MỤC LỤC
Trang
Mở đầu . 2
I. Tính cấp thiết của đề tài . 2
II. Mục tiêu nghiên cứu . 3
III. Phương pháp nghiên cứu . 3
Chương I: Cơ sở lý luận khoa học và tính pháp lý của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 4
1.1. Cơ sở lý luận 4
1.1.1. Đăng ký và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 4
1.1.2. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là rất cần thiết 4
1.1.3. Một số văn bản pháp luật có liên quan đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 5
1.2. Trình tự thủ tục đăng ký đất đai ban đầu, xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 7
1.2.1. Đăng ký đất đai ban đầu, xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nhưng chưa đăng ký 7
Chương II: Thực trạng đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn phường Hoàng Văn Thụ Thành phố Bắc Giang 11
2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu . 11
2.2. Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 11
2.2.1. Tài liệu phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 11
2.2.2. Về công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện 12
2.2.3. Kết quả công tác xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 13
2.2.4. Số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa cấp 14
2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 16
2.3.1. Những thuận lợi 16
2.3.2. Những khó khăn . 16
Kết luận 18
Tài liệu tham khảo . 19
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 14590 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phường Hoàng Văn Thụ thành phố Bắc Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đại học quốc gia Hà Nội
Trường Đại học khoa học tự nhiên
Khoa địa lý
---------------
Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất phường Hoàng Văn Thụ
Thành phố Bắc Giang
Tiểu luận tốt nghiệp đại học chính quy
Ngành: Địa chính
Mục lục
Trang
Mở đầu……………………………………………………………..
2
I. Tính cấp thiết của đề tài………………………………………..
2
II. Mục tiêu nghiên cứu …………………………………………..
3
III. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………..
3
Chương I: Cơ sở lý luận khoa học và tính pháp lý của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
4
1.1. Cơ sở lý luận …………………………………………………
4
1.1.1. Đăng ký và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất …………
4
1.1.2. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là rất cần thiết
4
1.1.3. Một số văn bản pháp luật có liên quan đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
5
1.2. Trình tự thủ tục đăng ký đất đai ban đầu, xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
7
1.2.1. Đăng ký đất đai ban đầu, xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nhưng chưa đăng ký
7
Chương II: Thực trạng đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn phường Hoàng Văn Thụ Thành phố Bắc Giang
11
2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu ……………………………….
11
2.2. Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
11
2.2.1. Tài liệu phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
11
2.2.2. Về công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện
12
2.2.3. Kết quả công tác xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
13
2.2.4. Số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa cấp
14
2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
16
2.3.1. Những thuận lợi ……………………………………………
16
2.3.2. Những khó khăn …………………………………………...
16
Kết luận……………………………………………………………
18
Tài liệu tham khảo ………………………………………………..
19
Mở đầu
I. Tính cấp thiết của đề tài:
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, nó không chỉ là tư liệu sản xuất đặc biệt, mà còn là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng, có vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống xã hội. Trong giai đoạn hiện nay của nước ta, với sức ép về dân số và tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá, sự chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. Kéo theo nhu cầu sử dụng đất ngày một tăng mà quỹ đất thì có hạn. Chính vì vậy, trong quá trình sử dụng đất chúng ta cần phải khai thác, bảo vệ và cải tạo đất đai sao cho đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển ngày càng nhanh của xã hội. Để sử dụng nguồn tài nguyên quý giá này được lâu dài thì công tác quản lý đất đai là rất cần thiết. Đòi hỏi phải có sự thống nhất từ trung ương đến địa phương. Hơn thế nữa đất đai có vai trò rất quan trọng với con người lại có giới hạn không thể sản xuất thêm được. Vì vậy, chúng ta phải sử dụng một cách hợp lý, thông minh, sáng tạo, sử dụng đất tiết kiệm mang lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời vẫn bảovệ được đất đai, bảo vệ được môi trường, ổn định chế độ chính trị và giữ vững được an ninh, quốc phòng.
Một trong những nội dung quan trọng để công tác quản lý đất đai được chặt chẽ là nhanh chóng hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Phường Hoàng Văn Thụ - Thành phố Bắc Giang là một địa bàn có những vấn đề trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chính vì vậy tôi chọn nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phường Hoàng Văn Thụ - Thành phố Bắc Giang”
II. Mục tiêu nghiên cứu:
Với mong muốn đi sâu và tìm hiểu thực tế, vấn đề cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại phường Hoàng Văn Thụ, Thành phố Bắc Giang. Qua đó xác định những thuận lợi và khó khăn của công tác này. Từ đó đưa ra các giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
III. Phương pháp nghiên cứu:
Để tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi cần sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp điều tra thực tế
Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp chuyên gia
Phương pháp sử lý và phân tích số liệu.
Phương pháp đánh giá tổng hợp.
Chương I:
Cơ sở lý luận khoa học và tính pháp lý của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
1.1. Cơ sở lý luận.
1.1.1. Đăng ký và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đăng ký đất được hiểu là một thủ tục hành chính xác lập mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai với người sử dụng đất. Nhằm thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ để Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo pháp luật. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho những ai có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để xác lập địa vị pháp lý của họ trong việc sử dụng đất đối với Nhà nước. Đăng ký đất đai là thủ tục hành chính mang tính bắt buộc đối với mọi người sử dụng đất.
Công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận là nhiệm vụ quan trọng để xác định quyền sử dụng đất, quản lý biến động đất đai tạo lập cơ sở pháp lý cần thiết để người sử dụng đất và cơ quan quản lý đất thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là thành phần quan trọng trong hồ sơ địa chính, là chứng thư pháp lý xác nhận mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước - đại diện chủ ở hữu đất đai với người được Nhà nước giao đất.
1.1.2. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là rất cần thiết.
-Bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai.
Đất đai là tặng vật của thiên nhiên dành cho con người, không phải là sản phẩm do con người tạo ra. Vì vậy đất đai thuộc quyền sở hữu chung của con người, không của riêng ai.
Hiến pháp 1980 đến luật đất đai 1993 đều quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Luật đất đai 2003 cũng quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và làm rõ vai trò của Nhà nước là đại diện chủ sở hữu.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý thống nhất và cao nhất xác lập mối quan hệ giữa Nhà nước và người sử dụng đất. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã làm tách bạch giữa quyền sở hữu và sử dụng đất đai.
-Bảo vệ quyền lợi hợp pháp và bảo đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý để người sử dụng đất thực hiện các quyền của mình (chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp, cho tặng, góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất). Được pháp luật bảo hộ khi người khác xâm phạm hoặc khi xảy ra tranh chấp. Đồng thời thông qua việc thực hiện kê khai, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, yêu cầu người sử dụng đất thực hiện đúng nghia vụ tài chính đối với Nhà nước và sử dụng đất đúng pháp luật
-Giúp Nhà nước thực hiện tốt vai trò quản lý đất đai của mình:
Thông qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Nhà nước quản lý chặt chẽ đất đai về hình thể, diện tích, chủ sử dụng đến từng thửa đất.
1.1.3. Một số văn bản pháp luật có liên quan đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
-Luật đất đai được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003 - và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2004.
-Quyết định 24/QĐ-BTNMT ngày 11/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
-Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13 tháng 4 năm 2005 Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn một số điều của Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về thi hành luật đất đai.
-Thực hiện quyết định số 108/2005/QĐ-UB ngày 8/12/2005 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc chi tiêu kế hoạch Nhà nước năm 2006;
-Quyết định số 292/QĐ-KH ngày 8/12/2005 của Sở Kế hoạch và đầu tư về việc giao chỉ tiêu hướng dẫn kế hoạch Nhà nước 2006; thông báo số 69/TB/TNMT ngày 30/12/2005 của Sở Tài nguyên và Môi trường về giao chỉ tiêu công tác quản lý Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang năm 2006.
-Thực hiện công văn số 102/UBND-VP ngày 13/2/2006 của Chủ tịch UBND Thành phố Bắc Giang về việc đẩy mạnh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại phường Hoàng Văn Thụ.
1.2. Trình tự thủ tục đăng ký đất đai ban đầu, xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đăng ký đất đai ban đầu thực chất là thiết lập mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu với chủ sử dụng đất, thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ, để Nhà nước thực hiện quyền quản lý của mình đối với đất đai; đồng thời có căn cứ để bảo hộ quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất. Nó góp phần phát triển kinh tế, ổn định xã hội.
1.2.1. Đăng ký đất đai ban đầu, xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nhưng chưa đăng ký.
a. Đối tượng, phạm vi áp dụng.
Hộ gia đình cá nhân.
Các tổ chức trong nước.
Các doanh nghiệp nông, lâm, ngư, diêm nghiệp.
Các doanh nghiệp khác.
b. Tổ chức đăng ký đất đai và xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện theo trình tự sau:
-Công tác chuẩn bị.
-Thành lập hội đồng đất đai xã, phường, thị trấn.
Hội đồng đăng ký đất đai là tổ chức tư vấn cho UBND xã, phường, thị trấn trong việc xét đơn đăng ký quyền sử dụng đất tại cấp xã.
-Thành lập tổ chuyên môn giúp việc (tổ đăng ký).
Nhiệm vụ: trực tiếp giúp UBND xã (phường, thị trấn) triển khai thực hiện toàn bộ công việc chuyên môn trong quá trình tổ chức kê khai đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, chuẩn bị hồ sớ để trình lên cấp có thẩm quyền xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Thành phần của tổ đăng ký gồm: cán bộ địa chính xã và một số thành viên khác.
. Chỉ đạo chuyên môn của Sở và Phòng Tài nguyên và môi trường.
. Xây dựng phương án, kế hoạch tổ chức kê khai đăng ký.
. Tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ tham gia.
. Kiểm tra đánh giá các tài liệu hiện có.
-Trình tự kê khai đăng ký đất đai.
. Liên hệ danh sách chủ sử dụng đất cần đăng ký, chuẩn bị địa điểm đăng ký, lịch đăng ký phù hợp với từng loại đối tượng và từng địa bàn cụ thể. Hướng dẫn để từng chủ sử dụng đất kê khai theo mẫu, chủ sử dụng đất kê khai và nộp hồ ớ kê khai tại UBND xã, phường, thị trấn.
-Phương pháp tổ chức kê khai đăng ký đất.
Tuỳ thuộc hoàn cảnh của từng vùng, từng địa phương, hoàn cảnh tư liệu hiện có… để lựa chọn phương pháp kê khai cho phù hợp.
-Xét duyệt đơn đăng ký tại xã (phường, thị tấn).
UBND chịu trách nhiệm xét để xác nhận vào đơn đăng ký của từng chủ sử dụng đất trên cơ sở nghiên cứu những kết quả làm việc và kết luận của Hội đồng đăng ký đất đai phù hợp với pháp luật.
Tổ chức hội nghị xét đơn.
Công bố công khai hồ sơ xét duyệt.
Lập hồ sơ kết quả xét đơn đăng ký ở cấp xã và trình duyệt tại các cấp có thẩm quyền.
Quyết định phê duyệt của UBND cấp có thẩm quyền.
1.2.2. Đăng ký đất đai ban đầu, xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã hoàn thành các thủ tục về giao đất, cho thuê đất, đã có đủ căn cứ pháp lý.
a. Đối tượng phạm vi áp dụng.
-Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân Việt Nam; các tổ chức, cá nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền giao hoặc cho thuê đất mới.
-Các tổ chức trong nước đang sử dụng đất nay thuộc diện chuyển sang thuê đất.
-Các tổ chức, cá nhân nước ngoài hiện đang sử dụng đất đã hoàn thành thủ tục thuê đất nhưng chưa đăng ký.
b. Hồ sơ đăng ký đất gồm:
Đơn xin đăng ký quyền sử dụng đất: 2 bản
Giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất.
Bản đồ địa chính khu đất được giao hoặc thuê.
Tờ khai sử dụng đất.
c. Tiếp nhận hồ sơ và làm thủ tục đăng ký tại cấp xã.
Hồ sơ đăng ký đất nộp tại UBND cấp xã - nơi có đất. Sau khi nhận đăng ký đủ hồ sơ, trong thời gian 5 ngày (theo quy định tại thông tư số 346/1998/TT -TCĐC ngày 16/3/1998 của Tổng cục Địa chính) UBND xã (phường, thị tấn) phải hoàn thành việc xem xét và đăng ký vào sổ địa chính tại xã và cập nhật thông tin và hệ thống hồ sơ, xác nhận “đã đăng ký đất đai” vào đơn xin đăng ký quyền sử dụng đất.
Chương II:
Thực trạng đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn phường Hoàng Văn Thụ Thành phố Bắc Giang.
2.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu.
Phường Hoàng Văn Thụ được thành lập năm 1999 có tổng diện tích tự nhiên là 151,7ha, chia thành 20 tổ dân phố có 2.705 hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở với diện tích 30,63ha, chiếm 20,19%. So với tổng diện tích đất tự nhiên (không tính hộ gia đình cá nhân, sử dụng diện tích đất ở tại những khu quy hoạch đất ở trên địa bàn phương diện tích 12,4ha, dân số trên 10.000 khẩu.
2.2. Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
2.2.1. Tài liệu phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Bản đồ:
+ 26 tờ bản đồ địa chính tỷ lệ 1/5000 thành lập năm 1997.
+ 03 bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000 thành lập năm 1998.
+ 03 bản đồ địa chính tỉ lệ 2/2000 đất nông nghiệp thành lập năm 1998.
+ Kèm theo 42 quyển hồ sơ kỹ thuật thửa đất 36 quyển biên bản đánh giá thửa đất.
-Số mục kê:
+ 01 quyển (bản phôtô) lập hồ sơ khi đo vẽ bản đồ thành lập theo quyết định 499/QĐ-ĐC ngày 27/7/1995 của Tổng cụ địa chính .
2.2.2. Về công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
Ngay từ đầu năm UBND Phường đã xây dựng kế hoạch số 08/KH-UBND ngày 26/2/2006 thực hiện một cách cụ thể, phân kỳ hàng tháng, phân công lãnh đạo và cán bộ rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm. Kết quả hàng tuần, hàng tháng có họp đánh giá kết quả và chỉ đạo nhiệm vụ tiếp theo.
Trong quá trình xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho nhân dân luôn có sự quan tâm chỉ đạo của UBND Thành phố, phòng Tài nguyên và Môi trường và sự tích cực trách nhiệm của Hội đồng xét duyệt đất cũ.
Việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn phường. UBND Phường luôn xác định đây là nhiệm vụ trong tâm để thực hiện, được quan tâm chỉ đạo sát xao đến các tổ dân phố bằng các kế hoạch công văn chỉ đạo đảm bảo khách quan, bình đẳng trong xét giấy không còn hiện tượng gây phiền hà, sách nhiễu với nhân dân được nhân dân đồng tình ủng hộ.
UBND ký hợp đồng với một cán bộ làm chuyên trách công tác cấp giấy và luôn chỉ đạo cán bộ chuyên môn bám sát chính sách pháp luật, sự chỉ đạo của cấp trên, tham mưu, đẩy mạnh việc đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn phường năm sau cao hơn năm trước để sơm hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn phường.
2.2.3. Kết quả công tác xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thực hiện công văn số 101/UBND-VP ngày 13/2/2006 của Chủ tịch UBND Thành phố Bắc Giang về việc đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở các phường, xã. Trong thời gian đẩy mạnh và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ UBND Phường Hoàng Văn Thụ báo cáo kết quả của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở lần đầu cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn phường cụ thể như sau:
*Đất nông nghiệp:
Trên địa bàn phường Hoàng Văn Thụ đã cấp 100% giấy chứng nhận năm 1999 cho đất nông nghiệp.
*Đất ở đô thị:
Trên địa bàn phường tổng số hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng đất ổn định là 2705 hộ, số giấy phải cấp là 2705 giấy diện tích cần cấp là 306.300,0m2.
+ Kết quả công tác xét, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ởcủa các năm (theo đợt) đến nay cụ thể như sau:
STT
Năm
Số giấy
Diện tích
Ghi chú
1
1999
201
19548,30
2
2000
99
14635,17
3
2001
250
21475,0
4
2002
430
69086,6
5
2003
230
19269,66
6
2004
322
29600,41
7
2005
437
35790.07
Đã xác nhận 93HS
8
đến 04-10-06
1743
206486,51
Trong đó:
*Đã giao đến chủ sử dụng đất 1969 giấy.
*Chưa giao đến chủ sử dụng đất số giấy tồn: 736 giấy phường đã giao lại cho phòng Tài nguyên và Môi trường để trả đến chủ sử dụng đất.
*Số giấy chứng nhận đất còn lại 892 giấy phòng Tài nguyên và Môi trường trả trực tiếp đến chủ sử dụng đất.
2.2.4. Số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa cấp.
-Đã nhận kê khai 736 hồ sơ kê khai trong đó:
+ Đã rà soát xác nhận chuyển văn phòng đăng ký đất đai, Thành phố : 93 hồ sơ.
+ Đã phân tích những vướng mắc chuyển văn phòng đăng ký đất đai Thành phố xem xét giải quyết: 643 hồ sơ cụ thể (có danh sách kèm theo).
-Chưa kê khai: Tổng số thửa đất chưa kê khai : 26 thửa, cụ thể (có danh sách kèm theo) UBND Phường đã tiến hành lập biên bản về việc chưa kê khai.
Căn cứ thực tế rà soát số giấy cấp trên địa bàn phường là 2770 giấy phát sinh 65 giấy do việc tách thửa đất của chủ sử dụng đất.
2.3. Những Thuận lợi và khó khăn trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2.3.1. Những thuận lợi.
-Về chính sách pháp luật ngày càng được điều chỉnh theo hướng thông thoáng phù hợp với thực tế, đặc biệt và khi luật đất đai 2003 có hiệu lực đã tạo điều kiện cho người đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở (năm 2006 có văn phòng đăng ký đất đai Thành phố). Tháo gỡ đựơc nhiều khó khăn vướng mắc về thủ tục hành chính trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân do đó đẩy mạnh được tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở lần đầu cho nhân dân.
-Luôn được sự chỉ đạo quan tâm của các cấp chính quyền- người dân được tuyên truyền về tầm quan trọng và lợi ích của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
-Sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự phối hợp tích ực của các tổ dân phố trong việc tuyên truyền vận động thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở được thuận lợi. (phát đơn kê khai, hướng dẫn kê khai, thu nhận hồ sơ của người sử dụng đất…).
2.3.2. Những khó khăn.
-Việc ban hành các văn bản pháp luật còn chưa đồng bộ, chưa kịp thời: trên thực tế không chỉ khác biệt về cách làm giữa các địa phương mà hệ thống các văn bản pháp luật còn bất cập, chưa điều chỉnh được những vướng mắc phức tạp, còn quy định chung chung, gây khó khăn cho việc thực hiện.
-Trước khi Luật nhà ở được Quốc hội thông qua, còn nhiều ý kiến khác nhau về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở trên cùng một giấy hay tách làm hai loại giấy khác nhau, nên tạo ra tâm lý chờ đợi.
-Điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là phải phù hợp với quy hoạch, trên thực tế nhiều khu chưa có quy hoạch chi tiết nên đã gây trở ngại cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
-Bản đồ đo vẽ năm 1997 còn thiếu chính xác, chồng chéo do đó cũng gây khó khăn trong công tác xét cấp giấy chứng nhận (bản đồ không đồng bộ nhiều tỷ lệ khác nhau).
-Một số hộ gia đình chưa tích cực thực hiện sự chỉ đạo của Phường, không hoàn thiện hồ sơ hoặc không thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, nhiều hộ gia đình còn có sự tranh chấp, khiếu kiện, phải đưa ra toà để giải quyết bằng pháp luật…
Kết luận
Qua việc nghiên cứu tìm hiểu và đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại phường Hoàng Văn Thụ, tôi đã đưa ra một số kết luận sau:
Phường Hoàng Văn Thụ là một phường nằm trung tâm tại Thành phố Bắc Giang. Do có vị trí địa lý rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế-xã hội nên trong những năm qua, phường là trọng điểm giải phóng mặt bằng mở các tuyến đường và các công trình xây dựng lớn của Quận và Thành phố.
Trong giai đoạn 1999 - 2006 phường đã thực hiện khá tốt công tác kê khai đăng ký đất đai, đã cấp được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tuy nhiên còn một số ít tồn động hồ sơ chưa được kê khai đăng ký.
Bên cạnh đó, những mặt thuận lợi vẫn còn có những khó khăn nhất định, do mặt dân trí không đồng đều, đội ngũ cán bộ chuyên môn còn thiếu; tình trạng lấn chiếm đất công, xây dựng nhà trái phép vẫn còn; tình trạng tranh chấp đất đai giữa các hộ vẫn còn tồn tại, chưa giải quyết hết. Mặc dù đã được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng uỷ, UBND, các ban ngành, đoàn thể của UBND Phường Hoàng Văn Thụ, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bắc Giang nhưng việc quản lý đất đai, xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn còn nhiều khó khăn, phức tạp.
Em xin chân thành cảm ơn.
Tài liệu tham khảo
Luật đất đai năm 1993, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003.
Luật đất đai và luật sửa đổi bổ xung một số điều luật đất đai năm 1998.
Luật đất đai năm 2003, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003.
Các báo cáo đánh gía tình hình quản lý và sử dụng đất hàng năm của phường Hoàng Văn Thụ.
Thông tư 1990/2001/TT-TCĐC ngày 30/11/2001 hướng dẫn đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DLy (25).doc