Tiểu luận Đạo văn trong nghiên cứu khoa học của sinh viên

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI NÓI ĐẦU 2

I. KHÁI NIỆM ĐẠO VĂN 4

II. CÁC HÌNH THỨC ĐẠO VĂN 5

Không trích dẫn nguồn 7

Trích dẫn nguồn tài liệu (nhưng vẫn là ăn cắp ý tưởng) 7

III. NGUYÊN NHÂN ĐẠO VĂN 8

1. Về mặt văn hóa 8

2. Về mặt đạo đức 10

3. Lý do khác 10

IV. MỤC ĐÍCH ĐẠO VĂN 11

Khảo sát mục đích đạo văn trong sinh viên Kinh tế 13

V. THỰC TRẠNG ĐẠO VĂN TRONG SINH VIÊN KINH TẾ 13

Từ kết quả khảo sát mà nhóm đã khảo sát 15

VI. HẬU QUẢ ĐẠO VĂN 17

VII. GIẢI PHÁP 18

1. Kiến nghị 19

1.1 Xây dựng một hệ thống pháp luật, nhà trường xây dựng hệ thống quy định chặt chẽ, rõ ràng về phòng chống Đạo văn. 19

1.2 Thành lập Hội đồng đạo đức khoa học,thẩm định tác phẩm 19

1.3 Cải cách nền giáo dục 19

1.3.1 Tổ chức các hội thảo,cuộc thi,buổi thuyết trinh 19

1.3.2 Giáo viên là người noi gương về đạo văn 20

1.3.3 Sử dụng phần mềm chống đạo văn 20

2. Góc độ sinh viên 20

2.1 Đánh vô tiềm thức khát vọng của sinh viên 20

2.1.1 Khơi dậy lòng tự hào của những sản phẩm chính mình 21

2.1.2 Phản ánh năng lực thật sự 21

2.1.3 Mong muốn xây dựng môi trường giáo dục công bằng,văn minh 21

2.2 Làm thế nào để tránh đạo văn 21

Sử dụng dấu ngoặc kép 21

Ghi chép 22

Diễn giải theo cách khác 22

Nên trích nguồn tài liệu tham khảo khi nào? 22

Quan điểm của giảng viên 23

Sách giáo trình 23

Thông đồng 23

Sao chép từ Internet hoặc mua bài luận 24

2.3 Một số phương pháp trích dẫn khi làm bài luận,nghiên cứu khoa học 24

2.3.1 Trích dẫn trực tiếp 24

2.3.2 Trích dẫn gián tiếp 24

2.3.3 Trích dẫn nguồn trích dẫn 25

2.3.4 Trích dẫn từ Internet 25

2.3.5 Cách ghi nguồn tài liệu tham khảo 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

 

 

doc26 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 12376 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Đạo văn trong nghiên cứu khoa học của sinh viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệt là những gì mình chưa tỏ, là bước quan trọng hướng tới phòng ngừa nó một cách hiệu quả. Nhiều người nghĩ đạo văn như là sao chép tác phẩm của người khác hoặc vay mượn ý tưởng gốc của người ta. Nhưng thuật ngữ như “sao chép” và “vay mượn” có thể che giấu mức độ nghiêm trọng của hành vi. Không trích dẫn nguồn The Ghost Writer (Ý nói người viết chuyên nghiệp): Người viết lấy tác phẩm của người khác, thậm chí từng từ một, coi như là của riêng mình. Sao chép nguyên bản: Người viết sao chép hầu hết nội dung từ một nguồn nào đó. Bài làm kiểu xào nấu: Người viết sẽ cố gắng ngụy trang việc đạo văn bằng cách sao chép từ nhiều nguồn khác nhau, tinh chỉnh các câu cú để làm cho chúng ăn khớp với nhau trong khi giữ lại hầu hết các ý tưởng gốc. Những người nghèo cải trang: Người viết giữ lại nội dung chính của tác phẩm và thay đổi một chút sự xuất hiện của bài mới bằng cách thay đổi các từ khóa và cụm từ. Những kẻ lười biếng: Người viết bỏ nhiều thời gian để diễn giải nhiều trích dẫn từ các nguồn khác và làm cho tất cả cùng hòa nhịp ăn khớp, thay vì cố gắng theo đuổi ý tưởng nguyên bản của tác giả (cố ý làm sai tư tưởng của tác giả). Biến mình thành kẻ cắp: Người viết vay mượn tài liệu từ những công trình của mình trước đó. (Tác phẩm trước đã trích rồi, lần này lấy nguyên lại như là của mình sản sinh ra). Trích dẫn nguồn tài liệu (nhưng vẫn là ăn cắp ý tưởng) Quên trích dẫn: Người viết đề cập đến tên của tác giả ở một nguồn, nhưng lại bỏ qua việc liệt kê những thông tin cụ thể của các dữ liệu tham chiếu. Mặt nạ này thường được các người đạo văn dùng để che khuất các thông tin về nguồn tài liệu. Người viết cung cấp thông tin không chính xác về nguồn tài liệu và không ai tìm ra được. Người viết trích dẫn một nguồn hợp lệ, nhưng lại bỏ qua việc đặt trong dấu ngoặc kép văn bản đã được sao chép một cách chính xác. Người viết trích dẫn đúng tất cả các nguồn, diễn giải và sử dụng nguồn một cách thích hợp. Tuy nhiên, bài viết này đầy dẫy những trích dẫn mà hầu như không có tác phẩm gốc! Đôi khi rất khó để phát hiện hình thức đạo văn này bởi vì nó trông giống như bất kỳ tài liệu được nghiên cứu khác. Trong trường hợp này, người viết trích dẫn (quote) và trích nguồn (cite) ở một vài chỗ, nhưng tiếp tục diễn giải một số lập luận từ nguồn trên và không trích dẫn. Với thủ thuật này, người viết cố gắng chứng minh là các diễn giải đó chính là của mình chứ không xuất phát từ nguồn trích dẫn. NGUYÊN NHÂN ĐẠO VĂN Đạo văn không chỉ có trong sinh viên, học sinh mà ngay cả trong giới nghiên cứu hay cả những vị Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ… cũng không phải là chưa bao giờ từng đạo văn, chủ yếu là họ có biết và có thừa nhận điều đó hay không mà thôi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đạo văn ,khách quan có ,chủ quan có : Về mặt văn hóa Nguyên nhân sâu xa của tình trạng đạo văn là truyền thống giáo dục áp đặt và giáo điều mà cho đến tận ngày hôm nay vẫn chưa cải thiện được bao nhiêu .Cơ sở của nền giáo dục này là sự thần thánh hoá tư tưởng của một số tác giả, biến những tư tưởng ấy thành chân lý phổ quát mà mọi người đều phải học và làm theo. Với lối học như thế, trí thức ngày xưa không phải là những người sáng tạo, mà là những người biết nhiều chữ, thuộc nhiều sách, để lúc nào cũng có thể nói ra những câu na ná những câu của các bậc Thánh hiền.Phương pháp giáo dục của chúng ta hiện nay vẫn vậy. Các thầy cô giáo đọc sách rồi truyền đạt cho học sinh và đòi hỏi các em phải nhớ. Em nào thuộc lòng và chép lại chính xác bài giảng của thầy sẽ được điểm cao. Những bài viết không hoàn toàn giống với bài giảng của thầy sẽ được điểm thấp hơn. Về bản chất, dạy học như vậy chính là dạy đạo văn, và việc chấm bài cũng đề cao trình độ đạo văn. Lối dạy này khiến cho các em nhầm tưởng rằng các kiến thức trong sách hay trên mạng đều là vô chủ, hoặc là sở hữu chung, ai cũng có thể sử dụng mà không cần phải quan tâm đến tác giả của chúng. ð Với lối học thuộc lòng sẽ làm cho học sinh khó mà sáng tạo đươc. Bởi vậy sự sáng tạo của học sinh, sinh viên VN ko bằng với sinh viên nước ngoài. Học sinh ở Việt Nam từ hồi còn bé tí đã hình thành một ý thức về sự ganh đua, về "cái tôi" cực kỳ to lớn trong môi trường lớp học. Ý thức này phát triển từ cấp 1, ăn sâu lên cấp 2, và bùng phát dữ dội ở cấp 3.Đa số các em học sinh,ngay bản thân tôi trước đây cũng thế,dĩ nhiên là ý thức được quay bài là xấu, là gian lận, là giải pháp không tốt nhưng không quay bài thì sẽ như thế nào? Lúc đó chỉ có một suy nghĩ là sẽ phải chết nhăn răng nếu nhận điểm kém vì sức ép từ phía gia đình, sợ bị bạn bè che dốt, vì quá nhiều áp lực bài vở và căn bản nhất là trong đầu không đủ kiến thức để làm bài. Giữa cái xấu và cái chết thì đương nhiên trong con người ta sẽ bùng nổ một cuộc chiến nội tâm dữ dội: người ta thà sống vinh còn hơn chết nhục hay là chết vinh còn hơn sống nhục đây? Một người bình thường hẳn sẽ phải từ chối cái chết vì thiếu hiểu biết, cho nên suy qua tính lại trong một nghìn lẻ một kế thì quay bài chính là thượng sách,là lối thoát tuyệt hảo, là nấc thang lên thiên đường và cũng là bước nhanh nhất xuống địa ngục cho những đứa nào non tay bị thầy cô phát hiện. Khi học sinh – sinh viên trả bài hoặc làm bài thi mà không viết đúng ý thầy hoặc nguyên văn lời thầy giảng, thì bài thi xem như không đạt. Điều này cũng cho thấy nhiều Giáo viên vẫn còn cho cho rằng mình luôn luôn đúng,suy nghĩ còn chưa thoáng, còn quá cứng nhắc, quá bảo thủ. Thực trạng hiện nay nhiều bạn sinh viên khi mới bước chân vào giảng đường Đại học vẫn quen với phương pháp học tập ở cấp phổ thông ( nôm na gọi là phương pháp đọc chép ) ,thầy cô thao thao bất tuyệt trên bục giảng và đọc kiến thức cho học sinh cặm cụi ghi chép nên họ vẫn thích lối giảng dạy đọc, chép hơn là thảo luận, tranh cãi về một vấn đề nào đó được giảng viên đưa ra. Về mặt đạo đức Đạo văn chính là sự ăn cắp, nhưng là thứ ăn cắp tồi tệ hơn ăn cắp thông thường. Bởi ăn cắp thông thường chỉ là chiếm đoạt một cách vụng trộm tài sản của người khác. Còn đạo văn là ăn cắp cộng với đạo đức giả. Những người đạo văn nói chung đều là trí thức, ít nhất là trong con mắt xã hội. Lý do của việc đạo văn chắc chắn là lòng tham, nhưng sâu xa mà nói, đạo văn phản ánh sự tự ti. Vì không dám tin là mình có thể làm một điều gì đó có giá trị, không dám dấn than, trong khi lại muốn nổi tiếng, muốn thăng quan tiến chức. Vậy là làm liều. Lý do khác Không biết thế nào là đạo văn : một thực trạng đáng buồn ngày nay là đa số các bạn sinh viên không biết như thế nào là khái niệm đạo văn.Một số bạn không biết hành động của mình là đạo văn của người khác. Và có nhiều bạn vẫn nghĩ đó là bình thường. Điều đó dường như trở thành thói quen đối với mỗi sinh viên. Trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo kém : Như đã nói, phương pháp giáo dục của nước ta hiện nay vẫn không khác mấy về bản chất. Phổ biến trong các trường học của chúng ta, ở mọi cấp, vẫn là lối dạy và học mang tính giáo điều và áp đặt. Điều các thầy cô giáo truyền đạt cho học sinh những kiến thức và thông tin cụ thể rồi đòi hỏi học sinh phải ghi nhớ. Ở các kỳ thi thường có xu hướng buộc sinh viên chép lại và áp dụng những gì mà thầy cô đã dạy. Ai thuộc lòng và chép lại chính xác bài giảng của thầy sẽ được điểm cao và ngược lại những bài viết không hoàn toàn giống với bài giảng của thầy sẽ được điểm thấp hơn . Rõ ràng, về bản chất, lối dạy như vậy chính là dạy đạo văn, và việc chấm bài của các thầy cô cũng đề cao trình độ đạo văn, những bài đạo văn hoàn hảo sẽ được điểm cao nhất. Chính lối dạy này khiến cho học sinh, sinh viên không có cơ hội thể hiện suy nghĩ của bản thân ,đã không giúp mà còn hạn chế trí tưởng tượng, sáng tạo của họ thêm vào đó còn khiến họ nhầm tưởng rằng các kiến thức trong sách hay trên mạng đều là vô chủ, hoặc là sở hữu chung, và vì thế ai cũng có thể sử dụng mà không cần phải quan tâm đến tác giả của chúng.  Không có khả năng đánh giá nguồn tài liệu từ Internet : nguồn tài liệu trên Internet là vô tận,nhưng đa số các bạn sinh viên đã lạm dụng quá mức nguồn tài nguyên trên. Đa số các sinh viên đều nghĩ là các bài trên mạng là đúng, nên nhiều bạn đã tin hoàn toàn vào chúng mà không có một sự kiểm chứng lại. Điều đó rất nguy hiểm vì chưa chắc các nguồn tài tiệu trên internet là đã chính xác và những kiến thức sai lệch sẽ đi vào trong suy nghĩ sinh viên. đã là thứ tài liệu có sẵn mà xài miễn phí chất lượng cao thì cần chi phải dầu tư tự nghiên cứu và dần trở thành thành thói quen xấu trong ý thức của sinh viên. Lẫn lộn giữa đạo văn và diễn giải : Xuất phát từ nguyên nhân kém hiểu biết về như thế nào là đạo văn nên các bạn sinh viên đã hiểu sai và không phân biệt đúng như thế nào là đạo văn và diễn giải.Bên cạnh đó, khi gặp phải những thuật ngữ hoặc khái niệm chuyên ngành quá khó, sinh viên không đủ khả năng để tự diễn giải và vô tình đạo văn. Lười biếng,dễ giải trong quan điểm học tập: “ Làm cho có ,cho qua” đó là suy nghĩ của không ít bạn sinh viên,các bạn không hiểu rõ được việc học hay vấn đề mình đang nghiên cứu này đang phục vụ cho mình mà chỉ nghĩ đó chỉ là những việc làm vô bổ,mất thời gian nên không càn quan tâm đầu tư nhiều. Áp lực học tập,điểm số,cạnh tranh :Trong nền giáo dục hiện nay của nước ta áp lực thành tích đã trở thành vấn đề khá là nổi cượm,sinh viên đã chạy theo căn bệnh đó nên nghĩ rằng mình không “đạo văn” thì người khác cũng đạo văn nếu mình không là vậy thì sẽ thua thiệt về thành tích. Ghi chú không cẩn thận: Trong quá trình ghi chú, sự ghi chép không rõ ràng dẫn đến khi làm tiểu luận nghiên cứu, họ sẽ không phân biệt được đâu là trích dẫn, đâu là diễn giải, ghi chú do chúng bị ghi chép lẫn lộn với nhau. Ngoài ra, ghi chép không đầy đủ sẽ khiến họ không thể xác định nguồn trích dẫn để đảm bảo mình không ăn cắp ý tưởng. Lý do tài chính : Một số bạn vì muốn đoạt giải thưởng để kiếm tiên mà đã sử dụng công trình nghiên cứu của người khác để đi dự thi mà không nghĩ đến hậu quả. MỤC ĐÍCH ĐẠO VĂN Người ta đạo văn vì nhiều mục đích khác nhau, có người vì mục đích học tập nhưng nghèo ý tưởng, lười biếng, không chịu khó suy nghĩ mà dưới sức ép của thầy cô, bạn bè nên buộc phải đạo văn. Cũng có người vì trình độ yếu kém mà lại muốn thăng tiến trong công việc nên đạo văn để được chứng nhận bằng cấp học hàm học vị. Chúng ta không loại trừ những người ăn cắp công sức mồ hôi của người khác chỉ vì mục đích tiền bạc và thời gian. Lại có kẻ “vô đức vô tài” mà muốn nổi danh nên đạo văn để được công chúng biết đến nhưng thực tế không ai ngồi không mà ăn bát vàng cả, những kẻ như vậy không sớm thì muộn cũng bị phát giác hoặc đánh bậc lại phía sau của sự tiến bộ xã hội mà thôi. Chúng ta cũng không thể loại trừ trường hợp có người muốn làm cho tác phẩm của mình phong phú, hấp dẫn, đầy đủ mà lại quên nguồn trích dẫn, hoặc chưa rõ về hình thức của nguồn trích dẫn cũng như là tài liệu tham khảo. Dưới đây tôi xin tổng kết một số mục đích như sau: Tiết kiệm thời gian,tiền bạn : quá bận rộn không đủ thời gian cũng như tiền bạc để đầu tư tìm hiểu và nghiên cứu. Cạnh tranh, làm tác phẩm thêm hấp dẫn, kết quả tốt : sử dụng câu văn hay ý tưởng của những bài văn,tiểu luận hay của những tác giả tên tuổi sẽ giúp cho nội dung bài làm của mình sẽ hay hơn ,hấp dẫn hơn và như thế sẽ tăng sức cạnh tranh lên. Để chứng tỏ mình có năng lực, có hiểu biết rộng : như đã đề cập ở phần trên do áp lực học hành thi cử những sinh viên yếu kém đã chọn cách “đạo văn” để giúp cho mình có kết quả tốt trong tập,nghiê cứu. Mục đích kinh tế : với khả năng của mình thì không thể thực hiện được các ý tưởng sáng kiến hay nên ăn cắp ý tưởng,nội dung trong những tác phẩm nổi tiếng hay làm của mình phục vụ cho mục đích thương mại kinh doanh cá nhân. ð Vì bất kỳ lý do gì thì đạo văn vẫn là gian lận trong học tập. Đạo văn không chỉ là gian lận với nhà trường mà quan trọng hơn là lừa gạt cả những bạn bè của mình. Ngoài ra còn những lý do khác như lừa gạt người khác, tạo sự bất công, có thể bị phát giác và có hành động trừng phạt. Nhưng quan trọng nhất, đạo văn là lừa gạt và hạ thấp chính bản thân mình. Khảo sát mục đích đạo văn trong sinh viên Kinh tế Qua biểu đồ trên ta có thấy được rằng : do áp lực cạnh tranh hơn thua điểm số lãn nhau nên việc các bạn sinh viên ĐH Kinh tế Tp HCM lấy tài liệu,ý tưởng của người với mục đích để cho bài nghiên cứu của mình tốt hơn chiếm tỷ trọng cao nhất.Ngoài ra,vì thời gian làm nghiên cứu ngắn cũng là một nguyên nhân nhỏ dẫn đến việc các bạn không thể đầu tư kỹ lượng vào bài nghiêm cức được vì như thế sẽ tốn gian rất nhiều thời gian tiền bạc vì vậy chỉ tiêu tiết kiệm thời gian,tiền bạc cũng chiếm tỷ trọng tương đối lớn. THỰC TRẠNG ĐẠO VĂN TRONG SINH VIÊN KINH TẾ Là một sinh viên kinh tế nên tôi cũng rõ phần nào tình hình đạo văn trong sinh viên kinh tế. Một điều dễ thấy nhất là qua các bài thuyết trình, các bài tiểu luận môn học, tình trạng “copy-paste” vẫn diễn ra đầy rẫy. Cứ mỗi lần, thầy cô cho đề tài về nghiên cứu thì google là một công cụ tìm kiếm hiệu quả nhất đối với sinh viên, sau khi tìm kiếm những bài đúng chủ đề cần rồi, chỉ cần copy-paste vào bài tiểu luận và chỉnh sửa phông chữ thế là xong. Việc đó dường như trở thành một chuyện bình thường đối với các sinh viên nói chung và sinh viên kinh tế nói riêng. Và ngày nay với trình độ công nghệ thông tin ngày càng tiên tiến thì việc đạo văn càng dễ xảy ra hơn. Việc đạo văn của sinh viên cũng có nhiều dạng hình thức khác nhau như: Sao chép từ một nguồn duy nhất : Ngày nay các bạn sinh viên có thể lấy tài liệu từ các nguồn như: Internet là chiếm chủ yếu, rồi tới sách, báo, hoặc các bài luận trong ngân hàng bài luận từ các tiệm photo hoặc trên trang tailieu.vn,… chỉ cần vài ngàn đồng là đã có một bài hoàn chỉnh rồi. Chỉ cần một bài duy nhất nhiều bạn chỉ cần chỉnh sửa phong chữ lại tí xíu là có bài nộp cho thầy cô rồi, rất nhanh chóng và tiện lợi đúng không. Nhưng khi làm như vậy có bạn nào nghĩ mục đich mình làm những bài tiểu luận, những bài thuyết trình mà thầy cô giao để làm gì không? Hay chỉ vì điểm số? Như vậy, thì chúng ta đâu cần ngồi trong giảng đường để học làm gì. Cái việc đơn giản chỉ là copy- paste thôi thì đâu cần phải trình độ đại học đâu. Vâng đó là một vấn đề lớncần phải giải quyết. Sao chép từ nhiều nguồn khác nhau : Chẳng hạn như đề làm một bài tiểu luận nhiều bạn sinh viên sau khi đã tìm được nhiều nguồn tài liệu, đã copy những đoạn nào cảm thấy hay và phù hợp từ các nguồn để làm thành bài của mình mà không có trích dẫn nguồn. Và trường hợp này đa số các bạn sinh viên sử dụng nhất. Diễn giải theo cách khác : Hay đơn giản các bạn dựa trên ý tưởng của người khác để tự diễn giải theo lời văn của mình. Đó cũng là một hình thức của đạo văn, bởi vì bạn đang cố biến ý tưởng của người khác thành ý tưởng của bạn. Và điều đó không chỉ có ở sinh viên mà còn có ở những giảng viên đại học. Hay có những lúc thầy cô ra bài tập lấy điểm thì tình trạng chép lẫn nhau mới thật sự nổi dậy. Chỉ cần một vài bạn trong lớp làm xong là coi như cả lớp đều có bài nộp cho cô lấy điểm. Có nhiều bạn họp nhóm và cùng chia các bài tập ra để làm với nhau, sau khi đã làm xong thì cùng trao đổi và chép lẫn nhau. Tình trạng đó dường như vẫn không thay đổi qua nhiều năm. Và chúng ta vẫn thấy tình trạng tập chép trong ngày thi môn sinh hoạt công dân hằng năm. Cứ mỗi lần thi môn sinh hoạt công dân thì các tiệm photo lại rất đắt khách do các sinh viên chen chúc nhau để photo tài liệu vô phòng thi chép. Tôi thiết nghĩ không biết cuộc thi ấy có ý nghĩa gì đối với mỗi sinh viên và giúp ích gì cho xã hội. Đây là hình thức sao chép đáng sợ, có những bạn sinh viên sau khi đã chép mà vẫn không biết mình chép gì. Từ kết quả khảo sát mà nhóm đã khảo sát Từ bản trên ta thấy có 58% số bạn cho là bình thường, tỉ lệ này chiếm khá cao. Dường như việc đạo văn trở thành một thói quen của mọi người phần lớn nên các bạn sinh viên coi đạo văn là bình thường. Nhưng bên cạnh đó cũng có không ít bạn cho là đạo văn là không tốt. Hiện nay, trên báo đài có đăng một số vụ đạo văn của các thầy cô, giáo sư tiến sĩ, nhưng đó mới chỉ là tản băng nổi của vấn đề còn tản băng chiếm đó là việc đạo văn trong sinh viên, trong trường học, trong doanh nghiêp… có rất nhiều. Theo bản khảo sát của nhóm thì có 58% sinh viên thỉnh thoảng mới biết người khác đạo văn, có lẻ một sô bạn vẫn chưa biết thế nào là đạo văn. Nhưng vẫn có 38% sinh viên thường xuyên 75% số sinh viên đã từng đạo văn, một con số tương đối cao nhưng trong thực tế có phải 25% sinh viên còn lại chưa từng đạo văn không? Hay là một số bạn vẫn chưa biết đạo văn là gì? Hay một số bạn đã ý thức được việc đạo văn. Nhưng số sinh viên đạo văn là con số đáng phải lo ngại hiện nay. Có 58% số bạn cho là đạo văn không chỉ ảnh hưởng đến đạo đức mà còn ảnh hưởng đến tư duy của con người. Đa số các bạn cũng ý thức đúng được việc ảnh hưởng của đạo văn trong xã hội ngày nay. HẬU QUẢ ĐẠO VĂN Việc đạo văn có hậu quả hết sức quan trọng đối với xã hội nói chung và đối với sinh viên kinh tế nói riêng. Sinh viên kinh tế là chủ nhân của nền kinh tế đất nước, nhưng đối với việc đạo văn như hiện nay rất dễ khiến cho các bạn thụ động lười suy nghĩ. Với tình trạng cứ tiếp diễn như hiện nay thì đất nước chúng ta sẽ khó mà phát triển hơn những nước khác do chúng ta lười suy nghĩ, lười vận động đầu óc, thiếu tính sáng tạo chỉ biết dựa trên những cái đã có sẵn mà không chịu tìm tòi những cái mới. Việc đạo văn được coi là ăn cắp ý tưởng của người khác, với tình hình thả lỏng như hiện nay đã tạo ra sự thiếu công bằng. Và làm giảm uy tín của khoa học và làm tổn hại đến sự liêm chính và khách quan của nghiên cứu khoa học Trí não con người tuy nhỏ bé nhưng lại rất vĩ đại. Mọi thứ xung quanh chúng ta đều do con người tác động và tạo ra. Bởi vậy nguồn chất xám của chúng ta rất dồi dào, nhất là đối với thế hệ thanh thiếu niên. Nhưng việc sử dụng nguồn chất xám ấy dường như rất ít ỏi, và đó cũng một phần là do nền giáo dục của chúng ta chủ yếu là theo lối học thuộc lòng, chủ yếu là dựa trên những cái có sẵn, nên tính sáng tạo trong sinh viên không cao bằng các nước phát triển. Và đó cũng là nguyên nhân chúng ta nằm trong những nước nghèo nhất thế giới. Sinh viên chúng ta tiếp cận với kiến thức và khoa học một cách thụ động, không có gì sáng tạo và luôn luôn ỷ lại vào các tài liệu đã có sẵn mà không có sự chọn lọc, đúc kết và sáng tạo ra những ý kiến mới của riêng mình. Đối với những tác giả có công trình nghiên cứu thật sự họ sẽ cảm thấy rất bất công vì tâm huyết, công sức, thành quả của mình đã bị đánh cắp. Nếu tình hình này cứ tiếp diễn thì những tác giả chân chính sẽ mất đi niềm tin và mất đi sự nhiệt tình tâm huyết đối với nền khoa học của nước nhà. Đối với những bài bị phát hiện là đạo văn và bị mọi người lên án thì chắc chắn những những người đạo văn sẽ cảm thấy ê chề và mất đi sự uy tín đối với nhiều người. Và tương lai của họ sẽ tiêu tan vì đã mất niềm tin trong mọi người. Nếu chúng ta không tự ý thức về hành động của của mình mà để cho những lợi ích ảo đó lấy đi bao công sức, tâm huyết của người khác trong khi thực chất mình chẳng được gì cả. Nhìn lại mới thấy mình thật tầm thường. Nếu không ngăn chặn tình trạng đạo văn như hiện nay và vẫn để cho nó phát triển thì chắc nền giáo dục của chúng ta sẽ giậm chân tại chỗ và sẽ không bao giờ sánh bằng các nước phát triển. Nó sẽ tạo nên sức ì trong mỗi người mà chỉ biết đạo văn thôi. GIẢI PHÁP Với việc nhận thức đúng về Đạo văn của sinh viên nhà trường là trung bình 2.54 , tức là sinh viên chưa chắc chắn hiểu đạo văn là gì, đặc biệt hơn là “chưa chắc chắn nhưng thiêng về xu hướng sai khi hiểu về đạo văn”. Điều này có tác động không nhỏ đến việc sinh viên đạo văn, nhưng điều quan trọng hơn cả là tìm ra giải pháp để tránh và giải quyết tình trạng đạo văn trong sinh viên. Dựa trên sự mong ước và tính khả thi của sinh viên làm sao để cho sinh viên Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh tránh và không dính vào đạo văn, nhóm chúng tôi đề ra một số giải pháp cho tình trạng đạo văn trong sinh viên nhà trường, đặc biệt là ưu tiên, tập trung vào vấn đề mà sinh viên quan tâm nhất: Đó là dạy cho sinh viên làm thế nào để tránh đạo văn, với sự đánh giá về mức độ quan trọng là 4,3/5. (Với 5 tức là mức cực kỳ quan trọng, cấp thiết). Kiến nghị Xây dựng một hệ thống pháp luật, nhà trường xây dựng hệ thống quy định chặt chẽ, rõ ràng về phòng chống Đạo văn. Thực tế, nước ta có luật Sở hữu trí tuệ, nghị định số 47/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính quyền tác giả có thể áp dụng trong trường hợp này, nhưng nó chưa được rõ ràng, cụ thể. Riêng, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh chưa có một quy định và hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Nên để sinh viên, cũng như các cá nhân có thể phát huy tính sáng tạo, và khả năng mình, đồng thời cũng tạo nên tính ràng buộc, kỷ luật; chúng ta phải có một hệ thống văn bản pháp luật, các quy định về vấn đề này một cách chuẩn hóa và đồng nhất. Thành lập Hội đồng đạo đức khoa học,thẩ, định tác phẩm Theo GS-TS Nguyễn Văn Tuấn: “Nước ta cũng cần thành lập một ủy ban chuyên trách về đạo đức khoa học. Cơ quan này có nhiệm vụ phải giải quyết nhanh chóng các khiếu nại liên quan đến học thuật, xem xét các công trình đã được đăng tải để phát hiện nếu có gian lận. Một yêu cầu là cơ quan này cần hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào ban lãnh đạo các trường đại học, trung tâm nghiên cứu khác”. Cải cách nền giáo dục Thống kế của Bộ giáo dục và đào tạo: Năm học 2010-2011 số lượng sinh viên các trường ĐH, CĐ trong cả nước là 1,459,509. Quả là một con số không nhỏ. Trong đó có đến 30% sinh viên năm cuối phải làm luận văn tốt nghiệp, nghiên cứu khoa học. Đấy là chưa kể đối với tất cả các sinh viên, trung bình mỗi một môn học đều phải làm một bài tiểu luận. Mỗi một bài tiểu luận phải dày vài chục trang. Tuy nhiên, với một phương cách đọc chép ảnh hưởng ăn sâu vào tiềm thức, thì Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh cần phải có có sự cải tiến và hướng tiếp cận mới đối với sinh viên. Dựa trên bảng khảo sát thu được,trong các kiến nghị thì đây là điều được sinh viên quan tâm nhất, điểm trung bình là 3.83/5 và nó được dựa trên 3 phương thức thực hiện chính ở bên dưới. Tổ chức các hội thảo,cuộc thi,buổi thuyết trinh Để phát huy khả năng của sinh viên kinh tế, tinh thần tự lực tự cường, nhà trường cần kết hợp với Đoàn trường, Câu lạc bộ đội/nhóm tổ chức các cuộc hội thảo về vấn đề đạo văn; tổ chức giảng dạy về đạo văn, cách tránh đạo văn có thể lồng ghép trong các môn học hoặc Tuần sinh hoạt công dân. (Với mức điểm trung bình là 4.0/5.0, đây cũng là phần được sinh viên đánh giá điểm cao nhất ở mục này). Giáo viên là người noi gương về đạo văn Noi gương là phương thức được đánh giá cao đến ảnh hưởng tới suy nghĩ người khác, nên các giáo viên nhà trường phải là người đi đầu trong đạo văn. Đồng thời đặt ra ra các các quy định xử lý các học sinh học viên của mình: Ví như: Không trích dẫn nguồn tham khảo, nộp chung nội dung bài: nhận 0 điểm. Đạo văn đề tài tốt nghiệp, các dự án, công trình nghiên cứu khoa học: Không cấm chứng nhận ra trường vĩnh viễn, buộc thôi học. Sử dụng phần mềm chống đạo văn Điều này đồng nghĩa với việc giảng viên áp dụng công nghệ tin học vào giảng dạy. Với một hệ thống thông tin, điện tử phát triển, hiện nay đã có các phần mềm chống đạo văn trên thị trường và trên mạng internet và với khá nhiều trường hợp sinh viên sao chép lại bài luận của các sinh viên khóa trước, tìm trong thư viện điện tử hoặc lấy từ trên Internet xuống. Phần mềm này sẽ so sánh bài viết của sinh viên dưới dạng tập tin tài liệu với các bài luận đã có trên Internet.Nó cũng sử dụng các chức năng tìm kiếm trên Google trong công việc so sánh. Vận dụng điều này, giảng viên ngoài việc yêu cầu nộp bài luận, cần yêu cầu sinh viên nộp thêm file word của bài tiểu luận. Ví dụ: Viper - the Anti-plagiarism Scanner... Góc độ sinh viên Trước mắt điều mà nhiều sinh viên quan tâm, cũng như xã hội quan tâm là làm thế nào để khơi dậy tinh thần nhận thức, tự giác của sinh viên; đồng thời dạy cho sinh viên biết và hiểu cũng như cách tránh đạo văn. Điều này được sinh viên đánh giá rất cao 4.08/5 (trung bình cộng của mục 1 ( 3.85) với mục 2 (4.3)), và cũng là phương thức khoa học nhất để phòng tránh đạo văn. Đánh vô tiềm thức khát vọng của sinh viên Khơi dậy lòng tự hào của những sản phẩm chính mình Sinh viên phải biết tự hào về sản phẩm của mình cũng như những thành tựu do họ đã đạt được.Ta sẽ rất hứng thú và hài lòng khi ta nộp do chính mình làm và số điểm đạt được do sự nổ lực cố gắng của bản thân. Ta có thể hài lòng đôi chút về kết quả (có thể là rất tốt) nhưng điều đó chỉnh phản ảnh ta gian lận giỏi chứ không phải học tập giỏi. Điều đó thể hiện rõ năng lực bạn, sự yếu kém trong kiến thức tư duy, điều này thể hiện rõ khi môi trường thực tế, dẫn đến một sự nghiệp hư hỏng. Phản ánh năng lực thật sự Một sinh viên có thể đạo văn thường xuyên mà không bị phát giác nhưng anh ta đã không học được điều gì từ trường học. Kết quả trên bảng điểm của họ không hề phản ảnh năng lực thực sự, và điều này sẽ thể hiện rõ khi họ làm việc thực tế. Hậu quả cuối cùng có thể là sa thải, kết thúc sự nghiệp. Mong muốn xây dựng môi trường giáo dục công bằng,văn minh Bạn cần phải biết rằng khái niệm đạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiểu luận Đạo văn trong nghiên cứu khoa học của sinh viên.doc