MỤC LỤC
I. Khái niệm
II. Các đặc điểm của định kiến xã hội
III. Cơ chế ảnh hưởng đến định kiến xã hội
IV. Quá trình hình thành của Định kiến xã hội
1. Cạnh tranh là nguồn gốc của sự ra đời các định kiến
2. Định kiến phát sinh từ những bất đình đẳng xã hội
3. Định kiến xã hội được hình thành qua quá trình xã hội hoá
V. Các chức năng của định kiến xã hội
1. Chức năng phân biệt xã hội
2. Chức năng phân biệt ứng xử với người khác
3. Chức năng biện minh xã hội
VI. Sự thay đổi định kiến
1. Những khó khăn về thay đổi định kiến
2. Một số phương pháp thay đổi định kiến
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 16942 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Định kiến xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TÂM LÝ HỌC
------
Niên luận
Định kiến xã hội
Sinh viên thực hiện : Ma Hồng Viện
Lớp : K49TC- Tâm lý học
Hà Nội, 05-2007
I. KHÁI NIỆM :
Xung quanh vấn đề về định kiến xã hội (ĐKXH) đã có rất nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau:
- Theo từ điển : ĐKXH là ý kiến có trước mang tính chủ quan. Là thái độ cá nhân đánh giá tiêu cực một chiều dựa vào quy ước xã hội dẫn đến phân biệt xã hội.
- ĐKXH và định khuôn xã hội là một trong những nhân tố quan trọng tác động tới tri giác xã hội của chúng ta, chúng có liên hệ chặt chẽ với nhau. Vì thế các nhà tâm lý học xã hội đã định nghĩa chúng như sau :
+ “Định kiến xã hội là thái độ sẵn có về đối tượng, về một sự kiện xã hội nào đó, thường mang hàm ý xấu.
Thuật ngữ Định khuôn xã hội do nhà bác học Mỹ Lippman đưa ra để nói đến những biểu tượng bền vững được đơn giản hoá khái quát hoá và sơ đồ hoá mỗi khi nhìn nhận đối tượng mà thiếu hụt thông tin” (Trích trong tâm lý học xã hội - Những vấn đề lý luận (TLH-NVĐLL, T.256).
+ “ĐKXH như một thái độ của cá nhân bao hàm một chiều đánh giá thường là tiêu cực đối với các hạng người hay các loại nhóm, tuỳ theo sự quy thuộc xã hội riêng của họ”. (Trích trong những khái niệm cơ bản của TLHXH).
+ “Định kiến xã hội bao hàm một sự phán xét “tốt” hay “xấu” của chúng ta đối với những người khác, ngay cả trước khi biết rõ họ hoặc biết được lý do hành động của họ : (Trích trang : Những con đường của TLH).
II. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI :
- Định kiến thể hiện trong tất cả các khía cạnh, các lĩnh vực của đời sống như chính trị, kinh tế văn hoá, tôn giáo, pháp luật…
- Như đã đề cập ở phần trên định kiến và khuôn mẫu có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, định kiến được nảy sinh từ khuôn mẫu. Vì thế nó có nhiều đặc điểm giống khuôn mẫu.
- “Trong hoàn cảnh thiếu hụt thông tin, kinh nghiệm sống hạn chế, định kiến xã hội giúp ta rút ngắn thời gian nhận thức, đưa ra một hình ảnh giản ước về đối tượng.
- Định kiến gắn chặt với thái độ, cũng giống như thái độ, định kiến có thể tiếp thu được và cũng có thể từ bỏ được. Nó gây ảnh hưởng tới hành vi vào những thời điểm nhất định và có khả năng suy giảm vào thời điểm khác.
- Trong quá trình tri giác lẫn nhau, các định kiến có thể dẫn đến hai hậu quả : thứ nhất, làm đơn giản hoá quá trình nhận thức người khác ngăn cản việc hiểu biết người khác một cách chính xác. Thứ hai : cách định kiến xã hội thường dẫn đến thái độ khó chịu với đối tượng tri giác.
- Các định kiến còn mang chức năng biện minh xã hội cho những hành vi của cá nhân. Để chứng minh chó đặc điểm trên, Sherif đã tổ chức hoạt động vui chơi cho hai nhóm con trai không quen biết nhau. Sau đó, tổ chức thi đấu các trò chơi cho hai nhóm này. Tác giả nhận thấy sự khác biệt rõ rệt giữa hai nhóm. Nhóm nào cũng cho mình giỏi hơn, trội hơn nhóm kia, và cả hai đều coi thường nhau. Theo tác giả chính trong mối nhóm đã hình thành những định khuôn làm chuẩn cho hành vi của nhóm đó, nó mang chức năng biện minh, dự báo các xung đột hành vi của chúng” (Trích trong TLHXH - Những vấn đề lý luận T.265-268).
- “Định kiến dựa vào nhu cầu động cơ của các cá nhân, dựa vào nhu cầu quy định vị trí của chúng ta so với người khác, chủ yếu là thái độ kẻ cả làm cho chúng ta yên tâm về giá trị riêng của mình. Đó là trường hợp những định kiến của một số người da trắng đối với người da đen, của những cư dân các trung tâm thành thị lớn đối với những người sống ở ngoại ô, của những người trẻ tuổi với người già…
- Những người có nhân cách độc đoán, được tạo nên do hoàn cảnh và sự giáo dục, chính là những người nhậy cảm nhất trong việc phát triển những định kiến. Một nhân cách như vậy có hàm chứa như một sự cứng nhắc nào đấy, một sự khó khăn trong việc tiếp xúc với người khác, một khuynh hướng đơn giản hoá các tình huống đến cực đoan và nhất là lòng tin về tính chất thượng đẳng của nhóm xã hội và nền văn hoá của mình. Những con người này có khuynh hướng rõ rệt trong việc phân loại tất cả những ai khác với mình, khác với cơ cấu tư duy của mình”. (Trích trong những con đường của TLH - chương XI - T.19).
III. CƠ CHẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỊNH KIẾN XÃ HỘI.
- Như đã trình bày ở trên định kiến xã hội và khuôn đúc (định khuôn) có những liên hệ chặt chẽ với nhau.
Khuôn đúc, thuật ngữ do Lippman (1922) tạo ra, chỉ các phạm trù mô tả được đơn giản hoá mà chúng ta tìm cách đặt người khác hay các nhóm cá nhân nào đó. Các khuôn đúc là “những hình ảnh trong đầu” xen vào giữa hiện thực và tri giác chúng ta bằng cách gây ra một sơ đồ hoá, thì ngày nay khái niệm ấy dùng để chỉ một cách rộng rãi toàn bộ những phạm trù mà chúng ta đặt người khác vào đó. Theo quan niệm này, thì các khuôn đúc là một cơ chế quan trọng để duy trì và định kiến. Trong khi các định kiến là những thái độ mang theo một cái khung biểu hiện rất rộng, thì nói chung các khuôn đúc thể hiện ở những hành vi ngôn từ. Nếu khuôn đúc có đặc trưng là giống hệt nhau, thì định kiến có một tính chất đánh giá rộng hơn, bao gồm một tập hợp những khuôn đúc khác nhau về chủng tộc, giới tính, tôn giáo, hay về một giai cấp xã hội nhất định.
Xét đến cùng định kiến thể hiện tính chất cấu trúc của những hiện tượng xã hội, trong khi các khuôn đúc lại chỉ định tính chất chức năng của chúng. (Trích trong những khái niệm cơ bản của TLHXH-T.147-148).
- Bắt chước cũng là một cơ chế hình thành và duy trì định kiến xã hội: Đứa trẻ mới sinh ra và lớn lên, người mà chúng giao tiếp đầu tiên là bố mẹ và những người lớn tuổi trong gia đình khuôn mẫu sống củabố mẹlà nguồn hiểu biết quan trọng của trẻ, trẻ có xu hướng lặp lại những gì bố mẹ trao cho. Trẻ con học cách ứng xử qua hoạt động thực tiễn, qua bắt chước, qua quan sát và giao tiếp với người khác. Chúng tiếp thu thái độ và định kiến của bố mẹ. Như vậy là trẻ đã dần dần bắt chước các định kiến của bố mẹ, trở thành định kiến riêng của mình. Qua bắt chước các định kiến được duy trì từ bố mẹ sang con cái.
IV. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH (NGUỒN GỐC) CỦA ĐỊNH KIẾN XÃ HỘI :
1. Cạnh tranh là nguồn gốc của sự ra đời của các định kiến.
Sự cạnh tranh ở đây là cạnh tranh giữa các cá nhân với nhau, giữa các nhóm xã hội khác nhau về tiện nghi, giá trị, cơ hội. Vì vậy mà các thành viên của các nhóm luôn luôn nhìn nhận tiêu cực về nhau, sự cạnh tranh dẫn đến các nhóm xã hội “gán nhận” cho nhau.
2. Định kiến phát sinh từ những bất bình đẳng xqã hội .
- Bất bình đẳng xã hội là một hiện tượng xã hội mang tính khách quan. Chính là sự không bằng nhau về lợi ích và cơ hội thoả mãn các nhu cầu của các cá nhân trong một nhóm và nhiều nhóm trong xã hội. Nghĩa là các cá nhân không bao giờ có sự ngang nhau về địa vị xã hội vì họ không bình đẳng về cơ hội, lợi ích và các giá trị.
- Những người có định kiến thường đánh giá vị trí xã hội của mình cao hơn người khác và tự cho mình quyền phán xét người khác, cho mình là tốt đẹp, là cao quý hơn người khác. Họ gán những đặc điểm tiêu cực cho người khác.
- Định kiến xã hội từ góc độ của những người có thế lực và tiền bạc, những người sở hữu nhiều giá trị.
3. Định kiến xã hội được hình thành qua quá trình xã hội hoá.
- Sự phát triển của các định kiến đi đôi với sự phát triển của các thái độ. Sự phát sinh của chúng gắn với những hiện tượng xã hội hoá. Đó là lẽ tại sao chúng là kết quả của sự luyện tập xã hội : trong sự phát triển của chúng, trước hết chúng bị quy định bởi môi trường gia đình và đặc biệt hơn bởi khuôn mẫu do bố mẹ tạo ra lúc đầu như nguồn hiểu biết quan trọng của đứa con. Chính là qua bố mẹ mà đứa trẻ hiểu được thế giới bên ngoài và có xu hướng lặp lại những gì bố mẹ chúng trao cho. Như vậy trẻ học được cách ứng xử xã hội bằng cách quan sát người khác và bắt chước họ : bằng quá trình ấy chúng tiếp thu các thái độ và nhất là những định kiến của bố mẹ chúng.
Như ta đã thấy định kiến gắn chặt với thái độ, và giống như thái độ, nó là kết quả cúa sự điều kiện hoá khác nhau. Hệt như thái độ, định kiến là các học được và theo một cách nào đó, cũng là các từ bỏ được, nó có thể xuất hiện, gây ảnh hưởng vào một số thời điểm nào đó của cuộc đời và có thể giảm đi hay biến mất vào những thời điểm khác.
(Trích trong những khái niệm cơ bản của TLHXH. T.150-151-152).
* Trường học là cơ sở quan trọng hình thành định kiến. Nhiều định kiến được hình thành từ những ảnh hưởng của sách vở, của nhóm bạn, của cuọc sống đời thường. Trong quá trình sống, ảnh hưởng của các nhóm xã hội, thể chế chính trị, bối cảnh xã hội làm cho các định kiến hoặc bền vững hơn hoặc bị xoá bỏ đi. Ví dụ như định kiến trọng nam khinh nữ của xã hội phong kiến cho đến ngày nay khó xoá bỏ ngay được.
- Năm 1933, D.Katz và K.Braly đã làm thực nghiệm về định kiến dân tộc. Các ông yêu cầu 100 sinh viên Prinazton (Mỹ) chọn những đặc tính đặc trưng nhất cho mỗi dân tộc trong số 85 đặc tính. Nhận định của sinh viên khá đồng nhất : 78% sinh viên nói người Đức có tưduy khoa học, 53% sinh viên nói người Italia có tính cách nghệ sĩ và 79% sinh viên cho rằng người Do Thái khôn ngoan, người da đen mê tín và lười nhác. Hai ông nhận định rằng, định kiến dân tộc như trên được xác lập trên cơ sở thiếu hụt giao tiếp giữa các sinh viên với các đại diện dân tộc đó. Năm 1951 và 1967 hai ông lặp lại thí nghiệm đó và thấy rằng, theo thời gian và những biến đổi xã hội, thì định kiến trên cũng thay đổi, chỉ còn 13%sv (1967) nói người da đen là mê tín và 26% nói họ lười nhác.
(Trích TLHXH- Những vấn đề lý luân. T.267).
- Việc đến trường học là một nhân tố khác của sự hình thành các định kiến. Nó nằm trong tập hợp những ảnh hưởng quyết định tư duy và ảnh hưởng của chúng ta, tuỳ theo những bối cảnh trong đó chúng ta phát triển lên. Sách giáo khoa ở trường học gây ra rất nhiều các định kiến. Sách giáo khoa ở trường là một trạm chuyển tiếp hàng đầu của sự tập luyện các kiến và chúng tác động như những nguồn từ hiện đại tương đương với những chuyện ngụ ngôn ngày xưa trong việc nhào nặn tinh thần và nuôi dưỡng tư duy xã hội. Việc học ở nhà trường là một trong những hình thức phát triển và duy trì định kiến. Như vậy, định kiến là một biểu tượng được tiếp thu trước hết được học bằng cách nhập tâm những khuôn mẫu bố mẹ. Sau đó trong suốt cuộc đời, ảnh hưởng của các nhóm các thiết chế và của bối cảnh xã hội mà chúng ta sống trong đó, lại vun xới những tư tưởng đã định trước và làm cho chúng trở thành bền vững.
(Trích trong những khái niệm cơ bản của TLHXH. T.152-155).
- Với những người có hệ thần kinh ức chế lớn hơn hưng phấn là rất dễ phát triển định kiến về bản thân. Hệ thần kinh này thiếu linh hoạt trong ứng xử, dẫn đến rụt rè, tự ti. Khi gặp hoàn cảnh không thuận lợi, họ thường suy nghĩ một cách tiêu cực, thậm chí mang tính bệnh hoạn ngại giao du, thiếu cởi mở, ít thích nghi với những biến động của xã hội, của môi trường xung quanh.
V. CÁC CHỨC NĂNG CỦA ĐỊNH KIẾN XÃ HỘI.
1. Chức năng phân biệt xã hội.
- Khuôn đúc là một cơ chế quan trọng để duy trì định kiến và với tư cách, cả hai bảo đảm chức năng chủ yếu của sự phân biệt đối xử. Các nhà tâm lý học xã hội đặc biệt quan tâm tới những hậu quả tâm lý gắn liền với các quá trình không ngang nhau, với trình độ xã hội, giáo dục và kinh tế. Chức năng phân biệt đối xử trước hết biểu hiện ở sự thay đổi hình ảnh của chính mình hay chính là làm méo mó biến dạng về bản thân.
- Theo nghiên cứu của Lewis (1941) đã chỉ ra rằng : Người Do Thái đã tự rèn cho mình một biểu tượng khinh ghét bản thân họ, đến mức trở thành nạn nhân của sự phân biệt đối xử : thay vì hướng ra bên ngoài để chống lại những định kiến mà họ là đối tượng, thì họ lại mang những định kiến ấy như trộn lẫn với chúng.
- Những công trình nghiên cứu của Clark (1947) đã chứng tỏ sự giảm giá trị hình ảnh bản thân như là hậu quả của sự phân biệt đối xử : Clark tiến hành thí nghiệm ở những trẻ da đen từ 3 - 7 tuổi. Người ta đưa cho chúng những cặp búp bê, trong đó có một con màu da nâu đậm và một con màu da nhạt hơn. Kết quả 2/3 số trẻ thích con búp bê màu da nhạt, chúng khinh ghét những con búp bê có màu da giống mình. Các nhà nghiên cứu đã giải thích hiện tượng này là hậu quả của việc khinh miệt người da đen, đứa trẻ da đen cũng chê con búp bê da đen và qua sự miệt thị đó để đánh lạc hướng sự đánh giá về bản thân mình. Định kiến với người da đen đã làm cho chính họ khinh ghét bản thân họ.
- Những công trình nghiên cứu khác đã tìm cách xác định xem những nét khuôn đúc nào được nam giới và phụ nữ coi là có giá trị. Theo điều tra 1000 người của Rosen Krantz và tập thể 1968. Những thông tin thu được là cho phép rút ra những nét tiêu biểu gắn bới nam giới là có tính độc lập, khách quan, lôgíc, tính năng động, tự tin và nhiều tham vọng. Còn đối với phụ nự : hay nói, dịu dàng, quan tâm tới bề ngoài, có nhu cầu được che chở. Những nét tiêu biểu gắn với nam giới được đại đa số coi là những nét có giá trị nhất và chính những người phụ nữ được hỏi cũng thừa nhận một cách tự nguyện những nét khuôn đúc về nam giới là có giá trị, còn những nét nào thuộc về phụ nữ thì họ đều cho là tiêu cực. Những nghiên cứu ấy cho thấy phần lớn những nét nam giới đều được cả hai giới đánh giấco, còn ít có những nét gắn với phụ nữ được hai giới đánh giá cao. Những nét đàn ông được đánh giá cao, là những nhân tố phân biệt đối xử trong tri giác về bản thân : vì những nét phụ nữ có nhiều nội hàm tiêu cực hơn, nênchúng được gắn với một hình ảnh ít có giá trị vê bản thân.
- Sự phân biệt đối xử là một quá trình tương tác, hướng ứng xử tới một sự biện minh cho những thái độ chi phối sự phân biệt đối xử. Theo ý nghĩa đó, định kiến tác động như một kiểu cầu xin, còn sự phân biệt đối xử thì được coi như một quá trình phản ứng với một sự mong đợi. Nó xuất hiện như một yếu tố đưa vào khuôn phép do biểu tượng xã hội thực hiện; trong chừng mực các cá nhân tự điều chỉnh theo tri giác mà họ đáp ứng với những mong đợi của người khác đối với mình (Trích trong những Khái niệm cơ bản của TLHXH - T.155-157).
2. Chức năng phân biệt ứng xử với người khác (hiệu ứng Pygmalion):
Tạo ra những kết quả mong đợi của người khác nhưng trên thực tế thì những mong đợi đó không có.
- Thí nghiệm nhằm xác định hiệu ứng Pygmalion đã được Rosenthal và Jacobson (1968) thực hiện trong một lớp thuộc trường tiểu học. Bắt đầu thí nghiệm, hai ông tiến hành bằng một trắc nghiệm về sự nảy nở trí tuệ của học sinh. Các giáo viên được thông báo cho biết là các trắc nghiệm ấy rút ra một xác suất về những khả năng phát triển trí tuệ của một đứa trẻ trong tương lai gần. Các tests đều được sửa chữa và các giáo viên được báo cho biết về những kết quả đó có liên quan tới một số học sinh có sự phát triển đặc biệt tích cự về mặt trí tuệ trong năm học. Nhưng trên thực tế số học sinh được xem là có tiềm năng trí tuệ trên lại được lựa chọn một cách ngẫu nhiên.
Các nhà nghiên cứu thông qua cho giáo viên về những thông tin về những học sinh trên như vậy, là để các giáo viên đó có một sự mong đợi tích cự đối với bộ phận học sinh trên, trong khi chẳng hề có một sự mong đợi với những học sinh khác. Mục đích của phương pháp này là kiểm tra lại giả thuyết nói rằng những mong đợi được tạo ra một cách tuỳ tiện đã dẫn tới những thái độ phân biệt đối xử, rõ ràng hướng tới khẳng định thành đạt trí tuệ của những học sinh ấy.
- Kết quả của thí nghiệm này là số học sinh được gọi là có tiềm năng trí tuệ phát triển tích cực trong năm học, được chọn một cách ngẫu nhiên, được các thầy cô kỳ vọng và có một sự mong đợi tích cực đã có hệ số thông minh cao hơn và đạt được những điểm cao hơn với những em đã từng là đối tượng mong đợi tích cực của các giáo viên. Ngược lại những em không được mong đợi đã bị đánh giá như là ít thành đạt hơn và do đó, chỉ có những cơ may thành công ít hơn nhiều.
- Như vậy thành đạt trí tuệ cao hơn “một cách khách quan” vào cuối năm học của số học sinh được thí nghiệm do các giáo viên mong đợi ở những em đó thành công hơn những em khác.
- Cuộc nghiên cứu của Rosenthal và Jacobson cho phép ghi nhận nhiều nhân tố giải thích hiệu ứng Pygmolion:
+ Tồn tại là hệ thống liên hệ ưu đãi giữa giáo viên và các học sinh : thể hiện thành những ứng xử riêng biệt của giáo viên : họ thường mỉm cười, tỏ ra thái độ tích cực, chú ý những em này lâu hơn những em khác.
+ Sau nữa, các giáo viên phân phối các thông tin không ngang nhau trong lớp học : các giáo viên này thường hướng về các học sinh ưu đãi những bài tập, những môn học khó hơn, ta luôn thấy có một sự nâng đỡ có lựa chọn hơn khi tập luyện, họ kiên nhẫn hơn với những học sinh mà họ ưa thích, để các em có cơ họi tự biểu hiện.
+ Cuối cùng là một sự điều chỉnh khi chữa các bài tập : các giáo viên đánh giá một cách thường xuyên và cụ thể hơn những bài làm của học sinh được họ ưa thích.
- Như vậy, hiệu ứng Pygmalion cho phép nắm được một quá trình phân biệt khác chỉ rõ tầm quan trọng của khả năng làm thay đổi ứng xử do các biểu tượng xã hội đem lại. Hiệu ứng này không chỉ xảy ra trong môi trường nhà trường, nó cũng có trong tất cả các hoàn cảnh trong xã hội trong đóchúng ta đánh giá “một cách khách quan” những phẩm chất hay những thành đạt của người khác, tuỳ theo những mong đợi mà bản thân chúng cũng lại được quy định hay được hướng dẫn một cách tích cực hay tiêu cực đối với người khác .
(Trích trong Những khái niệm cơ bản của TLHXH - T.157-160).
3. Chức năng biện minh xã hội.
- Sự biện minh xã hội là một chức năng khác được định kiến và khuôn đúc bảo đảm, nó biện minh xã hội cho những hành vi của cá nhân. Sherif đã có các công trình nghiên cứu, thí nghiệm sự tranh đua giữa các nhóm trong các trại hè cho bọn con trai. Những nghiên cứu ấy có mục đích xác định vai trò của những xung đột giữa các nhóm trong sự hình thành các định kiến.
- Sherf tổ chức vui chơi cho hai nhóm con trai không quen biết nhau. Sau đó tổ chức thi đấu các trò chơi cho hai nhóm này. Tác giả nhận thấy sự khác biệt giữa hai nhóm : đối với mỗi thành viên của từng nhóm và với cả nhóm đều tự cho mình là giỏi hơn, trội hơn nhóm kia và cả hai đều coi thường nhau. theo tác giả nhận xét, chính trong mỗi nhóm đã hình thành những định khuôn làm chuẩn cho hành vi của nhóm đó, nó mang chức năng biện minh, dự báo các xung đột hành vi của chúng.
- Từ quan sát ấy, nhiều kết luận đã được rút ra :
+ Trước hết ; các định kiến tác động như những chuẩn mực của nhóm, những chuẩn mực này tạo ra một tâp hợp những thái độ bất lợi đối với bên ngoài. Điều này có hậu quả là trừng phạt mọi thành viên nào biểu lộ một thái độ tích cực đối với một thành viên nhóm khác.
+ Sau nữa, sự phát triển của các định kiến được kèm theo một cảm giác về sự trội hơn và tăng thêm giá trị của bản thân. Cảm giác về giá trị riêng của mình tăng lên ấy có thể biểu hiện bằng nhiều cách : một sự tự tin lớn ở bản thân, nhưng ý thức về đoàn kết và sức mạnh cho phép mỗi thành viên tự gán cho mình những phẩm chất mà mình phát hiện thấy ở trong nhóm nói chung.
- Cuối cùng, hệ thống khen thưởng mà các thành viên trong nhóm thực hiện đối với nhau có thể được lý giải bởi những nhóm bên ngoài như một ý thức tộc người trung tâm, tức là một ý thức về sự trôi hơn quá đáng, khi họ tự coi mình là những người giỏi nhất trong mọi lĩnh vực.
Trong những điều kiện ấy, biểu hiện của các hình thức đoàn kết và tình bạn bè được bên ngoài hiểu như là một sự cách bniệt với những người khác, đặc biệt là xa cách và loại trừ tất cả những ai không được thừa nhận là bộ phận của nhóm. Cuộc nghiên cứu này có công phát hiện ra rằng các định kiến và khuôn đúc cho phép nhóm tự khẳng định bằng cách tạo ra những yếu tố làm cho nó khác với những nhóm khác và vì thế tạo ra được sự cố kết của nó, bằng cách sống như một nhóm riêng biệt, nó có thể biện minh những tín niệm riêng của nó vào giá trị của những ý thức do sự phát triển bên trong của nó.
- Chức năng của định kiến và khuôn đúc thích hợp với việc làm giảm bớt các giá trị tâm lý của một biểu tượng. Đối với những người chủ trương phân tâm học, các định kiến được coi như những hệ thống tự vệ nhằm trước hết giảm bớt nỗi âu lo; đối với những nhà nhân học: đó là những tàn dư do sự tập luyện xã hội đẻ ra. Đốivới tâm lý học xã hội, đó là những quá trình tinh thần cho phép đời sống xã hội với một giá trị tâm lý nhỏ nhất, do đó chúng là một hệ thống điều tiết xã hội, trong chừng mực những sự sơ đồ hoá được thự hiện giúp cho các cá nhân có một ý niệm về các sự vật và thực hiện những sự lựa chọn mà không gặp nhiều rủi ro.
(Trích trong những khái niệm cơ bản của TLHX. T. 160 - 163).
VI. SỰ THAY ĐỔI ĐỊNH KIẾN .
1. Những khó khăn về thay đổi định kiến.
- Định kiến là một mặt xấu len lỏi của đời sống xã hội, mọi khía cạnh của đời sống xã hội. Nó xuất hiện một cách vô thức nhiều khi không kiểm soát được. Ngay cả ý thứ được thì chúng ta cũng luôn biện minh.
- Định kiến có chức năng phân biệt đối xử và biện minh xã hội. Cá nhân có định kiến thích duy trì định kiến vì như vậy họ gán cho người khác những địa vị kém hơn mình.
- Định kiến gắn liền với giá trị của mỗi nhóm trong đó có cá nhân ở trong đó. Vì vậy khi chúng ta thay đổi định kiến, mất đi giá trị của nhóm. Và như vậy những người có định kiến tưởng rằng họ sẽ bị đánh đống với những người khác. Điều này khó khăn.
- Định kiến có xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó phụ thuộc vào nhận thức, tìnhcảm hành vi của mỗi cá nhân và áp lực của một nhóm
2. Một số phương pháp thay đổi định kiến :
- Thay đổi nguyên nhân dẫn đến định kiến.
+ Sau khi xác định nguyên nhân : thay đổi định kiến bằng sử dụng nhiều biện pháp.
. Trị liệu cá nhân (hoặc trị liệu nhóm) : cá nhân nhận thức đúng hơn về bản thân, giá trị của mình, của người khác và bản chất xã hội của bản thân mình nhằm ngăn chặn định kiến.
. Thay đổi hành vi : chú ý dùng pháp luật và các thiết chế xã hội để thay đổi hành vi có tính định kiến.
. Sự tiếp xúc nhóm : Tuân theo một số quy tắc nhất định :
Các nhóm ngang nhau về địa vị, vị trí xã hộ.
Giữa các nhóm có sự chấp nhận nhau ở một khía cạnh nào đấy, tương trợ nhau.
Phải mang tính chính thức, có sự ràng buộc nhất định.
Gữa các nhóm phải thực hiện trong bối cảnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Những khái niệm cơ bản của Tâm lý học xã hội (Fischer)
Tâm lý học xã hội - Những vấn đề lý luận - Trần Hiệp
Giáo trình Tâm lý học xã hội - Hà Nội - 1994
Tâm lý Truyền thông và giao tiếp - Nguyễn Thị Oanh
MỤC LỤC
I.
Khái niệm
II.
Các đặc điểm của định kiến xã hội
III.
Cơ chế ảnh hưởng đến định kiến xã hội
IV.
Quá trình hình thành của Định kiến xã hội
1.
Cạnh tranh là nguồn gốc của sự ra đời các định kiến
2.
Định kiến phát sinh từ những bất đình đẳng xã hội
3.
Định kiến xã hội được hình thành qua quá trình xã hội hoá
V.
Các chức năng của định kiến xã hội
1.
Chức năng phân biệt xã hội
2.
Chức năng phân biệt ứng xử với người khác
3.
Chức năng biện minh xã hội
VI.
Sự thay đổi định kiến
1.
Những khó khăn về thay đổi định kiến
2.
Một số phương pháp thay đổi định kiến
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TLH 47.doc