Tiểu luận Cưới hỏi của người Việt

MỤC LỤC

Trang

A. Mở đầu.1

B. Nội dung.1

I. Nghi lễ Việt Nam : Xưa.1

1. Tuổi đính hôn.1

2. Giạm hỏi.1

3. Sêu.2

4. Lễ hỏi.2

5. Cưới.3

6. Rước dâu.3

7. Lại mặt.4

II. Hôn lễ ở Việt Nan:Nay.Sự kết hợp truyền thống và hiện đại.4

III. Nhận xét hôn lễ ở Việt Nam ngày nay.5

1. Giữ lại những nét đẹp, hay.5

2. Hôn lễ ở Việt Nam: Tình trạng thương mại hoá.6

IV.Làm thế nào tổ chức lễ cưới lành mạnh.8

C. Tổng kết.9

 

 

 

 

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 12419 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Cưới hỏi của người Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Hôn nhân là việc quan trọng của một đời người.Ông bà ta đã dạy rằng : trai khôn dựng vợ,gái lớn gả chồng,điều này cho thấy việc xây dựng hạnh phúc gia đình đã trở thành một quy luật tất yếu khi chúng ta bước vào tuổi trưởng thành.Ở đời, người ta hạnh phúc nhất là trải qua những khoảnh khắc trong ngày hôn lễ. Vậy, bạn biết gì về nghi lễ hôn nhân ở việt nam: Xưa và nay? Nó được tổ chức như thế nào? Người xưa quan niệm cưới hỏi là một trong ba việc lớn của đời người : tậu trâu,cưới vợ,làm nhà,cho nên tập tục cưới xin cũng được tổ chức với rất nhiều nghi lễ khá rình ràng, tốn kém, phải tuân thủ theo nhiều lễ giáo phong kiến rất khắt khe. Ngày nay, nhiều đám cưới tổ chức theo nếp sống mới, giúp cho đôi vợ chồng trẻ và hai họ không phải vất vả, không tốn kém tiền bạc mà còn đem cả niềm vui, hạnh phúc thật sự cho đôi vợ chồng mới. Nhưng bên cạnh đó, có những điều mà chúng ta cần quan tâm tới nghi lễ hôn nhân Việt Nam ngày nay. Đó là việc lợi dụng chức quyền, tổ chức đám cưới cho con, em để thu lợi cho bản thân. Vậy làm thế nào có một đám cưới lành mạnh? Câu hỏi cần có câu trả lời.Chính vì sự quan trọng cũng như một điều gì đó rất thiêng liêng cho nên em chọn đề tài : “ Cưới hỏi của người Việt ” làm đề tài nghiên cứu . nội dung chính của đề tài bao gồm : NỘI DUNG Hôn lễ ở Việt Nam : Xưa Ngày xưa, gia đình nào mỗi lần dựng vợ gả chồng cho con cái của mình là một lần phải trải qua những thử thách trước những nghi thức và lễ tục rườm rà. Chính vì vậy, trước khi tổ chức lễ cưới, người ta luôn phải có sự học hỏi, phải bàn bạc trước với những người có kinh nghiệm để làm sao có thể tổ chức được một đám cưới thật hoàn chỉnh với đầy đủ nghi lễ và tránh được những thiếu sót trong quá trình hôn lễ diễn ra. 1. Tuổi đính hôn: Người Việt Nam xưa có quan niệm rất coi trọng vấn đề tuổi tác khi làm bất cứ việc gì. Tuổi tác có hợp,có đẹp thì mọi chuyện mới tốt đẹp. Và đặc biệt trong chuyện cưới xin-một việc quan trọng của đời người thì việc xem tuổi đính hôn lại càng trở nên cần thiết. Ngày xưa, con trai con gái thường thường độ mười lăm, mười sáu trở lên là đã có thể lấy vợ lấy chồng được rồi. Và hai mươi ba gọi là cưới muộn. Không chỉ có thế, người ta còn cưới cho con cái của mình từ năm mười hai, mười ba tuổi, và có nhà ước hôn với nhau từ trong thai . Tục vợ chồng lấy nhau cứ hơn kém nhau một hai tuổi là vừa đôi....Khi đã xác định được tuổi đính hôn rồi, người ta bắt đầu giạm hỏi cho con mình. 2.Giạm hỏi: Đầu tiên người ta phải chọn chỗ nào môn đăng hộ đối, xem đôi tuổi có xung khắc với nhau không? Nếu không xung khắc mới mượn mối lái. Và người làm mối lái nói với cha mẹ người con gái bằng lòng gả rồi, nhà trai mới đem cau đem chè đến giạm. Vậy là khi có sự đồng ý của người con gái, nhà trai mới mang sính lễ đến hỏi cưới. Đây là lễ cho con trai và người con gái được công khai gặp mặt và tìm hiểu nhau. Trong lễ này, người ta chỉ đem một chùm cau và vài lạng chè đến nhà cô gái. Trong quá trình trò chuyện, nhà gái thường cho cô gái bưng cơi trầu, nước mời khách để tạo cơ hội cho chàng trai và cô gái gặp nhau nên lễ này còn được người ta gọi là lễ xem mặt. Giạm hỏi chỉ là bước đầu của nghi lễ hôn nhân. Sau khi đã nhận lễ giạm hỏi, nếu có bất kì thay đổi nào thì việc hôn nhân có thể thay đổi. 3. Sêu: Sau khi giạm hỏi, thì người ta mới sêu. Vậy sêu là gì? Sêu là đồ cưới mà nhà trai mang đến nhà gái. Đồ sêu thì tuỳ theo mùa, mùa nào thức ấy, như mùa nhãn thì người ta sêu nhãn, mùa cam thì sêu cam....Và đồ sêu này, nhà gái sẽ lấy một nửa, còn một nửa trả laị nhà trai. Đồ trả lại cho nhà tra này, người ta gọi là đồ lại mặt. Đồ sêu còn thể hiện mùa màng ở vùng đó, và cũng thể hiện sự trao đổi lời cám ơn của nhà trai đối với nhà gái và ngược lại đó là tấm lòng của nhà gái đối với nhà trai đã nhận cưới con nhà mình. 4. Lễ hỏi: Nhà gái có con gả chồng, theo truyền thống là phải có miếng trầu báo tin cho họ hàng, làng xóm, nội ngoại biết. Trong ngày lễ này, nhà trai thường mang lễ vật như cau tươi, trà, rượu, thuốc lá, bánh, thiếp báo hỷ, nữ trang cho cô dâu tương lai. Ngoài những thứ đó ra, nhà trai còn mang trầu cau, đèn cầy ( nến đỏ)...và cùng một số tiền mặt. Số tiền này, người ta gọi là tiền đồng, “ có lẽ vì ngày xưa, người ta xài tiền bằng đồng, và phải bằng đồng chớ không thể bằng thau, bằng bạc hay bằng kẽm”(1). Qua lễ ăn hỏi, chúng ta thấy, người xưa rất coi trọng nghi lễ trong việc chuẩn bị rước dâu về nhà. Không chỉ có vậy, qua nghi lễ ăn hỏi, chúng ta còn thấy được phong tục tập quán của vùng đó. Chẳng hạn như, tiền đồng, “ở miền Trung nước ta, điển hình là tỉnh Quảng Ngãi, người ta gọi tiền này là Tiền nát, tức là tiền không thể để nguyên vẹn đủ số được, vì phải dùng tiêu xài mua sắm thì phải tan nát ra”(2). Hay là có những nơi, người ta gọi thẳng số tiền này là tiền chợ , “tức là tiền đưa cho họ nhà gái đi chợ mua thực phẩm về nấu nướng đãi đằng thân quyến thuộc và họ nhà trai khi sang cử hành lễ cưới và mua sắm thêm những vật dụng cần thiết cho cô dâu mà hộ đằng trai không thể hay không biết làm sao mua sắm trước được”(3). Người nhà chú rể sẽ mang lễ vật tới nhà gái. Gia trưởng nhà gái cho đặt lễ lên bàn thắp đèn hương và cáo với tổ tiên, bốn lạy rồi quỳ khấn (1) (2) (3) Phạm Côn Sơn – Gia lễ xưa và nay – NXB Thanh Niên – 1999- trang 37 bài khấn ngày lễ ăn hỏi, khấn xong thêm bốn lạy một vái. Chàng trai và cô gái cùng vào lạy. Nhà gái lưu lại một phần lễ để nhà trai mang về gọi là “lại quả”. 5. Cưới: Sau đám hỏi vài ngày, cô dâu phải qua nhà trai đáp lễ bằng cách mời trầu cau, quà bánh cho bà con hàng xóm để họ biết sắp tới mình sẽ về làm dâu gia đình này. Còn chú rể phải thường xuyên đi lại thăm hỏi gia đình nhà cô gái khi có người ốm đau, giúp công giúp sức khi nhà có việc...giống như nghĩa vụ của một người trong gia đình. Sau đó, nhà trai xem ngày để tổ chức lễ cưới, để mời họ hàng bà con hàng xóm tới dự lễ cưới chúc mừng. Nhà gái cũng vậy. Thường thì nhà trai là nhà quyết định ngày cưới. 6. Rước dâu: Và ngày rước cô dâu mời về nhà cũng được tổ chức sau hôm đó. Nhưng ngày này thì tổ chức tuỳ từng nơi, có nơi sau một ngày, sau hai ngày, thậm chí có những nơi sau một tháng. Đầu tiên, nhà trai cũng phải xem giờ nào đi đón cô dâu. Nhưng chuyện này, nhà trai phải xem trước mấy ngày. Giờ đi đón cô dâu cũng phải là giờ tốt lành. Giờ lành đã đến, nhà trai bắt đầu lên đường đến nhà cô dâu. “Khi cổng nhà mở ra rồi, họ nhà trai bước vào cùng với tiếng pháo do họ nhà trai đốt, hoà lẫn cùng tiếng pháo của họ nhà gái đón mừng họ nhà trai”(4). Có tiếng pháo nổ ra là báo hiệu nhà trai đã đến cổng nhà gái rồi. Đến nơi, họ nhà gái mời nhà trai vào nhà. Nhà trai cho đặt đồ lễ lên giường thờ (ngày xưa, người ta thường thờ cúng trên gường, không như ngày nay cúng trên bàn hay trên tủ). Sau khi đặt đồ lễ xuống, nhà gái kiểm tra lại đồ thách cưới. Đồ lễ đủ, nhà gái cho thắp hương để chú rể và cô dâu cúi gia tiên. Việc thắp hương trong ngày cưới, không phải ai cũng có thể thắp được. Nén hương là phải do bố, anh trai hay em trai của cô dâu thắp. Nhà trai lại phải tặng một món tiền, nếu người thắp hương là anh trai hoặc em trai của cô dâu. Món tiền đó người ta gọi là tiền thắp hương. Tục lệ quả là phức tạp và đầy khó khăn đối với nhà trai. Nhưng qua những khó khăn này, chúng ta mới thấy được nhà trai không nề hà những khó khăn để đón cô dâu, và cũng chứng tỏ rằng sự thiết tha yêu thương vợ của chú rể. “Lễ gia tiên xong, hai vợ chồng phải ra lễ mừng bố mẹ vợ. Hai vợ chồng mời lạy cha mẹ ngay liền trước bàn thờ gia tiên, thường thì được cha mẹ hỉ xả, nghĩa là cho miễ thủ tục này để tỏ lòng thương yêu, rộng lượng”(5). (4)(5) Phạm Côn Sơn-Gia lễ xưa và nay- NXB Thanh Niên năm 1999. Trang 48 và trang 50 Để đáp lại tình cảm yêu thương của bố mẹ vợ, chàng rể cũng mừng bố mẹ vợ, cảm ơn bố mẹ đã nuôi dưỡng vợ mình. Còn cô dâu thì lễ mừng bố mẹ, cảm ơn bố mẹ đã tác thành lương duyên giai ngẫu cho mình. “ Lễ mừng cha mẹ vợ xong, chàng rể được một người trong họ nhà vợ dẫn đi lễ mấy nhà thờ chính của họ nhà vợ, mấy chàng phụ rể đi theo. Cũng có nơi, chàng rể phải đi lễ các nhà thờ trước rồi lúc trở về mới lễ mừng bố mẹ vợ”(6). Sau khi chàng rể làm xong các nghi thức, nhà gái mời nhà trai uống nước ăn trầu. Và họ hàng chúc cho cô dâu chú rể những điều tốt lành nhất. Nhà trai đến rước dâu, nên nhà gái cũng chuẩn bị cỗ để mời nhà trai ăn. Bữa cỗ này là để làm quen giữa chàng rể mới với gia đình nhà cô dâu. Nhà trai ngồi nhà cô dâu đợi lúc được giờ tốt, giờ hoàng đạo, “cụ già chủ hôn xin với nhà gái cho rước dâu”(7). Và cô dâu cũng chuẩn bị trang phục mà nhà trai đã đem đến từ mấy hôm trước. Nhà trai có một số chàng trai chưa vợ đi theo làm phù rể, còn nhà gái cũng tuyển chọn những cô gái chưa chồng làm phù dâu. Chuyện này có ý nghĩa là “ giới thiệu” những trai gái với nhau. Nhà trai rước cô dâu về nhà ! Thứ tự đám rước dâu là : Thường đi đầu luôn là một cụ gìa đạo mạo, có danh vọng, vợ chồng song toàn, đông con cháu có đủ nam nữ. Cụ mặc áo thụng xanh cầm nắm hương đốt cháy, trinh trọng đi trước, tiếp đến là các vị thân thích nhà trai và nhà gái. Tiếp đến là phù rể và chú rể, sau đó là cô dâu và phù dâu. Về đến nhà trai, nhà trai sẽ đốt pháo đón mừng. Cô dâu cũng đến bàn thờ tổ tiên cúng vái gia tiên và bố mẹ chồng. Điều này thể hiện từ nay cô gái này chính thức bắt đầu là con dâu của gia đình này. Khi cô dâu sắp vào phòng cưới, người tốt vía đã được chọn trước sẽ bước vào trải chiếu ra gường để cô dâu là người đầu tiên là người ngồi lên đó. 7. Lại mặt : Sau khi về nhà chồng được ba hôm, đến ngày thứ tư thì hai vợ chồng là xôi chè màng về nhà vợ lạy gia tiên. Nghi lễ này người ta gọi là lễ lại mặt. Hôn lễ ở Việt Nam : Nay. Sự kết hợp truyền thống và hiện đại: Ngày nay, hôn lễ cũng có nghi lễ đầy đủ, mang đầy bản sắc dân tộc và kết hợp với sự hiện đại. Với cuộc sống phát triển, tổ chức hôn lễ cũng được phát triển theo. Xem ngày cưới, chọn ngày tốt lành, xem tuổi của cô dâu chú rể có hợp nhau không? Nhà trai cũng chuẩn bị lễ ăn hỏi. Lễ vật theo yêu cầu của nhà (6)(7) Phạm Côn Sơn – Gia lễ xưa và nay- NXB Thanh niên năm 1999. Trang 50 và trang 51 gái. Lễ cưới, lại mặt, đều đúng như trước. Bản thân các nghi lễ này đã đi sâu vào tâm trí của mỗi người. Nhưng, điều mà chúng ta đáng quan tâm là chuyện mai mối không còn nữa. Trai gái bây giờ tự tìm hiểu nhau, hợp nhau sẽ dẫn đến hôn nhân. Ngày nay, người ta đã bãi bỏ rất nhiều lễ tục lỗi thời, có tính mê tín, dị đoan. Và phát triển một số nghi thức theo sự phát triển của cuộc sống mới, xã hội hội mới với trào lưu khoa học tân tiến. Hôn lễ ngày nay “mang nhiều sắc thái xã hội tính, phù hợp với tình trạng tiến triển của nền kinh tế hiện hữu cũng như phát huy được nền văn hoá dân tộc (cho dầu rằng có bao gồm các cuộc hôn nhân ngoại chủng đi chăng nữa)”(8). Các nghi lễ mà ông cha ta đã đề ra, nay người ta vẫn duy trì được sự phong phú của nội dung và ý nghĩa của các nghi lễ ngung chỉ cải biến nó theo sự phát triển của xã hội mà thôi. Điều này sảy ra là chuyện đương nhiên vì xã hội sau luôn tiến bộ hơn xã hội trước. Bản thân ý thức của con người cũng phát triển hơn, nhận thức rõ vấn đề. Nhận xét về hôn lễ ở Việt Nam ngày nay : Giữ lại những nét đẹp, hay: Ngày nay, thời gian biến chuyển, hôn lễ ở Việt Nam cũng thay đổi nhanh chóng trong thể kỉ XX. Biến đổi theo thời gian, nhưng những phong tục vẫn được người ta giữ gìn và phát triển nó theo kịp với thời đại. Hôn lễ là một ngày quan trọng trong đời của mỗi người và bản thân việc tổ chức hôn lễ cũng giữ được những nét đẹp truyền thống người Việt. Trong ngày ăn hỏi, nhà trai thường dẫn trau cau đến nhà gái để hỏi cưới, và ngày cưới cũng được tổ chức ngay sau ngày ăn hỏi đó mấy ngày hay một tuần.Đám cưới cũng có đầy đủ mọi người: họ hàng, bạn bè đến chúc nùng đám cưới của cô dâu chú rể. Các nghi lễ cúng gia tiên cũng không thể thiếu, đúng các thủ tục, xong mới rước cô dâu về nhà chồng. Điều hay mà chúng ta có thể nhận thấy ở đây là, ngày nay, con cái được tự do chon lựa người bạn đời của mình. Không như phép tắc cổ hủ của ngày xưa là “cha mẹ đặt đâu là con ngồi đấy”. Điều này đồng thời cũng có nghĩa là, ngày nay không còn tục tảo hôn, cha mẹ không có quyền quyết định hôn nhân cho con cái, mà họ dành nhiều tự do cho con cái quyết định lương duyên của mình. Chuyện này cũng làm cho người ta dễ hiểu. Chuyện dựng vợ gả chồng cho con là thường cha mẹ lo, còn ngày nay, trai gái có quyền tự do yêu đương, tìm hiểu nhau trước, có thử thách tình cảm với nhau rồi sau đó hai bên cha mẹ mới được thu xếp, bàn bạc với nhau để tiến hành hôn lễ. Do vậy, trai gái ngày nay không cần tới mối lái. “ Đây là lý do đưa tới sự giảm lược các nghi lễ hôn phối, cho nên lễ cưới duy nhất còn (8)Pham Côn Sơn- Gia lễ Xưa và Nay- NXB Thanh Niên 1999 trang 75 được coi là lễ chánh thức hợp thức hoá một tình yêu đã được phối kết sẵn trước”(9). Hôn lễ ở Việt Nam : Tình trạng thương mại hoá. Nhiều người trong số chúng ta chắc chắn đều đã biết, trước kia cách đây khoảng 20-30 năm vào thập niên 60-70 của thế kỉ XX, việc tổ chức lễ cưới và đi ăn cưới sao mà nhẹ nhàng đợn giản và thân thiết đến thế. Lễ cưới được tổ chức theo kiểu “ đời sống mới”, có đại diện chính quyền và đông đảo bạn bè, thân thích: quan viên hai họ đến dự và mừng cô dâu và chú rể “ bách niên giai lão”, “ đầu bạc răng long”. Trong lễ cưới ngày ấy chỉ có nước chè thuốc lá “Tam Đảo”, hạt dưa, hạt bí, chút ít bánh kẹo, trầu cau..... nhưng vẫn tràn ngập không khí vui tươi và hạnh phúc. Người đi dự cưới nhẹ nhàng phấn khởi vui vẻ. Quà mừng thật đơn giản và có ý nghĩa, chẳng hạn chậu men, cái xong nhôm, đôi gối hay cái phích....Thế là xong! Còn bây giờ, không biết từ khi nào mà việc cưới xin trở nên rườm rà và phức tạp quá? Có lẽ điều chủ yếu làm cho việc tổ chức lễ cưới ngày nay trở nên công thức, gượng gạo và nặng nề, đó là chuyện mời khách, đặt lễ cưới và đi ăn cỗ cưới. Nó gây phiền phức khó khăn cho cả chủ và khách. Ở nước ta, từ tháng 10 đến tết và ra giêng là vào mùa cưới. Đám cưới được tổ chức theo nhiều kiểu: dù giàu hay nghèo ai cũng cố gắng tổ chức một lễ cưới cho tươm tất đâu ra đấy. Việc tổ chứ lễ cưới đang có xu hướng vu lợi hoặc ít là cân bằng thu chi. Nhưng không phải tất cả mọi người đều có mục đích như thế, có nhiều người do trào lưu, dù không muốn nhưng phải cố làm như bao người khác đã và đang làm. Nhiều gia đình ở mức hụt ăn vẫn cố ráng gồng người tổ chức đám tiệc tươm tất để rồi sau khi tiệc vui chấm dứt, vướng một khoản nợ không nhỏ. Nơi nào có đám cưới dù sang dù hèn, dù giàu dù nghèo gì cũng phải có đủ bộ quay phim, chụp ảnh, ca nhạc....và còn cả trang phục thiệp cưới. Về trang phục, trước kia đám cưới cô dâu chỉ mặc những bộ áo dài hay áo bà ba mới may, còn chú rể thì chỉ cần một chiếc quần âu và áo sơ mi là đủ. Còn bây giờ, cô dâu cần diện những chiếc váy đầm kiểu Châu Âu đi thuê ít nhất cũng khoảng 300.000đ-1.000.000đ, chú rể thì may những bộ com lê đến hàng triệu. Nhiều nhà giàu còn mua hẳn bộ váy cưới trị giá hàng chục triệu đồng cho cô dâu, cho dù chỉ được dùng trong một lần trong ngày cưới. Không chỉ có vậy, sự lãng phí và phô trương còn thể hiện ở việc trang trí hoa cưới từ trong nhà cho đến xe hoa. Có những nhà giàu chi phí đến hàng chục triệu đồng cho việc trang trí hoa để sao cho đám cưới thật sang trọng và phô trương được vẻ giàu có của mình. Ngoài ra còn có rất nhiều thứ tiền được chi tiêu như chụp ảnh, quay phim......Thật là lãng phí! (9) Pham Côn Sơn – Nghi lễ xưa và nay- NXB Thanh Niên năm 1999 . Trang 77 và trang 78 Điều đáng nói hơn nữa là nhiều cơ quan, đơn vị còn bố trí xe ô tô, thậm chí là ba bốn xe đủ các loại rầm rộ như đi họp để đưa cán bộ công chức đi ăn cưới ngay cả trong giờ hành chính. Đặc biệt là khi thủ trưởng hoặc cán bộ chủ chốt của cơ quan tổ chức đám cưới cho con, em thì bộ phận văn phòng coi như một công cụ quan trọng đột xuất. Ngày nay, nhiều cán bộ, quan chức lợi dụng quyền hạn, chức vụ để tổ chức lễ cưới thật linh đình, sa hoa và mời hàng trăm khách với hàng trăm mâm cỗ để thu lợi : khoản lời này chênh lệch không phải là nhỏ. Vì vậy, khi gia đình có việc “tình yêu” là một dịp làm ăn khá thu hời. Việc tổ chức lễ cưới ngày nay ở nước ta dần dần bị thương mại hoá, lợi dụng ngày hôn lễ của con, em mình để dung lợi. Điều cần làm hiện nay là làm sao để giải quyết những thực trạng này, để giảm được sự lãng phí, sa hoa, làm sao để cho các đám cưới mang đúng ý nghĩa thiêng liêng vui vẻ đối với cô dâu chú rể và gia đình. Làm thế nào tổ chức hôn lễ lành mạnh? Điều đầu tiên, ta hiểu thế nào là một lễ cưới vui vẻ- tiết kiệm? Một lễ cưới vui vẻ và tiết kiệm là một lễ cưới phải phù hợp với thu nhập, mức sống của nhân dân. Đó là một lễ cưới đảm bảo được đúng tính chất của một đám cưới, không mang tính vu lợi. Việc đầu tiên quan trọng nhất của một đám cưới là tính pháp lý, bắt buộc không thể thiếu là đăng kí kết hôn. Chỉ cần hoàn thành thủ tục này là đôi nam nữ trở thành vợ chồng một cách hợp lệ, hợp pháp, bắt đầu một cuộc sống chung mà không cần phải tiến hành thêm một nghi thức thủ tục nào khác( nếu muốn). Mỗi đám cưới được thực hiện phải giữ được tính truyền thống của mỗi quốc gia, tuỳ thuộc vào phong tục tập quán ở nơi tổ chức, để có thể tổ chức một đám cưới phù hợp. Để giải quyết những thực trạng trong việc tổ chức lễ cưới ở nước ta hiện nay, chúng ta cần phân tích rõ đâu là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc tổ chức lễ cưới một cách lãng phí xa hoa như vậy? Từ đó mới có thể đưa ra cách giải quyết tốt nhất. Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của nhân dân về việc tổ chức lễ cưới có nhiều sai lầm. Để tháo gỡ những sai lầm này, chúng ta cần phải tuyên truyền cho người dân nhận thức được sự lãng phí không cần thiết trong việc tổ chức lễ cưới. Nhà nước cần phải xây dựng một quy chế về việc tổ chức lễ cưới, trước hết là đối với cán bộ nhà nước. Đã đến lúc phải xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh trong việc theo các thủ tục nghi lễ đơn giản, trang trọng, tiết kiệm, và chấm dứt việc tổ chức lễ cưới một cách linh đình, phô trương, xa hoa lẵng phí, đặc biệt là lợi dụng chức quyền tổ chức đám cưới để đem lại lợi ích cho bản thân. Bởi vậy, dư luận đã rất hoan nghênh, đồng tình về việc chính phủ có công văn số 1546/CP-VX ngày 30-11-2002 về việc cưới xin trong cán bộ, công chức. Tại văn bản này chính phủ yêu cầu: Cán bộ công chức, nhất là các thủ trưởng các cơ quan, đơn vị khi tổ chức cưới xin cho các con, em phải thực hiện đúng Luật hôn nhân gia đình, gương mẫu thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính Trị và Thủ Tướng Chính Phủ, tổ chức lễ cưới văn minh, tiết kiệm trong gia đình, họ hàng và những người thân; không tổ chức đám cưới sa hoa lãng phí; không để việc tổ chức lễ cưới ảnh hưởng tới chế độ làm việc của cơ quan; chống vụ lợi; cấm dùng công quỹ làm “ quà cưới ”. Tuy nhiên để các chỉ thị trên thực hiện một cách triệt để, trở thành hiện thực và đi vào cuộc sống, tạo nên thói quen mới trong nhân dân là cả một quá trình xây dựng tích cực, kiên trì và cần phải có những biện pháp kiên quyết, cụ thể là: - Tất cả các thành viên của các cơ quan, tổ chức từ trung ương đến phương phải nghêm túc thực hiện yêu cầu trên của chính phủ. Đây phải coi là quy định bắt buộc, mang tính pháp lý. Mọi cán bộ, đảng viên phải có trách nhiệm thực hiện một cách nghiêm túc. Các cơ quan, tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ( đặc biệt là đoàn thanh niên và hội phụ nữ) tuyên truyền, phổ biến rộng rãi và đưa nôi dung này vào chế độ kiểm điểm đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức....Nếu như đảng viên, cán bộ viên chức nào cố tình không thực hiện thì phải bị sử lý kỉ luật một cách nghiêm túc. - Các cơ quan tổ chức, đoàn thể liên quan cần khẩn trương nghiên cứu và sớm đề ra một số mẫu hình về tổ chức một đám cưới theo nếp sống văn hoá mới. Có lẽ đây mới là vấn đề mang tính quyết định cho việc xây dựng và định hình cho một phong tục văn hoá mới trong việc tổ chức lễ cưới. Bởi vì, thực tế cho thấy, chỉ khi nào xây dựng được một mẫu hình mới tiến bộ, được nhân dân đồng tình hưởng ứng và trở thành phong tục, trở thành văn hoá thì cái cũ mới có thể bị loại bỏ một cách căn bản. Các biện pháp hành chính là quan trọng nhưng chỉ là tình thế. Vấn đề cốt lõi là phải xây dựng được cái mới tiến bộ thay thế cái cũ lạc hậu. *Kết luận: Nghi lễ hôn nhân ở Việt Nam có phong tục tập quán mang đầy nét riêng so với các dân tộc khác. Chúng ta đã giữ gìn nó từ trước cho đến nay, giữ những nét đẹp truyền thống xưa và hiện đại của ngày nay.Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn những mặt tiêu cực trong việc tổ chức lễ cưới ngày nay. Nước Việt Nam là một đất nước còn nghèo, mức thu nhập còn thấp, vì vậy việc thực hiện tổ chức lễ cưới vui vẻ tiết kiệm, tránh lãng phí là điều hết sức cần thiết. Chúng ta cần tổ chức lễ cưới vui vẻ mà vẫn đầu đủ, phù hợp với phong tục tập quán truyền thống. Tránh sự lãng phí không cần thiết, để cho ngày cưới là một ngày hạnh phúc thật sự của đôi uyên ương và của gia đình họ. KẾT LUẬN Bài tiểu luận này đã trình bày những nghi lễ tổ chức hôn lễ của người Việt Nam: xưa và nay. Sự kết hợp truyền thống và hiện đại của hôn lễ ngày nay. Và nêu nên thực trạng trong việc tổ chức lễ cưới ở nước ta: tình trạng thương mại hoá. Những thực trạng này đã và đang được dư luận lên án và phê phán đúng đắn, mang tính tích cực. Điều này cho thấy sự cần thiết phải thay đổi trong cách nghĩ và cách làm của nhân dân trong việc tổ chức lễ cưới sao cho phù hợp với cuộc sống, phong tục của nước ta - một đất nước đang phát triển và còn nghèo;để cho lễ cưới của đôi nam nữ được mọi người đón nhận một cách nồng nhiệt và thật sự trở thành một ngày vui và đáng nhớ đối với gia đình, bạn bè và người thân. Các tài liệu tham khảo: Phan Kế Bính - Việt Nam phong tục – NXB Thành phố Hồ Chí Minh – năm 1990. Phạm Côn Sơn- Gia lễ xưa và nay – NXB Thanh niên – Năm 1999. Báo điện tử “ ” MỤC LỤC Trang A. Mở đầu....................................................................................1 B. Nội dung..................................................................................1 I. Nghi lễ Việt Nam : Xưa............................................................1 1. Tuổi đính hôn...................................................................1 2. Giạm hỏi...........................................................................1 3. Sêu....................................................................................2 4. Lễ hỏi................................................................................2 5. Cưới...................................................................................3 6. Rước dâu............................................................................3 7. Lại mặt...............................................................................4 II. Hôn lễ ở Việt Nan:Nay.Sự kết hợp truyền thống và hiện đại..4 III. Nhận xét hôn lễ ở Việt Nam ngày nay....................................5 Giữ lại những nét đẹp, hay..................................................5 Hôn lễ ở Việt Nam: Tình trạng thương mại hoá.................6 IV.Làm thế nào tổ chức lễ cưới lành mạnh...................................8 C. Tổng kết....................................................................................9 PHẦN CAM ĐOAN Khẳng định bài tiểu luận “ Nghi lễ hôn nhân ở Việt Nam : Xưa và nay” là do chính bản thân tìm kiếm tài liệu , suy nghĩ và tự viết ra. Không sao chép một nguồn khác, không sao chép tiểu luận của bạn khác, không nhờ viết hộ, không thuê viết hộ. Phần sáng tạo mà em tâm đắc nhất là phần tìm hiểu hôn lễ Việt Nam giữ lại những nết đẹp, hay. Đó là ngày nay, chúng ta đã bỏ được những nghi lễ mang tính mê tín, thay vào đó là nghi lễ mang tính lành mạnh, thể hiện được sự kết hợp hài hoà gữa truyền thống và hiện đại của nghi lễ hôn nhân ở Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCưới hỏi của người Việt.DOC
Tài liệu liên quan