Tiểu luận Điểm mới về tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo Hiến pháp hiện hành so với Hiến pháp 1980

Bài tập học kỳ bộ môn luật Hiến Pháp

MỤC LỤC

TRANG

· ĐẶT VẤN ĐỀ 1

· GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1

I. Tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo Hiến pháp 1980 1

và hiến pháp 1992.

1. Theo Hiến pháp 1980. 1

2. Theo Hiến pháp 1992. 4

II. Những điểm mới về tổ chức và hoạt động của Chính phủ

theo Hiến pháp hiện hành so với Hiến pháp 1980. 7

1. Về cơ cấu tổ chức của chính phủ. 7

2. Về hoạt động của Chính phủ. 9

3. Cần phải đổi mới hơn nữa. 10

a. Về cơ cấu tổ chức. 10

b. Về hoạt động của Chính phủ. 11

· LỜI KẾT 11

· TÀI LIÊU ĐÍNH KÈM 12

· DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

· MỤC LỤC 15

 

 

 

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5155 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Điểm mới về tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo Hiến pháp hiện hành so với Hiến pháp 1980, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ được lập ra để tổ chức thực hiện trên thực tế quyền lực Nhà nước, tiến hành các hoạt động quản lý, điều hành và đứng đầu hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước. Nước ta trải qua bốn bản Hiến pháp, tên gọi, tính chất, cách thức tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, của các Chính phủ có các khác biệt nhất định. Xét với hai bản Hiến pháp mới nhất là Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992: Hội đồng Bộ trưởng(HĐBT) và Chính phủ. Sự thay đổi này phản ánh sự khác biệt trong cơ chế thực hiện quyền lực Nhà nước theo hai giai đoạn phát triển khác nhau. Trong Hiến pháp 1992, Chính phủ gần như là trở lại với những đặc điểm của Hội đồng Chính phủ theo Hiến pháp 1959, nhưng có nhiều điểm mới hơn, tạo điều kiện cho sự thi hành dễ dàng quyền lực Nhà nước trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Giải quyết bài tập: “Điểm mới về tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo Hiến pháp hiện hành so với Hiến pháp 1980” phần nào làm rõ vấn đề này. Giải quyết vấn đề I. Tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo Hiến pháp 1980 và hiến pháp 1992. Theo Hiến pháp 1980. Hiến pháp 1980 của nước CHXHCN Việt Nam gần giống với với Hiến pháp 1977 của Liên bang CHXHCN Xô Viết. Bộ máy Nhà nước lúc này được thiết kế theo đúng mô hình bộ máy Nhà nước kiểu XHCN thịnh hành ở các nước XHCN(Liên Xô, các nước Đông Âu hay Trung Quốc). Nguyên tắc tập quyền XHCN được vận dụng một cách triệt để: “chế độ dân uỷ” ở nước ta đã theo đúng mô hình chế độ Xô viết. Hội đồng Chính phủ theo Hiến pháp 1959 được đổi thành HĐBT. Do Quốc hội thành lập bằng cách bầu Chủ tịch, các cơ quan thành viên và chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Do đó, HĐBT là cơ quan trước đây có nhiều độc lập đã phụ thuộc hoàn toàn vào cơ quan quyền lực. Về tính chất, theo điều 104 Hiến pháp 1980 thì HĐBT được tổ chức theo tinh thần là cơ quan chấp hành – hành chính cao nhất của Quốc hội, chức năng nhiệm vụ là thực hiện những hoạt động chấp hành – hành chính được Quốc hội giao. Về cơ cấu tổ chức, HĐBT bao gồm có Chủ tịch HĐBT, các Bộ trưởng và Chủ nhiệm các Uỷ ban Nhà nước. Chủ tịch, các phó Chủ tịch và các thành viên khác của HĐBT đều do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm. Trong thời gian Quốc hội không họp, Hội đồng Nhà nước cử và bãi, miễn các phó Chủ tịch HĐBT, các Bộ trưởng và các Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước.Tại kì họp thứ nhất Quốc hội khoá VII đã thành lập ra 28 bộ và 8 Uỷ ban Nhà nước. Đây chính là thời kì tổ chức bộ máy Nhà nước theo hướng chia nhỏ các bộ ngành cho phù hợp chủ trương hoạt động chuyên sâu của các cơ quan quản lý. Nhưng với các địa phương lại theo hướng sáp nhập các đơn vị hành chính để củng cố với quy mô lớn hơn (nhập tỉnh). Ngoài ra, tổ chức của chính chủ còn có cơ quan thường trực của HĐBT là Thường vụ HĐBT. Thường vụ HĐBT gồm có Chủ tịch HĐBT, các phó Chủ tịch HĐBT trong đó có một phó Chủ tịch được phân công làm phó Chủ tịch thường trực và một Bộ trưởng là Tổng thư kí của HĐBT. Đây cũng chính là một hình thức hoạt động của HĐBT. Về phương thức hoạt động, HĐBT lúc này hoàn toàn theo cách làm việc tập thể, quyết định theo đa số, hạn chế hoạt động có tính chất điều hành của người đứng đầu. Đây là phương thức hoạt động đề cao nguyên tắc tập thể của Chính phủ các nước XHCN lúc bấy giờ. Về hoạt động, HĐBT thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước; tăng cường hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; đảm bảo việc tôn trọng và chấp hành pháp luật; phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân; bảo đảm xây dựng CNXH; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân. HĐBT quyết định tập thể các vấn đề thuộc quyền của mình, đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân của mỗi thành viên HĐBT về phần công tác được giao và phần tham gia vào công việc chung của HĐBT (điều 109, điều 112). Thường trực của HĐBT có nhiệm vụ và quyền hạn thực hiện các nghị quyết, nghị định, quyết định, của HĐBT; giữa hai kì họp HĐBT, quyết định những vấn đề thuộc quyền hạn của HĐBT và phải báo cáo với HĐBT. Chủ tịch HĐBT đứng đầu HĐBT, lãnh đạo quản lý và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của HĐBT. Tuy nhiên, trong cơ chế đề cao hoạt động của tập thể, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch HĐBT chủ yếu xoay quanh việc đôn dốc thành viên, các bộ và các Uỷ ban Nhà nước nên hầu như không có sự quyết định cá nhân như trước đây và sau này. Các phó Chủ tịch HĐBT giúp việc cho Chủ tịch, được Chủ tịch phân công điều hoà, phối hợp và kiểm tra, đôn đốc công tác một số ngành hoặc lĩnh vực. Do đó, hình thành cơ chế phó Chủ tịch phụ trách khối và đôi khi chức danh này quyết định thay cả Chủ tịch về lĩnh vực đó (điều 110). Chế định phó Chủ tịch thường trực được luật tổ chức HĐBT quy định chính thức. Khi Chủ tịch HĐBT vắng mặt phó Chủ tịch thường là người toàn quyền Chủ tịch HĐBT. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước thực hiện chức năng quản lý ngành hoặc lĩnh vực công tác của mình trong cả nước. HĐBT chịu trách nhiệm và báo cáo trước Quốc hội. Trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng Nhà nước. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước chịu trách nhiệm trước Quốc hội , Hội đồng Nhà nước và HĐBT về việc quản lý Nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực được phân công và cùng với các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của HĐBT trước Quốc hội và Hội đồng Nhà nước. Đánh giá về mô hình tổ chức, hoạt động, hình thức hoạt động của HĐBT thời kì này cho thấy: Do tập trung quá nhiều quyền lực cho Quốc hội và Hội đồng Nhà nước(với mục đích đảm bảo quyền lực nhân dân) trong khi phương thức phân công phối hợp quyền lực chưa hợp lý đã dẫn đến việc hạ thấp vai trò của HĐBT. Mặt khác, thiếu sự phân công, phối hợp rành mạch giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp dẫn đến tình trạng hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động của bộ máy Nhà nước không được đảm bảo. Vấn đề này đã được nghiên cứu và sửa đổi ở Hiến pháp 1992. Theo Hiến pháp 1992. Hiến pháp 1992 xây dựng lại bộ máy Nhà nước trên tinh thần đổi mới. Nguyên tắc tập quyền XHCN được nhận thức lại và vận dụng hợp lý hơn. Đó là: một mặt, tiếp tục khẳng định quyền lực Nhà nước là thống nhất(thống nhất vào Quốc hội), không phân chia các quyền; mặt khác, cần thiết phải có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp để tránh tình trạng làm hạn chế vai trò và hiệu quả của các cơ quan thực hiện quyền lực Nhà nước . Trên cơ sở đó, bộ máy Nhà nước được xây dựng lại theo hướng vừa đảm bảo thống nhất quyền lực, vừa phân công rành mạch. Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, thống nhất các quyền. Các cơ quan khác lập ra phải chịu sự giám sát của Quốc hội. Đây là các đảm bảo mặt thống nhất quyền lực. Sự phân công, phối hợp thể hiện ở chỗ quy định phạm vi chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan một cách rõ ràng. Hiến pháp 1992, Chính phủ được xác định lại giống Hiến pháp 1959, là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chính cao nhất. Việc trở lại quy định khẳng định sự quán triệt nguyên tắc tập quyền XHCN và trong chừng mực nhất định đã vận dụng hạt nhân hợp lý của thuyết phân quyền, thừa nhận tính độc lập tương đối của lĩnh vực hành chính Nhà nước. Về tính chất, Chính phủ mang hai tính chất: tính chấp hành của Chính phủ đối với cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất và tính chất cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất. Tính chất chấp hành trước Quốc hội thể hiện ở chỗ Chính phủ phải thực hiện các luật, nghị quyết của Quốc hội mà không có quyền phủ quyết như Chính phủ một số nước. Về cơ cấu tổ chức, theo Hiến pháp 1992 và luật tổ chức Chính phủ năm 2001 thì cơ cấu tổ chức Chính phủ bao gồm các bộ và các cơ quan ngang bộ, Quốc hội quyết định thành lập và bãi bỏ các bộ và cơ quan ngang bộ theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ. Số lượng các bộ, cơ quan ngang bộ từ khi Hiến pháp 1992 có hiệu lực (15/4/1992) đến nay thay đổi theo thời kì. VD: Theo nghị quyết của kỳ họp thứ 1 Quốc hội khoá IX thì có 20 bộ và 7 cơ quan ngang bộ; Theo nghị quyết số 02/2002/QH11 thì có 20 bộ và 6 cơ quan ngang bộ (có sự thay đổi một số bộ và cơ quang ngang bộ); và mới nhất nghị quyết tại kỳ họp thứ 1, Quốc hội XII gồm có 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ. Mỗi bộ và cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lý đối với ngành và lĩnh vực nhất định. Theo nghị định số 86/2002/NĐ - CP ngày 05/11/2002 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của bộ bao gồm và cơ quan ngang bộ, quy định cơ cấu gồm: Vụ, thanh tra, văn phòng bộ; Cục, tổng cục(không nhất thiết các bộ đều thành lập); các tổ chức sự nghiệp. Số lượng cấp phó của của người đứng đầu vụ, thanh tra bộ, văn phòng bộ; cục, tổng cục và tổ chức sự nghiệp thuộc bộ không quá 3 người. Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước (điều 109) . Thành viên Chính phủ bao gồm có Thủ tướng, phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ. Số lượng phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ do Quốc hội quyết định. Thành viên của Chính phủ không được đồng thời là thành viên của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Ngoài Thủ tướng, các thành viên khác của Chính phủ không nhất thiết là đại biểu Quốc hội (điều 110). Thủ tướng do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước. Thủ tướng trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm , miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức và từ chối đối với phó Thủ tướng, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Về hoạt động, Chính phủ thực hiện chức năng, quyền hạn của mình thông qua các quyền hạn được Hiến pháp và luật định. Trong Hiến pháp 1992, những nhiệm vụ, quyền hạn lớn nhất, chung nhất của Chính phủ được quy định tại điều 112 với 11 điểm, đó là các quyền trong các lĩnh vực hoạt động như: hoạt động quản lý Nhà nước, hoạt động quản lý của Chính phủ, đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động quản lý Nhà nước. Cụ thể: lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp, xây dựng và kiện toàn hệ thống bộ máy hành chính Nhà nước từ trung ương đến cơ sở...; bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật...; trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án trước Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội; thống nhất quản lý việc xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân...; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân...;củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân...; thống nhất quản lý công tác đối ngoại của Nhà nước...; thực hiện chính sách xã hội, chính sách dân tộc,chính sách tôn giáo...; quyết định việc điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh... (điều 112) Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ. Thủ tướng lãnh đạo, quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Chính phủ. Phó Thủ tướng là chức danh lập ra để giúp Thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng, một phó Thủ tướng sẽ được Thủ tướng uỷ nhiệm khi Thủ tướng vắng mặt; các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ bao gồm Bộ trưởng đứng đầu một bộ, Chủ nhiệm một Uỷ ban Nhà nước, Bộ trưởng đặc trách một công tác của Chính phủ; nhưng phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng và cả Quốc hội về nhiệm vụ được giao(điều 110, 116, 117). Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên của Chính phủ hiện tại gồm một số người đứng đầu những lĩnh vực quan trọng như: Tổng thanh tra Chính phủ; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Bộ trưởng – Chủ nhiệm Uỷ ban dân tộc; Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lý Nhà nước về ngành hoặc lĩnh vực công tác trong cả nước được sử dụng một số quyền hạn quy định cho các thành viên của Chính phủ theo quy định cụ thể của Chính phủ. II. Những điểm mới về tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo Hiến pháp hiện hành so với Hiến pháp 1980. Về cơ cấu tổ chức của chính phủ. Việc đổi tên gọi cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước ta là Chính phủ và người đứng đầu của nó là Thủ tướng khẳng định một sự tăng cường mạnh mẽ vị trí, vai trò của người đứng đầu Chính phủ. Nếu như ở Hiến pháp 1980, Chính phủ gọi là HĐBT và người đứng đầu gọi là Chủ tịch HĐBT, thể hiện cách tổ chức và hoạt động gần giống các Chính phủ tập thể, thì nay các cơ chế Chính phủ – Thủ tướng, người đứng đầu Chính phủ có nhiều quyền hành hơn. Trong khi đó, vai trò của tập thể Chính phủ vẫn tiếp tục chiếm vị trị quan trọng chứ không bị đưa xuống vị trí thứ yếu hoặc chỉ là cơ quan tư vấn cho Thủ tướng đối với Chính phủ của đa số các nước tư bản hiện đại. Đây là sự hợp lý của chế định Thủ tướng nước ta. Hiến pháp 1992 không có quy định về thường trực của Chính phủ như Hiến pháp 1980 (thường trực HĐBT), càng nâng cao thêm quyền hạn, nhiệm vụ cho Thủ tướng, Chính phủ. Ngoài ra, Hiến pháp hiện hành cũng không có quy định về số lượng bộ và cơ quan ngang bộ, nhưng xét về mặt lý luận cũng như thực tiễn, chúng ta vừa có xu hướng giảm số lượng tổ chức của Chính phủ, vừa tăng sự phân công quyền lực giữa các cơ quan quyền lực với nhau. Cụ thể: Tại kì họp thứ nhất Quốc hội khoá VII đã thành lập ra 28 bộ và 8 Uỷ ban Nhà nước và đến bây giờ chỉ còn lại 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ. Trong đó các bộ mà lĩnh vực hoạt động gần như cùng tính chất đã sáp nhập. VD: sáp nhập bộ Văn hoá - Thông tin và bộ Bưu chính, viễn thông thành bộ Thông tin và Truyền thông; bộ Thuỷ sản cho vào một vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn... Chính phủ bao gồm Thủ tướng, các phó Thủ tướng, các Bộ trưởng, các Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Ngoài Thủ tướng , các thành viên khác của Chính phủ không nhất thiết là đại biểu Quốc hội. Đây là điểm mới so với quy định các thành viên Chính phủ phải là đại biểu trong các Hiến pháp trước đó(Hiến pháp 1946, 1959), hoặc Chủ tịch HĐBT là đại biểu Quốc hội , các thành viên khác chủ yếu chọn trong số đại biểu Quốc hội (Hiến pháp 1980). Sỡ dĩ cần phải chọn các thành viên Chính phủ là đại biểu Quốc hội để đảm bảo tính chấp hành và chịu sự giám sát của cơ quan chấp hành – hành chính trước cơ quan quyền lực Nhà nước. Sau này do đòi hỏi thực tiễn quản lý năng động, điều động cán bộ và cái chính là có cơ chế giám sát, trách nhiệm chặt chẽ hơn nên yêu cầu thành viên của Chính phủ là đại biểu Quốc hội giảm đi. Thủ tướng do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức và cho từ chức. Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, chấp thuận việc từ chức của các thành viên khác trong Chính phủ. Trước đây, giữa hai kỳ họp Quốc hội, thẩm quyền phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức đối với các thành viên khác của Chính phủ được hiên pháp giao cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội (lúc bấy giờ là Hội đồng Nhà nước). Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp bãi bỏ thẩm quyền của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, dành cho Quốc hội thực hiện. Trong trường hợp thật cần thiết, Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định tạm đình chỉ công tác của các thành viên đó. Cơ cấu HĐBT tổ chức theo luật tổ chức HĐBT ngày 4/7/1981 có chức danh phó Thủ tướng thường trực. Hiến pháp mới không có quy định thành lập chức danh này, nhằm tăng cường vai trò và trách nhiệm của Thủ tướng. Thực tế cho thấy, nếu cùng lúc có cả Thủ tướng và phó Thủ tướng thường trực thì chức trách của họ sẽ khó phân định và thường là Thủ tướng không hoạt động thực sự. Vậy nên các phó Thủ tướng giúp Thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng, khi Thủ tướng vắng mặt thì một phó Thủ tướng sẽ được Thủ tướng uỷ nhiệm thay mặt lãnh đạo công tác Chính phủ (trường hợp khuyết Thủ tướng thì chưa thấy nói tới). Về cơ chế trách nhiệm, theo Hiến pháp 1980, HĐBT chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng Nhà nước(điều 104). Còn đối với Hiến pháp 1992, Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước(điều 109, 110). Cơ chế trách nhiệm mới này cho thấy vai trò của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội lập ra với tính chất là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước ta chỉ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, quy định Chính phủ, Thủ tướng báo cáo trước công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước là để đảm bảo sự giám sát của các cơ quan này – với tính cách là những cơ cấu thực hiện quyền lực của Quốc hội đối với bộ máy hành chính Nhà nước. Điều 117 Hiến pháp 1992 quy định rõ Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội về lĩnh vực mình phụ trách. Như vậy, Hiến pháp mới đề cao trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng, phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác trước Quốc hội... song chú trọng về trách nhiệm cá nhân của từng chức danh chứ không phải trách nhiệm tập thể chung chung như trước đây. Về hoạt động của Chính phủ. Về phương thức hoạt động, Chính phủ có ba hình thức hoạt động. Hiệu quả của Chính phủ được đảm bảo bằng hoạt động của tập thể Chính phủ (thông qua phiên họp), của Thủ tướng Chính phủ và của từng thành viên Chính phủ (điều 115).Nếu như Hiến pháp 1980 chỉ coi trọng hoạt động của tập thể mà xem nhẹ hoạt động của từng cá nhân trong Chính phủ thì Hiến pháp hiện hành đổi mới hơn, đề cao hoạt động của từng các nhân, coi đó hình thức đó cũng đảm bảo hiệu quả trong hoạt động của Chính phủ. Phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ về cơ bản giống như trước, nhưng có một số điều chỉnh quan trọng thể hiện sự tăng cường vị trí, vai trò của Chính phủ theo hướng là cơ quan hành chính cao nhất, có tính độc lập nhất định trong lĩnh vực này. Đó là những nhiệm vụ thống nhất quản lý các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội; tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật, tổ chức nền hành chính Nhà nước và phát huy quyền tham gia quản lý Nhà nước của nhân dân. Điều nổi bật là có sự phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ với tính cách là tập thể của Chính phủ với trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng và các thành viên khác. Nếu như Hiến pháp 1980, hầu hết nhiệm vụ, quyền hạn đều được quy định cho HĐBT, Chủ tịch HĐBT chỉ là “lãnh đạo công tác của HĐBT, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành những quyết định của Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, HĐBT và thay mặt HĐBT chỉ đạo công tác đối với các bộ, cơ quan khác của HĐBT và Uỷ ban các cấp” thì nay Hiến pháp 1992 phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Điều 112 quy định về quyền hạn của Chính phủ gồm 11 điểm, điều 114 quy định về quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ gồm có 6 điểm. Sự phân định này được cụ thể hoá thêm trong luật tổ chức Chính phủ, đặc biệt giữa Chính phủ và các thành viên. Mặc dù đề cao chức trách cá nhân nhưng Hiến pháp vẫn coi trọng hình thức làm việc tập thể. “Những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền Chính phủ phải được thảo luận tập thể và quyết định theo đa số” (điều 115). Cần phải đổi mới hơn nữa. Về cơ cấu tổ chức. Hiện tại trong Chính phủ ngoài cơ quan thành viên Chính phủ, cơ quan của Chính phủ còn có cơ quan thuộc Chính phủ cũng có chức năng quản lý Nhà nước đối với các ngành và lĩnh vực công tác nhưng không phải là cơ quan thành viên Chính phủ nên không được tham gia một cách quyết định vào hoạt động chung của Chính phủ. Cần thiết phải đưa vào cơ cấu tổ chức của Chính phủ tất cả các cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực công tác. Điều này ảnh hưởng đến tính bao quát trong hoạt động của Chính phủ. Có thể ghép thành các cơ quan đa ngành để giám bớt số lượng bộ, đồng thời loại những cơ quan không phải cơ quan Nhà nước ra khỏi cơ cấu Chính phủ. Nên giảm bớt số lượng phó Thủ tướng. Đặc biệt xem xét kĩ về phó Thủ tướng thường trực có vẻ không đúng theo tinh thần Hiến pháp.Ngoài ra cần có sự đề cao hơn nữa vị trí của Thủ tướng, phân công thẩm quyền tỉ mỉ hơn với các phó Thủ tướng và phải đặt ra trường hợp làm gì khi chúng ta khuyết Thủ tướng. Phải xác định rõ trách nhiệm là của cả Chính phủ, chỉ xảy ra khi Chính phủ bị Quốc hội bất tín nhiệm, dẫn đến phê bình, giải tán. Cần thiết phải quy định rõ hơn khi nào ai có quyền nêu vấn đề bất tín nhiệm việc giải tán Chính phủ. Đối với trách nhiệm Thủ tướng, phó Thủ tướng , Thủ trưởng cơ quan ngang bộ cần quy định rõ hơn cơ sở và thủ tục bãi , miễn nhiệm; đối với Thủ tướng Chính phủ cần làm rõ về trình tự, thủ tục tạm quyền và bầu người thay thế. Về hoạt động của Chính phủ. Cần phải trao thêm quyền hạn, nhiệm vụ cho Chính phủ chứ Chính phủ không đơn thuần chỉ là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Cần tăng cường hơn nữa thẩm quyền của Chính phủ trong các vấn đề đối nội cũng như đối ngoại. Cụ thể ở các chương trình, dự án quốc gia ; trong đàm phán, kí kết các điều ước quốc tế với Chính phủ các nước hay trong lãnh đạo nền hành chính, tổ chức bộ máy, tiền lương, chế đọ làm việc... Lời kết Như vậy, nghiên cứu những quy định của Chính phủ trong quá trình phát triển của lịch sử lập hiến Việt Nam có ý nghĩa quan trọng, nhằm rút ra kinh nghiệm cho tổ chức bộ máy Nhà nước. So với Hiến pháp 1980, tổ chức và hoạt động của Hiến pháp theo Hiến pháp 1992 đã có những điểm mới làm cho hiệu quả hoật động của Chính phủ ngày càng tăng. Tuy nhiên, không vì thế mà giờ đây, Chính phủ đã hoàn thiện về mọi mặt. Theo thời gian, chúng ta phải có những đổi mới hơn nữa, vừa phải phù hợp với lý luận khoa học, vừa phải phù hợp đòi hỏi của thực tiễn, không chỉ đối với Chính phủ mà còn đối với các cơ quan Nhà nước khác. Thế mới có thể thống nhất, phân công và phối hợp quyền lực Nhà nước một cách hợp lý, lãnh đạo thành công đất nước tiến đến bến bờ thắng lợi. Tài liệu đính kèm - CHính phủ đương nhiệm Thành phần Chớnh phủ hiện nay: Nhiệm kỳ 2007 - 2011 Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng được Quốc hội khúa XII (2007-2011) phờ chuẩn ngày 31 thỏng 7 năm 2007. Danh sỏch Chớnh phủ do Thủ tướng đệ trỡnh được Quốc hội phờ chuẩn ngày 2 thỏng 8. Thứ tự Chức vụ Họ tờn Thứ tự Chức vụ Họ tờn 1 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 15 Bộ trưởng Bộ Nụng nghiệp và Phỏt triển Nụng thụn Cao Đức Phỏt 2 Phú Thủ tướng Nguyễn Sinh Hựng 16 Bộ trưởng Bộ Giao thụng Vận tải Hồ Nghĩa Dũng 3 Phú Thủ tướng Phạm Gia Khiờm 17 Bộ trưởng Bộ Xõy dựng Nguyễn Hồng Quõn 4 Phú Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng 18 Bộ trưởng Bộ Tài nguyờn và Mụi trường Phạm Khụi Nguyờn 5 Phú Thủ tướng Hoàng Trung Hải 19 Bộ trưởng Bộ Thụng tin và Truyền thụng Lờ Doón Hợp 6 Phú Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhõn 20 Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xó hội Nguyễn Thị Kim Ngõn 7 Bộ trưởng Bộ Quốc phũng Phựng Quang Thanh 21 Bộ trưởng Bộ Văn húa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh 8 Bộ trưởng Bộ Cụng an Lờ Hồng Anh 22 Bộ trưởng Bộ Khoa học và Cụng nghệ Hoàng Văn Phong 9 Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiờm 23 Bộ trưởng Bộ Giỏo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhõn 10 Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn 24 Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu 11 Bộ trưởng Bộ Tư phỏp Hà Hựng Cường 25 Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dõn tộc Giàng Seo Phử 12 Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vừ Hồng Phỳc 26 Tổng Thanh tra Chớnh phủ Trần Văn Truyền 13 Bộ trưởng Bộ Tài chớnh Vũ Văn Ninh 27 Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phũng Chớnh phủ Nguyễn Xuõn Phỳc 14 Bộ trưởng Bộ Cụng Thương Vũ Huy Hoàng 28 Thống đốc Ngõn hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu Danh sách các Bộ và cơ quan ngang bộ Bộ Quốc phũng Bộ Cụng an Bộ Ngoại giao Bộ Xõy dựng Bộ Tư phỏp Bộ Tài chớnh Bộ Cụng thương Bộ Giao thụng Vận tải Bộ Lao động, Thương binh và Xó hội Bộ Thụng tin và Truyền thụng Bộ Văn húa, Thể thao và Du lịch Bộ Giỏo dục và Đào tạo Bộ Nụng nghiệp và Phỏt triển nụng thụn Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bộ Y tế Bộ Nội vụ Bộ Khoa học và Cụng nghệ Ủy ban Dõn tộc Bộ Tài nguyờn và Mụi trường Thanh tra Chớnh phủ Ngõn hàng Nhà nước Văn phũng Chớnh phủ Danh sách các cơ quan thuộc Chính phủ Viện Khoa học Xó hội Việt Nam Viện Khoa học và Cụng nghệ Việt Nam Thụng tấn xó Việt Nam Đài Tiếng núi Việt Nam Đài Truyền hỡnh Việt Nam Bảo hiểm Xó hội Việt Nam Học viện Chớnh trị Quốc gia Hồ Chớ Minh Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chớ Minh Danh mục tài liệu tham khảo Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1980. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 ( sửa đổi, bổ sung). Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng năm 1981. Luật tổ chức Chính phủ năm 2003. Giáo trình luật Hiến pháp Việt Nam - NXB Công an Nhân dân – Hà nội – 2005. Bình luận khoa học Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 – NXB Khoa học xã hội – Hà Nội – 1995. Thống nhất phân công và phối hợp quyền lực Nhà nứoc ở Việt Nam – NXB Tư pháp – Hà Nội – 2004. Mục lục Trang Đặt Vấn Đề 1 Giải Quyết Vấn Đề 1 I. Tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo Hiến pháp 1980 1 và hiến pháp 1992. Theo Hiến pháp 1980. 1 Theo Hiến pháp 1992. 4 II. Những điểm mới về tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo Hiến pháp hiện hành so với Hiến pháp 1980. 7 Về cơ cấu tổ chức của chính phủ. 7 Về hoạt động của Chính phủ. 9 Cần phải đổi mới hơn nữa. 10 a. Về cơ cấu tổ chức. 10 b. Về hoạt động của Chính phủ. 11 Lời Kết 11

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochoc ki hien phap.doc
Tài liệu liên quan