2.3 Doanh nghiệp Việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp và phát triển các thành phần kinh tế còn chậm. Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước còn thấp. Doanh nghiệp tư nhân là nhân tố quan trọng trong phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn, nhưng quy mô nhỏ bé 2.2.4Chênh lệch giàu nghèo Chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị ngày càng gia tăng Nếu áp dụng chuẩn nghèo mới dự kiến tỷ lệ nghèo cả nước là 26-27%, riêng ở nông thôn lên 31%, miền núi lên hơn 50%, có nơi lên hơn 60% (vùng Tây Bắc)… 3 Một số nguyên nhân cơ bản Trình độ dân trí thấp Thiếu vốn Diện tích đất canh tác eo hẹo Công nghệ sản xuất lạc hậu Hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ Nhà nước chưa thực sự chú trọng đầu tư (năm 2007 đầu tư cho ngành nông nghiệp chỉ chiếm 6,5% ngân sách) 4 Một số giải pháp đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. 4.1 Cơ cấu Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển mạnh sang sản xuất các loại sản phẩm có thị trường phát triển mạnh chăn nuôi xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với việc chuyển giao công nghệ sản xuất, bảo quản và chế biến; 4.2 Thị trường Tiếp tục phát triển và mở rộng thị trường, coi trọng và phát triển thị trường trong nước, tổ chức tốt việc tiêu thụ nông, lâm sản, thủy sản cho nông dân. 4.3 Ðưa nhanh khoa học công nghệ vào sản xuất chuyển giao khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng giống cây trồng, giống vật nuôi, kỹ thuật canh tác và môi trường, công nghệ sau thu hoạch; ứng dụng mạnh công nghệ sinh học và xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao; nâng cao khả năng phòng ngừa và khắc phục dịch bệnh 4.4 Đầu tư Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước, và đa dạng hóa các nguồn vốn Ưu tiên nâng cấp và xây dựng mới các hệ thống thủy lợi Tiếp tục đầu tư phát triển giao thông nông thôn, 4.5 Chính sách, pháp luật Rà soát bổ sung, điều chỉnh chính sách về đất đai, thuế, tín dụng, đầu tư Hỗ trợ và tạo điều kiện việc hình thành các khu và cụm công nghiệp Cụm làng nghề ở nông thôn để thu hút các cơ sở sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ sử dụng nhiều lao động và nguồn nguyên liệu từ nông, lâm thủy sản… 4.6 Đào tạo nghề Tập trung giải quyết việc làm, đào tạo nghề Tạo điều kiện cho lao động nông thôn có việc làm tại chỗ và ngoài khu vực nông thôn. 4.7 Xóa đói giảm nghèo Tiếp tục đầu tư nhiều hơn cho chương trình xóa đói giảm nghèo phát triển hệ thống khuyến nông, nâng cao dân trí và có chính sách tín dụng cho người nghèo từng bước vượt qua khó khăn, thoát nghèo và nâng cao mức sống một cách bền vững… 4.8 Y tế, giáo dục Tập trung đầu tư để hoàn thành cơ bản chương trình kiên cố hóa trường học chăm sóc sức khỏe cộng đồng Bài tập lớn của nhóm 4 đến đây là kết thúc, xin chân thành cảm ơn sự chú ý lắng nghe của thầy và các bạn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptĐường lối cách mạng của đảng cộng sản viêt nam.ppt
Tài liệu liên quan